Hướng dẫn lập trình gia công trên creo 2.0

Bạn đang muốn học Lập trình phay với PTC Creo Parametric và đang phân vân

  • Lập trình phay trong Creo Parametric có đáp ứng được nhu cầu công việc ?
  • Lập trình phay với PTC Creo Parametric có khó không ?
  • Để học phay với Creo Parametric thì cần chuẩn bị những gì
  • Sau khi học xong bộ tài liệu này thì làm được gì ?​

Bạn chỉ cần biết sử dụng PTC Creo Parametric ở mức độ cơ bản. Còn lại, hãy để bộ video clip này giúp bạn. Với 69 clip kéo dài hơn 12 giờ video chất lượng cao được thuyết minh rõ ràng, tôi sẽ lần lượt đưa các bạn đi hết 15 phương pháp phay 3 trục của PTC Creo Parametric cũng như giải tỏa những hoài nghi của các bạn về những tính năng khác trong Creo Parametric như quản lí dụng cụ cắt, cấu hình bản nguyên công, gia công theo templete, tùy biến bộ Post Processor… Vẫn nhất quán với phương châm giải pháp thay vì công cụ, tôi sẽ không bảo bạn làm thế này, thế kia mà là tại sao lại làm như vậy, lúc nào nên dùng công cụ gì.

Nội dung bộ video clip này gồm 16 chương

1. Giới thiệu

2. Phương pháp phay Face

3. Phương pháp phay Volume

4. Phương pháp phay Surface

5. Phương pháp phay Profile

6. Phương pháp phay Trajectory

7. Phương pháp phay Rough & Rerough

8. Phương pháp phay Finishing

9. Phương pháp gia công lỗ

10. Các phương pháp gia công khác

11. Quản lí dụng cụ cắt

12. Quản lí nguyên công

13. Post Processor & NC Report

14. Gia công theo mẫu

15. Thực hành

16. Mẹo vặt

Xem toàn bộ 5 clip demo bộ video ở đây

Năm lí do để mua bộ video Lập Trình Phay 3 Trục với PTC Creo Parametric 4.0

1. Bộ video này là sự tiếp nối của ba bộ video trước đó, giúp bạn hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cần có khi sử dụng phần mềm PTC Creo Parametric trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu

2. Bao gồm 16 chuyên đề kiến thức, 69 bài tập kéo dài trong 12 giờ giúp người học nắm được toàn bộ kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả với module lập trình gia công phay 3 trục của PTC Creo Parametric.

3. Kiến thức trong bộ video này được truyền đạt thông qua những tình huống cụ thể, kết hợp so sánh, đối chiếu để người học nhận ra bản chất công cụ [thay vì thực hành một các máy móc] và nhanh chóng tự ứng dụng

4. Bộ video có định dạng FullHD 1920 x 1080 thuyết minh rõ ràng bằng tiếng Việt đi kèm với tập tài liệu tóm tắt kiến thức cần nhớ để các bạn tự ôn tập và tra cứu khi cần thiết.

5. Khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật bởi tác giả - người có kinh nghiệm hơn 10 trong việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho phần mềm PTC Creo Parametric tại thị trường Việt Nam.

Sau khi học xong bộ tài liệu này, bạn có thể

Hiểu đặc điểm và ứng dụng của 15 phương pháp phay 3 trục của PTC Creo Parametric vào từng trường hợp cụ thể

Gia công Creo Parametric [trước đây là Pro/Engineer] được đánh giá là rất mạnh với các chiến lược lập trình CNC. Tuy nhiên việc khai báo thông số của Creo hơi rắc rối khiến người dùng ngại sử dụng, nhưng khi bạn nắm rõ các chiến lước gia công thì việc lập trình Creo sẽ dễ dàng và linh hoạt.

Creo parametric được đánh giá là một trong những phần mềm có hỗ trợ cả CAD/CAM/CNC tốt nhất hiện nay. Phiên bản trước đây là Pro/Engineer.

* Tổng quan các chiến lược gia công trên Creo-Parametric:

+ Tương tự các phần mềm Cam khác Creo cũng cung cấp cho chúng ta tương đối đầy đủ các công cụ chạy dao. Việc khai báo thông số của Creo hơi rắc rối khiến người dùng ngại sử dụng, nhưng khi quen rồi chắc các bạn sẽ kiểm soát đường chạy dao theo ý mình một cách dễ dàng và linh hoạt.

+ Để có thể lập trình được một chi tiết gia công trước hết chúng ta phải nắm được ý nghĩa của các tootpath và cần có một chiến lược gia công hợp lý, đúng cách.

+ Đối với Volume rough để thực hiện trước hết chúng ta cần tạo Mill_Window hoặc Mill_Volume.

+ Các thông số cần khai báo bắt buộc trong bảng Parameters.

  • CUT_FEED: Tốc độ di chuyển bàn máy X-Y.
  • STEP_OVER: Xác định khoảng cách dịch chuyển dụng cụ theo phương ngang X-Y.
  • ROUGH_STOCK_ALLOW: Lương dư trên tất cả các bề mặt phôi gia công.
  • MAX_STEP_DEPTH: Chiều sâu tối đa một lát cắt.
  • SCAN_TYPE: Chọn kiểu đường chạy dao.
  • CLEAR_DIST: Khoảng cách lùi dao.
  • SPINDLE_SPEED: Tốc độ trục chính.

​* Cách lên quy trình gia công một chi tiết.

+ Để lập trình gia công chúng ta phải hiểu rõ được những vị trí nào của chi tiết cần thực hiện bằng Toolpath nào. Cần chọn dụng cụ cắt phù hợp và sắp xếp thứ tự các nguyên công như thế nào là hợp lý.

+ Ví dụ: Thứ tự các nguyên công được sắp xếp như hình.

  • Face – Khỏa mặt chi tiết

  • Hole making – Tạo chu trình khoan lỗ

Công cụ Drill Group sẽ giúp bạn sắp xếp các lỗ theo các quy luật như: đường kính, trên bề mặt,….​​

  • Chamfer – Gia công vát mép

  • Profile milling – Gia công biên dạng ngoài của chi tiết​

  • Volume rough – Gia công hóc vuông trên chi tiết​​

Chọn kiểu xuống dao theo kiểu Helix hoặc Ramp, hoặc tạo lỗ khoan và cho dao xuống theo trục [Axis] của lỗ.

  • Profile milling – Có thể sử dụng để gia công hóc tròn trên chi tiết

Lưu ý: Ở bước 6 nếu bạn sử dụng Profile milling bạn cần khoan lỗ tạo vị trí xuống dao vì Profile milling chỉ xuống dao 90˚.

* Khóa học lập trình và vận hành máy CNC của trung tâm Cammech sẽ giúp bạn hiểu rỏ hơn về dụng cụ cắt, tùy chọn các nguyên công phù hợp và sắp xếp chúng hợp lý.

Chủ Đề