Hướng dẫn gửi hồ sơ dự thầu qua mạng năm 2024

Lập hồ sơ dự thầu qua mạng cũng giống như cách là, một bộ hồ sơ dự thầu thông thường. Chỉ khác ở cách thức nộp hồ sơ mà thôi. Tuy nhiên, quá trình các bước nộp hồ sơ qua mạng cũng có những điểm cần lưu ý. Sau đây Fdesign sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!

1. Các bước lập hồ sơ dự thầu qua mạng

Lưu ý: Trước khi xem cách làm hồ sơ qua mạng, bạn cần xem thật kỹ tài liệu hồ sơ mời thầu để nắm được các biểu mẫu riêng mà bên mời thầu yêu cầu. Nếu không làm theo quy định mà làm theo biểu mẫu chung thì bạn sẽ bị loại ngay.

1.1 Lập sườn bố cục hồ sơ dự thầu qua mạng

Không có quy định chung về bố cục hồ sơ dự thầu nhưng bạn nên lập sườn HSDT để bám sát theo những tiêu chuẩn yêu cầu trong HSDT của bên mời thầu.

Bên mời thầu thường đánh giá đánh giá hồ sơ qua các tài liệu:

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ kinh nghiệm
  • Hồ sơ tài chính
  • Hồ sơ nhân sự chủ chốt
  • Hồ sơ chứng minh tính đáp ứng của hàng hóa
  • Bản vẽ và biện pháp thi công (nếu có)

Hướng dẫn gửi hồ sơ dự thầu qua mạng năm 2024

Dưới đây là sườn hồ sơ dự thầu qua mạng bạn có thể tham khảo:

I Đơn dự thầu và bảo lãnh dự thầu 1.1 Đơn dự thầu 1.2 Bảo lãnh dự thầu II Hồ sơ pháp lý 1.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1.2 Chứng chỉ hoạt động xây dựng III Hồ sơ năng lực 3.1 Hồ sơ tài chính 3.1.1 Mẫu số 13: Tình hình tài chính của nhà thầu 3.1.2 Mẫu số 14: Nguồn lực tài chính 3.1.4 BCTC 2017, 2018, 2019 3.2 Hồ sơ kinh nghiệm 3.2.1 Hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ – mẫu số 12 3.2.2 Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện – mẫu số 10A 3.2.3 Hợp đồng tương tự 1 + BB Thanh lý HĐ 3.2.4 Hợp đồng tương tự 2 + BB Thanh lý HĐ 3.3 Nhân sự chủ chốt 3.3.1 Chỉ huy trưởng 3.3.1.1 Chứng chỉ giám sát và hoàn thiện công trình xây dựng 3.3.1.2 Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chỉ huy trưởng 3.3.1.3 Bằng tốt nghiệp ĐH 3.3.1.4 Tài liệu chứng minh 3.3.2 Cán bộ kỹ thuật 3.3.2.1 Bằng tốt nghiệp ĐH 3.3.2.2 Tài liệu chứng minh 3.3.3 Cán bộ phụ trách an toàn 3.3.3.1 Giấy chứng nhận huấn luyện ATVSLD 3.3.3.2 Bằng tốt nghiệp đại học 3.3.3.3 Tài liệu chứng minh 3.3.4 Công nhân IV Hồ sơ đề xuất kỹ thuật 4.1 Đáp ứng yêu cầu chung về kỹ thuật 4.2 Đáp ứng phạm vi cung cấp 4.3 Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật 4.4 Cam kết chung 4.4.1 Bản cam kết thiết bị/vật tư chào thầu đảm bảo mới 100% 4.4.2 Bản Cam kết các thiết bị/vật tư cung cấp là hàng chính hãng và hỗ trợ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt của nhà sản xuất/nhà phân phối 4.4.3 Bản Cam kết Phần mềm cài đặt trong thiết bị (nếu có) là phần mềm có bản quyền. 4.4.4 Bản cam kết thiết bị/vật tư chào thầu có đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát khi hàng về công trình (nếu là hàng hóa nhập khẩu). 4.4.5 Bản cam kết thiết bị/vật tư chào thầu được giám định bởi cơ quan giám định có thẩm quyền của Việt Nam về: xuất xứ hàng hóa, mới 100% và năm sản xuất (nếu là hàng hoá nhập khẩu) 4.4.6 Bản cam kết cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của cơ quan có thẩm quyền (nếu là hàng hoá nhập khẩu), giấy chứng chỉ về chất lượng hàng hóa của hãng sản xuất hàng hóa (C/Q) khi nhà thầu trúng thầu và thực hiện hợp đồng. 4.4.7 Bản cam kết cung cấp bản dịch ra tiếng Việt các tài liệu kỹ thuật do hãng sản xuất phát hành (nếu bằng tiếng nước ngoài) cho Chủ đầu tư trước thời điểm đưa hàng hóa vào lắp đặt tại công trình. 4.5 Biện pháp thi công 4.6 Tiến độ cung cấp 4.7 Tiến độ triển khai 4.8 Tài liệu kỹ thuật thiết bị

\>>> Xem thêm: Hồ sơ dự thầu là gì? Bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh bao gồm những gì?

1.2 Triển khai chi tiết từng hạng mục

– Bảo lãnh dự thầu: Nên làm càng sớm càng tốt.

– Lập hồ sơ pháp lý: Chuẩn bị những giấy tờ chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu như: Giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận nội dung đăng ký doanh nghiệp. Một số bên còn yêu cầu chứng chỉ hoạt động xây dựng, chứng chỉ quản lý chất lượng ngành liên quan đến gói thầu.

– Lập hồ sơ năng lực công ty: Bao gồm hồ sơ tài chính báo cáo tình hình tài chính của nhà thầu; hồ sơ kinh nghiệm; hồ sơ nhân sự chủ chốt chứng minh năng lực triển khai.

– Lập hồ sơ chứng minh tính đáp ứng của hàng hóa: Bao gồm các tài liệu như giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc đại lý ủy quyền, tài liệu kỹ thuật của thiết bị, mẫu bảng tuyên bố đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

– Cam kết của nhà thầu: Đọc kỹ hồ sơ mời thầu để không bỏ sót bất cứ yêu cầu cam kết nào của bên mời thầu.

– Bản vẽ, biện pháp thi công: Hạng mục này tốn khá nhiều thời gian và công sức của bên kỹ thuật nên cần phải làm từ sớm để kịp tiến độ.

2. Cách đăng tải hồ sơ dự thầu qua mạng

Cách nộp hồ sơ qua mạng được tiến hành theo 5 bước dưới đây:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống đấu thầu điện tử

Cách mở hồ sơ dự thầu vô cùng đơn giản: Đăng nhập vào hệ thống đấu thầu quốc gia > chọn gói thầu mà mình đang có ý định nộp hồ sơ dự thầu.

Hướng dẫn gửi hồ sơ dự thầu qua mạng năm 2024

Bước 2: Khai báo thông tin dự thầu

Khai báo các biểu mẫu Đề xuất kỹ thuật và các biểu mẫu Đề xuất tài chính. Lưu ý:

  • Khai báo năng lực nhà thầu: Thực hiện khai báo năng lực nhà thầu để gọi các hợp đồng tương tự đã khai báo trước đó trên hệ thống ra.
  • Đối với phần năng lực tài chính: Khai báo năng lực tài chính của 3 năm gần dây nhất, kèm theo các tài liệu upload lên hệ thống.
  • Đối với phần nhân sự: Sau khi khai báo năng lực nhà thầu trước khi đến bước này thì các dữ liệu khai báo trước đó sẽ được hiển thị.
  • Đối với biểu mẫu đề xuất tài chính, bạn cần nhập đơn giá sau thuế để tránh phải nhập đi nhập lại nhiều lần, đặc biệt là những gói thầu có nhiều đơn giá.
  • Trong quá trình khai báo, bạn nên ấn nút lưu thường xuyên để lưu lại thông tin khai báo.

Bước 3: Upload các file quan trọng

Các file quan trọng như bảo lãnh dự thầu, đề xuất kỹ thuật các file tài liệu đính kèm để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Nếu có những thông tin này thì sẽ cực kỳ có lợi cho nhà dự thầu.

Hướng dẫn gửi hồ sơ dự thầu qua mạng năm 2024

Bước 4: Kiểm tra các khai báo một lần nữa

Sau khi đã hoàn tất các bước khai báo ở trên, bạn hãy kiểm tra loại một lần nước để ấn nút nộp hồ sơ.

Lưu ý cách tải hồ sơ:

  • Khi upload file, nên giảm dung lượng file ở mức thấp nhất có thể để tránh tình trạng quá tải, lỗi.
  • Nên khai báo và upload file sớm để tránh thời điểm gần đóng thầu không upload được.Có nhiều trường hợp như vậy rồi, do đó hãy cẩn trọng trong việc sắp xếp thời gian chuẩn bị hồ sơ dữ liệu để upload.

Xem thêm: Phân biệt hồ sơ dự thầu và hồ sơ năng lực dự thầu khác nhau như nào?

Bước 5: Nộp hồ sơ dự thầu

Sau khi đã hoàn thành khai báo và kiểm tra lại toàn bộ thông tin, bạn sẽ ấn nộp thầu.

Lưu ý cách gửi hồ sơ:

  • Nếu nộp thầu thành công sẽ có thông báo hiển thị của hệ thống.
  • Mặc dù có thể hệ thống đã thông báo nộp thầu thành công nhưng bạn vẫn nên kiểm tra lại một lần nữa xem các file upload đã chuẩn chưa. Cách xem hồ sơ dự thầu vô vùng đơn giản: Bạn kiểm tra tại Trang chủ > Văn bản gửi.

Hướng dẫn gửi hồ sơ dự thầu qua mạng năm 2024

3. Các câu hỏi thường gặp khi lập hồ sơ dự thầu qua mạng

3.1 Cách kiểm tra hồ sơ dự thầu qua mạng

Sau khi đã hoàn thành các biểu mẫu dự thầu, và ấn nút nộp, toàn bộ HSDT của bạn sẽ được popup ra một cửa sổ trình duyệt. Hãy in ra giấy và kiểm tra xem có thiếu biểu mẫu nào không. Cách in hồ sơ ra giấy sẽ giúp bạn rà soát thông tin hiệu quả hơn, tránh bỏ sót thông tin.

3.2 Cách rút hồ sơ dự thầu qua mạng

Nếu bạn phát hiện có sai sót trong quá trình lập hồ sơ dự thầu thì bạn hoàn toàn có thể rút hồ sơ về và nộp lại. Cách sửa hồ sơ qua mạng khá đơn giản tuy nhiên bạn có thể sẽ phải khai báo lại toàn bộ biểu mẫu đã khai báo cũng như bảng giá chào thầu đã nhập.

Mặc dù trong đa số các trường hợp hệ thống đấu thầu điện tử vẫn lưu trữ thông tin bạn đã nhập sau khi rút hồ sơ nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ.

Thời gian rút hồ sơ và nộp lại sẽ dao động trong khoảng từ 1 tiếng rưỡi đến 3 tiếng tùy độ phức tạp của gói thầu không kể thời gian biên tập lại.

3.3 Cách đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng

Bạn có thể tự đánh giá hồ sơ dự thầu của mình căn cứ vào

  • Sườn hồ sơ dự thầu đã lập.
  • Bảng tiêu chuẩn đánh giá.
  • Nhờ người thứ 2 kiểm tra đánh giá. Các tài liệu quan trọng cần kiểm tra bao gồm: bảo lãnh dự thầu, cam kết tín dụng ngân hàng, cam kết theo yêu cầu bên mời thầu, sườn hồ sơ đã lập.

Hướng dẫn gửi hồ sơ dự thầu qua mạng năm 2024

3.4 Đóng phí nộp hồ sơ dự thầu

Theo Khoản 1 Điều 31 TTLT số 07/2015, Nhà thầu phải thanh toán chi phí đăng ký, phí duy trì tên, phí lựa chọn nhà thầu qua mạng. Nhà thầu có thể lựa chọn hình thức thanh toán là Thanh toán điện tử hoặc Thanh toán tại ngân hàng.

3.5 Biểu mức thu chi phí nộp hồ sơ qua mạng:

– Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (nộp 01 lần khi đăng ký): 550.000 đồng (đã bao gồm VAT)

– Chi phí duy trì tên và dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (nộp hàng năm, không kể năm đăng ký): 550.000 đồng (đã bao gồm VAT)

– Chi phí nộp hồ sơ dự thầu: 330.000 đồng/gói (đã bao gồm VAT)

– Chi phí nộp hồ sơ đề xuất: 220.000 đồng/gói (đã bao gồm VAT)

3.6 Hiệu lực hồ sơ qua mạng

Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

Theo điểm l, Khoản 1, Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, gia hạn hồ sơ dự thầu tối đa là180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

4. Cách làm rõ hồ sơ dự thầu qua mạng

Làm rõ hồ sơ dự thầu là chức năng để nhà thầu gửi yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu đến bên mời thầu thông qua hệ thống đấu thầu mạng quốc gia. Cách thực hiện như sau:

  • Đăng nhập tài khoản nhà thầu.
  • Chọn Menu TIỆN ÍCH ĐẤU THẦU
  • Chọn yêu cầu làm rõ
  • Chọn tìm kiếm
  • Ở cột hoạt động, chọn yêu cầu làm rõ ở gói thầu cần làm rõ và nhập thông tin cần làm rõ ( Đính kèm file nếu có) rồi ấn gửi và chọn OK.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn lập hồ sơ dự thầu qua mạng. Nếu bạn đang tìm dịch vụ thiết kế hồ sơ năng lực dự thầu thì hãy liên hệ với Fdesign – Đơn vị hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cung cấp dịch vụ in ấn – nhận diện thương hiệu – dịch vụ marketing.