Kết cấu của tài khoản tài sản là gì

Tính chất từng loại tài khoản kế toán

Để làm được kế toán thì điều cốt lỗi đầu tiên các anh chị PHẢI THUỘC danh mục hệ thống tài khoản kế toán. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đã được đề cập trong bài viết Danh mục hế thống tài khoản kế toán và Nguyên tắc kế toán kép.
  • Sau đó, các anh chị phải nắm thật vững tính chất của từng loại tài khoản từ tài khoản loại 1 đến loại tài khoản loại 9 [Tức là nắm rõ khi tăng ghi nợ hay ghi có và khi giảm thì ghi nợ hay ghi có].

Nhóm tài khoản loại 1, loại 2: Đây là nhóm tài khoản tài sản [Loại 1 là tài sản ngắn hạn và loại 2 là tài khoản tài sản dài hạn].
Nhóm tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có ở doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tính chất của Nhóm tài khoản loại 1,2 như sau:

  • Bên Nợ thể hiện phát sinh tăng tài sản trong kỳ [Tháng; Quý; Năm]
  • Bên Có thể hiện phát sinh giảm tài sản trong kỳ [Tháng; Quý; Năm]

Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên nợ
Có thể biểu thị Nhóm tài khoản loại 1 và 2 bằng sơ đồ chữ T như sau:


Lưu ý:

  • Riêng các tài khoản điều chỉnh loại 1;2 [như Tài khoản 129; Tài khoản 139; Tài khoản 229; Tài khoản 214] là những tài khoản điều chỉnh thì Bên có thể hiện phát sinh tăng; Bên nợ thể hiện phát sinh giảm; Số dư cuối kỳ và đầu kỳ nằm bên Có. Khi trình bày trên Bảng cân đối kế toán thì trình bày số tiền của những tài khoản này thì trình bày dưới dạng số âm.
  • Tài khoản phải thu [Như tài khoản 131; Tài khoản 1388] là những tài khoản lưỡng tính nên vừa có số dư bên nợ và vừa có số dư bên có. Nếu có số dư bên Có thì trình bày trên bảng Cân đối kế toán ở phần nguồn vốn. Nếu có số dư bên Nợ thì trình bày trên bảng cân đối kế toán ở phần Tài sản.

Nhóm tài khoản loại 3,4: Đây là nhóm tài khoản nguồn vốn [Loại 3 là Nợ phải trả và loại 4 là Nguồn vốn chủ sở hữu]
Những tài khoản này phản ánh công nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu. Và đây là nguồn vốn để hình thành nên tài sản.

  • Bên Nơ thể hiện phát sinh giảm nợ phải trả và nguồn vốn trong kỳ [Tháng, Quý, Năm]
  • Bên Có thể hiện phát sinh tăng nợ phải trả và nguồn vốn trong kỳ [Tháng , Quý , Năm]
  • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên Có

Có thể biểu thị Nhóm tài khoản loại 3 và 4 bằng sơ đồ chữ T như sau:


Lưu ý:Tài khoản loại 3 thuộc công nợ phải trả như tài khoản phải trả người bán [Tài khoản 331] và tài khoản phải trả khác [Tài khoản 3388] thì những tài khoản này là tài khoản lưỡng tính nên vừa có số dư bên nợ và vừa có số dư bên có. Nếu có số dư bên Nợ thì trình bày trên Bảng cân đối kế toán phần Tài sản. Nếu có số dư bên Có thì trình bày trên Bảng cân đối kế toán phần Nguồn vốn.

Nhóm Tài khoản loại 5,7: Tài khoản Doanh thu và Thu nhập khác
Tài khoản này phản ánh doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp. Hay còn gọi là đầu ra của doanh nghiệp. Tài khoản loại 5 càng lớn thì càng tốt.

  • Bên Nợ thể hiện phát sinh giảm doanh thu do kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
  • Bên Có thể hiện phát sinh tăng doanh thu và thu nhập trong kỳ [Tháng, Quý , Năm]
  • Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Có thể biểu thị Nhóm tài khoản loại 5;7 bằng sơ đồ chữ T như sau:


Lưu ý: là trong nhóm 5 có các khoản giảm trừ doanh thu gồm các tài khoản [Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; Chiết khấu thương mại]. Kết cấu của nhóm này được minh họa bằng sơ đồ chữ T như sau:


Nhóm Tài khoản loại 6,8: tài khoản chi phí
Tài khoản chi phí thể hiện chi phí phát sinh của doanh nghiệp. Số tiền tài khoản này càng lớn thì thể hiện chi phí của Công ty càng nhiều.

  • Bên Nợ thể hiện phát sinh tăng Chi phí trong kỳ [Tháng, Quý, Năm]
  • Bên Có thể hiện phát sinh giảm Chi phí trong kỳ [Tháng, Quý , Năm] do kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
  • Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Có thể biểu thị Nhóm tài khoản loại 6;8 bằng sơ đồ chữ T như sau:


Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
Nghiệp vụ này thường xảy ra vào thời điểm cuối kỳ, nhằm tổng hợp tất cả chi phí, doanh thu, và xác định kết quả kinh doanh.
Đây là tài khoản trung gian dùng để kết chuyển doanh thu và chi phí khi xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

  • Bên Nợ thể hiện kết chuyển chi phí
  • Bên Có thể hiện kết chuyển doanh thu và thu nhập
  • Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Có thể biểu thị tài khoản loại 9 bằng sơ đồ Chữ T như sau:


Minh họa về mối quan hệ giữa tài khoản từ loại 5 đến tài khoản loại 9 như sau:


Bài viết này sẽ giúp cho các anh chị chưa biết gì về kế toán có cái nhìn tổng quát về tính chất của từng tài khoản. Làm nền tảng cho việc học tiếp các bài viết tiếp theo đi sâu vào vấn đề chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp [như Kế toán vốn bằng tiền, Kế toán hàng tồn kho, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Kế toán các bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển + Khóa sổ]

Video liên quan

Chủ Đề