IELTS dành cho đối tượng nào

Nhà nhà nói về Ielts, người người nhắc đến Ielts. Trong cái thời đại mà “đi du học” trở thành ước mơ của nhiều người, thì việc sở hữu một tấm bằng Ielts là điều kiện bắt buộc. Nhưng mà thực tế thì không nhiều người biết Ielts chính xác là cái gì hay thi cử như thế nào. Đặc biệt đối với các bạn mới bắt đầu tự học Ielts thì lại càng mù mờ giữa biển thông tin nhiều đến “choáng”. Dưới đây là một tóm tắt ngắn gọn của mình về kỳ thi và chứng chỉ Ielts dành cho các bạn đang bắt đầu có dự định học (đặc biệt là tự học) Ielts.

IELTS dành cho đối tượng nào

  1. Ielts là gì?

Ielts (The International English Language Testing System) là một chứng chỉ đánh giá khả năng Tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Bằng Ielts có giá trị 2 năm kể từ ngày cấp. Bạn có thể thi Ielts bao nhiêu lần tuỳ ý (và tuỳ túi tiền :D). Bài thi Ielts được thực hiện trên giấy (trừ phần thi nói).

  1. Ielts dành cho đối tượng nào?

Mình có viết 1 bài chi tiết về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo ở đây. Tóm tắt lại là nếu bạn muốn đi du học ở nước sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy thì nên cố gắng có được cái bằng Ielts.

  1. Ielts được chấp nhận ở đâu?

Phải nói ngay là Ielts cực kỳ phổ biến. Âu, Á, Úc,…thậm chí 80% các trường ở Mỹ giờ cũng đã chấp nhận Ielts rồi. Ngay cả ở những nước không nói tiếng Anh như Đức hay Ba Lan, Ielts cũng là chứng chỉ ngôn ngữ bắt buộc khi sinh viên quốc tế muốn nộp đơn vào các trường đại học. Mình chỉ lưu ý là nếu các bạn đã chọn được trường rồi thì cứ vào thẳng website để xem yêu cầu về chứng chỉ ngôn ngữ, còn nếu bạn chỉ mới nghĩ đến việc đi du học ở nước nào đó (không phải Mỹ*) thì cứ Ielts thẳng tiến.

*Mặc dù ở Mỹ, 80% các trường đã chấp nhận Ielts thì mình vẫn khuyên các bạn nên học TOELF nếu có ý định đi du học Mỹ. Dù sao thì TOELF ở Mỹ được chấp nhận tới 100% lận :D.

  1. Đăng ký thi Ielts như thế nào?

Theo mình biết ở Việt Nam hiện tại có 2 đơn vị tổ chức thi Ielts là BC và IDP. Quy trình cực đơn giản, đăng ký trực tiếp hoặc online đều được. Mình chỉ mới thi ở BC Hồ Chí Minh, đăng ký như sau:

  • Lên website để chọn ngày thi: http://www.britishcouncil.vn/thi/ky-thi-ielts/le-phi-dia-diem-thi-ielts –> thường thì sẽ có ngày thi của cả năm, bạn có thể chọn bất kỳ ngày nào, miễn tiện cho kế hoạch học tập. Lưu ý là ngày thi nếu đã đăng ký rồi vẫn có thể dời được nhé.
  • Mang tiền (4.500.000 VND), 1 hình thẻ (phông trắng, không mang kính, kiểu hình khi chụp passport ý), 1 bản photo chứng minh hoặc passport đến 25 Lê Duẩn (gửi xe ở bệnh viện Nhi Đồng gần đó)
  • Sau khi điền đơn xong bạn sẽ được cấp cho 1 cái thẻ để học ở thư viện của BC, thẻ này sẽ hết hạn vào ngày bạn thi –> kinh nghiệm của mình là cứ đăng ký sớm để vào thư viện học cho sướng, vừa mát vừa nhiều sách vừa yên tĩnh cực kỳ 🙂

*Nhiều bạn bị phân vân không biết nên thi ở BC hay IDP. Theo cá nhân mình thì bạn ở gần trung tâm nào nên đăng ký trung tâm đó. Lý do là:

– đề thi giống nhau

– dịch vụ tốt ngang nhau

– giám thị coi thi speaking gần như không có khác biệt gì về chất giọng hay cách nói chuyện (bỏ ngay lầm tưởng về việc thi speaking ở BC thì nói giọng Anh còn ở IDP thì nói giọng Úc nhé, trên thực tế là nguồn giám thị đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, cứ đủ chuẩn thì làm giám thị thôi không có phân biệt vùng miền)

– chấm thi writing như nhau (việc chấm writing là theo barem, không hề cảm tính, và mình khẳng định những suy nghĩ kiểu trung tâm này chấm điểm cao hơn trung tâm kia là sai hoàn toàn nhé)

Vậy nên bạn cứ đăng ký thi chỗ nào gần nhà bạn để tiện cho việc lên thư viện học bài mỗi ngày, đó mới chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn được điểm cao khi thi Ielts.

  1. Thi Ielts là thi cái gì?

Kỳ thi Ielts gồm 4 phần như sau:

  • Reading: 3 bài đọc và 40 câu hỏi, làm trong 60 phút. Giang hồ đồn đại là thứ tự các bài đọc được sắp xếp từ dễ đến khó. Các dạng câu hỏi thường ra là matching heading (nối đoạn văn trong bài với câu tóm tắt ý), multiple choice (chọn phương án trả lời đúng), filling gap (điền vào chỗ trống), True/ false/ not given,…
  • Listening: 4 bài nghe và 40 câu hỏi. Theo cảm nhận của mình là part 1 dễ nhất, part 4 khó nhất, part 2 và part 3 khó vừa vừa.
  • Writing: gồm 2 bài viết, task 1 viết khoảng 150 từ trong 20 phút, task 2 khoảng 250 từ trong 40 phút. Phần này hay được coi là ác mộng trong kỳ thi Ielts.
  • Speaking: 3 phần. Phần 1 hỏi đáp về thông tin cá nhân, phần 2 phát cho 1 chủ đề, 1 phút chuẩn bị 2 phút nói, phần 3 sẽ hỏi các vấn đề liên quan đến chủ đề vừa nói.

–>Cần lưu ý rằng nội dung kiến thức của kỳ thi Ielts toàn những thứ cơ bản, tức là dù bạn đang học cấp 3 thì vẫn có thể thi được điểm cao như thường. Nên đừng có mặc cảm tự ti kiểu có biết gì đâu mà thi hay mấy thứ cao siêu còn viết bằng tiếng Anh thì ai hiểu nổi 🙂

Thông thường, bạn sẽ thi Reading, Listening và Writing cùng lúc (thường bắt đầu thi lúc 9h sáng thứ 7, kết thúc lúc khoảng 12h). Speaking thi theo lịch của đơn vị tổ chức (buổi chiều cùng ngày hoặc một vài ngày sau đó).

  1. Khi nào có kết quả Ielts?

Bạn sẽ có kết quả thi sau 2 tuần. Nhập mã thí sinh trên thẻ dự thi (thẻ được phát vào ngày thi, nhớ giữ kỹ) vào website, tim đập thình thịch vài giây là kết quả sẽ hiện ra. Mình đã thi 3 lần rồi mà lần nào xem kết quả cũng ngất như thường :D. Bạn đến chỗ hồi trước đăng ký thi để nhận bản gốc kết quả. Lưu ý là bản gốc chỉ được cấp 1 lần, mất là phải thi lại nhé.

Trên đây là một số điều cơ bản về kỳ thi và chứng chỉ Ielts, có điều nào mà bạn còn thắc mắc không? Comment bên dưới và mình sẽ cố gắng trả lời nhé 🙂

Tiếp theo Note Những điều cần phải biết khi tự học Ielts (part 1) nhé cả nhà 🙂

6. Trình độ của mình đang là abc, mình muốn tự học Tiếng Anh đạt xyz đểm, có được không? Câu hỏi này ad nhận được không biết bao nhiêu lần từ inbox, ask đến mail :D. Ad xin trả lời ngay và luôn là ĐƯỢC, với điều kiện là bạn phải có phương pháp, thời gian và lòng quyết tâm. Làm sao để có phương pháp, hỏi Google. Làm sao để có thời gian và lòng quyết tâm, hỏi chính bạn :D.

IELTS dành cho đối tượng nào

7. Mình muốn học Ielts mình nên bắt đầu từ đâu? Điều đầu tiên mà ad muốn khuyên cả nhà là bạn nên bắt đầu bằng việc BIẾT MÌNH, tức là hãy thành thật với trình độ Tiếng Anh của mình hiện tại. Vậy ,làm sao để biết mình đang ở đâu?, rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy 1 đề Ielts reading và listening trong Recent Actual Test + writing trong Cam ra làm, căn thời gian y chang như khi thi thật rồi tự chấm điểm (sách Recent Actual Test hình như trên mạng không có ebook, nhưng ad nghĩ đáng bỏ tiền ra mua :D; trên Internet có dịch vụ chấm điểm writing online cho những bạn không nhờ được ai :D). Mất 1 buổi sáng, bạn vừa biết format đề thi như thế nào, vừa biết mình ra sao luôn :D.

8. Học bao lâu sẽ lên được abc chấm? Theo tài liệu gì đấy ad đọc được (bộ Cam thì phải :D) thì người ta tính sơ sơ bạn sẽ mất khoảng 200 giờ học có-hiệu-quả để lên 1 chấm. Như vậy, nếu 1 ngày bạn học 2 tiếng thì bạn sẽ mất khoảng 3 tháng. Nghĩa là sẽ không bao giờ có chuyện bạn học vài ngày được 1 tiếng mà sau 1 tháng từ 6.0 lên 7.0. Tuy nhiên, nếu 1 ngày bạn học quá nhiều thời gian thì cũng chưa hẳn là tốt, trừ khi bạn đã quen như vậy. Ad thấy học 1 ngày khoảng 2h là ổn, học nhiều quá dễ bị tẩu hỏa nhập ma, và cũng còn nhiều điều khác ngoài Ielts nữa :D. Như vậy, bạn biết mình phải dành bao nhiêu thời gian rồi chứ?

8. Đầu tư 1 cách khôn ngoan. Nếu bạn không phải là người có khả năng tự học (hãy thành thật, rất thành thật với bản thân mình ở điểm này :D), hoặc không có thời gian nhiều (nhiều khi tự học sẽ gặp phải những kiến thức không thực sự cần thiết gây mất thời gian) thì hãy đi học gia sư/trung tâm.  Cái gì cũng có cái giá của nó. Nếu không muốn mất tiền cũng không muốn bỏ ra những thứ khác (thời gian đi chơi, xem phim hay FB thay bằng thời gian ngồi vào bàn học :D) thì điều bạn muốn sẽ không bao giờ thành hiện thực. Không bao giờ.

9. Có những cách giúp cho việc học Tiếng Anh/Ielts trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn như nghe nhạc, đọc sách, nói chuyện với người nước ngoài :D. Đúng. Nhưng mà trước khi tự học, hãy ghi nhớ: Việc học không bao giờ là dễ dàng 😀 (aka tự học khó-lắm-đấy chứ không đơn giản đâu :D). Nói như vậy để các bạn biết mà chuẩn bị tâm lý để không bị choáng khi gặp khó khăn, kiểu sao người ta làm dễ thế mà mình không làm được :D. Đa phần các bài chia sẻ kinh nghiệm học Tiếng Anh/Ielts đều đã được gia giảm phần “cảm xúc” chứ nếu bạn thực sự đang ở trong giai đoạn học hành – thi cử đó, bạn không lạc quan được vậy đâu :D. Cảm giác mông lung, chán nản và muốn bỏ cuộc ai cũng có, đặc biệt những người tự học thành công thì càng thấm thía hơn :D. Vậy nên, work hard, be paitent, trust the process nhé 🙂

Một số điều ad đúc kết được trong quá trình học và dạy Ielts của mình. Cả nhà hãy đọc kỹ và tự lựa chọn chiến thuật học tập cho mình nhé 🙂

  1. Nếu bạn chỉ muốn nâng cao trình độ Tiếng Anh, Ielts chưa hẳn đã là 1 lựa chọn khôn ngoan. Vì sao? Vì Ielts là tiếng Anh học thuật, dùng cho việc học; còn khi đi làm, cái mà bạn phải trau dồi là khả năng giao tiếp (communication skill), thuyết trình (presentation skill), soạn hợp đồng, viết thư/email…Tóm lại là đi học các khóa Anh văn giao tiếp/ Anh văn thương mại sẽ có lợi hơn.
    Nếu bạn có ý định đi du học trong thời gian 2 năm tới, hãy học Ielts 1 cách nghiêm túc. Bạn phải xác định rõ ràng: học được cái bằng Ielts mới chỉ là điểm bắt đầu, sau đó bạn lại tiếp tục đi học tiếp. Nói như vậy để bạn có 1 thái độ tích cực khi học Ielts, đừng thấy người ta học mình cũng học, vì chỉ mới học ngôn ngữ để đi học 1 cái khác (Bachelor degree/Master degree…) mà bạn đã học không nổi/chán/nản, thì sau này bạn đi học bằng ngôn ngữ đó, bạn học thế nào?
    2. Điểm số càng cao càng tốt. Đúng như vậy. Tuy nhiên, với Ielts thì đôi khi điểm cao là không cần thiết, đặc biệt là khi bạn không có đủ nền tảng và thời gian. Vì vậy, bạn phải tự định cho bản thân: bao nhiêu điểm với bạn là hợp lý? Đa số các trường ĐH trên thế giới hiện nay yêu cầu từ 6,5 trở lên (trừ Anh hoặc một số ngành đặc thù). Như thế, bạn được 6.5 – 7 đã là okie để nộp đơn xin học/học bổng rồi, không cần phải quá ép bản thân, dành thời gian cho những thứ khác.
  2. Khi học Tiếng Anh nói chung và Ielts nói riêng, chắc chắn các bạn sẽ gặp tình trạng NẢN VÀ TRÌ TRỆ thế này: mới đầu thì cực kỳ hào hứng (đặc biệt là khi đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm kiểu tự học abc tháng được xyz chấm :D), lên 1 kế hoạch học tập hoành tráng rồi hùng hục bắt tay vào làm :D, được 1 vài bữa thì bắt đầu…nản: học mãi chả tiến bộ được gì, nghi hoặc khả năng của bạn thân, tự thấy mình kém cỏi, muốn bỏ cuộc bla bla…Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt của các bạn tự học thành công và các bạn học mãi cũng không được: bạn phải bằng mọi cách qua được giai đoạn đó vì ad đảm bảo là nếu bạn qua được: BẠN SẼ KHÁ LÊN RẤT NHIỀU. Bí kíp qua được cơn nản thì cũng đơn giản thôi ạ: cứ tiếp tục làm như kế hoạch đề ra bằng 200% nỗ lực, kiên trì và đừng bỏ cuộc. Không tin, bạn hãy tự mình kiểm chứng.
    4. Listening và Reading là 2 thứ hoàn toàn có thể tự học, và nên tự học, vì 2 cái này chả có bí kíp gì cao siêu ngoài việc luyện tập, luyện tập và luyện tập. Muốn nghe tốt, nghe nhiều vào. Muốn đọc tốt, đọc nhiều vào. Nghe có vẻ quá đơn giản nhưng mà thực tế đúng là như vậy. Còn nghe và đọc cái gì thì mình có lời khuyên dành cho bạn đây: Nghe và đọc bất cứ thứ bạn thích, miễn là bằng Tiếng Anh. Đừng cố đọc/nghe những thứ mà bạn không có chút thích thú/quan tâm gì khi bạn chỉ mới bắt đầu học Tiếng Anh, sẽ bị nản ngay lập tức.
    + Listening khi mới học sẽ thấy rất khó, vì bạn chả nghe được gì cả (đúng hơn là nghe mà chả hiểu gì :D). Điều này là bình thường, bạn nào mới học mà không bị thế này mới gọi là bất thường :D. Hãy bắt đầu bằng việc nghe những thứ nhỏ nhỏ, ngắn ngắn, vui vui (kiểu 1 đoạn phỏng vấn thần tượng của bạn hay Vlog của các blogger nổi tiếng :D, hài thôi rồi :D). Sau đó thì nâng cấp bản thân lên bằng việc nghe những thứ dài hơn, có nội dung hơn…, rồi cuối cùng mới đến việc luyện nghe các bài Ielts.

+ Reading và từ vựng: Từ vựng là thứ rất mất thời gian nên học vài tháng chả có tác dụng gì, đặc biêt là khi bạn chưa có nền tảng mà cứ chăm chăm ngồi làm mấy bài reading Ielts. Thay vào đó hãy đọc truyện/đọc báo nhiều vào. Làm sao đọc nhiều lại tăng từ vựng? Cái này mình cũng không biết khoa học giải thích thế nào nhưng theo bản thân tự kiểm chứng thì vì Tiếng Anh cũng chả có quá nhiều từ thông dụng nên từ vựng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, đọc nhiều thì biết từ thôi. Thêm 1 cái nữa là văn phong Tiếng Anh, cái này rất quan trọng mà chỉ có 1 cách duy nhất là đọc nhiều thì mới có được. Có nhiều bạn inbox nói mình là thấy truyện/báo từ vựng đa phần đơn giản, không có gì academic như bài reading của Ielts. Đồng ý. Tuy nhiên, bài reading Ielts nó cho mấy từ vựng siêu khó vào để mị dân thôi ạ, bạn không biết những từ đó vẫn làm bài được bình thường :D. Có 1 lưu ý nữa là có nhiều bài reading về các chủ đề không quen thuộc với bạn (như kiểu về science, biology, astronomy,…) chứ không phải là do từ vựng khó mà bạn không làm được.

(To be continued :D)

*Part 2 đây nhé cả nhà 😀