Hồ định bình ở đâu

Xuân Nhàn   -   Thứ năm, 03/11/2016 15:40 [GMT+7]

Xả lũ là cụm từ đang được tiếp nhận với ít nhiều băn khoăn, nghi ngại. Từ tối 2.11, thông tin về việc Sở NNPTNT Bình Định đề nghị UBND tỉnh cho phép điều tiết nước hồ Định Bình với lưu lượng xả 1.016m3/s đã thu hút sự quan tâm của không ít cư dân địa phương. Phó giám đốc Sở NNPTNT Bình Định Nguyễn Hữu Vui cho biết, một số ý kiến thắc mắc đã được nêu ra với cơ quan phòng chống thiên tai. Ông Vui cải chính: “Hoàn toàn không có chuyện hồ Định Bình xả lũ”:

Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước

-Hồ Định Bình có công suất thiết kế 226 triệu m3 nước. Cho đến 13 giờ ngày 2.11, lượng nước thực tế trong hồ chỉ đạt 135 triệu m3, bằng 60%. Tại thời điểm đó, lượng nước vào hồ là 1.0156m3/ giây trong khi xả đi là 861m3/ giây. Hồ vẫn chưa tích nước, chưa đóng các tràn xả mặt. Mưa lớn, nước về nhiều, đã thoát qua các cửa tràn. Trên sông Kôn, mực nước tại Bình Nghi, Thạnh Hòa đều dưới báo động II. Dù vậy, để người dân và chính quyền địa phương không phải bất ngờ, trước khi nước qua tràn 4 giờ, Cty Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, đơn vị quản lý hồ, đã thông báo cho các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Tuy Phước... Ngày 2.11, khi đi kiểm tra thực tế, chúng tôi thêm một lần lưu ý điều này với lãnh đạo các địa phương.

Sáng 3.11, lũ sông Kôn tại Thành Hòa lên đến báo động III, tại Bình Nghi, nước lên cách báo động III 25cm rồi xuống. Chúng tôi chỉ đạo Cty điều tiết giảm dần lượng nước đưa xuống hạ lưu. Chẳng hạn, ở thời điểm này [trưa 3.11], lưu lượng đến là 645m3/ giây, thì lượng nước đi chỉ khoảng 50%, tức 324m3/giây. Tôi hiểu tâm trạng lo lắng của bà con, nhưng như đã nói, việc kiểm soát nước hồ được tiến hành một cách chủ động; có thông báo rộng rãi và có sự giám sát chặt chẽ theo quy trình vận hành liên hồ.

-Nếu thời tiết tiếp tục xấu đi, mưa lớn kéo dài, tình hình sẽ diễn biến ra sao?

-Hồ Định Bình hiện chứa hơn 140 triệu m3. Nếu vẫn cứ mưa nhiều như ngày hôm qua, chúng tôi tính toán, phần dung tích còn lại là 80 triệu m3. Việc điều tiết sẽ được thực hiện theo hướng “níu giữ” một phần nước về hồ, nhằm giảm lượng nước đi, hạ thấp mức độ uy hiếp đối với hạ du. Trong trường hợp hồ đầy, thì nước về bao nhiêu sẽ chảy đi bấy nhiêu. Từ nay đến đợt mưa kế tiếp dự báo từ 8.11, nước trong hồ sẽ được điều tiết giảm dần xuống cao trình 8.0 để chuẩn bị đón đầu trận lũ mới. Hiện tại, sau khi lên tới 8.2, nước đang giảm xuống, trước khi có khả năng quay lại “ngưỡng” 8.2 vào đêm 3.11. Chúng tôi đã làm việc với các địa phương, yêu cầu có phương án ứng phó thích hợp cho thị xã An Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát. Riêng Tây Sơn, nước đang tiếp tục rút xuống.

Mưa lớn kéo dài từ 30.10 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Tại Tuy Phước, nước dâng làm ngập tỉnh lộ 640 hơn 0,6m, chia cắt trung tâm huyện lỵ với các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Nghĩa. 30.000 học sinh huyện này đã phải nghỉ học, gần 15.000 công nhân, chủ yếu của các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, phải nghỉ làm. Tại thị xã An Nhơn, khu vực An Lợi [Nhơn Thành] và 211 hộ ở cống Bánh Tréng, cống Ba Trang bị cách ly do ngập nặng. Đê Bờ Mọ sạt lở 30m. TP Quy Nhơn có nhiều cây xanh bị ngã đổ. Nước ngập trên 1m tại khu vực 6 phường Bùi Thị Xuân. Khu vực 2 phường Nhơn Phú và các khu vực 1, 2, 8, 9 phường Trần Quang Diệu bị đặt trong tình trạng phải di dời. Ở Phù Mỹ 35 hộ thuộc thôn Tân Phú, xã Mỹ Đức phải sơ tán sang vị trí khác. Nhiều công trình dân sinh, kinh tế ở An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn bị mưa lũ tàn phá. Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bình Định, toàn tỉnh có 2 nhà sập, 18 nhà tốc mái, 1.211 nhà khác ngập sâu. Có 4 cầu, 18 cống tiêu, 12km đường giao thông bị  hư hại; 1.324 ha lúa, 24 ha màu bị ngập; 3.500 gia cầm, 43 gia súc chết hoặc bị nước cuốn trôi. Cũng bị cuốn trôi, có 128 đập tạm, đập bổi, trong khi 11 đập dâng và 5,5km kênh mương sạt lở nặng nề.

Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước Nước ngập và cảnh chạy lũ tại Quy Nhơn, Tuy Phước

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Hồ Định Bình

Giới thiệu

Hồ Định Bình là công trình đầu tiên tại Việt Nam thi công bằng công nghệ bê tông trọng lực đầm lăn. Đây là một trong những dự án lớn về thủy lợi của Việt Nam nhưng năm gần đây, với mục tiêu chính là làm giảm hạn hán, lũ lụt. Hồ chứa nước Định Bình có tổng kinh phí đầu tư trên một ngàn tỷ đồng có đa nhiệm vụ: chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn, giảm nhẹ lũ chính vụ và sau khi phát huy hết năng lực sẽ cấp nước tưới cho 34.000 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra, công trình này còn cấp nước cho công nghiệp, nông thôn, dân sinh và nuôi trồng thủy sản. Xả về hạ lưu thường xuyên 3m3/s để bảo vệ môi trường chống cạn kiệt dòng chảy và xâm nhập mặn ở cửa sông kết hợp phát điện N= 6.000kw. Công trình đầu mối hồ chứa nước Định Bình có phần chính là đập ngăn sông cao 52,3m, dài 611,25m, chiều rộng đỉnh đập 9m, cao trình đỉnh đập 95,55m được thi công bằng công nghệ bê tông trọng lực đầm lăn [RCC] đầu tiên ở Việt Nam với ... Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề