Hướng dẫn làm hồ bán cạn

Skip to content

Có vô số điều ngạc nhiên trong cuộc sống đó là tự mình khám phá và làm ra. Cây cảnh Lê Hoàng sẽ hướng dẫn các bạn làm một cảnh quan bán cạn mini. Bể bán cạn mini ở đây mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên để đưa vào mô trường bể nhỏ.   Trước hết, chúng ta cần chuẩn bị vật liệu:

  •         Bể thủy tinh [tùy theo kích cỡ bạn mua hay đặt làm]
  •         Đá , lũa [kích thước được chọn theo kích thước của bể ]
  •         Chất tạo bọt hay còn gọi là Foam [được sử dụng để lấp đầy khoảng trống giữa các viên đá]
  •         Cốc đựng máy tạo khói [ tạo sương]
  •         Máy tạo khói [tạo ẩm]
  •         Máy bơm để lọc tuần hoàn nước [điều này rất quan trọng khi làm một chiếc bể bán cạn]
Bước 1: Hãy bắt đầu đặt đá vào trước để tạo nên bố cục cảnh quan. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn về đá, có thể là đá cuội cỡ lớn, đá da voi, đá tiger, đá đen gia lai, v.v. Trước khi chọn đá, bạn có thể nắm chắc thiết kế cảnh quan của bể bán cạn để thuận tiện cho việc lựa chọn loại đá nào phù hợp.
Bước 2:  Bởi vì đá tự nhiên không đều nhau nên sẽ có những khoảng trống khi xếp đá. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng chất tạo bọt để lấp đầy những kẽ hỡ giữa các viên đá với nhau, cũng vừa để để cố định chắc chắn đá ở trong bể [như phía dưới bên phải trong hình].Ở đây, cây cảnh Lê Hoàng vẫn sử dụng chất tạo bọt là Foam Mius chuyên dụng cho bán cạn.
Bước 3:  Sau đó, đặt khúc lũa phù hợp với kích thước, bố cục bể của bạn và bắt đầu trồng một số loại cây vào bể. Bạn có thể chọn loại cây theo sở thích của riêng mình nhưng cần phải tìm hiểu thông tin về loại cây đó trước đưa vào bể tránh nguy cơ loại cây không thích hợp chơi “Bán Cạn”.[ví dụ một số loại cây cơ bản: Lan mini, dương xỉ, thu hải đường tai hùm, cây vảy ốc, rêu v.v…]
Bước 4: Sau khi trồng cây xong, điều không thể thiếu là một chiếc đèn dành cho bể của bạn,bởi vì ánh sáng sẽ giúp cây quang hợp.Cây sẽ trông được đẹp hơn.Ở đây, hãy chú ý đến việc lựa chọn đèn máng hay đèn rọi. Bạn phải chọn loại đèn quang phổ đầy đủ, nếu không ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.Cây cảnh Lê Hoàng chuyên cung cấp các loại đèn máng và đèn rọi chuyên dụng cho Bán Cạn để đảm bảo cho cây cối của bạn được phát triển một cách tốt nhất.
Như bạn nhìn thấy hình ảnh bể bán cạn ở dưới, sẽ thấy một lớp sương mù trên bề mặt nước được tạo ra bởi máy tạo khói [ở đây, máy tạo khói không chỉ đóng vai trò thẩm mỹ mà nó còn góp phần tạo độ ẩm cho cây, đặc biệt là dành cho rêu v.v.]
Vậy là bạn đã hoàn thành một chiếc bể bán cạn mini chỉ trong 4 bước đơn giản.Trong những bài tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu những chiếc bể bán cạn cỡ lớn kết hợp với hệ thống phun sương tự động v.v…Cây cảnh Lê Hoàng hy vọng có thể giúp bạn những kinh nghiệm khi chơi Bán Cạn được tốt nhất.  

Lượt xem: 26227

Trọn bộ phụ kiện bán cạn chính hãng MIUS:

  • Hồ bán cạn MIUS 67x52x90
  • Bộ máy phun sương MIUS 4 bec ver2 nhỏ gọn siêu mịn.
  • Đèn led MIUS chuyên dụng bể bán cạn.
  • Foam đen và nâu MIUS.
  • Vỉ nhựa dựng backround
  • Lưới giữ ẩm Hygrolon
  • Súng bắn foam chuyên dụng.

Dưới đây là quá trình setup hồ của bạn Ngô Quyền. khách hàng thân thiết của shop...Cám ơn bạn đã có những chia sẽ chi tiết và chu đáo cho anh em hiểu rõ hơn về quá trình set up 1 bể bán cạn là ntn.

Với tinh thần “nếu không thể xây được một ngôi nhà trong rừng với suối chảy róc rách bên nhà thì tại sao lại không mang một góc rừng và dòng suối ấy vào trong ngôi nhà của mình?”, tớ đã quyết định bắt tay vào thực hiện ý tưởng đem 1 góc rừng già về ngay tại gia. Trước tiên là giai đoạn nghiên cứu kiến thức. Phải nói là tại thời điểm hiện tại thì kiến thức cũng như các tay chơi bán cạn hệ kín ở Việt Nam rất ít và hầu như tất cả đều đang bắt đầu ở giai đoạn thực hiện những cái hồ đầu tiên do phong trào này hiện vẫn còn khá mới. Thế là ngồi lân la khắp các diễn đàn bán cạn thế giới mất vài tháng cũng thu thập được một số kinh nghiệm và quyết định bắt tay vào làm. Việc đầu tiên là phải sắm một cái bể thật chuyên dụng. Rất may là ngay lúc @Le Nguyen Dinh Thi cũng đang manh nha ý định nhập 1 số phụ kiện bán cạn về VN bán để gây dựng phong trào, thế là trở thành khách hàng đầu tiên đặt hồ và các phụ kiện của Mius. Cùng chiêm ngưỡng quả hồ đẹp lung linh và ít quảng cáo cho trangphukienbancan.com của ông chủ tí nào 

:]]

Sau đó thì tiếp tục thu thập đá, lũa và cây cối [quá trình này cũng phải mất cả tháng trời]. Trong ảnh là ít đá vừa được xịt rửa vệ sinh trước khi cho vào hồ

 

Sau khi đã tập kết vật liệu đầy đủ thì bắt đầu lên ý tưởng. Thực ra ngay từ lúc chuẩn bị làm thì tớ đã có ý tưởng là sẽ tái hiện cảnh 1 gốc cây già bên dòng suối róc rách với cây cỏ rêu phủ hoang sơ nên lúc đi tìm lũa đã kiếm đc 1 khúc lũa bằng gỗ trắc khá ưng ý cho ý tưởng này

Bây giờ là giai đoạn bắt tay vào set up hồ. Phải nói đây là giai đoạn cực khổ nhất vì nếu set up 1 hồ thủy sinh chỉ mất vài tiếng thì việc set up layout cho hồ bán cạn này ngốn hết của tớ cả 1 tuần. Cứ tối nào đi làm về là cũng lao vào làm, T7 và CN thì làm full time từ sáng tới chiều mới xong. Mặt khác với bố cục vừa có phần nước & vừa có phần cạn trên bờ, lại thêm dòng suối chảy nữa thì lượng công việc chuẩn bị cấu trúc hồ lại càng tốn thời gian hơn. Và cũng là để lưu lại các bước cụ thể cho các anh em đi sau dễ mường tượng và đúc kết kinh nghiệm, tớ đã chụp lại rất kỹ các bước cho anh em theo dõi. Trước tiên sẽ là phần chuẩn bị ống đi bơm cho suối. Mục đích của ống này là để khi nhét bơm vào hồ tạo suối, trong trường hợp bơm có xảy ra vấn đề gì thì chúng ta có thể thọc tay vào và lấy bơm ra thay thế được. Bên cạnh đó, đây còn là khung để tạo 1 bộ lọc cho bơm và tự tạo nên 1 hệ thống lọc cho phần nước trong hồ mà không cần phải dùng đến lọc ngoài như hồ thủy sinh. Việc tạo khung cho hồ sử dụng các lưới nhựa màu đen với dây rút nhựa đơn giản như hình [khuyến cáo các bạn khi thực hiện làm cần có đầy đủ đồ nghề như trong hình thì sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm]

Tiếp theo là công đoạn chuẩn bị các cọc đỡ cho dàn nền hồ. Ở đây mình sử dụng ống PVC, dùng kéo cắt ống cắt ra các đoạn với độ cao bằng nhau như hình

Sau khi cắt ống thì phần chân dưới sẽ được cắt các lỗ như hình, mục đích là để dòng nước có thể dễ dàng đi qua các chân trụ này mà không bị cản dòng hay tạo bọng khí bên trong chân trụ. 

Do hồ mình làm sẽ có 2 tầng đáy, 1 tầng đáy nước và 1 tầng đáy khô cho đất. Ở đoạn giao thoa giữa 2 tầng sẽ có thêm 1 hệ thống chân trụ khác tuy nhiên hệ thống này tiếp xúc với 1 lớp lưới nhựa và không bị bịt kín mặt đáy như phần chân trụ tiếp xúc mặt kính lên mình cũng chỉ khoan 1 số lỗ cho nước dễ dàng lưu thông qua chứ ko cần cắt như hệ thống trụ dưới. 

Hì hục 1 lúc thì cũng xong hệ thống trụ đỡ. Khuyến cáo các bác nên có công cụ máy khoan cắt làm sẽ nhanh và dễ hơn chứ làm bằng cưa tay và đục thì cũng khá chua đấy 

:]] 

Sau khi đã chuẩn bị xong thì đến phần làm sàn [hay như bọn nước ngoài nó gọi là false bottom]. Nguyên tắc cũng như trong xây dựng làm giàn dáo đổ sàn. Mục đích chính của sàn ở đây là để phân tách phần đất ở trên và nước ở dưới, tránh cho rễ cây cạn khỏi bị úng nước và đồng thời cũng tạo dòng nước lưu thông bên dưới đáy hồ thoáng hơn. Ở đây mình sẽ có 2 dàn như đã nói là 1 dàn dưới và một dàn trên với mục đích là tạo độ dốc sàn. Các bạn có thể làm 1 sàn duy nhất để tách bạch phần nước và phần đất ở trên cũng được. Mình thì muốn làm cho đẹp dạng bậc thang để vào bố cục cho dễ nên chơi 2 sàn cho màu mè thế thôi 

=]]

Phần bơm bên trong trụ được lót bông lọc xung quanh mục đích là để ngăn không cho bụi bẩn bị hút vào bơm gây tắc bơm, đồng thời cũng là 1 lớp lọc vi sinh vì sau 1 thời gian dòng nước đi ngang bông lọc sẽ dần hình thành hệ vi sinh lọc nước tương tự như nguyên tắc của các lọc thủy sinh thông thường.

Cận cảnh bộ sàn tốn khá nhiều thời gian của mình. Ở bộ sàn nước mình còn làm thêm phần chặn xung quanh để bọc lưới ngăn rác và các chất bẩn khỏi bị hút vào khu vực bơm nước. Không nói điêu chứ mày cẩn thận vl ra đấy Quyền ạ!=]] 

Sau khi đã xong phần giàn giáo thì bước tiếp theo là cần vào lũa set bố cục trước khi xịt foam vào cố định và tạo background. Nhìn cũng nghệ phết rồi đấy 

:]]

Tiếp theo là chuẩn bị các cốc trồng cây với ống thoát nước để đặt lên background thế này 

Sau đó thì lên đạn chuẩn bị cho giai đoạn chơi dơ tiếp theo: xịt foam tạo background. Ở đây mình sử dụng foam Mius màu nâu để phun background

Để có thể phun background thì phải đặt hồ nằm xuống vì foam không bám vào bề mặt dựng đứng mà sẽ chảy xuống nên nhất định phải xịt theo hướng từ trên xuống dưới. Với các hồ lớn thì họ có thể sử dụng tấm lưới nhựa xịt backround ở ngoài sau đó dán vào thành hồ cũng được nhưng như vậy rất khó nhìn được bố cục, đặc biệt là khi xịt 2, 3 mặt. Do đó nếu có thể thì các bạn nên hạ hồ xuống xịt thế này là tốt nhất.

Đầu tiên là xịt 1 mặt trước, đồng thời cũng đặt các cốc nhựa, các khúc lũa bố cục lên để xịt luôn 1 thể.

Sau khi mặt kia khô cứng lại thì lật mặt còn lại lại và xịt tiếp để hoàn thành background. Nhìn cái background lúc này chả khác gì một đống shit khổng lồ 

=]] 

Lại vào lũa và sàn để nhìn tổng thể bố cục lần nữa, ưng con mắt rồi thì mới làm tiếp.

Tiếp theo là đến phần phủ background. Mục đích của phần này là để tạo cho bề mặt background có thể giữ ẩm tốt nhằm cấy rêu và các loại cây cối lên. Theo phương pháp truyền thống của dân chơi bán cạn thì mọi người hay bôi silicon đen rồi phủ sơ dừa lên. Tuy nhiên chơi trò này rất bẩn và độ giữ ẩm cũng không ngon bằng chơi lưới mút hygrolon. Do đó, mình sử dụng lưới hygrolon cho mục đích này, vừa sạch vừa giữ ẩm tốt hơn. Cách phủ thì cứ bôi silicon lên rồi dán lưới vào. Tuy nhiên quá trình thực hiện thì cũng chua cay và ngốn hết của mình cả 1 buổi chiều vì công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ khá cao.

Sau khi đã xong hết phần background thì lúc này đến phần vào sàn. Trước tiên là dùng silicon dán các trụ đỡ chính vào đáy hồ

Tiếp theo là đến phần thiết kế lọc cho hồ. Như lúc nãy đã làm 1 lớp bông lọc quanh bơm cho việc lọc bụi và tạo 1 lớp vi sinh. Tuy nhiên chỉ bông lọc không thì không đủ lượng vi sinh cần thiết để xử lý lượng nước của hồ dự kiến khoảng 50 lít nước. Do đó mình đã sử dụng thêm 2 lít vật liệu lọc Matrix cho mục đích lọc nước. Bỏ vật liệu lọc vào các túi đựng vật liệu lọc chuyên dụng của JBL. 

Sau đó buộc các túi vật liệu lọc vào quanh khu vực bơm thế này. Khi bơm hút nước thì dòng nước sẽ di chuyển đi qua lớp vật liệu lọc và từ đó hình thành hệ vi sinh trong vật liệu lọc, xử lý các chất có hại và làm trong nước tương tự như nguyên lý của hệ thống lọc rời hồ thủy sinh. Đương nhiên là về lý thuyết thì thiết kế dòng chảy ngang và không kín hoàn toàn dạng này không thể tối ưu được như lọc rời với dòng chảy kín thẩm thấu ngược nhưng theo mình nghĩ thì cũng đạt được công suất lọc khoảng 60% - 70% so với lọc rời. Từ đó giảm thiểu được việc phải sử dụng thêm lọc ngoài cho hồ rất rườm rà.

Sau khi đã hoàn tất phần lọc thì tiếp tục set up phần giàn đáy với lưới bọc để ngăn không cho các bụi bẩn lớn đi vào khu vực nước quanh lọc.

Xong phần sàn thì tiếp theo là phần tạo dòng suối. Ở đây mình sử dụng xốp cho việc gọt tạo hình dòng suối.

Lắp ghép các mảnh xốp lại với nhau bằng tăm thì ta có được bộ khung dòng suối như thế này. Sau đó cần phải dùng silicon trét kín các lỗ mảnh ghép. Mình do sơ suất không trét kín nên về sau dòng suối chảy bị rò rỉ khá nhiều ở những điểm nối và mình đã phải khắc phục rất mất công nhưng vẫn không thể hết hoàn toàn được.

Sau khi đã có kết cấu dòng suối thì chỉnh ống nước vào và sử dụng foam xịt phủ kín theo như cấu trúc dòng suối.

Sau đó dùng dao gọt lại dòng suối cho vừa ý, trét các lỗ hở bằng xilicon để khỏi xì nước [bước này rất quan trọng vì nếu hở dòng suối sẽ không chảy được]. Xong xuôi hết dòng suối thì xếp đá, lũa vào để hoàn thiện bố cục. 

Cuối cùng để hoàn thiện dòng suối thì lại xịt silicon vào và rải sỏi ở lòng suối, dán lưới hygrolon vào 2 bên dòng suối để cấy rêu và cây cối, dán đá vào khu vực chân suối cho tự nhiên

Tiếp theo là lót 1 lớp than dưới đáy sàn đất. Mục đích của lớp than này là để khử độc, khử mùi và giữ nước, dinh dưỡng cũng như tạo môi trường lý tưởng cho loài bọ đuôi bật [springtail] trong đất phát triển, làm sạch đất.

Sau cùng là đổ nền đất vào khu vực phía trên và các chậu cây để hoàn thiện phần bố cục cho hồ. Đất nền ở đây tớ tự trộn để đảm bảo đất có độ tơi xốp và ẩm cao, thích hợp cho các loại cây bán cạn. Công thức bao gồm đất sạch, phân bò, mùn dừa, vỏ trấu, đá pelit. Nhìn bố cục cũng đã khá ngon lành và ra dáng góc rừng. 

Ở các kẽ đá và những nơi có lộ ra cấu trúc gầm, rêu khô được nhét vào để che khuyết điểm và tạo nền ẩm để có thể trồng được một số loài thực vật lên trên luôn. 

Hệ thống thoát nước cho hồ bên dưới đáy. Tuy nhiên cái này chỉ hữu ích với các hồ bề mặt hoàn toàn đất không thể hút nước bên dưới ra được. Còn với hồ mình có phần mặt nước hở thì hoàn toàn có thể dùng ống hút ra được nên cũng không cần thiết lắm. Làm để đó chơi cho nó ngầu thôi 

:]] 

gắn cây vào tấm lưới hygrolon thế nào vậy bạn

bạn trồng cây vào các chậu đã gắn sẵn 

Dùng tâm ghim cây vào lưới Hygrolon

Cuối cùng là vào cây. Lúc trước khi làm hồ thì lo tha về một đống cây nhưng lúc vào hồ thì chỉ vào được chừng 1/3 là hết sạch chỗ, còn lại không đưa vào được uổng vl. 

Khu vực dưới lòng suối lớn phía trước hiện vẫn chưa vào cát vì còn đợi hồ chạy cycle ổn định rồi mới vào cát. Theo dự tính, phần lưới màu đen phía trên sẽ được phủ kín bởi dây thường xuân và các loại cây leo dạng lá. Phần lưới màu đen bên dưới sẽ được phủ rêu kín. Tuy nhiên do mình chưa thu thập đủ rêu để đắp vào phần dưới nên sẽ đắp vào sau khi đã tìm đủ cây. Đối với hồ bán cạn thì số lượng cây là rất lớn và không thể nào phủ kín hết trong một buổi như hồ thủy sinh được nên sẽ phải thu thập và làm dần dần vậy. Tuy nhiên bù lại thời gian chơi của hồ bán cạn lại rất lâu và càng về sau hồ càng rêu phong rậm rạp sẽ càng đẹp hơn 

:D

Khu vực quanh bờ suối thô kệch lúc đầu giờ đã được phủ xanh nhìn tự nhiên hơn. Tuy nhiên sẽ cần thời gian để mọi thứ trở nên xanh mướt, rậm rạp và nhìn hoàn toàn tự nhiên. Hiện tại cây cối nhìn vẫn khá nhân tạo. 

Chụp cận cảnh khu vực dưới chân suối, nhìn cũng khá bắt mắt

Gốc lũa oằn mình lên khỏi mặt nước sẽ là khu vực lý tưởng cho các chú ếch phi tiêu ngồi tán gẫu trong tương lai 

:D

Bạn có thể mua bộ Điều khiển trung tâm này ở đây : //cuahangtcs.com/products/bo-dieu-khien-trung-tam-xiaomi

Thành viên hỏi : nhiệt độ và độ ẩm bao nhiêu là vừa bạn ơi 

Chủ top trả lời : chơi cây thì ko quá 30 là ok, độ ẩm thì chỉ có rêu mới cần cao còn các loại cây khác thì không cần quan tâm lắm vì hồ hệ kín thường ẩm luôn cao sẵn trên 80% rồi. Nói chung b chơi cây thì cũng ko khó, nếu chơi ếch phi tiêu thì sẽ khắt khe hơn, nhiệt tối ưu là 22-26 độ và ẩm tốt nhất là gần 100%

Sau phần nhìn ngắm thì lại tiếp tục bắt tay vào công việc đi hệ thống thông khí, tạo gió và kiểm soát nhiệt, ẩm cho hồ. Đây là một trong những cấu phần khá quan trọng đối với hồ hệ kín vì nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới cây cối thối rữa và nấm mốc phát triển, gây hại cho sinh vật sống trong hồ. Trước tiên là lắp đặt hệ thống đo soát nhiệt, ẩm. Sử dụng hệ thống quản lý nhà thông minh của Xiaomi với cảm biến nhiệt ẩm đặt trong hồ, kết nối với hệ thống điều khiển trung tâm thông qua wifi và link trực tiếp với điện thoại, việc theo dõi nhiệt độ và độ ẩm có thể được tiến hành mọi nơi với điện thoại kết nối internet. Hệ thống hoạt động ổn định, xong bước 1.

Tiếp theo là đến set up hệ thống thông khí và tạo gió. Vốn dĩ chưa bao giờ đụng vào mấy cái đồ điện này nên quyết định phải đi học nghề. Ra cửa hàng mualinhkien.vn mua 1 đống linh kiện điện tử, giả vờ nhờ các em kỹ thuật viên nối hộ cái dây quạt và bắt đầu ngồi cạnh tra hỏi, cũng hỏi được 1 mớ kiến thức về đấu dây điện, đi hệ thống điều tốc quạt, nối cảm biến điều khiển nhiệt cho quạt...không tệ cho hơn 500k mua 1 mớ link kiện, hahaha 

:]]. Về nhà là bắt tay vào chuẩn bị làm ngay, bày đồ ra phát lấy tinh thần nào. 

Trước tiên sẽ là hệ thống quạt hút thông khí. Vì hệ thống này sẽ mở liên tục để thông khí cho hồ nên yêu cầu luồng gió phải hết sức nhẹ, chỉ riu riu để không hút quá mạnh làm tụt ẩm hồ. Mình sử dụng 2 quạt 12V dành cho PC với công suất rất nhỏ chỉ 0.18A. Bên cạnh đó quạt cũng có thêm đèn led để khi hồ tắt đèn vào ban đêm thì các bóng led sẽ đóng vai trò là đèn moon light tạo hiệu ứng ánh trăng cho các chú ếch trong hồ thấy đường đi kua gái 

:]]. Đấu nối song song 2 quạt lại với nhau và nối với 1 adapter cấp nguồn thành công.

Gắn lên hồ nhìn cũng ảo diệu phết 

:D

Tiếp theo là đến hệ thống gió làm mát cho hồ. Ở hệ thống này thì cần luồng gió mạnh hơn chút và có thể tự động đóng mở theo tình trạng nhiệt độ hồ. Quạt được sử dụng là loại quạt 12V tí hon thần lực, nhìn bé xíu vậy thôi nhưng công suất lên đến 0.38A.

Ở mức maximum thì luồng gió thổi cực mạnh, vì vậy cần phải chế thêm bộ điều tốc để có thể tùy chỉnh tốc độ thích hợp cho hồ. Mấy cái trò này đã học được ở tiệm điện nên giờ làm ngon lành 

:]]

Quạt được đặt thổi xiên xuống hồ để tạo luồng gió làm mát không khí khi nhiệt độ tăng cao.

 

Bạn Quyen Ngo chia sẻ cho mọi người hệ thống tư động phun sương, duy trì độ ẩm.... bằng các thiết bị với cái cục điều khiển trung tâm Xaomi đi.

phun sương thì m chỉ dùng công tắc hẹn giờ bình thường của Broadlink Sp3 ấy có kết nối điện thoại b ạ. Lịch phun thì hiện giờ đang cấy rêu nên để hơi nhiều cho ẩm cao

Vì quạt tạo gió chỉ cần kích hoạt khi nhiệt độ vượt mức giới hạn để làm mát hồ, việc kết nối quạt vào hệ thống điều khiển trung tâm được thực hiện với ổ cắm thông minh Xiaomi. Ổ cắm được lập trình sẽ kích hoạt mở quạt khi nhiệt độ của nhiệt kế trong hồ vượt ngưỡng 28 độ và chạy cho đến khi kéo nhiệt xuống dưới 28 độ thì dừng. Kết nối và thử nghiệm vận hành của quạt trơn tru, mọi báo cáo hoạt động được báo về điện thoại đầy đủ.

Vốn dĩ dư đồ nghề, cộng thêm tiêu chí đã mát là phải mát từ chân lên đầu, quyết định chế thêm hệ thống quạt làm mát cho dàn adapter của các thiết bị dưới hồ [phun sương, đèn, quạt tản nhiệt đèn, quạt hút, quạt tạo gió]. Đã làm high tech thì chơi tới luôn, chơi quạt siêu bão 12V với công suất lên đến 0.6A, gấp đôi cả quạt tạo gió và hệ thống điều tốc để đảm bảo dàn điện bên dưới luôn trong tình trạng mát rượi. 

Cuối cùng là đi hệ thống phun sương cũng thông qua ổ cắm thông minh kết nối với điện thoại, đặt lịch phun sương 1 ngày 4 lần, mỗi lần 20 giây để tạo ẩm cho hồ. Và đây là thành quả, hệ thống với 1 nùi thiết bị điện lúc nào cũng mát rượi. Tất cả các thiết bị đều được kết nối và quản lý qua hệ thống điều khiển trung tâm tới điện thoại kết nối internet. Giờ thì chỉ việc ngồi rung đùi đợi hồ đi vào ổn định và rước ếch về thôi 

:]]

Sau vài ngày mai phục khắp các diễn đàn thủy sinh, bán cạn cuối cùng cũng hốt được một mớ rêu về để đắp cái background. Đổ thêm cát khu vực suối nước và hoàn chỉnh layout. Vẫn chừa một vài vị trí đẹp phía sau để chờ sưu tầm các giống Begonia [Thu Hải Đường] và bỏ vào. Đặc biệt ngay chảng lũa chính vẫn chờ một cây thật đẹp để đặt vào.

Bắt đầu chạy lăng quăng quanh hồ để ngắm cho nó sướng mắt nào. Nhìn từ trên cao

Nhìn từ bên hông

Banh cả cửa ra mà nhìn

Chui cả vào tủ mà nhìn

Cây bẫy kẹp, một trong những loài cây ăn thịt khá phổ biến tại các khu vực rừng Nam Mỹ & Trung Mỹ. Cây này trồng ở ngoài em ấy liên tục bắt được ruồi, đem bỏ vào hồ chắc đói nhăn răng vì hồ sạch quá. Thôi đành chịu đói vì nghệ thuật thôi em ơi 

:]]

Video liên quan

Chủ Đề