Hướng Tây Bắc Đông Nam của các dãy núi Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền

Hướng nghiêng, hướng núi, độ cao địa hình ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam.

1.    Hướng nghiêng: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam, thấp dần ra biển, tạo điều kiện các khối khí có thể tác động sâu vào trong lục địa. Kết hợp với vai trò Biển Đông, làm khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

2.    Hướng núi:

Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía Bắc nhiệt độ xuống thấp.

Hướng tây bắc – đông nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn Đông Bắc.

+ Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió Tây Nam thổi đầu mùa hạ, đã gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; sau khu vượt núi, các khối khí bị biến tính trở nên khô nóng cho sườn đông [ven biển miền Trung], nhiệt độ cao. Ngược lại, mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có độ ẩm cao; sườn tây [Tây Nguyên] là mùa khô - nóng. Đây là sự đối lập mùa mưa và mùa khô giữa 2 sườn đông – tây Trường Sơn [sự phân hóa Đông – Tây].

+ Dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc, tạo ra sự phân hóa Bắc – Nam.

3.    Độ cao địa hình:

Nước ta có địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của khí hậu vẫn được bảo toàn.

Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy, những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. Điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnh Panxipang cao 3143m – là khu vực duy nhất của nước ta có đầy đủ ba đai cao của khí hậu [đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi].

Fanpage: Địa lí thầy Tùng.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 81 SGK Địa lí 9

Đề bài

Quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

Lời giải chi tiết

Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta, bị chắn lại ở phía Tây dải núi Trường Sơn Bắc và gây mưa cho khu vực này.

Gió này khi vượt qua núi bị biến tính trở nên khô nóng và vô cùng khắc nghiệt [gọi là gió Lào] làm ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ đồng bằng ven biển phía Đông.

Vào mùa đông, dãy Trường Sơn Bắc đón gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn ở nhiều địa phương.

⟹ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.

loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

Vùng Bắc Trung Bộ – Dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ [sgk trang 81].. + Dải Trường Sơn Bắc đã tạo bức chắn đối với các hướng gió thổi đến Bắc Trung Bộ:

+ Dải Trường Sơn Bắc đã tạo bức chắn đối với các hướng gió thổi đến Bắc Trung Bộ:

– Chắn gió mùa Tây Nam, gây ra gió phơn tây nam khô nóng thổi xuống dải đồng bằng ven biển vào đầu mùa mưa [khoảng tháng 5 đến tháng 7].

– Chắn gió mùa đông Bắc, các khối khí ẩm từ biển vào [do bão, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới], gây mưa lớn ở nhiều địa phương.

+ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.

Câu hỏi: Phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng Bắc Trung Bộ?

Lời giải:

1] Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi Bắc Trung Bộ.

Dãy Trường Sơn Bắc chạy liên tục dọc phía Tây vùng Bắc Trung Bộ từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Nó tác động mạnh đến các yếu tố tự nhiên của vùng.

a, Địa hình

Góp phần hình thành các dạng địa hình của vùng: đồng bằng, ven biển. 

Quy định hướng địa hình: Tây Bắc- Đông Nam. 

Chạy sát biển kết hợp các dãy núi đâm ngang: Đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt manh mún. 

b, Khí hậu

Kết hợp với hoàn lưu khí quyển, bức xạ Mặt Trời tạo nên sự khác biệt trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

Vào mùa hè, dãy Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm do gió mùa Tây Nam đem tới tạo hiệu ứng phơn, thời tiết khô nóng. 

Vào mùa đông, kết hợp các dãy núi đâm ngang đón gió mùa Đông Bắc, hội tụ, bão gây mưa lớn vào mùa đông.

Phân hóa khí hậu theo đai cao. 

c, Sông ngòi

Dãy Trường Sơn Bắc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm sông ngòi của vùng, đặc biệt là chiều dài, diện tích lưu vực, hướng chảy và tốc độ dòng chảy. [0,25đ]

Núi chạy sát biển: sông ngắn, dốc, chuyển tiếp nhanh từ miền núi – đồng bằng – ra biển, hàm lượng phù sa ít.

Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam làm cho hướng sông hầu hết là hướng Tây – Đông. [0,25đ] Kết hợp với khí hậu, nhịp điệu mùa của sông trùng với mùa khí hậu, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn vào mùa mưa

Những khó khăn

Vùng núi nhiều tiềm năng nhưng khó khai thác.

Bắc Trung Bộ gánh chịu hầu hết các loại thiên tai của nước ta: 

Hạn hán vào mùa khô: thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt

Lượng mưa lớn nhưng tập trung vào mưa: lũ lụt.

Thiên tai khác: lở đất, cháy rừng, động đất,..

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của gió mùa và hướng các dãy núi đến sự khác biệt khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên.

Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông và Tây Trường Sơn.

Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

A. Vĩ độ

B. Gió mùa

C. Địa hình

D. Vị trí gần hay xa biển

Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông [hướng đông bắc - tây nam] vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió [sườn đông] tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" [hay quen được gọi là "gió lào"] được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

Video liên quan

Chủ Đề