Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với có a Ca bkc Cu d ba

CÂU HỎI NHẬN BIẾT:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Al.

B. Mg.

C. Fe.

D. K.

Đáp án đúng: C

Phương pháp nhiệt luyện là dùng các chất khử như C, CO, H2, để khử các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa tạo thành kim loại

K   Na   Mg    Al    Zn     Fe     Ni      Sn      Pb     H2   Cu     Fe2+  Ag   Hg     Pt    Au

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

Các bài viết khác:

[THAM KHẢO] ĐỀ THI TN THPT NĂM 2021 MÔN TOÁN ĐỀ SỐ 04

Tuyển tập đề thi TN THPT môn Vật Lí năm 2021

ĐỀ THI TN THPT QG MÔN HÓA 2021 ĐỀ SỐ 02

             Fanpage: PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

40 điểm

Trần Anh

Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Na và Cu B. Mg và Zn C. Fe và Cu

D. Ca và Fe

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án C Phương pháp nhiệt luyện là khử oxit của các kim loại yếu thành kim loại và chỉ áp dụng được cho các kim loại yếu từ Zn trở đi [ sau Al ]

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Những tính chất vật lý chung của kim loại là: A. Tính dẻo, có ánh kim và rất cứng. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, có khối lượng riêng lớn. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, và có ánh kim.
  • Sự kiện nào sau đây thuộc về đại cổ sinh? A. Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa côn trùng. B. Thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát. C. Phát sinh tảo và động vật không xương sống thấp ở biển. D. Phát sinh thú và chim, phân hóa bò sát cổ.
  • Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột dễ tan trong nước. B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc. C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde. D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu[OH]2 tạo dung dịch màu xanh lam.
  • Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối? A. Fe3O4 + dung dịch HCl dư → B. NO2 + dung dịch NaOH dư → C. CO2 + dung dịch NaOH dư → D. Ca[HCO3]2 + dung dịch NaOH dư →
  • Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl [hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp], đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X [ biết dung dịch X làm phenolphtalein hóa hồng] và 8,96 lít khí [đktc] ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của mlà: A. 123,7 B. 51,1 C. 78,8 D. 67,1
  • Sản phẩm chính thu được khi cho isopentan phản ứng với clo trong điều kiện ánh sáng là? A. 2,2 – metylclobutan B. 2-clo 2- metylbutan C. 2-clo 3- metyl butan D. 2,3 – clometylbutan
  • Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất các các phản ứng của kim loại với lưu huỳnh đều cần đun nóng. B. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng đolomit. C. Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2[SO4]3.24H2O. D. CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit.
  • Phát biểu nào sau đây không đúng về so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt : A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt C. Nhôm và sắt tác dụng với khí Clo dư theo cùng tỉ lệ mol D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước
  • Thí nghiệm nào sau đây chắc chắn có bọt khí bay ra? A. Cho từ từ bột Zn vào H2SO4 loãng. B. Cho từ từ bột Cu vào dung dịch HCl 1M. C. Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. D. Cho một miếng Al vào dung dịch H2SO4 đặc.
  • Anđehit axetic có công thức là A. CH3COOH B. CH3CHO C. HCHO D. HCOOH

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Phương pháp điều chế kim loại

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện được VnDco biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến điều chế kim loại, cũng như đưa ra nguyên tắc điều chế kim loại, các phương pháp điều chế kim loại. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

A. Na

B. Mg

C. Cu

D. Al

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Kim loại Cu có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện.

Các kim loại K, Na, Ba chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.

Đáp án C

Điều chế kim loại

1. Nguyên tắc điều chế kim loại

Thực hiện phản ứng khử ion kim loại thành kim [Mn+ ] loại thành kim loại tự do [M]

Mn+ + ne → M

Thí dụ:

Na+ + 1e → Na

2. Các phương pháp điều chế kim loại

  • Phương pháp thủy luyện

a. Nguyên tắc chung: Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh đẩy kim loại yếu khỏi dung dịch muối của nó.

b. Phạm vi sử dụng: Thường dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại có tính khử yếu như: Pb, Ag, Cu,...

Thí dụ:

Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

c. Lưu ý khi dùng phương pháp thủy luyện

Ba điều kiện để kim loại A đẩy được kim loại B ra khỏi dung dịch muối của nó dưới dạng tự do là:

Điều kiện 1: Kim loại A phải hoạt động mạnh hơn kim loại B [nghĩa là A đứng trước B trong dãy điện hóa]

Điều kiện 2: Kim loại A và kim loại B đều phải không tan trong nước ở điều kiện thường.

Điều kiện 3: Muối B [tham gia phản ứng] và muối của A [tạo thành] đều là muối tan.

  • Phương pháp nhiệt luyện

a. Nguyên tắc: Dùng chất khử thích hợp như CO, C, Al, H2 khử ion kim loại trong oxit của chúng ở nhiệt độ cao.

b. Phạm vi sử dụng: Thường dùng trong công nghiệp với kim loại có tính khử trung bình đến yếu [sau Al].

Thí dụ:

3Fe3O4 + 8Al → 9Fe + 4Al2O3

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

c. Lưu ý

Để thu được kim loại tính khiết nên dùng CO hay H2 dư [vì khí dư sẽ thoát ra, không ảnh hưởng đến độ tinh khiết của kim loại cần điều chế].

Nếu dùng CO thiếu để khử oxit sắt ở nhiệt độ cao [do sắt có nhiều hóa trị] quá trình phản ứng xảy ra theo từng giai đoạn

Có thể dùng nhiệt để phân hủy một số hợp chất [oxit, muối, ...] của các kim loại yếu để điều chế kim loại tự do.

  • Phương pháp điện phân

Nguyên tắc chung: Dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại thành kim loại tự do

Phạm vi áp dụng: Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được hầu hết các kim loại

Lưu ý:

Khác với phản ứng oxi hóa – khử thông thường, phản ứng điện phân do tác dụng của điện năng và các chất trong môi trường điện phân không trực tiếp cho nhau electron mà phải truyền qua dây dẫn.

K Ca Na Mg Al Zn Fe ..... Pt Au

a. Điện phân chất điện li nóng chảy

Điều chế được hầu hết các kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng điều chế các kim loại như: Na, K, Mg, Ca, Ba, Al. Vì phương pháp này tốn kém hơn so với phương pháp điện phân dung dịch.

b. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước

Điều chế các kim loại trung bình, yếu [sau Al].

Mn+ + ne → M

* Lưu ý:

Nếu điện phân dung dịch mà có các ion K+, Ca2+, Na+, Mg2+, Al3+ thì nước sẽ tham gia điện phân.

2H2O + 2e → H2 + 2OH–

Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị khử trước.

Câu hỏi vận dụng điều chế kim loại

Câu 1.Dãy các kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện là

A. Na, K, Ca, Al.

B. Al, Ca, Cu, Ag.

C. Mg, Zn, Pb, Ni.

D. Fe, Cu, Ag, Au.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 2.Dãy các kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Na, Mg, Fe

B. Ni, Fe, Pb

C. Zn, Al, Cu

D. K, Mg, Cu

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 3.Những kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:

A. Al, Fe, Ca, Cu, Ag

B. Mg, Zn, Pb, Ni, Hg

C. Fe, Cu, Ag, Au, Sn

D. Na, K, Ca, Al, Li

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 4. Hai kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện

A. Fe và Ca

B. Mg và Na

C. Ag và Cu

D. Fe và Ba

Xem đáp án

Đáp án C

..........................................

VnDoc đã gửi tới nội dung tài liệu Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nội dung tài liệu đưa ra nguyên tắc điều chế kim loại cũng như các phương pháp để giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12,Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 10.

Ngoài ra các tài liệu trên, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập, cũng như bài giảng, giáo án hay miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập VnDoc.com. Mời quý thầy cô cùng các bạn đọc tham gia, để có thể cùng nhau chia sẻ nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề