Khúc nam ai nam bình là gì

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Khúc nam ai nam bình là gì

Khổ thơ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Sau những khúc ca xuân thiên nhiên, đất nước rộn ràng và sâu lắng trong khát khao dâng hiến thì lời bày tỏ lòng yêu quê hương, đất nước khép lại bài thơ thật dung dị. Mùa xuân, mùa đẹp nhất trong tâm hồn thi nhan và trong lòng người. Dầu bài thơ này viết vào tháng 11, nhưng xuân ngập tràn trong trái tim người thi sĩ. Đại từ ta ấy là đại diện cho muôn ngàn con người với tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống. Hát Nam Ai, Nam Bình, hát làn điệu Huế, đó quả là tình cảm thiết tha của người con xứ Huế với quê hương mình. Đặc biệt, hai câu sau, điệp ngữ "Nước non ngàn dặm" gợi hình dung, bày tỏ tha thiêt của thi nhân với non sông này. Nước non ngàn dặm  đẹp tươi và con người thì vẫn yêu đời, yêu cuộc sống đến thiết tha. Dặm mình, dặm tình thì đều chưa chan niềm yêu, tự hào và cả xúc động hiến dâng. Thật nhẹ nhàng, sâu lắng. Nhịp phách tiền khép lại bài thơ và cho bạn đọc đi vào không gian của tâm tưởng Huế với bao mộng mơ. Nhịp phách êm ả như ru con người, như mang con người vào xúc cảm. Ta thêm bồi hồi, thêm xúc động và thấy thiết tha. Bằng thể thơ ngũ ngôn, bằng điệp cấu trúc, hình ảnh liệt kê, ..Thanh Hải đã bày tỏ lòng mình và tình yêu sâu nặng với mảnh đấ Huế thương và quê hương, đất nước. 

Ai chưa du thuyền sông Hương nghe những điệu Nam Ai, Nam Bằng xem như chưa đến đất cố đô. Nhưng tiếc thay, vì lợi nhuận, ca Huế đã bị biến tấu. Chính vì nỗi lo đó, UBND tỉnh TT-Huế đã phải ban hành “Đề án nâng cao chất lượng hoạt động ca Huế trên sông Hương”.

Khúc nam ai nam bình là gì
Ca Huế trên sông HươngAi chưa du thuyền sông Hương nghe những điệu Nam Ai, Nam Bằng xem như chưa đến đất cố đô. Nhưng tiếc thay, vì lợi nhuận, ca Huế đã bị biến tấu. Chính vì nỗi lo đó, UBND tỉnh TT-Huế đã phải ban hành “Đề án nâng cao chất lượng hoạt động ca Huế trên sông Hương”. 

Theo sử liệu thì tên gọi  ca Huế xuất hiện từ  năm 1687, khi chúa  Nguyễn Phúc Tần chọn vùng Thừa Thiên làm kinh đô Huế. Nghệ thuật trong ca Huế vừa nhẹ nhàng vừa trau chuốt lại pha một chút phong lưu đài các… 

Ký ức ca nương già 

Ở tuổi 82, nghệ sĩ Minh Mẫn, một "con chiên" dành trọn đời mình với ca Huế không khỏi bồi hồi khi nhớ về tuổi xuân làm ca nương hòa mình với những điệu hò điệu lý. Hơn ai hết, cuộc đời bà gắn liền với những nụ cười và cả những giọt nước mắt với cái nghề mà theo bà là "ba chìm bảy nổi". Sinh ra ở thị trấn Sịa thuộc huyện Quảng Điền trong một gia đình không có ai ca Huế, bằng niềm đam mê cháy bỏng và sự khổ luyện qua mười người thầy, đến nay dù ở tuổi gần đất xa trời nhưng những làn điệu ca Huế vẫn vẹn nguyên trong bà. 

Theo bà, ca Huế vốn dựa trên một số bài tế nhạc trong cung đình, đại bộ phận nhạc khí dùng trong ca nhạc Huế là nhạc cụ dây, mà nổi hơn hết là đàn tranh, người biểu diễn vừa ngồi ca vừa gõ hai miếng gỗ (sanh) vào nhau. Vua quan nhà Nguyễn đã lập ban Đại nhạc phục vụ trong các cuộc đại lễ, ban Tiểu nhạc phục vụ cho các cuộc vui chơi, ca múa. Đó là nhạc Ngự, hay nhạc Cung đình. Bên cạnh đó, trong tôn thất, quan lại cũng tổ chức các buổi ca để thưởng thức riêng. Ca Huế là một trong những thể loại nhạc cổ truyền còn chứa dựng những quan niệm nhạc lý rõ ràng, rành mạch nhất.

Khúc nam ai nam bình là gì

Ca nương Minh Mẫn đang dạy các em nhỏ ca Huế

Nghệ thuật trong ca Huế vừa nhẹ nhàng vừa trau chuốt, pha chút phong lưu, đài các cùng với ca từ hầu như không gặp trong ca hát dân gian. Đó là một thể loại nhạc khí được phát sinh, định hình và phát triển trước hết trong dòng nhạc cung đình bác học. Cũng chính vì những lý do đó mà thời phong kiến, ca Huế là loại nhạc bó hẹp phục vụ trong cung đình cho vua chúa, quan lại. Người hát và người nghe trở thành những đôi tri âm tri kỷ, không còn khoảng cách vua tôi. Những vị vua như Thiệu Trị, Tự Đức... của triều Nguyễn rất mê ca Huế và đã sáng tác rất nhiều lời cho ca Huế. Môi trường diễn xướng đúng nghĩa của ca Huế salon ngày xưa ở trong phủ các ông hoàng, bà chúa như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh, các dinh quan phủ ở Vĩ Dạ, Kim Long, Thành Nội...  

Ai muốn học ca Huế ngoài giọng hát trời phú phải mất từ 3-5 năm khổ luyện mới có thể ca được. Hơn nửa đời làm ca nương, bà Mẫn trở thành "báu vật sống" của ca Huế, bà chiêm nghiệm: "Hồi đó người ta gọi là Ca Huế salon, ca Huế thính phòng, đòi hỏi cả người nghe lẫn người biểu diễn phải là những người am hiểu thật sự về phách nhịp và lời bài ca. Không gian diễn xướng của loại hình nghệ thuật này thường ở những phủ đệ với những khán giả hiểu hết lời ca ai oán trong những câu Nam Ai, Nam Bình". 

Bình dân hay rẻ hóa? 

Bà Mẫn tiếp tục dẫn chứng tại một số tài liệu cho thấy, cuối thế kỷ XIX, cùng với sự suy vong của nhà nước phong kiến Việt Nam, rồi tiếp đến công cuộc Âu hóa, nhạc cung đình đã rời khỏi nơi sinh thành ra nó để đến với dân gian, đến với những con người sông nước sống lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng.

Đến năm 1983, một số nghệ sĩ ca Huế tập hợp lại và thành lập Câu lạc bộ Ca nhạc Huế, với ước vọng phục hồi nhằm phục vụ du lịch. Những ban nhạc không chỉ có sự tham gia của các nghệ sĩ chuyên nghiệp mà còn có sự góp giọng của nhiều cây đàn, giọng hát nghiệp dư với sứ mệnh "bình dân ca Huế". Theo ông Huỳnh Văn Cảnh - Chủ nhiệm HTX vận tải du thuyền sông Hương, ca Huế trở thành sản phẩm du lịch trên sông Hương từ những năm đầu thập niên 1990.  

Ngày nào cũng vậy, khoảng 19h30 trở đi, bến thuyền Tòa Khâm đông vui, nhộn nhịp hẳn lên khi hàng nghìn khách du lịch nối bước nhau háo hức lên thuyền rồng để thưởng thức ca Huế. Thông thường, mỗi một nhóm biểu diễn ca Huế có ít nhất 8 người, trong đó có 4 - 5 nhạc công chơi các loại nhạc cụ truyền thống là đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, nhị và đàn tam thập lục. Ngoài ra các loại nhạc cụ khác như phách, sênh, chén... cũng được các ca sĩ sử dụng để đệm khi hát. Đi nghe ca Huế, với những đoàn khách là gia đình, khách đi theo tour thì có thể bao nguyên đò đơn hoặc đò đôi gồm cả đoàn ca và nhạc từ bảy đến tám người để diễn.

Ca Huế trên sông đang được xem như một “đặc sản” để chiêu đãi khách phương xa đến Huế. Nhưng cũng bởi sự thiếu chăm chút, bởi sự chạy show, ghép khách, ghép thuyền, bị mời mọc, chèo kéo…mà ca Huế nhiều khi trở thành món quà bất đắc dĩ. Có lẽ chẳng có loại hình nghệ thuật nào có giá rẻ như ca Huế. Với 40.000 đồng, du khách được du ngoạn trên sông 1,5 tiếng đồng hồ, được nghe những điệu ca Huế ngọt ngào và thậm chí ăn uống luôn trên thuyền. Mỗi show diễn, ca sỹ và nhạc công được trả 50.000 đồng/người. Điều này dẫn đến một thực tế là các ca sỹ, nhạc công hầu hết phải làm thêm nghề tay trái, không có đủ thời gian để trau dồi nghiệp vụ. 

Cùng với ca trù miền Bắc, đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế là một trong ba thể loại nhạc thính phòng đạt trình độ phát triển bậc nhất trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam, đứng thứ hai về bề dày lịch sử, và là thể loại duy nhất ra đời trong chốn cung đình.

Dịp Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tổ chức tại Hà Nội, ca Huế được chọn là một trong những chương trình giao lưu văn nghệ phục vụ Đại lễ. Bài bản trong ca Huế được chia theo hai hệ thống thang âm điệu thức; một là điệu Bắc (dạo khách) dùng cho những bản vui tươi, có khi trang nghiêm và một loại là điệu Nam có âm điệu buồn man mác.

Vào những mùa cao điểm, lễ hội, các nghệ sĩ không chuyên thỏa sức hành nghề. Đa phần họ chỉ sơ qua một khóa đào tạo ngắn hạn chừng 1-2 tháng, đủ để thuộc lời, thuộc nhạc một số bài cơ bản, phổ thông rồi đàng hoàng xuống thuyền. Học cấp tốc như vậy nên không thể tuần tự theo kiểu cổ truyền với các cung bậc: Hò, xừ, xàng, xê, cống mà thay bằng lối ký âm phương tây: đô, rê, mi, son, fa. Kết quả cho ra lò các "ca sĩ một bài" (chỉ hát được một vài bài) hay ca sĩ hát ca Huế một cách vô hồn, vô cảm, sai làn điệu. Cũng vì những ca sĩ "mỳ ăn liền" không thể hát được các bài bản khó, đòi hỏi luyện tập công phu nên đành pha tân nhạc, dân ca thậm chí cả ngâm thơ vào cho kín chương trình. Hậu quả là du khách có cái nhìn "mới mẻ" về ca Huế.  

Người hát "rẻ" đến người nghe cũng "rẻ" khiến chất lượng ca Huế giảm đi rất nhiều. Bỏ ra 40.000 đồng để nghe ca Huế đối với khách du lịch không quá khó, ngoài những người muốn thưởng thức ca Huế như một giá trị văn hóa, cũng có không ít người bước lên thuyền rồng chỉ để thỏa tính tò mò. Để phục vụ những nhu cầu đó, nhiều nghệ sỹ chấp nhận hát luôn cả những bài hát hiện đại về Huế, thậm chí nhạc trẻ. Điều này làm ca Huế du thuyền đánh mất bản sắc vốn có. 

Khuôn mặt nghệ sĩ Minh Mẫn thoáng một nét buồn bày tỏ thực trạng ca Huế hiện tại: "Tui yêu ca Huế vậy nhưng bây chừ ca Huế khác lắm. Mới học được mấy buổi mà đã đi ca như thế là không phải ca Huế mô. Người ca Huế không chỉ am hiểu nhạc lý mà còn am hiểu cả xuất xứ của những câu ca, những bản nhạc nữa. Giá mà bảo tồn được ca Huế hàn lâm thì hay biết mấy...”

Khúc Nam Ai là gì?

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: nam ai dt. Làn điệu ca Huế, mang tính chất buồn thương: ca điệu nam ai. dt (H. nam: phương nam; ai: buồn thảm) Điệu ca Huế có giọng buồn thảm: Non nước mê man hồn nữ nhạc; gió mưa thê thảm phách nam ai (PhBChâu).

Cậu năm bình là gì?

Vốn thuộc ca nhạc Huế, điệu Nam Bình bắt nguồn từ dòng âm nhạc bình dân và bác học, và cũng nằm trong quy luật chịu sự giao thoa, thu nạp các nền âm nhạc khác. Ca nhạc Huế có từ lâu, nhưng các bài bản ca Huế phát triển từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

ca Huế là gì Ngữ văn 7?

Ca Huế là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế: người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; Ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế.