Hưởng dẫn vợ chồng trẻ chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai

Vì sao ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai?

Cha mẹ không chuẩn bị tốt tâm lý từ trước khi mang thai là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà mẹ bị trầm cảm/trầm buồn sau sinh

Chuẩn bị làm cha mẹ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi chúng ta, cho dù là lần làm cha mẹ đầu tiên hay là những lần sau đó. Cuộc sống của gia đình bắt đầu có sự thay đổi từ khi em bé mới tượng hình trong bụng mẹ. Sau khi bé chào đời thì cuộc sống của gia đình có sự thay đổi lớn, thậm chí có thể làm đảo lộn trật tự vốn có trong nhà, khiến nhiều ông bố bà mẹ không kịp thích ứng, bị sốc và không biết phải làm gì.

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí VOV điện tử [vov.vn], trên thế giới có khoảng 20% phụ nữ sau sinh bị trầm cảm, và ở Việt Nam là 33%. Số bà mẹ bị trầm buồn sau sinh [một dạng nhẹ hơn của trầm cảm] lên tới 80%. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do cha mẹ chưa được chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai tốt nhất.

Ba mẹ không được chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi mang thai sẽ có hậu quả gì?

Ba mẹ chuẩn bị tốt tâm lý trước khi mang thai có thể tác động tích cực tới sức khỏe, quá trình phát triển và tính cách của bé  sau khi chào đời

Không có sự chuẩn bị về tâm lý chu đáo khiến người vợ cảm thấy căng thẳng, áp lực không cần thiết còn người chồng lại không có đủ sự quan tâm và thông cảm đối với vợ. Cùng với đó cả ba và mẹ không có sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ về sức khỏe và tinh thần của bà bầu, khiến các chị em bị trầm buồn hoặc trầm cảm ngay từ khi mang thai đến một khoảng thời gian rất dài sau sinh. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách của trẻ từ sau khi chào đời đến lúc trưởng thành, thậm chí là trong cả cuộc đời.

Mang thai và sinh con còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, các cặp vợ chồng phải đối mặt với một loạt các vấn đề như sức khỏe, học hành, ăn uống, vui chơi, sinh hoạt của bé từ khi mang thai đến khi trẻ chào đời, khôn lớn, trưởng thành. Vì thế ba mẹ cần có tìm hiểu kinh nghiệm chuẩn bị mang thai để bé có điều kiện tốt nhất từ khi hình thành đến lúc chào đời và khôn lớn.

Ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai?

Bà mẹ nên bổ sung axit folic và sắt trước khi mang thai ít nhất 1 – 3 tháng

Bên cạnh chuẩn bị tâm lý tốt nhất, trước khi mang thai cha mẹ cũng cần chuẩn bị những điều sau:

  • Tài chính: Các cụ xưa có câu “Được đứa con mất non cơ nghiệp” cho thấy ngay từ xưa chi phí để sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh không hề thấp, thậm chí còn rất lớn. Ngày nay mang thai sẽ cần tiền mua thuốc bổ bà bầu, khám thai và xét nghiệm định kỳ, thực phẩm bổ dưỡng cho bà mẹ,… Sinh con ra sẽ cần tiền viện phí lúc sinh nở, thuốc bổ cho bà mẹ sau sinh, bỉm, sữa, quần áo, thăm khám, thuốc men cho bé cùng rất nhiều chi phí phát sinh khác ngay cả khi bé hoàn toàn khỏe mạnh. Cùng với đó, thu nhập của bà mẹ cũng bị mất đi trong thời gian nghỉ đẻ. Vì thế, ngay khi có kế hoạch sinh con các cặp vợ chồng cũng cần chuẩn bị tài chính tốt nhất cho giai đoạn mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng con sau này.
  • Khám tiền sản: Để đánh giá khả năng sinh sản của các cặp đôi tại thời điểm muốn sinh con, phòng tránh, phát hiện sớm các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai cũng như sức khỏe thai kỳ, quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Khám tiền sản là cách để ba mẹ chuẩn bị sức khỏe sinh sản tốt nhất trước khi thụ thai, ngăn ngừa bệnh lý và dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Nền tảng sức khỏe: Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, ba mẹ cần chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt nhất. Cả 2 vợ chồng cần thực hiện một số hoạt động thể dục thể thao để tăng cường thể lực. Người cha kiêng sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích,… Người mẹ kiêng tương tự người cha, đồng thời còn cần uống sắt acid folic, tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ về thời điểm tiêm và các loại vaccine đã được WHO khuyến cáo cần tiêm cho bà mẹ chuẩn bị mang thai.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Chuẩn bị mang thai người cha cần tăng chất lượng tinh trùng bằng cách ăn thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin C, lysine như thịt bò, thịt gà, cá, hàu, trứng gà ta, cam, xoài, cà chua, bông cải xanh, yến mạch,… Bà mẹ cần được ăn đa dạng thực phẩm, không được ăn chay trường hay ăn kiêng khi không có khuyến cáo của bác sĩ. Bà mẹ chuẩn bị mang thai nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, canxi, DHA, vitamin C, D và vitamin nhóm B như thịt bò, thịt gà, sữa, trứng, cá hồi, hàu, ngũ cốc nguyên cám, rau có lá màu xanh đậm, các loại hạt và các loại quả hạch, cam, dưa hấu, dâu tây, kiwi, bơ, chuối,…

Trước khi mang thai ba mẹ cũng cần chuẩn bị những kiến thức sinh sản cơ bản như cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục, phương pháp mang thai tự nhiên, cách chăm sóc sức khỏe trước – trong và sau thai kỳ [bao gồm cả sắt nên uống sáng hay tối], cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Cùng với chuẩn bị tốt tâm lý trước khi mang thai, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ tạo được điều kiện tốt nhất cho bé yêu ngay từ khi chưa hình thành, trong suốt quá trình phát triển khi còn là bào thai đến sau khi chào đời, khôn lớn,…

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY

ƯU ĐÃI

  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp

PHÍ VẬN CHUYỂN

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Các nghiên cứu của Dunkel Schetter C. và Tanner L. được công bố vào năm 2012 đã chỉ ra rằng sức khỏe tinh thần và cảm xúc trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến kết quả sinh nở cũng như trạng thái tinh thần trong giai đoạn sau sinh. Vì vậy, bạn có thể thực hiện các bước sau đây để giữ cho mình tinh thần khỏe mạnh. Hãy cùng AVAKids xem xét kỹ hơn một số cách khác nhau mà bạn có thể chuẩn bị tinh thần thật vững vàng để mang thai nhé.

1Hiểu rõ các yếu tố rủi ro mà bạn có thể gặp

Mẹ bầu cần được quan tâm trong giai đoạn mang thai. Nguồn: Getty Images

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến phần lớn các bà mẹ mới sinh. Đối với phụ nữ, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu khiến họ phải tìm kiếm liều pháp chữa trị y khoa. Bởi vì trầm cảm sau sinh có thể có tác động lớn đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh, nên việc tìm ra các cách để ngăn ngừa và điều trị chứng rối loạn này là rất cần thiết.

Ai cũng có khả năng mắc chứng trầm cảm sau sinh. Nguồn: Getty Images

Hiểu rõ các yếu tố rủi ro liên quan đến trầm cảm sau sinh có thể rất hữu ích cho bạn. Mặc dù không thể dự đoán ai sẽ bị và không bị ảnh hưởng. Nhưng ít nhất, việc nhận thức được bất kỳ yếu tố nguy cơ nào bạn có thể mắc phải, cũng có thể giúp bạn nhận biết các dấu hiệu đầu tiên.

Những phụ nữ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn bao gồm:

  • Những người có tiền sử trầm cảm và lo lắng
  • Tỷ lệ mắc chứng trầm cảm sau sinh trong quá khứ
  • Xung đột hôn nhân
  • Tiền sử gia đình mắc trầm cảm sau sinh
  • Tiền sử gần đây về các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như biến chứng thai kỳ
  • Hệ thống hỗ trợ kém

Bác sĩ khám, theo dõi sức khỏe mẹ bầu. Nguồn: Getty Images

Nghiên cứu của Carta G. và các cộng sự vào năm 2015 đã tìm ra rằng bất kỳ ai cũng có thể thực hiện những bước để ngăn ngừa hoặc giảm bớt chứng trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra  rằng những phụ nữ chuẩn bị tâm lý cho việc mang thai thường ít bị trầm cảm hơn sau khi sinh. 

Các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất được chỉ ra bởi nghiên cứu bao gồm liệu pháp trao đổi giữa bạn và người thân, bác sĩ thăm khám tại nhà sau sinh hoặc hỗ trợ qua điện thoại sau sinh và chăm sóc hộ sinh sau sinh. Việc nhận thức sớm về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm lý mang thai cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm là vấn đề thường gặp của mẹ bầu. Nguồn: Getty Images

Nhận thức được bất kỳ yếu tố nào có nguy cơ gây trầm cảm là rất quan trọng. Mặt khác, bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau sinh. Ngay cả khi bạn chưa từng mắc chứng trầm cảm hoặc lo lắng trong quá khứ, bạn vẫn có thể mắc chứng trầm cảm sau khi sinh. Đó là lý do tại sao việc phải nhận thức được những dấu hiệu và triệu chứng này là thiết yếu, vì điều đó có thể giúp bạn chuẩn bị sự phòng ngừa cần thiết nếu bạn nghĩ rằng mình có thể mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau khi sinh có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng, tuy nhiên sau đây là một số dấu hiệu dễ thấy mà bạn có thể lưu ý:

  • Khó tập trung
  • Cảm giác hụt ​​hẫng
  • Dễ xúc động
  • Có ý định tự tử
  • Vô cảm khi thấy em bé của người khác
  • Lo lắng
  • Có nhiều suy nghĩ phiền nhiễu

Mẹ bầu cần có sự quan tâm của bác sĩ trong khi mang thai. Nguồn: Getty Images

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có các triệu chứng của trầm cảm sau sinh hoặc các cảm giác khác khiến bạn lo lắng, hãy thảo luận ngay với các bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp về cách tự chăm sóc, các liệu pháp tâm lý, thuốc điều trị, các cộng đồng hỗ trợ hoặc một số phương pháp điều trị kết hợp.

Việc chuẩn bị tinh thần tốt hơn để sinh con cần bạn phải có một nhận thức đầy đủ về các triệu chứng của trầm cảm sau sinh để có thể liên hệ ngay với bác sĩ khi bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc chứng trầm cảm hoặc lo lắng.

Bài viết liên quan: Triệu chứng trầm cảm thai kỳ - bóng đen cảm xúc của mẹ bầu

2Dự đoán những gì sẽ xảy đến trong quá trình mang thai

Mẹ bầu theo dõi quá trình mang thai. Nguồn: Getty Images

Chuẩn bị kế hoạch trước là một điều tốt, tuy nhiên việc mang thai có thể không thể đoán trước được và đôi khi có thể khiến bạn vỡ kế hoạch. Bạn có thể chuẩn bị tinh thần cho việc mang thai bằng việc trau dồi sự hiểu biết về những gì bạn dự đoán sẽ xảy ra trong giai đoạn trước khi sinh. 

Mang thai có thể khiến bạn tăng cân, thèm đồ ăn lạ, đau nhức cơ thể , tiếp đến là cảm giác buồn nôn.  Để tránh khỏi bỡ ngỡ khi mang thai, bạn hãy tìm hiểu thêm về một số triệu chứng phổ biến và hiếm gặp liên quan đến thai kỳ mà bạn có thể gặp phải nhé.

Mẹ bầu đọc sách để chuẩn bị cho việc sinh con. Nguồn: Getty Images

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo qua sách, trang web, blog và tạp chí nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị một tinh thần thật sự vững vàng vì “người tính không bằng trời tính” và bạn có thể gặp những tình huống bất ngờ không đỡ được đấy. 

Bài viết liên quan: Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai

3Tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh

Khi vợ đang mang bầu, người chồng cần dịu dàng với cô ấy và luôn sẵn sàng giúp đỡ khi cô ấy cần. Nguồn: Getty Images.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh trong giai đoạn trước khi sinh là rất quan trọng, cho dù sự hỗ trợ này đến từ chồng, các thành viên khác trong gia đình, cha mẹ hoặc bạn bè của bạn. Nghiên cứu từ năm 1976 của Cobb S. đã chỉ ra rằng hỗ trợ xã hội có thể bảo vệ bạn và chống lại những hậu quả sức khỏe tiêu cực do căng thẳng trong cuộc sống gây ra.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 1991 bởi Gjerdingen DK và cộng sự cũng cho thấy sự hỗ trợ của mọi người xung quanh trong thời gian trước và sau khi sinh có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của người mẹ sau sinh.

Các cộng đồng hỗ trợ mẹ trong giai đoạn mang thai. Nguồn: Getty Images

Đây là một số mẹo hay để bạn có thể đảm bảo tìm kiếm được sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh

  • Trò chuyện trực tiếp với chồng của bạn: hãy mạnh dạn bày tỏ về mối quan tâm của bạn và yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn cần.
  • Gia đình và bạn bè là nơi bạn có thể nương tựa: hãy cho những người thân yêu của bạn biết khi bạn cần sự giúp đỡ.
  • Tham gia một cộng đồng các bậc cha mẹ: Những cộng đồng này là nơi cực kỳ hữu ích khi các thành viên sẽ chia sẻ kinh nghiệm từng trải của họ với bạn. Các khóa học về việc chuẩn bị mang thai, sinh con, cho con bú và nuôi dạy con cái cũng có thể là những nơi tuyệt vời để gặp gỡ những “đồng bỉm” - những người có thể cho bạn rất nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình mang thai.

4Nhận thức được sức khỏe tinh thần là vô cùng quan trọng

Sức khỏe tinh thần của mẹ là điều cần quan tâm. Nguồn: Getty Images

Các mối quan tâm về sức khỏe khi mang thai thường chỉ tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe thể chất của người phụ nữ đến mức người ta dễ dàng bỏ qua tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần. Mang thai đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời đối với hầu hết mọi người, và nó đòi hỏi những sự điều chỉnh tâm lý để đối phó với những tác động lớn đến sức khỏe cảm xúc của người phụ nữ.

Theo nghiên cứu của Dunkel Schetter C. và Tanner L. [2012],  căng thẳng khi mang thai không chỉ tạo tác động tiêu cực cho người mẹ mà còn cho cả trẻ sơ sinh. Trẻ em sinh ra từ những phụ nữ bị căng thẳng trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao mắc các biến chứng khi sinh bao gồm trẻ sinh nhẹ cân, sinh non và thai nhi kém phát triển.

Chồng đồng hành cùng mẹ trong quá trình mang thai. Nguồn: Getty Images

Nếu bạn có tiền sử trầm cảm hoặc lo lắng, hãy đến gặp và trò chuyện với bác sĩ về những lo lắng của bạn trước khi thụ thai. Như vậy, bạn mới có thể giải quyết mọi lo lắng về cảm xúc mà bạn đang trải qua khi mang thai và tạo tiền đề cho sức khỏe tinh thần tốt hơn cả trước và sau khi sinh.

Dưới dây là một số cách thức để bạn có thể chăm sóc bản thân về mặt tinh thần:

  • Ưu tiên sức khỏe tâm lý của bạn.
  • Loại bỏ những lời nói tiêu cực về bản thân.
  • Dành thời gian cho chính bạn.
  • Tham gia một khóa học về sinh con hoặc nuôi dạy con cái.
  • Nói chuyện với người bạn đời về cách bạn dự định làm cha mẹ.
  • Thảo luận về cách ứng phó với những tình huống xấu có thể phát sinh.
  • Sử dụng các phương pháp quản lý cảm xúc  để giảm thiểu stress và lo âu.

Bài viết liên quan: 9 mẹo chăm sóc tinh thần cho các bậc phụ huynh 

5Chuẩn bị tinh thần cho bé khi sắp lên chức anh/chị 

Mẹ thông báo về việc bé sắp lên chức anh/chị. Nguồn: Getty Images.

Bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý cho những đứa con hiện tại của mình trước sự xuất hiện của một đứa em mới của chúng. Một số bé có thể háo hức chờ đợi một em trai hoặc em gái, nhưng các bé cũng có thể có các cảm xúc như sợ hãi, ghen tị và lo lắng.

Bạn có thể giúp con có một tinh thần khi mẹ mang thai bằng cách đảm bảo dành thời gian và sự quan tâm cho con. Phụ huynh nên làm cho bé cảm thấy rằng bé sẽ có một phần trọng trách trong cả thai kỳ của bạn, và bé có thể giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng chào đón em bé mới. Bằng việc chọn đồ dùng cho em bé, giúp mẹ chuẩn bị không gian cho bé, và thậm chí bàn luận về việc đặt tên em bé, các anh chị tương lai của em bé sẽ cảm thấy thoải mái và được trân trọng hơn.

Bé tập làm quen với việc có thành iên mới. Nguồn: Getty Images

Bạn cũng nên lưu ý đừng tạo áp lực quá lớn lên các bé và đừng khiến chúng cảm thấy rằng những phản ứng cảm xúc là sai hoặc không tốt, ngay cả khi những phản ứng đó có thể là tiêu cực. Sự chấp nhận, chú ý và quan tâm tích cực vô điều kiện có thể giúp các bé cảm thấy hào hứng với sự xuất hiện của một em bé mới trong gia đình.

6Gợi ý

Chuẩn bị cho việc mang thai là việc quan trọng. Nguồn: Getty Images

Trước khi quyết định mang thai, hãy đánh giá tình hình hiện tại và nhu cầu cá nhân của bạn. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và đảm bảo rằng bạn có thể giải quyết được căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống, đặc biệt tìm kiếm những nguồn hỗ trợ vững chắc và ưu tiên sức khỏe tinh thần của bạn lên hàng đầu. Bằng cách tập trung vào việc chăm sóc bản thân, cả về thể chất và tinh thần, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

*Nội dung của Avakids chỉ có tính chất tham khảo. Vui lòng đến trung tâm y tế để được chẩn đoán hoặc điều trị y khoa chính xác*

Phương Trúc tổng hợp từ Verywell Family

1. Dunkel Schetter C, Tanner L. Anxiety, depression and stress in pregnancy: implications for mothers, children, research, and practice. Curr Opin Psychiatry. 2012;25[2]:141–148. doi:10.1097/YCO.0b013e3283503680

2. O'hara MW. Postpartum depression: what we know. J Clin Psychol. 2009;65[12]:1258-69. doi:10.1002/jclp.20644

3. Carta G, D'alfonso A, Parisse V, Di fonso A, Casacchia M, Patacchiola F. How does early cognitive behavioural therapy reduce postpartum depression? Clin Exp Obstet Gynecol. 2015;42[1]:49-52

4. American Academy of Pediatrics. Depression During & After Pregnancy: You Are Not Alone

5. Cobb S. Presidential Address-1976. Social support as a moderator of life stress. Psychosom Med. 1976;38[5]:300-14

6. Gjerdingen DK, Froberg DG, Fontaine P. The effects of social support on women's health during pregnancy, labor and delivery, and the postpartum period. Fam Med. 1991;23[5]:370-5

7. Hetherington E, Doktorchik C, Premji SS, Mcdonald SW, Tough SC, Sauve RS. Preterm Birth and Social Support during Pregnancy: a Systematic Review and Meta-Analysis. Paediatr Perinat Epidemiol. 2015;29[6]:523-35. doi:10.1111/ppe.12225

Video liên quan

Chủ Đề