Khoảng cách trồng nho

Nho là loại quả khá phổ biến hiện nay, được rất nhiều bà nội trợ hiện nay sử dụng trong các bữa ăn tráng miệng trong gia đình rất phổ biến. Nho rất giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trồng nho được rất nhiều hộ gia đình quan tâm, như trồng nho trong thùng xốp, trồng trên sân thượng để thu hoạch sử dụng trong gia đình. Nhưng để trồng nho cho sai quả, mọng không khó nhưng đối với các hộ gia đình trồng với diện tích lớn để kinh tế thì lại cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân tỉ mỉ để cho năng suất cao và tránh sâu bệnh hại. Bài viết dưới đây, Cẩm nang cây trồng sẽ hướng dẫn bà con cách chọn giống kỹ thuật trồng cho năng suất chất lượng tốt nhất, bà con cùng tham khảo.

1. Kỹ thuật chọn giống trồng nho

- Giống nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal dùng cho ăn tươi. Giống NH02-90 dùng chế biến rượu

- Trong đó giống Cardinal là giống nho được trồng phổ biến và chiếm phần lớn diện tích trồng nho ở Ninh Thuận hiện nay do có nhiều ưu điểm như điểm quan trọng : mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá. Và còn một ưu điểm hơn các giống khác nữa là giống Cardinal từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi lại cắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ, tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nho hiện nay.

Chọn giống nho thích hợp

2. Nhân giống nho

- Hiện nay, kỹ thuật nhân giống nho theo phương pháp vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành. Cây lấy gốc ghép được trồng từ hạt. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau đó là đến phương pháp ghép.

2.1. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

- Chọn cành chiết là những cành bánh tẻ khỏe, vỏ còn xanh, khoảng 2 -3 tháng tuổi, đường kính khoảng 0,8 -1,0 cm. Trên cành bóc một khoanh vỏ rộng 2-3 cm, cạo sạch đến gỗ, bọc mùn cưa hoặc đất trộn phân hữu cơ, rơm rạ mục băm nhỏ, bên ngoài bọc giấy nilông trắng mỏng.

- Đất làm bầu đủ ẩm. Sau khi bó bầu xong buộc dây treo đoạn cành chiết lên giàn. Bóc một khoanh vỏ ngay dưới chỗ bầu đất để hạn chế chất dinh dưỡng chuyển xuống phía dưới sẽ kích thích ra rễ nhanh hơn. Sau khi chiết khoảng 4 tuần lễ thì ra rễ.

- Thường chỉ trồng nho chiết khi cần có cây to trồng dặm vào chỗ thiếu cây để khỏi bị cây trồng trước lấn át.

2.2. Nhân giống bằng phương pháp ghép cành

- Phương pháp ghép thường áp dụng ở châu Âu do thường bị loại rầy Phylloxera gây hại nên phải dùng gốc ghép có sức chống chịu với rầy. Ở nước ta chưa có loại rầy này nên chưa nghiên cứu các loại gốc ghép và việc quản lí vườn cây ghép cũng khá phức tạp nên chưa áp dụng cách ghép.

Kỹ thuật nhân giống nho ghép

2.4. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

- Chọn những cành đã thành thục [đã hóa gỗ cứng] của vụ trước từ những cây nho khỏe, có năng suất cao. Cành giâm nên có tuổi từ 4 -12 tháng, cành trên 12 tháng tuổi tuy mau ra rễ nhưng mầm thường yếu. Đường kính cành hom khoảng 0,7-0,8cm [cỡ cây bút chì], cắt thành đoạn dài 20 cm có 3-4 mắt. Đánh dấu phía gốc và phía ngọn đoạn hom [chẳng hạn phía ngọn hom cắt thẳng, phía gốc cắt xiên].

3. Kỹ thuật trồng nho

3.1. Thời vụ trồng nho

- Cây nho nên trồng vào các tháng 11, 12, tháng 1 dương lịch năm sau. Nên trồng nho tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.

3.2. Kỹ thuật làm đất và mật độ trồng nho

- Làm đất: Loại đất thích hợp trồng nho là đất pha cát, pH = 5,5 7,5, vị trí đất cao không bị ngập úng, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt. Cày đất làm tơi xốp, bón lót phân hữu cơ. Ở Việt Nam nho trồng phổ biến nhất là ở Ninh Thuận, do nho là cây ưa khí hậu khô nắng và ít mưa.

Xem thêm -Solubor - ETIDOT [Siêu Bo] tan trong nước

- Mật độ trồng nho: Khoảng cách trồng tốt nhất là cây cách cây 1,5 m x 2 m/ một cây, hàng cách hàng 2 m. Mật độ trồng khoảng 2000 cây/ha. Hố đào sâu, bỏ nhiều phân hữu cơ đã mục.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây nho cho sai trĩu quả

Nho là cây ưa ánh sáng, thích nới nhiều nắng, khi hậu khô. Sợ mưa vì mưa làm rụng quả, rụng hoa và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Độ ẩm không khí thấp là điều kiện thích hợp để trồng nho.

4.1. Tưới nước cho cây nho

- Rễ nho là nơi dự trữ dinh dưỡng của cây, đặc biệt mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy nên nho không chịu được úng. Tưới nước cũng như bón phân rất quan trọng để quyết định năng suất cây nho. Mùa nắng cần tưới nhiều, mùa mưa đôi khi cũng cần tưới.

- Đất cát 5-7 ngày tưới 1 lần. Giai đoạn lá nhiều, ra hoa, nuôi quả 3-5 ngày tưới 1 lần.

- Đất thịt 10-15 ngày tưới 1 lần nhưng lượng nước tưới nhiều hơn.Thời kỳ ra quả cần tăng cường hơn 7-10 ngày/lần.

4.2. Xới xáo, làm cỏ cho cây nho

- Thường xuyên xới xáo, làm cỏ cho cây nho là biện pháp không thể thiếu trong công đoạn chăm sóc nho giúp cây nho phát triển mạnh, giảm sự canh tranh sinh trưởng đối với các cây trồng khác

Làm cỏ bằng tay sát gốc

- Xem thêm: Hướng dẫn cách xới xáo, làm cỏ cho cây nho

4.3. Cho nho leo giàn và cách cắt tỉa, tạo tán:

- Việc làm dàn cho nho không hề khó, việc làm giàn cho cây nho giúp cho cây phát triển tốt nhất. Cách cắt cành tạo tán cho cây nho giúp kích thích các mầm nách của cây phát triển, giúp cây tăng cường hấp thụ ánh sáng.

Làm dàn cho cây nho leo

- Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật làm giàn, cắt cành, tạo tán cho cây nho

4.4. Kỹ thuật bón phân cho cây nho:

- Bón phân là kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất nho. Cây nho ăn nhiều nên cần nhiều dinh dưỡng.

- Bón lót cho cây nho:

Xem thêm: Hướng dẫn bón lót cho cây nho

- Bón thúc thời kỳ kinh doanh:

+ Cây nho bước vào thời kỳ kinh doanh thì cần nhiều đạm và kali hơn là lân vì vậy cần chọn loại phân thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà nho. Như vậy đối với vườn nho đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha, bón với liều lượng sau

+ Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật bón thúc cho cây nho

5. Sâu bệnh hại cây nho và biện pháp phòng trừ

- Nho là cây của các khí hậu ôn đới, khô. Đưa vào Việt Nam, tuy đã chọn vùng Phan Rang ít mưa nhất nhưng lượng mưa còn tới 750 - 850 mm, không phải là nhỏ so với nước ôn đới. Độ nhiệt thì lúc nào cũng cao do đó vẫn nhiều sâu bệnh. Trồng vào các vùng khác mưa nhiều hơn, lại càng nhiều sâu bệnh.

- Sâu hại và biện pháp phòng trừ: có nhiều loại sâu hại, nhưng nói chung không có loại nào thật sự nguy hiểm và nếu biết nhận dạng, dùng thuốc dễ dàng ngăn chặn được, miễn là đúng lúc, không trễ quá cũng không quá vội vã, khi chỉ có một vài con đã phun ngay thì có khi hại nhiều hơn lợi do chết thiên địch, mất cân bằng sinh thái.

Xem thêm -Gibberellic Acid 90% [GA3] nguyên chất

+ Rầy, rệp sáp : hút nhựa, bám trên đọt non, lá, cành, chùm, cuống quả làm cho ngọn héo đi, lá quăn queo, chùm nhỏ, trái nhỏ không phát triển bị nứt ngay cả khi chưa chín. Trị bằng các loại thuốc sau đây : Bi 58 ND 1.5 - 2 l/ha nồng độ pha 1/500. Monitor 60 DD 1-1,5 l/ha, nồng độ pha 1/800 Methyl parathion 50 ND 1 - 1,5 l/ha - Nồng độ pha 1/800 - 1/1000.

+ Nhện đỏ : tám chân, chỉ nhỏ bằng đầu đanh ghim, bám ở mặt dưới lá gặm các tế bào biểu bì hút lấy nhựa. Thiệt hại lớn khi nhện phá hại sớm, lúc chồi vừa nẩy. Lá bị hại không quang hợp được và có thể bị rụng. Những thời kỳ ít mưa nắng nóng, đất không tưới kịp bị khô tác hại càng lớn. Trị bằng các thuốc sau đây : Bi 58 ND 1.5 - 2 l/ha. Nồng độ pha : 1/500. Phosalone 35 ND 2,5 - 3,5 l/ha pha 1/500 - 1/600.

+ Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: Sherpa 25 ND 0.8 - 1 lít thuốc/ha pha 1/600 - 1/800. Decis 2,6 ND 500 - 700 gam/ha pha 10 - 15 cc trong bình xịt 8 lít nước. Monitor 60 DD, 1 - 1,5 lít/ha nồng độ 1/800.

- Bệnh hại và biện pháp phòng trừ: các loại bệnh thường gặp trên nho như: bệnh phấn trắng, bệnh nấm cuống, bệnh rỉ sắt hại nho, bệnh mốc sương.

6. Thu hoạch nho

- Sau khi thu hoạch nho không chín thêm nữa. Đây là một nhược điểm vì nhiều trái cây khác như chuối, đu đủ, bơ, dứa v.v... có thể hái khi trái chưa chín, còn cứng, chịu được vận chuyển. Nho thì phải đợi chín mới thu hoạch được. Do đó phải chọn những giống thịt cứng, vỏ dày, dễ vận chuyển, nếu muốn bán các giống nho ăn tươi. Năng suất trung bình từ 25 30 tấn/ha/năm và còn tùy giống, tùy vụ, tùy mức độ chăm sóc.Nho ở Ninh Thuận và nho nhiệt đới nói chung chóng tàn, thời gian khai thác ngắn, chỉ khoảng 10 năm, đã phải phá đi trồng lại [ở ôn đới 40 - 50 chục năm]. Đó là kết quả của việc "trồng cưỡng" cắt ba lần, thu hoạch 3 vụ 1 năm, vắt kiệt sức bụi nho.

- Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100 - 115 ngày, tuỳ theo mùa, đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm, màu đỏ đều chùm quả. Ăn có vị ngọt, mùi thơm.

Thu hái nho đỏ

Thu hái nho xanh

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
Xem thêm chủ đề: Cây nho, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho cho năng suất cao, đặc điểm cây nho, phân bố cây nho, sâu bệnh hại cây nho, kỹ thuật bón phân lót cho cây nho, cách chăm sóc cây nho cho năng suất cao, kỹ thuật nhân giống nho

Video liên quan

Chủ Đề