Hoàn cảnh lịch sử của văn học Việt Nam

trong: Ngữ văn, Ngữ văn lớp 12

Xem mã nguồn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá

Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: - Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. - Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ. - Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.

a. Mười năm [1945-1964] cuộc sống con người có nhiều thay đổi.

Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triểnhình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc. Tất cả đều thể hiện chân thực và gợi cảm.

b. Từ 1954-1965

+ Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong những ngày đầu xd CNXH ở miền Bắc với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng vào ngày mai. + Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

+ Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển [4tập] - Nguyên Hồng, Vỡ bờ [2 tập] - Nguyễn Đình Thi,Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng - Hữu Mai, Trước giờ nổ súng -Lê Khâm,Mười năm - Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm - Đào Vũ, Mùa lạc - Nguyên Khải, Sông Đà - Nguyễn Tuân. + Thơ: Gió lộng -Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung - Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng + Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải - guyễn Đình Thi, Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông. + Về kịch: Kịch phát triễn mạnh Đó là các vở: Một Đảng viên - Học Phi, Ngọn lửa - Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn - Đào Hồng Cẩm.

c. Từ 1965-1975

Chủ đề bao trùm: + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng [không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc]. Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả]. + Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa. - Văn xuôi: + Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành[Nguyên Ngọc]. + Ở Miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân - Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,Vùng trời [3 tập]. - Thơ: Ra trận. Máu và hoa [Tố Hữu], Hoa ngày thường, chim báo bão [Chế Lan Viên]. Và những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. Tất cả đã mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung. - Kịch: Đại đội trưởng của tôi - Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt - Vũ Dũng Minh. - Lý luận, nghiên cứu phê bình:Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.

d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975

- Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945 -1975 có hai thời điểm. + Dưới chế độ thực dân Pháp [1945 -1954]. + Dưới chế độ Mĩ - Nguỵ [1954-1975]. - Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá cách mạng xu hướng đồi truỵ. - Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. + Vũ Hạnh với [Bút máu]. + Vũ Bằng với [Thương nhớ mười hai]. + Sơn Nam với [Hương rừng Cà Mau].

3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

- Nhà văn - chiến sĩ. - Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng. - Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn học. - Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc. - Đề tài chủ yếu: + Đề tài Tổ Quốc. + Đề tài XHCN. - Nhân vật trung tâm: Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường, người lao động.

b.Nền văn học hướng về đại chúng

Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học: + Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ. + Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé …

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Khuynh hướng sử thi: - Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. - Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. - Giọng văn ngợi ca, hào hùng…. Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách. => Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng

II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá

- Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. - Đại hội Đảng lần thứ VI [1986] mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".

2. Quá trình phát triễn và thành tựu chủ yếu

- Trường ca: "Những người đi tới biển" [Thanh Thảo] - Thơ: "Tự hát" [Xuân Quỳnh] , "Xúc xắc mùa thu" [Hoàng Nhuận Cầm], … - Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", [Nguyễn Mạnh Tuấn], Thời xa vắng [Lê Lựu]…

- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" [Hoàng Phủ NgọcTường], "Cát bụi chân ai" [Tô Hoài].

Hoàn cảnh lịch sử – xã hội của văn hóa Việt Nam

[Nguồn internet]

Với vị trí địa lí giao điểm của các luồng văn hóa. Quá trình phát triển lịch sử – xã hội của Việt Nam đã bị chi phối mạnh mẽ. Bởi các quan hệ giao lưu văn hóa rộng rãi . Với Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây. Trong đó, quan hệ với văn hóa vì Trung Hoa để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả. Nó khiến cho trong nhận thức của nhiều người. Có định kiến cho rằng văn hóa Việt Nam chỉ là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Là một bộ phận của nó; trong khi thực ra thì vấn đề phức tạp hơn nhiều.

Tổ tiên của người Hán có nguồn gốc du mục, xuất phát từ phía tây bắc [vùng Trung Á]. Sự phát triển của dân tộc này trải qua hai giai đoạn.

Trong giai đoạn đầu. Tổ tiên của người Hán sống định cư tại thượng nguồn sông Hoàng Hà. Và làm nông nghiệp khô [trồng kê, mạch]. Rồi họ tiến dần từ tây sang đông. Về hạ lưu và thâu tóm cả vùng lưu vực sông Hoàng Hà.  Cùng nền văn hóa nông nghiệp khô ở đây. Dấu vết của thời kì “đông tiến” này là những cách nói trong tiếng Trung Hoa. Như đông cung [cung điện phía đông]. Đông sàng [giường phía đông]… Như vậy. Du mục tây bắc + nông nghiệp khô bản địa là hai thành tố tạo nên nền văn hóa sông Hoàng Hà.

Ở giai đoạn thứ hai. Hướng bành trướng lãnh thổ của tổ tiên người Hán là từ bắc xuống nam. Đến đời Tần-Hán thì Trung Hoa đã trở thành một đế quốc rộng lớn. Thời kì “nam tiến” này để lại dấu vết trong những cách nói của người Trung Hoa như kim chỉ nam. “Thiên tử ngồi trông về phương nam mà cai trị thiên hạ”. Cùng với sự bành trướng về phương nam. Văn hoá sông Hoàng Hà đã hấp thụ tinh hoa của văn hóa nông nghiệp lúa nước Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử. Và với óc phân tích, đã nhanh chóng hệ thống hóa, quy phạm hóa để phát triển thành văn hóa Trung Hoa rực rỡ rồi, đến lượt mình, phát huy ảnh hưởng trở lại phương nam và các dân tộc xung quanh.

Đúng như W.Durand đã viết trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Quốc [1990. tr. 27-28]. “Trung Hoa, cũng như Ấn Độ, phải đem so sánh với cả một lục địa, chẳng hạn như châu Âu, chứ không thể đem so sánh với một nước nào đó ở châu Âu. Nó không gồm một dân tộc thuần nhất và duy nhất. Mà là sự kết hợp của nhiều giống người khác nhau. Từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, đặc tính; còn phong tục, luân lí và chế độ chính trị thì trái hẳn nhau”.

Sự phức tạp đó đã gây ra nhiều ngộ nhận. Nhưng ngay từ năm 1887. Một nhà Hán học người Pháp là T. de Lacouperie đã hiểu ra rằng. “Niềm tin là nước Trung Hoa vốn đã lớn lao mãi từ xưa. Và thường xuyên như thế chỉ là một huyền thoại. Trái hẳn lại. Đó là một việc mới xảy ra về sau. Văn minh Trung Hoa không phải tự nó sinh ra nó. Mà là hậu quả của sự thâu hóa. Việc thâu hóa từ đâu thì xưa cho là từ phía tây. Nhưng càng về sau thì càng có nhiều người cho là từ phía đông-nam”.

Chính người Trung Hoa cũng hiểu rất rõ điều này. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thời Hán. Ứng Thiệu đã khẳng định trong sách Hán quan nghi. “Khi cổ nhân mới mở ở bắc phương, đã liền giao tiếp ngay với nam phương để xây dựng nền tảng cho con cháu”.

Còn Lương Khải Siêu. Một nhà hoạt động văn hóa Trung Quốc nổi tiếng [1873-1929]. Thì thừa nhận rằng tổ tiên của người Trung Hoa vốn là một sắc dân du mục “khởi lên từ phía tây-bắc. Rồi tràn xuống chiến thắng những giống man tộc ở lưu vực sông Hoàng Hà. Và càng ngày càng tràn ra khắp cả trên cõi đất đại lục… Nguyên nền văn minh Trung Hoa khởi xuất từ phương bắc là nơi khí hậu rét mướt, mầu đất sỏi cát khô cằn, ngay cả phần trời cũng bạc, cho nên người phương bắc chỉ chuyên để tâm nghiên cứu những vấn đề tầm thường nhật dụng, vì thế tư tưởng chỉ thiên về đường thực tế”.

Nhóm tác giả đề tài cấp nhà nước. Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và thế giới. Do GS. Phạm Đức Dương chủ trì đã từng kết luận [1994, tr. 7] rất đúng rằng. “Nền văn minh Trung Hoa đã phát sáng. Do những người làm nông nghiệp khô thâm canh [trồng kê mạch] vùng Trung Nguyên lưu vực sông Hoàng Hà. Đã hỗn dung với văn hóa của cư dân du mục phía bắc và tây-bắc [rợ Khuyển, Nhung…]. Sau đó là với văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á [vùng Hoa Nam với những trung tâm như Ba Thục, Kinh Sở, Ngô Việt…].

Kết thúc cuộc “Hán Sở tranh hùng”, nhà Hán đã thống nhất đất nước Trung Hoa từ bắc xuống nam [tiền bắc hậu nam] và phát triển đất nước theo một trật tự ngược lại: tiền nam hậu bắc”.

Có thể hình dung cơ cấu của văn hóa Trung Hoa như sau:

Video liên quan

Chủ Đề