Hướng dẫn viết cv cho sinh viên thực tập

Giai đoạn thực tập là giai đoạn mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải trải qua trong quãng đời sinh viên của mỗi người. Việc thực tập với những công việc thực tế sẽ giúp cho các bạn sinh viên có cơ hội sử dụng những kiến thức chuyên môn đã được học vào công việc thực tế, tích luỹ những kinh nghiệm hữu ích cho nghề nghiệp sau này cũng như có cơ hội trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.

Với ý nghĩa quan trọng của công việc thực tập, các bạn sinh viên cũng cần lưu ý chuẩn bị cho mình một CV xin việc thực tập hoàn chỉnh và ấn tượng để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng cho mình cơ hội được làm công việc thực tập sinh tại công ty của họ. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi viết CV xin việc thực tập

Thông thường, với những người đã đi làm và có nhiều kinh nghiệm làm việc thì CV xin việc của họ cũng thường trình bày không quá 02 trang giấy A4 để tránh gây ra cảm giác ngán cho người đọc. Vì vậy, CV xin việc thực tập cũng chỉ nên trình bày trên một mặt giấy A4 với bố cục đẹp mắt, các mục trình bày rõ ràng sẽ dễ chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng hơn.

Khi viết CV xin việc thực tập, các bạn sinh viên cũng cần chú ý những điểm nhấn, cần tập trung mô tả trong CV để giúp CV của bạn được hiệu quả hơn. 

  • Học vấn chuyên môn: Cần nêu rõ chuyên ngành mình đang theo học để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp với công việc mà bạn xin thực tập.
  • Kỹ năng bản thân: Đối với sinh viên thực tập, phần kinh nghiệm làm việc chính là điểm hạn chế nên thường được nhà tuyển dụng lướt qua khi xem CV. Vì thế, phần kỹ năng bản thân chính là phần mà bạn cần tập trung để có thể làm nổi bật bản thân, chứng minh được khả năng thích hợp với công việc cũng như khả năng hoà nhập nhanh chóng với môi trường làm việc của công ty.
  • Thành tích - Các hoạt động xã hội: Mục này cũng rất hữu ích để CV của bạn có được lợi thế hơn CV của các bạn khác. Qua thành tích cá nhân hay các hoạt động xã hội mà bạn tham gia, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự năng động, hoạt bát, khả năng giao tiếp cũng như khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội của bạn.
  • Tạo điểm nhấn với mục tiêu nghề nghiệp: Thực tế, nhà tuyển dụng thường quan tâm và đánh giá cao những ứng viên có ý thức cầu tiến, có khả năng tiếp thu tốt cũng như có những mục tiêu phấn đấu trong nghề nghiệp. Vì vậy, bạn hãy tạo nên sự khác biệt cho CV của mình với phần mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, đúng trọng tâm và thể hiện được ý chí phấn đấu của bạn trong công việc nhé. 

Để viết được một CV xin việc thực tập đúng chuẩn và chuyên nghiệp có lẽ cũng không phải là điều quá khó đối với các bạn sinh viên năng động hiện nay. Sau đây là một số thông tin để bạn tham khảo và hoàn thiện cho CV xin việc thực tập của mình.

Với mỗi cá nhân, các bạn sẽ có những cá tính, phẩm chất và trình độ khác nhau. Vì vậy, bạn cần lựa chọn bố cục trình bày trong CV của mình sao cho có thể làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân. Dưới đây là các mục cần có trong CV xin việc thực tập.

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Thành tích
  • Hoạt động ngoại khoá
  • Kỹ năng
  • Kinh nghiệm làm việc 
  • Sở thích

Sau khi bố cục trình bày của CV đã được định hướng theo từng phong cách riêng, bạn cũng nên trau chuốt các thông tin thể hiện trong các mục để CV được hoàn chỉnh và ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ghi rõ các thông tin cá nhân của bạn bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ chỗ ở, số điện thoại liên hệ, email, thông tin mạng xã hội. Các thông tin chi tiết và rõ ràng sẽ tăng độ tin cậy của CV cũng như giúp nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn dễ dàng hơn.

Bạn không cần viết quá dài dòng hay phô trương với những mục tiêu nghề nghiệp xa vời, không thực tế. Chỉ cần viết súc tích, ngắn gọn thể hiện đúng trọng tâm công việc mà bạn hướng đến, bạn muốn đạt được điều gì trong công việc thực tập và mục tiêu đề ra để bạn phấn đấu đạt được trong nghề nghiệp sau đợt thực tập là có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Trong phần này, ngoài thông tin chuyên ngành mà bạn đang theo học, thông tin về điểm trung bình kết quả học tập mà bạn đạt được và các thành tích học tập nổi bật sẽ là những yếu tố tăng tính thuyết phục cho CV của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có những chứng chỉ, chứng nhận của các khoá học ngắn hạn bổ trợ cho nghề nghiệp thì cũng nên nêu ra trong mục này.

Các giải thưởng, thành tích hay học bổng mà bạn đã đạt được. Với các thông tin mà bạn đã từng được tuyên dương hay khen thưởng trong quá trình học tập sẽ rất có ích cho CV của bạn.

Ngoài thành tích, thông tin về các hoạt động ngoại khoá mà bạn đã tham gia trong trường Đại học, thành viên của các câu lạc bộ, tham gia các chiến dịch dành cho sinh viên cũng rất hữu ích nên bạn đừng bỏ quên khi viết CV nhé. Qua các hoạt động này, sự năng động, nhiệt tình, khả năng giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ xã hội của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Mục này cũng rất quan trọng để giúp bạn ghi điểm cho CV. Bạn cần đọc kỹ yêu cầu của công việc mà bạn xin thực tập để xác định được những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp để liệt kê trong CV.

  • Ví dụ: Nếu thực tập ngành nghề Marketing thì nhóm kỹ năng cứng trong lĩnh vực Marketing cũng như các kỹ năng mềm về giao tiếp, thương lượng, đàm phán, phân tích thị trường... là những kỹ năng phù hợp.

Sinh viên thực tập thì sẽ chưa có kinh nghiệm làm việc để có thể làm nổi bật cho mục này. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì nhà tuyển dụng hiểu được điều đó. Vì vậy, không nhất thiết bạn phải ghi những kinh nghiệp làm việc liên quan đến công việc bạn xin thực tập. Những kinh nghiệm của các công việc làm thêm mà bạn đã từng làm cũng là những điểm mà bạn có thể thể hiện bản thân trong mục này nhé.

Mục này cũng không phải là bắt buộc phải có trong CV nhưng bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn những sở thích thể hiện được tính cách của bạn phù hợp cho công việc để tạo điểm nhấn khác biệt cho CV với mục này.

Qua mục sở thích, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được những yếu tố phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp của bạn và có thể bạn sẽ trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí nhân viên chính thức sau kỳ thực tập đấy nhé.

Đối với sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp thì điểm thực tập vô cùng quan trọng. Đó là lý do tại sao cần chuẩn bị CV cho sinh việc thực tập hoàn hảo để có cơ hảo tạo cơ hội xin việc tại các công ty tốt, điều này sẽ giúp ích cho con đường sự nghiệp sau này. Cùng tìm hiểu cách viết CV thực tập trong bài viết dưới đây!

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ quan trọng cho việc tốt nghiệp, trong đó điểm thực tập đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến xếp loại bằng cấp của sinh viên. Vậy nên các sinh viên phải dành thời gian tìm kiếm công ty phù hợp với chuyên ngành của mình, nếu vào thực tập tại các công ty tốt có tiếng thì sẽ khiến cho mẫu cv tiếng việt sau này của bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

Thông thường chỗ thực tập của sinh viên có thể do sinh viên tự tìm kiếm nộp mẫu CV thực tập hoặc được nhà trường giới thiệu cho các công ty liên kết với nhà trường. Dù tìm công ty thực tập theo cách nào thì sinh viên cũng phải chuẩn bị một bản CV xin việc cho sinh viên mới ra trường thực tập thật chuyên nghiệp và hoàn hảo để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Lý do cần chuẩn bị tốt CV cho sinh viên thực tập

Cho dù là thực tập sinh thì các công ty vẫn có yêu cầu nhất định mà cần được đáp ứng, đặc biệt là những công ty tốt thì tỉ lệ cạnh tranh cho vị trí thực tập sinh cũng cực cao vì nếu làm tốt thì có thể sau thời gian thực tập sẽ có cơ hội làm việc chính thức. Vậy nên đây là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp tạo tiền đề cho công việc sau này. Để giúp các bạn nâng cao cơ hội thực tập trong các công ty mình muốn thì hãy xem về bài viết này tại vieclam123 để được hướng dẫn viết CV xin thực tập cho mình.

2. Bí quyết cách viết CV xin thực tập cho sinh viên

2.1. Hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập

Cho dù là CV xin thực tập thì cũng cần phải đảm bảo các nội dung quan trọng và cơ bản của CV bao gồm: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cá nhân. Ngoài ra thì để nâng cao cơ hội cạnh tranh với các thực tập sinh khác thì trong CV cho thực tập sinh thì cần thêm mục người tham chiếu để tạo độ uy tín cho CV.

2.1.1. Thông tin cá nhân trong CV thực tập

Cũng như các loại CV thông thường khác thì sinh viên cần trình bày rõ ràng các loại thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, số điện thoại và địa chỉ email cá nhân. Để tạo sự chuyên nghiệp cho CV thì các thông tin cần phải điền chính xác, rõ ràng đặc biệt là địa chỉ email cần dùng email được đặt theo tên của mình tránh sử dụng các email đặt tên theo nickname hay bí danh.

Ngoài ra trong mẫu CV thực tập cũng nên đính kèm ảnh cá nhân để nhà tuyển dụng dễ nhận diện thí sinh và trông chuyên nghiệp hơn. Lưu ý nên chọn ảnh nghiêm túc, ăn mặc lịch sự để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, nếu như bạn muốn làm CV xin thực tập tại các công ty nước ngoài thì ở mục này bạn phải giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV để thể hiện được khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn cho nhà tuyển dụng.

CV cho sinh viên thực tập cần phải đủ các thông tin quan trọng

Nhà tuyển dụng kỳ vọng rất nhiều vào các thực tập sinh dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng lại có sự nhiệt huyết mà những người đi làm không có, vậy nên bạn cần phải làm nổi bật mong muốn và định hướng phát triển của bản thân trong con đường sự nghiệp sau này trong phần mục tiêu nghề nghiệp hay để họ thấy được bạn là người cầu tiến và có khả năng giúp ích cho công ty.

Ứng viên nên trình bày những ưu điểm của mình cho rằng phù hợp với vị trí công việc. Nếu từng có cơ hội làm việc trong vị trí tương đương thì nên đưa vào để gây sự chú ý của nhà tuyển dụng, đồng thời thể hiện mục đích khi làm mẫu CV thực tập sinh tại công ty.

2.1.3. Trình độ học vấn trong CV thực tập

Đối với những sinh viên đang chuẩn bị cho kỳ thực tập thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn nhiều. Vậy nên trong CV cho thực tập sinh nên chú trọng vào trình độ học vấn, đây là yếu tố giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác.

Để nâng cao cơ hội trúng tuyển hơn thì bạn nên chọn các công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học như vậy bạn sẽ dễ trình bày những ưu điểm thông qua kết quả học tập.

Làm nổi bật trình độ học vấn và định hướng nghề nghiệp trong CV cho thực tập sinh

Dù bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc hay chưa từng tham gia các công việc thực tiễn thì cũng không bỏ qua phần này trong CV cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm. Mục đích của phần này nhằm giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng áp dụng kiến thức lý thuyết lên công việc thực tế. 

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì có thể trình bày về các hoạt động từng tham gia trong quá trình học tập liên quan đến vị trí định xin thực tập. Nhà tuyển dụng không quá gắt gao về vấn đề này khi đọc mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm vì mục đích bạn xin thực tập là để học hỏi nên đó là điều dễ hiểu.

2.1.5. Kỹ năng cá nhân trong CV thực tập

Đây là mục để bạn trình bày về những ưu điểm của bản thân mà nghĩ rằng nó sẽ giúp ích cho công việc. Bạn nên trình bày về các kỹ năng văn phòng và kỹ năng mềm đã tích lũy được trong suốt thời gian học tập và làm việc như thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng thuyết trình, lập kế hoạch, kỹ năng thuyết phục - đàm phán, khả năng giao tiếp tốt, thành thạo tiếng Anh,...

Tuy nhiên không nên liệt kê quá nhiều mà nên chọn lọc những kỹ năng bạn cho là sáng giá nhất để đưa vào mẫu CV thực tập phù hợp với vị trí định xin thực tập như vậy sẽ tối ưu hiệu quả.

Trình bày các ưu điểm của bản thân trong CV thực tập

Đối với các CV thực tập sinh thì đây là mục không thể thiếu nếu bạn muốn nâng cao cơ hội cạnh tranh với các đối thủ khác. Mục người tham khảo trong CV là gì đó tương đương với một lá thư giới thiệu có thể từ nhà trường hoặc thầy cô từng giảng dạy cho bạn. Điều này như một sự xác thực với các thông tin bạn trình bày trong CV tạo sự uy tín và đáng tin cậy hơn.

Hơn nữa, khi có sự xác nhận của những người có tiếng nói và uy tín thì khả năng bạn xin thực tập tại các công ty lớn càng dễ hơn, ngay cả sau này khi đi xin việc khác thì phần người tham chiếu cũng rất cần thiết nên đừng bỏ qua mục này.

2.1.7. Các mục khác trong CV thực tập

Ngoài những yếu tố nêu trên thì trong CV cho thực tập có thể trình bày thêm cả về sở thích, tính cách cá nhân trong CV, các bằng cấp chứng chỉ hay giải thưởng từng đạt được trong quá trình học tập [nếu có] cùng các hoạt động ngoại khóa từng tham gia.

Nhà tuyển dụng không chú trọng vào kinh nghiệm của sinh viên thực tập mà họ đánh giá các yếu tố về học thức, tính cách và sự hội nhập trong môi trường mới.

Tất cả các thông tin bạn trình bày trong CV thực tập sinh đều là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tiềm năng và phù hợp của bạn, vậy nên hãy chắt lọc những điểm sáng giá để đưa vào CV tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Để khiến cho CV thêm uy tín thì cần bổ sung các mục khác

- Các thông tin trình bày trong cách viết CV thực tập phải hoàn toàn trung thực, đúng với sự thật không nên nói dối vì khi đến vòng phỏng vấn bạn sẽ bị lỗ và gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tốt nhất nên dựa vào sự thật kết hợp ưu điểm lớn nhất của bản thân để gây ấn tượng với họ.

- Trình bày CV thực tập sinh phải thật chuyên nghiệp với bố cục khoa học hợp lý, rõ ràng, ngắn gọn, các nội dung phải được viết dưới dạng gạch đầu dòng để dễ theo dõi. Nội dung của CV sẽ được gói gọn trong 1 trang A4 tránh dài dòng, tập trung vào ý chính.

- Tuyệt đối tránh các lỗi chính tả, chỉ cần một lỗi nhỏ cũng đủ khiến bạn bị loại và đánh giá là người không cẩn thận. Vậy nên hãy kiểm tra CV thực tập thật kỹ càng trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

- Thiết kế, trang trí CV với màu sắc hài hòa không nên chọn quá nhiều màu mè gây rối mắt. Hiện nay có rất nhiều trang web tuyển dụng trực tuyến hỗ trợ ứng viên thiết kế CV mẫu cho sinh viên thực tập, chẳng hạn như vieclam123.vn với muôn vàn mẫu mã đa dạng với nhiều phong cách khác nhau cho ứng viên lựa chọn, các bạn có thể trải nghiệm tính năng này ngay tại website vieclam123.vn

Lưu ý khi viết CV cho sinh viên thực tập

Bên trên là những thông tin mà các bạn sinh viên cần nắm được đặc biệt là sinh viên năm cuối. Thực tập được tính là một trong những môn cuối cùng để hoàn thành thủ tục ra trường vậy nên hãy chuẩn bị CV thực tập thật kỹ để xin vào các công ty tốt phù hợp với chuyên ngành của mình.

Video liên quan

Chủ Đề