Hướng dẫn lắp kính hiển vi giấy năm 2024

Kính hiển vi giấy hay có tên gọi là kính hiển vi giấy Foldscope, là một ý tưởng sáng tạo từ việc ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Origami. Đây là một vật dụng lý tưởng cho các bạn nhỏ hay cho những người đam mê khám phá, thỏa sức khám phá thế giới vi mô thông qua thấu kính của kính hiển vi giấy. Cùng Bazo đi tìm hiểu sâu hơn để khám phá những điều không tưởng và thú vị của loại kính hiển vi này nhé!

Kính hiển vi giấy Foldscope là gì?

Kính hiển vi giấy [Foldscope] là một loại thiết bị quang học sáng tạo được lắp ráp từ các thành phần rất đơn giản nhờ ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Origami, bao gồm các mảnh tờ giấy và các thấu kính gắp lại với nhau.

Tìm hiểu về kính hiển vi giấy Foldscope

Kính hiển vi giấy này được tạo ra từ một nhóm phát triển dưới sự đứng đầu của Manu Prakash. Ý tưởng sáng tạo này của ông bắt nguồn từ việc ông nhận thấy ở Prakash có kính hiển vi rất đắt tiền nhưng mọi người đều sợ khi phải sử dụng nó vì nó mỏng manh và khá tốn kém và ông sáng tạo ra một chiếc kính hiển vi giá rẻ đến với Prakash vào năm 2011 ở một trạm thực địa ở Thái Lan.

Loại kính hiển vi sáng tạo này có giá khá rẻ, linh hoạt và đủ khả năng để hoạt động khi ở điều kiện thực địa.

Dự án lý tưởng này được tài trợ bởi một số tổ chức bao gồm có Quỹ Bill & Melinda Gates, tài trợ 100.000 đô la Mỹ cho nghiên cứu vào tháng 11 năm 2012. Nguyên mẫu đầu tiên được Prakash phát triển vào năm 2014.

Tuy nhiên lúc đầu có mức giá $20 của Foldscope khiến đây chính là rào cản khiến nó khó có thể trở nên phổ biến, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Song vào hồi đầu năm 2019, Foldscope được mang về Việt Nam với mức giá dễ chịu hơn rất nhiều, chỉ có khoảng từ 99.000 đồng cho bộ kit cơ bản và trở nên khá phổ biến đối với những người đam mê khám phá.

Hiện tại trên thị trường có 2 phiên bản Foldscope là: Bộ Foldscope Basic và Bộ Foldscope Deluxe.

Xem thêm: Dầu Soi Kính Hiển Vi Là Gì?

Cấu tạo của kính hiển vi giấy Foldscope

Mặc dù có 02 loại đều có độ phóng đại và phân giải như nhau về các loại kính, đồng thời có cấu tạo từ các thành phần cũng khá tương đồng nhau.

Bộ kính hiển vi giấy Foldscope có các phụ kiện cơ bản nhất bao gồm bộ kính, bông tăm vệ sinh, mảnh giấy ghép như sau:

  • 1 Giấy gấp kính hiển vi giấy Foldscope, sử dụng bộ khung làm tiêu bản.
  • 1 Giấy hướng dẫn lắp ráp kính, cách chuẩn bị tiêu bản, cách kết nối với điện thoại, các chú ý và mẹo khi sử dụng.
  • 1 Bộ sticker trong suốt để tạo ra tiêu bản.
  • 1 Bộ sticker trong để gắn vào thấu kính cũng như kết hợp Foldscope với điện thoại di động.
  • 1 Sticker với ID riêng biệt cho từng người sử dụng, từng chiếc kính Foldscope
  • 1 Danh sách các vi sinh vật có thể quan sát trong đời sống xung quanh, mô tả chi tiết và cách để có các mẫu vật đó.
  • 3 Tấm nam châm lắp kính và 1 thấu kính.
  • 1 Tăm bông để vệ sinh mắt kính.
  • 1 Hướng dẫn chi tiết việc sử dụng máy.

Tuy nhiên thì đối với bộ Foldscope Deluxe có bổ sung nhiều phụ kiện chuyên dụng: các dụng cụ thu thập mẫu vật như ống ly tâm, ống nhỏ giọt, kẹp nhíp và các dụng cụ sàng lọc chuyên dụng, có tiêu bản PVC, tiêu bản kính, tấm lưới đo mật độ hạt trong nước, … nên chính vì thế mà nó có giá khá đắt, vào khoảng 600K.

Hướng dẫn lắp bộ kính quang học Foldscope

Sau đây là các bước tiến hành lắp bộ kính Foldscope:

Bước 1: Tách/ xé các mảnh trên tờ giấy gấp kính hiển vi giấy Foldscope.

  • Trong quá trình tách các mảnh gấp này, không được xé vào các đường nét đứt, nếu không sẽ làm hỏng các chi tiết.
  • Sau khi đã xé xong, về cơ bản một bộ Kính Foldscope sẽ bao gồm các chi tiết như hình dưới đây:

Lưu ý: Các chi tiết B3 [nam châm] và B4 [thấu kính] dễ bị dính liền vào nhau do lực hút nam châm, vì vậy bạn nhớ tách rời thấu kính và nam châm nhé.

Bước 2: Lắp nam châm vào mặt trước của Foldscope

  • Lật nam châm để mặt bạc ngửa lên và nằm dọc lỗ ở bên phải của tấm.
  • Cài tấm nam châm lên trên vòng dỏ, luồn xuống dưới tai cong, sau đó trượt tấm sang phải.
  • Uốn hai tai nhọn còn lại xuống dưới 2 tai cong còn lại bên trái.

Bước 3: Lắp 1 tấm nam châm khác lên mặt sau Foldscope

  • Lật thân lắp và lật nam châm để mặt bạc úp xuống và dọc lỗ ở bên tay trái
  • Cài tấm nam châm lên trên vòng đỏ, luồn xuống dưới tai cong, rồi trượt tấm sang trái.
  • Uốn 2 tai nhọn còn lại xuống dưới 2 tai cong còn lại.

Bước 4: Gấp và khóa đáy

  • Gấp lên theo nét đứt ở đáy thân.
  • Cài 3 tai vào 3 vị trí tương ứng.

Bước 5: Lắp thấu kính vào thân

  • Dính sticker tròn và lật tấm trắng ra.
  • Đặt thấu kính úp mặt đen ngửa, hút vào tấm nam châm đen ở trên.

Bước 6: Gấp khung chỉnh tiêu cự

  • Đặt tấm tiêu cự dể màu ghi ngửa lên.
  • Gấp dần từ đầu nhỏ hơn đến đầu to.

Bước 7: Đưa tiêu cự vào khung thân kính

  • Đưa khung tiêu cự vào như hình với phần đầu nhỏ đi vào trước.

Bước 8: Gắp bảng tọa độ của kính

  • Gấp các phần màu vàng và đưa vào rãnh.

Bước 9: Lắp bảng tọa độ vào khung cố định

  • Xoay bảng tọa độ và khung cố định.
  • Uốn bảng tọa độ lên và xuống khung.

Bước 10: Gắn thân kính vào khung cố định

  • Đặt thân kính lên trên khung.
  • Đưa 8 chân cố định lên phía trước để ôm lấy khung thân kính.

Bước 11: Gấp đuôi của thân kính

  • Gập lên 1 lần rồi gập xuống 3 lần theo nếp gấp.

Bước 12: Sticker danh tính

  • Hãy nhớ dán sticker vào phần ID Sticker. Đây sẽ là cái giúp bạn nhận diện những chia sẻ của bạn trên hội Microcosmos quốc tế.

Những trải nghiệm không tưởng và thú vị của kính hiển vi giấy Foldscope

Chắc chắn, chống thấm nước tốt

Mặc dù có cấu thành phần lớn là giấy nhưng chiếc kính hiển vi rất chắc chắn và có khả năng chống thấm nước cực tốt nhờ thành phần là giấy chống thâm nước. Một số thành phần đặc biệt như lăng kính, kẹp nam châm và băng dính tiêu bản mới phải làm bằng chất liệu nhựa. Foldscope có thiết kế trông khá đẹp mắt, dễ kích thích hứng thú cho người chơi, nhất là trẻ em.

Trải nghiệm gấp giấy Origami

Việc lắp ráp loại kính hiển vi giấy này được thực bằng kỹ thuật gấp giấy Origami và có hướng dẫn lắp cụ thể nên có thể dễ dàng lắp ráp. Song nếu bạn thành thục kỹ năng Origami thì việc gấp kinh hiển vi này sẽ khá nhanh và ngược lại nếu không thạo trong khoản gấp giấy thì việc lắp ghép các mảnh giấy lại với nhau cũng mất khá nhiều thời gian đó nhưng mà cũng là một trải nghiệm thú vị đáng thử mà nhỉ, lắp xong lại có thể nhìn thế giới qua thấu kính vi mô nữa.

Cùng kính hiển vi giấy Foldscope soi cả thế giới

Để nhìn rõ mẫu vật, bạn sẽ cần có một nguồn sáng đủ lớn, độ tập trung cao, ví dụ như bóng đèn huỳnh quang hay đèn flash của điện thoại. Và đừng nên soi lên trời vì ánh sáng tán xạ nhiều sẽ khiến hình ảnh mời đi, đôi khi sẽ không thể lấy nét vào mẫu vật được.

Kết quả sẽ cho ra đúng như dự đoán. Bạn có thể nhìn rõ từng hạt muối và hạt đường trong mẫu ruốc tép. Các sợi mốc sẽ hiện rõ ràng trên tiêu bản và trong cụm rêu thì sẽ có vài chú trùng gì đó bơi lội tung tăng.

Nếu chịu khó tìm tòi, bạn sẽ soi được nhiều thứ hơn, sau đó chụp ảnh và quay video lại bằng điện thoại. Foldscope hiện có cả một cộng đồng những người dùng trên Facebook để chia sẻ và hỗ trợ cách sử dụng.

Cẩn thận khi chuẩn bị tiêu bản

Ở trong bộ kit sẽ đi kèm với 6 miếng tiêu bản và 18 sticker dính, đồng nghĩa với việc dùng được cỡ 9 lần nếu thao tác chính xác. Có thể nói con số này hơi ít với những ai đam mê tìm tòi, mong muốn khám phá, nhìn rõ ở tiêu cự lớn hơn, nhưng bạn có thể soi được nhiều hơn bằng cách chuẩn bị vài mẫu vật nhỏ và đặt vào một ô tiêu bản cùng lúc.

Thao tác chuẩn bị mẫu vật không khó, tiêu nhiên lúc bóc sticker hơi cực vì khó tìm và sẽ không biết cái nào còn nguyên cái nào đã hết. Các mẫu vật phải ép thật mỏng, càng mỏng thì càng dễ nhìn. Bạn có thể thêm một chút xíu nước để dễ soi hơn.

Ưu nhược điểm cảu kính hiển vi giấy

Ưu điểm

  • Nhỏ, mỏng, nhẹ và có thể mang theo bất cứ đâu.
  • Làm bằng giấy nhưng bền bỉ và chống thấm nước tốt.
  • Giá rẻ nên dễ phổ cập tới các trường học.
  • Độ phóng đại rất cao.

Nhược điểm

  • Tuổi thọ ngắn.
  • Nếu hết sticker tiêu bản thì phải mua bộ mới.
  • Hơi khó để lắp ráp.

Bài viết trên là những thông tin, kiến thức về loại kính hiển vi giấy Foldscope cũng như cách lắp ghép các bộ phận lại với nhau. Đây là loại kính hiển vi cầm tay rẻ tiền, tiện lợi, đồng thời là công cụ giúp trẻ sáng tạo khám phá thế giới.

Chủ Đề