Hướng dẫn biểu đồ tăng trưởng

Biểu đồ tăng trưởng bao gồm một loạt các đường cong minh họa cho sự phân bố các số đo cơ thể của trẻ em. Đường cong này còn được gọi là kênh tăng trưởng [hay bách phân vị] để theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.

Biểu đồ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Biểu đồ tăng trưởng là công cụ để bác sĩ và cha mẹ đánh dấu và theo dõi tốc độ tăng trưởng từ khi trẻ chào đời đến khi trưởng thành, 24 tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng trên ứng dụng Wellcare có 2 loại theo số liệu của CDC và WHO, bao gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu và từ 2 tuổi trở lên có thêm biểu đồ BMI.

Bao lâu thì nên cân đo 1 lần?

Sau đây là gợi ý khi nào khi nên cân đo trẻ:

  • 2 tuần - 3 tháng: mỗi tháng 1 lần
  • 3 tháng - 12 tháng: mỗi 2-3 tháng 1 lần
  • Trên 12 tháng: theo yêu cầu của bác sĩ riêng
Nguồn: mix-healthy.blogspot.com

Bác sĩ đôi khi có thể yêu cầu cân đo thường xuyên hơn nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về tăng trưởng, thường là khi:

  • Trẻ sinh nhẹ cân
  • Trẻ sinh non
  • Trẻ có bệnh lý, chẳng hạn như hội chứng Down hoặc Turner
  • Trẻ có sự khác biệt lớn giữa bách phân vị của chiều cao so với cân nặng [còn gọi là kênh tăng trưởng]
  • Trẻ mắc bệnh tiểu đường

Khi trẻ 2-3 tuổi, bác sĩ nhi khoa sẽ là người quyết định bao lâu thì nên cân đo trẻ một lần.

Đa số cha mẹ thích cân đo trẻ thường xuyên để yên chí là con mình tăng trưởng tốt. Nhưng nếu đo quá thường xuyên, kết quả sẽ còn làm các bạn lo lắng nhiều hơn là yên tâm. Bởi việc đo thường xuyên [ở những khoảng thời gian quá gần nhau] sẽ khiến chúng ta lầm tưởng là trẻ chẳng tăng trưởng gì cả. Thậm chí trong cùng một ngày, nếu cha mẹ cân trẻ vài ba lần còn cho thấy cân nặng của trẻ trồi sụt, chuyện đó hoàn toàn tùy thuộc vào thực tế là cân nặng của trẻ dĩ nhiên là sẽ thay đổi trước hoặc sau khi trẻ đi cầu, thay tã, đói hoặc ăn no. Do đó, tốt nhất là nên làm theo lời khuyên của bác sĩ riêng.

Nói cách khác, bất cứ lúc nào lo lắng về tăng trưởng, tốt nhất là cha mẹ nên trò chuyện với bác sĩ của trẻ để xin lời khuyên.

Kênh tăng trưởng cho thấy điều gì?

  • Bằng việc nối các điểm trên biểu đồ, chúng ta đã vẽ ra và xác định được kênh tăng trưởng của trẻ.
  • Và việc theo dõi, cân đo, chấm và nối các điểm thành kênh tăng trưởng theo dòng thời gian, cho ta thấy trẻ có đang tăng trưởng theo đúng kênh của trẻ hay không.
  • Từ 2 tuổi trở đi, trẻ nên được theo dõi thêm cả biểu đồ thể tích khối cơ thể [Body mass index - BMI], để phòng ngừa nguy cơ trẻ béo phì hoặc thấp còi.
  • Tất cả các yếu tố còn lại, từ gen di truyền, đến dinh dưỡng, mức độ vận động, hoặc các vấn đề sức khỏe khác đều có thể ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng của trẻ, nên được xem xét và đánh giá vào các cuộc hẹn khám tổng quát định kỳ với bác sĩ nhi khoa.

Bách phân vị [hay kênh tăng trưởng] có nghĩa là gì?

Khái niệm bách phân vị là để ước tính tỷ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơi vào vùng cao hơn hoặc vùng thấp hơn đối với một giá trị cho trước.

Chẳng hạn, nếu bé A có chiều cao ở bách phân vị thứ 30, nghĩa là bé A cao hơn 30% các bé và thấp hơn 70% các bé - ở cùng độ tuổi. Bé A còn có cân nặng ở bách phân vị thứ 20, nghĩa là bé A nặng hơn 20% các bé và nhẹ hơn 80% các bé - ở cùng độ tuổi.

Nguồn tham khảo:

  • //www.pregnancybirthbaby.org.au
  • //www.healthychildren.org
  • //medlineplus.gov
  • //www.cdc.gov
  • //www.who.int

Biểu đồ tăng trưởng là công cụ khoa học để theo dõi sự phát triển của bé những năm đầu đời. Biểu đồ được tổ chức YTế thế giới WHO xây dựng lên và được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận áp dụng phù hợp cho trẻ em Việt Nam, giúp các mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng tăng trưởng của con.

Nội dung chính

  • Cách sử dụng biểu đồ cân nặng và chiều cao cho bé:
  • Biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao theo độ tuổi của bé trai và bé gái [WHO]
  • Đánh giá nhận xét biểu đồ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe củatrẻ
  • Video liên quan

Cách sử dụng biểu đồ cân nặng và chiều cao cho bé:

Một đứa trẻ được coi là phát triển bình thường không những phải tăng cân mà còn phải tăng cả chiều cao đều đặn. Nếu chúng ta theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tháng cùng với việc sử dụng Biểu đồ tăng trưởng trẻ em, chúng ta sẽ biết được đứa trẻ đó có phát triển bình thường hay không. Từ đó kịp thời tư vấn cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ biết cách chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Mỗi tháng vào một ngày cố định mẹ cân và đo chiều cao và cân nặng của bé xong dò theo biểu đồ đúng với tháng tuổi của bé và chấm nối điểm tháng trước với tháng này sẽ hợp thành đường biểu diễn cân nặng, chiều cao của bé. Nếu đường biểu diễn tương đương với đường cong chuẩn được tô đạm ở giữa và được nằm trong khu vực màu xanh an toàn tức là bé đang tăng trưởng tốt và lành mạnhĐ.

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao theo độ tuổi của bé trai và bé gái [WHO]

Biểu đồ tăng trưởng Cân nặng theo tuổi Bé Gái

Biểu đồ tăng trưởng Cân nặng theo tuổi Bé Trai

Biểu đồ tăng trưởng Chiều cao theo tuổi Bé Gái

Biểu đồ tăng trưởng Chiều cao theo tuổi Bé trai

Ghi chú: Cách đánh giá tại một thời điểm:Điểm chấm nằm trong vùng màu xanh là bình thường, vùng màu đỏ là suy dinh dưỡng

Đánh giá nhận xét biểu đồ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe củatrẻ

Khi đoạn biểu đồ nằm ngang:Bé không tăng cân và chiều cao. Nếu biểu đồ này nằm ngang liên tục hơn 2 tháng liền, nghĩa là con đang có vấn đề về sức khoẻ. Con có thể bị chứng kém hấp thu, biếng ăn, v..v.. Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Trường hợp trẻ đang bú mẹ hoàn toàn nên xem lại chế độ dinh dưỡng của người mẹ, tư thế cho bé bú. Nếu bé đang ăn dặm mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của bé đã ổn chưa.

Trường hợp trẻ biếng ăn thì mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và thử thay thế bằng thực đơn mới để kích thích sự thèm ăn của bé. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung them nhiều nhóm rau củ có màu đỏ như: cam, bí ngô, cà rốt hoặc cho thêm dầu vào cháo của bé.

Khi đoạn biểu đồ đi xuống:Chứng tỏ bé phát triển không tốt, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nguy hiểm, có thể trẻ đang mắc chứng bệnh tiêu chảy, viêm phổi. Cũng có trường hợp mẹ tập bé ăn quá sớm [trước 4 tháng] nên ảnh thưởng đến hệ tiêu hoá của bé khiến bé không thể tăng cân và phát triển chiều cao được.

Cách đối phó: Nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 4 tháng. Khi tập ăn dặm cho bé nên bắt đầu với thức ăn loãng sau đó mới chuyển sang đặc, từ ngọt sang mặn.

Với những trẻ đang ăn dặm mẹ cần bổ sung chất béo và rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bé. Đồng thời mẹ cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

Khi biểu đồ đi lên đều:Biểu đồ đi lên đều trong khung vạch cho phép chứng tỏ bé vẫn phát triển đều đặn về cả chiều cao và cân nặng. Biểu đồ đi lên chứng minh sức khoẻ bé ổn định.

Khi biểu đồ đi lên nhanh: Các mẹ cũng cần lưu ý đoạn biểu đồ đi lên nhanh và cao hơn ngưỡng cho phép đột ngột, chứng tỏ bé đang có dấu hiệu thừa cân, thậm chí bé bị béo phì. Lúc này thì các mẹ nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con cho phù hợp. Tăng cường cho con dùng nhiều rau xanh, chất xơ hạn chế tinh bột. Thay chất béo động vật bằng chất béo thực vật để chế biến thức ăn cho bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng biểu đồ tăng trưởng của bé trai có xu hướng tăng nhanh hơn biểu đồ tăng trưởng của bé gái. Vì thế, không nên so sánh các bé với nhau. Chỉ cần xem biểu đồ tăng trưởng của con mình để theo dõi tình trạng sức khoẻ của con, để can thiệp kịp thời khi cần thiết các mẹ nhé.

Chủ Đề