Nhân bất học bất tri lý Ấu bất học lão khả vi là gì

Đề bài: Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý


I. Dàn ý Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

1. Mở bài

Dẫn dắt vào câu nói "Nhân bất học bất tri lý": Cổ nhân xưa đã có câu dạy rằng "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý", đây là câu nói nhắc nhở về vai trò của việc học hành đối với con người

2. Thân bài

- Giải thích câu nói:+ Ngọc bất trác bất thành khí: một viên ngọc tự nhiên vốn dĩ là quý giá nhưng nếu không trải qua quá trình mài giũa, cắt gọt sẽ không thể phô diễn được hết vẻ đẹp giá trị của nó+ Nhân bất học bất tri lý: con người với những bản năng tự nhiên sẽ vẫn có khả năng tồn tại trong xã hội tuy nhiên nếu không có học thức thì sẽ mãi không có tri thức, không hiểu biết về lý lẽ cuộc đời

+ Phân tích ý nghĩa câu nói: Ngọc và người đều là những thứ quý, ngọc muốn trở nên quý giá phải qua mài giũa còn người muốn trở nên đáng quý thì phải có học tập, rèn luyện...[Còn tiếp]

>> Xem Dàn ý Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

Cổ nhân xưa đã có câu dạy rằng "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý", đây là câu nói nhắc nhở về vai trò của việc học hành đối với con người. Từ thời xưa cổ nhân đã rất coi trọng học thức, người có học thức là người có tiếng nói trong xã hội, được mọi người kính trọng, tin tưởng. Ngày nay, xã hội mỗi ngày đều không ngừng thay đổi và phát triển, con người không chỉ cần có học thức, mà còn phải học tập không ngừng và mở mang kiến thức để có thể nhìn nhận đúng thực trạng xã hội, tự khẳng định giá trị của bản thân và giúp ích cho cuộc sống.

Câu nói "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý" gồm hai vế mang ý nghĩa bổ sung, giải thích cho nhau. Vế thứ nhất "Ngọc bất trác bất thành khí" có thể hiểu là một viên ngọc tự nhiên vốn dĩ là quý giá nhưng nếu không trải qua quá trình mài giũa, cắt gọt sẽ không thể phô diễn được hết vẻ đẹp giá trị của nó. Nếu viên ngọc không qua bàn tay con người tỉ mỉ, công phu, chịu những nỗi đau dưới lưỡi dao, đá mài thì sẽ không thể tạo ra những loại trang sức long lanh, đẹp mắt và quý giá. "Nhân bất học bất tri lý", cũng giống như viên ngọc quý, con người với những bản năng tự nhiên sẽ vẫn có khả năng tồn tại trong xã hội tuy nhiên nếu không có học thức thì sẽ mãi không có tri thức, không hiểu biết về lí lẽ cuộc đời.

Viên ngọc trải qua mài giũa mới đẹp đẽ và quý giá, cũng giống như con người phải có học thức mới trở thành con người có giá trị, hoàn thiện nhân cách và có hiểu biết mới giúp ta sống một cuộc sống ý nghĩa, giúp ích cho xã hội. Câu nói đã chỉ ra rất rõ ý nghĩa của học thức và quá trình học tập đối với con người. Ngọc và người đều là những thứ quý, ngọc muốn trở nên quý giá phải qua mài giũa còn người muốn trở nên đáng quý thì phải có học tập, rèn luyện. Người tài giỏi cũng giống như một viên ngọc quý giá đã trải qua biết bao công đoạn mài giũa, họ say mê và miệt mài học tập không ngừng, chăm chỉ rèn luyện, học hỏi và tiếp thu để mở rộng hiểu biết. Chẳng có ai sinh ra đã vốn thông minh, lanh lợi, có nhân cách hoàn hảo, dù có tài năng thiên phú hơn người nếu không biết cách học tập, bồi dưỡng và rèn luyện thì tài năng đó cũng dần dần mai một đi và không còn giá trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng nói "Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình". Bác Hồ đã khẳng định rất rõ ràng ý nghĩa của việc học đối với bản thân mỗi người, vị trí con người trong xã hội cũng như hậu quả của việc không có học tập. Phải có học tập mới mong tiến bộ, có tiến bộ mới theo kịp sự phát triển của xã hội, phải không ngừng học tập để không bị tụt hậu và đào thải. Đơn giản như một người học sinh, nếu không cố gắng học tập sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ, không thể lên lớp, không cố gắng ôn thi sẽ không thể tốt nghiệp và đỗ đại học. Thời buổi hiện nay nếu bạn không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có rất ít công ty, xí nghiệp hay cơ quan tổ chức nào có thể tuyển dụng bạn vào làm việc, bạn sẽ thất nghiệp hoặc sẽ phải trở lại làm nông, như vậy chính là lạc hậu và tự đào thải mình khỏi xã hội.

Mỗi con người chúng ta được sinh ra đều giống nhau, đều là những viên ngọc tự nhiên thuần khiết, có thể trở thành viên ngọc trang sức quý giá, long lanh và đắt đỏ hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện bản thân của chúng ta. Hãy cố gắng mài giũa mình bằng việc không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng để trở thành những viên ngọc sáng nhất, quý giá nhất.

-------------------HẾT--------------------

Các em vừa tìm hiểu về ý nghĩa của câu Nhân bất học bất tri lý, để mở rộng vốn hiểu biết về ý nghĩa các câu tục ngữ, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn, Nghị luận xã hội về câu tục ngữ có chí thì nên, Nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biết đây...

Khẳng định tầm quan trọng của việc học, người xưa có câu: "Ngọc bất trác, bất thành khí/ Nhân bất học bất tri lí". Vậy cụ thế ý nghĩa mà câu nói này muốn truyền tải là gì? Các bạn hãy cùng tham khảo bài văn mẫu Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng Dàn ý nghị luận về vai trò của tri thức Nghị luận xã hội về lòng kiên nhẫn Nghị luận xã hội về lòng nhân hậu Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Nghị luận xã hội về giá trị con người

Xem lại bài 2: Cẩu bất giáo – Tích Mạnh mẫu

养不教,父之过 yǎng bú jiào, fù zhī guò

Dưỡng bất giáo; Phụ chi quá ;

教不严,师之惰 jiào bù yǎn, shī zhī duò

Giáo bất nghiêm; Sư chi đọa.

子不学,非所宜 zǐ bù xué, fēi suǒ yí

Tử bất học; Phi sở nghi.

幼不学,老何为 yòu bù xué, lǎo hé wéi

Ấu bất học; Lão hà vi ?

Giải nghĩa

Nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha;

Dạy học mà chẳng nghiêm chỉnh, ấy là quấy của ông thầy.

Kẻ làm con mà chẳng học, chẳng phải lẽ nên vậy.

Lúc trẻ chẳng học, lúc già sẽ làm gì?

Xem video Dưỡng bất giáo 养不教

Ngọc bất trác 玉不琢

玉不琢,不成器 yù bù zhuó , bù chéng qì

Ngọc bất trác; Bất thành khí,

人不学,不知义 rén bù xué , bù zhī yì

Nhân bất học; Bất tri nghĩa.

为人子,方少时 wéi rén zǐ, fāng shǎo shí

Vi nhân tử; Phương thiếu thời,

亲师友,习礼仪 qīn shī yǒu, xí lǐ yí

Thân sư hữu; Tập lễ nghi

Giải nghĩa

Tỷ như hòn ngọc chẳng đẽo, chẳng nên món đồ; Người ta chẳng học, cũng chẳng biết nghĩa lý. Cho nên phận làm con, đương lúc còn trẻ, phải thân cận với thầy, bạn để học tập lễ, nghi Lễ tiết thờ người trên, tiếp kẻ dưới, và đối đãi với đời cho hạp lẽ.

Dung điệu nghi văn của lễ tiết, làm cho nghiêm trang và dịu dàng.

Video Ngọc bất trác 玉不琢

***Xem bài 4:  HƯƠNG CỬU LINH – THỦ HIẾU ÐỄ 
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Nguồn: www.chinese.edu.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

.

Tam Tự Kinh Nhân chi sơ, Tính bổn thiện. Tính tương cận ; Tập tương viễn. Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên. Giáo chi đạo, Quí dĩ chuyên : Tích Mạnh mẫu, Trạch lân xử, Tử bất học, Đoạn cơ trữ. Đậu Yên-sơn Hữu nghĩa phương, Giáo ngũ tử, Danh câu dương. Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá ; Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa. Tử bất học, Phi sở nghi. Ấu bất học, Lão hà vi ? Ngọc bất trác, Bất thành khí, Nhơn bất học, Bất tri lý. Vi nhơn tử, Đương thiếu thì, Thân sư hữu Tập lễ nghi. Hương cửu linh, Năng ôn tịch ; Hiếu ư thân, Sở đương thức. Dong tứ tuế Năng nhượng lê ; Đễ ư trưởng, Nghi tiên tri. Thủ hiếu, đễ ; Thứ kiến, văn. Tri mỗ số, Thức mỗ danh : Nhứt nhi thập, Thập nhi bá, Bá nhi thiên, Thiên nhi vạn. Tam tài giả : Thiên, Địa, Nhơn. Tam quang giả : Nhựt, nguyệt, tinh. Tam cương giả : Quân thần nghĩa, Phụ tử thân, Phu phụ thuận. Viết : xuân, hạ, Viết : thu, đông, Thử tứ thì, Vận bất cùng. Viết : Nam, Bắc, Viết : Tây, Đông, Thử tứ phương, Ứng hồ trung. Viết : thủy, hỏa, Mộc, kim, thổ, Thử ngũ hành, Bổn hồ số. Viết : Nhân, nghĩa, Lễ, trí, tín. Thử ngũ thường, Bất dong vặn. Đạo, lương, thúc, Mạch, thử, tắc, Thử lục cốc, Nhơn sở thực. Mã, ngưu, dương, Kê, khuyển, thỉ, Thử lục súc, Nhơn sở tự. Viết : hỷ, nộ, Viết : ai, cụ. Ái, ố, dục, Thất tình cụ. Bào, thổ, cách, Mộc, thạch, câm, Dữ ty, trúc, Nãi bát âm. Cao, tằng, tổ, Phụ nhi thân, Thân nhi tử, Tử nhi tôn. Tự tử, tôn, Chí tằng, huyền, Nãi cửu tộc, Nhơn chi luân. Phụ tử ân, Phu phụ tùng, Huynh tắc hữu, Đệ tắc cung, Trưởng, ấu tự, Hữu dữ bằng, Quân tắc kính, Thần tắc trung, Thử thập nghĩa, Nhơn sở đồng. Phàm huấn mông, Tu giảng cứu Tường huấn hỗ, Minh cú, đậu. Vi học giả, Tất hữu sơ : Tự Tiêu-học Chí Tứ thơ : Luận-ngữ giả, Nhị thập thiên, Quần đệ-tử Ký thiện ngôn ; Mạnh-tử giả, Thất thiên chỉ, Giảng đạo, đức, Thuyết nhân, nghĩa ; Tác Trung-dung, Nãi Khổng Cấp : Trung bất thiên, Dung bất dịch ; Tác Đại-học, Nãi Tăng-tử, Tự tu, tề Chí bình, trị. Hiếu-Kinh thông, Tứ thơ thục, Như Lục Kinh, Thủy khả độc. Thi, Thơ, Dịch, Lễ, Xuân-thu, Hiệu Lục Kinh, Đương giảng cầu. Hữu Liên-sơn, Hữu Qui-tàng, Hữu Châu-dịch, Tam Dịch tường. Hữu Điển, Mô Hữu Huấn Cáo Hữu Thệ, Mệnh, Thơ chi áo. Ngã Cơ-công Tác Châu-lễ, Trứ lục điển, Tồn trị thể. Đại tiểu Đái Chú Lễ-ký, Thuật Thánh ngôn, Lễ, nhạc bị. Viết Quốc-phong, Viết Nhã Tụng, Hiệu Tứ thi, Đương vịnh phúng. Thi ký vong, Xuân-thu tác, Ngụ bao, biếm, Biệt thiện, ác. Tam truyện giả : Hữu Công-dương, Hữu Tả-thị, Hữu Cốc-lương. Kinh ký minh, Phương độc tử, Toát kỳ yếu, Ký kỳ sự. Ngũ tử giả : Hữu Tuân, Dương, Văn-Trung-tử. Cập, Lão, Trang. Kinh, tử thông, Độc chư sử. Khảo thế hệ, Tri chung, thủy : Tự Hy, Nông, Chí Hoàng-đế, Hiệu Tam Hoàng, Cư thượng-thế. Đường, Hữu-Ngu, Hiệu Nhị Đế, Tương ấp tốn, Xưng thịnh-thế. Hạ hữu Vũ, Thương hữu Thang, Châu Văn, Võ, Xưng Tam Vương. Hạ truyền tử, Gia thiên-hạ, Tứ bá tải, Thiên Hạ xã. Thương phạt Hạ, Quốc hiệu Thương, Lục bá tải, Chí Trụ vong. Châu Võ-vương Thủy tru Trụ, Bát bá tải, Tối trường cửu. Châu triệt Đông, Vương cương trụy. Sính can qua, Thượng du thuyết. Thủy Xuân-thu, Chung Chiến-quốc, Ngũ bá cường, Thất hùng xuất. Doanh-Tần thị Thủy kiêm tính, Truyền nhị thế. Sở, Hán tranh ; Cao-tổ hưng, Hán nghiệp kiến. Chí Hiếu-Bình, Vương-Mãng soán. Quang-Võ hưng, Vi Đông-Hán, Tứ bá niên, Chung ư Hiến. Thục, Ngụy, Ngô Tranh Hán đỉnh, Hiệu : Tam-quốc. Ngật lưỡng Tấn. Tống, Tề kế, Lương, Trần thừa, Vi Nam triều, Đô Kim-lăng. Bắc Nguyên-Ngụy, Phân Đông, Tây, Vũ-văn Châu, Dữ Cao Tề. Đãi chí Tùy, Nhứt thổ vũ, Bất tái truyền, Thất thống tự. Đường Cao-tổ, Khởi nghĩa sư, Trừ Tùy loạn, Sáng quốc cơ, Nhị thập truyền, Tam bá tải. Lương diệt chi, Quốc nãi cải. Lương, Đường, Tấn Cập Hán, Châu Xưng Ngũ-đại, Giai hữu do. Viêm-Tống hưng, Thọ Châu thiện, Thập bát truyền, Nam, Bắc hỗn. Liêu dữ Kim Giai xưng đế. Nguyên diệt Kim, Tuyệt Tống thế. Lỵ Trung-quốc, Kiêm Nhung, Địch, Cửu thập niên, Quốc tộ phế. Thái-tổ hưng, Quốc Đại-Minh, Hiệu Hồng-võ, Đô Kim-lăng. Đãi Thành-tổ, Thiên Yên kinh. Thập thất thế, Chí Sùng-trinh, Quyền yêm tứ, Khấu như lâm. Chí Lý-Sấm, Thần khí phần. Ưng cảnh mệnh, Thanh Thái-tổ Tĩnh tứ phương, Khắc đại định. Chấp nhứt sử, Tuyền tại ty, Tái trị, loạn ; Tri hưng, suy. Độc sử giả Khảo thật lục, Thông cổ kim, Nhược thân mục. Khẩu nhi tụng Tâm nhi suy, Triêu ư ty, Tịch ư ty. Tích Trọng-Ni Sư Hạng-Thác, Cổ Thánh-hiền, Thượng cần học. Triệu Trung-lịnh Độc Lỗ-Luận, Bỉ ký sĩ Học thả cần. Phi bồ biên, Tước trúc giản, Bỉ vô thơ, Thả tri miễn. Đầu huyền lương, Chùy thích cổ, Bỉ bất giáo, Tự cần khổ. Như nang huỳnh, Như ánh tuyết, Gia tuy bần, Học bất chuyết. Như phụ tân, Như quải dác, Thân tuy lao, Do khổ học. Tô Lão-Tuyền, Nhị thập thất, Thủy phát phẫn, Độc thơ tịch. Bỉ ký lão Do hối trì. Nhĩ tiểu sanh, Nghi tảo ty. Nhược Lương-Hạo, Bát thập nhị, Đối Đại-đình, Khôi đa sĩ. Bỉ vãn thành, Chúng xưng dị. Nhĩ tiểu sanh, Nghi lập chí. Oanh bát tuế, Năng vịnh thi. Bí thất tuế, Năng phú kỳ. Bỉ dĩnh ngộ, Nhơn xưng kỳ. Nhĩ ấu học, Đương hiệu chi. Thái Văn-Cơ Năng biện cầm ; Tạ Đạo-Uẩn Năng vịnh ngâm. Bỉ nữ tử, Thả thông minh. Nhĩ nam tử, Đương thiếu thành. Đường Lưu-Án, Phương thất tuế, Cử Thần-đồng, Tác Chánh-tự. Bỉ tuy ấu, Thân dĩ sĩ Nhĩ ấu học, Miễn nhi trí. Hữu vi giả Diệc nhược thị. Khuyển thủ dạ, Kê tư thần, Cẩu bất học, Hạt vi nhơn ? Tàm thổ ty, Phong nhưỡng mật, Nhơn bất học, Bất như vật. Ấu nhi học, Tráng nhi hành : Thượng trí quân, Hạ trạch dân, Dương thinh-danh, Hiển phụ mẫu. Quang ư tiền, Thùy ư hậu. Nhơn di tử Kim mãn doanh ; Ngã giáo tử, Duy nhứt kinh. Cần hữu công, Hý vô ích.

Giái chi tai, Nghi miễn lực.

Sách Ba Chữ Người thuở nhỏ, Tính vốn ngoan. Tính mới đầu; Thói về sau. Nếu không dạy, Tính bèn dời. Dạy cái đạo, Quí lấy chuyên : Mẹ thầy Mạnh, Chọn láng giềng, Con chẳng học, Chặt khung thoi. Chọn Yên-sơn, nơi có Nghĩa Dạy năm con, đều nổi tiếng. Nuôi chẳng dạy, Lỗi của cha ; Dạy chẳng nghiêm, Lỗi của thầy. Con chẳng học, nên không biết. Trẻ chẳng học, Già làm gì ? Ngọc chẳng đẽo, Chẳng thành đồ, Người chẳng học, Chẳng biết lẽ. Làm người con, lúc còn trẻ, Gần thầy bạn, Học lễ nghi. Hương chín tuổi, Được ấm chiếu ; Hiếu với thân, Lẽ nên biết. Dong bốn tuổi Được nhường lê ; Thảo [với] người lớn, Nên hay trước. Đầu hiếu thảo, Thứ thấy nghe. Hay mỗ số, Biết mỗ tên : Một đến mười, Mười đến trăm, Trăm đến ngàn, Ngàn đến muôn. Ba bậc tài [là] : Trời, Đất, Người. Ba chất sáng [là] : Trời, trăng, sao. Ba giềng là : Nghĩa vua tôi, Cha con thân, chồng vợ thuận. Rằng : xuân, hạ, Rằng : thu, đông, Đó [là] bốn mùa, Xây [vần] chẳng cùng. Rằng : Nam, Bắc, Rằng : Tây, Đông, Đó [là] bốn phương, Ứng về giữa. Rằng : nước, lửa, Cây, kim, đất, Đó [là] năm chất [hành], Gốc ở số. Rằng : nhân, nghĩa, Lễ, khôn, tin. Đó [là] năm đạo, Chẳng cho loạn. [Lúa] đạo, lương, thúc, [Lúa] mạch, thử, tắc, Đó [là] sáu [giống] lúa, món ăn [của] người. Ngựa, bò, dê, Gà, chó, heo, Đó [là] sáu [giống] súc, vật nuôi [của] người. Rằng : mừng, giận, Rằng : thương, sợ. Yêu, ghét, muốn, Bảy tình đủ. Bầu, đất [nắn], [trồng] da, Gỗ, đá, kim, Với tơ, trúc, Là tám âm [nhạc]. Sơ, cố, nội, Cha đến mình, Mình đến con, Con đến cháu. Từ con, cháu, Tới chắt, chít, Là chín họ, Thứ bậc [của] người. Ơn cha con, Chồng vợ theo, Anh thì thảo, Em thì cung, Thứ [tự] lớn, nhỏ, Bạn với bầy, Vua thì kính, Tôi thì trung, Đó [là] mười nghĩa, Người cùng chỗ. Dạy trẻ thơ, Nên giảng xét Tỏ [lời] huấn, hỗ, Rõ câu, đậu. Làm kẻ học, Có ban đầu : Từ [sách] Tiểu-học Đến bốn bộ [sách] : Bộ Luận-ngữ, Hai mươi thiên, Bầy đệ tử Chép lời phải ; Bộ Mạnh-tử, Chỉ bảy thiên, Giảng đạo, đức, Nói nhân, nghĩa ; Làm [sách] Trung-dung, Là Khổng Cấp : Trung chẳng lệch, Dung chẳng đổi ; Làm [sách] Đại-học, Là Tăng-tử, Từ tu, tề, Đến bình, trị. Thông [sách] Hiếu-Kinh, Thuộc bốn bộ [sách], Như Sáu [bộ] Kinh, Mới nên đọc. [Kinh] Thi, Thơ, Dịch, Lễ, Xuân-thu, Kêu [là] Sáu [bộ] Kinh, Nên tìm giảng. Có [sách] Liên-sơn, Có [sách] Qui-tàng, Có [sách] Châu-dịch, Tường ba [kinh] Dịch. Có [thiên] Điển, Mô, Có [thiên] Huấn, Cáo Có [thiên] Thệ, Mệnh, Thơ [của] nghĩa sâu. Ông Cơ-công Làm [kinh] Châu-lễ, Bày sáu điển, Còn trị thể. Lớn nhỏ [họ] Đái Chú Lễ-ký, Thuật lời Thánh, Đủ lễ, nhạc. Rằng Quốc-phong, Rằng Nhã Tụng, Kêu [là] Bốn [thể] thi, Nên vịnh phúng. Kinh Thi [đã] mất, Xuân Thu làm [ra], Ngụ khen, chê, Phân lành, dữ. Ba truyện là : Truyện Công-dương, Truyện Tả-thị, Truyện Cốc-lương. Sách đã rõ, Mới đọc [sách] tử, Rút cái cốt, Ghi cái việc. Năm sách tử [là] : Sách Tuân, Dương, Văn-Trung-tử, Sách Lão, Trang. [Sách] kinh, tử thông, Đọc sách sử. Xét mối đời, biết trước sau : Từ [vua] Hy, Nông, Đến Hoàng-đế, Kêu [là] Ba [đời] Hoàng, Ở trên đời. [Nhà] Đường, Hữu-Ngu, Kêu [là] Hai [đời] Đế, Nhường vái nhau, Xưng [là] đời thạnh. [Nhà] Hạ có [vua] Vũ, Thương có [vua] Thang, [Nhà] Châu [vua] Văn, Võ, Xưng [là] Ba [đời] Vương. [Nhà] Hạ truyền con, Nhà [của] thiên hạ, Bốn trăm năm, Xã nhà Hạ. [Vua] Thang đánh [nhà] Hạ, Hiệu nước [nhà] Thương, Sáu trăm năm, Đến [vua] Trụ mất. [Vua] Võ-vương [nhà] Châu Mới giết [vua] Trụ, Tám trăm năm, Rất dài lâu. Châu triệt Đông, rớt giềng vương. Múa mộc mạc, Chuộng du thuyết. Trước Xuân-thu, Sau Chiến-quốc, Năm nghiệp [bá] mạnh, bảy [nước] hùng ra. Họ Doanh-Tần Mới gồm thâu, Truyền hai đời. [Nước] Sở, Hán giành ; [Vua] Cao-tổ lên, Dựng nghiệp Hán. Đến Hiếu-Bình, Vương-Mãng cướp. [Vua] Quang-Võ lên, Làm Đông-Hán, Bốn trăm năm, Tới vua Hiến. [Nước] Thục, Ngụy, Ngô Giành nhà Hán, Kêu [là] [đời] Tam-quốc. Tới hai [nhà] Tấn. [Nhà] Tống, Tề nối, [Nhà] Lương, Trần tiếp, Là Nam triều, [Đóng] Đô [đất] Kim-lăng. Bắc Nguyên-Ngụy, Chia Đông, Tây, Vũ-văn [nhà] Châu, [họ] Cao nhà Tề. Kịp đến Tùy, Một cõi đất, Chẳng tái truyền, Mất giềng mối. Cao-tổ [nhà] Đường, Khởi nghĩa quân, Trừ Tùy loạn, Dựng nước nền, Hai mươi [đời] truyền, Ba trăm năm. Nhà Lương diệt, Nước bèn đổi. [Nhà] Lương, Đường, Tấn Tới [nhà] Hán, Châu Xưng [là] [đời] Ngũ-đại, Đều có cớ. Viêm-Tống lên, Châu trao ngôi, Mười tám [đời] truyền, Nam Bắc chung. Nước Liêu, Kim Đều xưng đế. Nguyên diệt Kim, tuyệt đời Tống. Trị Trung-quốc, Gồm [rợ] Nhung, Địch, Chín chục năm, Bỏ ngôi nước. Thái-tổ lên, Nước Đại-Minh, Hiệu Hồng-võ, [Đóng] đô Kim-lăng. Tới Thành-tổ, [Dời kinh] đô đất Yên. Mười bảy đời, Đến Sùng-trinh, Quyền quan dông, Giặc như rừng. Giặc Lý-Sấm, Đốt đồ Thần. Ứng cả mạng, Thái-tổ [nhà] Thanh Dẹp bốn phương, Định tất cả. Hai mươi mốt sử, Trọn ở đó, Chép trị, loạn ; Biết hên, xui. Kẻ đọc sử, Xét bổn thật, Thông xưa nay, Như gần mắt. Miệng thì đọc, Lòng thì suy, Sớm ở đó, Chiều ở đó. Xưa [đức] Trọng-Ni, Học [ông] Hạng-Thác, Xưa Thánh-hiền Còn siêng học. Triệu Trung-lịnh Đọc [sách] Lỗ-Luận, Người đã [làm] quan, Học còn siêng. Mở vở bồ, Chẻ thẻ tre, Người không [có] sách, Lại biết gắng. Đầu treo rường, Dùi đâm về, Người chẳng [người] dạy, Tự siêng khó. Như đom đóm, như ánh tuyết, Nhà dẫu nghèo, Học chẳng nghỉ. Như vác củi, Như treo song, Mình dẫu nhọc, Chịu khó học. Tô Lão-Tuyền, Hai mươi bảy, Mới nổi giận, Đọc sách vở. Người đã già, Ăn năn chậm. Mày trò nhỏ, Nên sớm nghĩ. Như Lương-Hạo, Tám mươi hai, Chốn Đại-đình, trò đậu đầu. Người muộn nên, Chúng khen lạ. Mày trò nhỏ, Nên lập chí. Oanh tám tuổi, Vịnh bài thơ. Bí bảy tuổi, Được cuộc cờ. Người thông hiểu, Người khen lạ. Mày trẻ học, Nên bắt chước [họ]. Thái Văn-Cơ Được tiếng đàn ; Tạ Đạo-Uẩn Được tiếng ngâm. Con gái kia, Còn sáng suốt. Mày con trai, Trẻ làm nên. Đường Lưu-Án, Mới bảy tuổi, Đậu [khoa] Thần-đồng, Làm Chánh-tự. Người dẫu nhỏ, Đã làm quan Mày trẻ học, Gắng mà tới. Có kẻ làm Cũng như vậy. Chó giữ đêm, Gà coi sáng, Nếu chẳng học, Sao làm người ? Tằm nhả tơ, Ong dưỡng mật, Người chẳng học, Chẳng bằng vật. Trẻ thì học, Lớn thì làm : Trên giúp vua, dưới [làm] ơn dân, Nổi tiếng tăm, [Vẻ] vang cha mẹ. Rạng đời trước, Tới đời sau. Người cho con Vàng đầy rương ; Ta dạy con, Chỉ một sách. Siêng có công, Giỡn không ích.

Răn đó thay, Nên gắng sức.

Page 2

4 năm trước TÍCH HỢP VĂN HÓA TRUNG HOA

 KHÁI LƯỢC VỀ NGŨ KINH

Ngũ Kinh còn là cách gọi khác của Ngũ Thư

Ngũ Kinh [五經 Wǔjīng] là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:

  1. Kinh Thi [詩經 Shī Jīng]: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" [sách Luận ngữ].
  2. Kinh Thư [書經 Shū Jīng]: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
  3. Kinh Lễ [禮記 Lǐ Jì]: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" [sách Luận Ngữ].
  4. Kinh Dịch [易經 Yì Jīng]: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
  5. Kinh Xuân Thu [春秋 Chūn Qiū]: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.

Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.

1. Kinh lễ

2. Kinh thi

3. Kinh thư

4. Kinh Xuân thu

5. Kinh dịch

KINH LỄ

[Kinh Lễ, Lễ kinh hoặc Lễ ký]

禮經 hoặc 禮記

Là cuốn sách đầu tiên của Ngũ kinh, sách mẹ của cả bộ Tứ thư

Kinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký [禮記 Lǐ Jì] là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước và những tấm gương của Lễ.

Học giả thời Hán là Đới Đức đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập gồm 130 thiên rồi tổng hợp giản hoá còn 85 thiên gọi là Đại Đới Lễ ký, sau đó cháu Đới Đức là Đới Thánh lại đơn giản hoá Đại Đới Lễ ký còn 46 thiên, thêm vào các thiên Nguyệt lệnh, Minh Đường vị vàNhạc ký, tổng cộng là 49 thiên, được gọi là Tiểu Đới Lễ ký.

Đại Đới Lễ ký đến thời Tuỳ, Đường bị thất lạc quá nửa, hiện nay chỉ còn 39 thiên, do đóTiểu Đới Lễ ký là bản Kinh Lễ thông dụng hiện nay.

Toàn bộ Kinh Lễ được viết bằng tản văn, không chỉ miêu tả chế độ lễ nghi đương thời mà còn giáo dục về nhân nghĩa, đạo đức, ngoài ra có giá trị về văn học rất lớn. Đại Học và Trung Dung, hai cuốn sách kinh điển của Nho giáo, chính là hai thiên trong Kinh Lễ được tách ra sau này.

Về sau, hai thiên Trung Dung, Đại học được tách ra thành sách riêng. Thiên Nhạc ký được tách ra thành Kinh Nhạc nhưng sau lại bị thất truyền.

Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự xã hội nhiễu nhương cuối thời Xuân thu.. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” [sách Luận Ngữ].

DANH MỤC 49 THIÊN KINH LỄ

  1. Khúc lễ thượng [hai thiên]
  2. Khúc lễ hạ [hai thiên]
  3. Đàn cung thượng
  4. Đàn cung hạ
  5. Vương chế
  6. Nguyệt lệnh
  7. Tăng Tử vấn
  8. Văn Vương thế tử
  9. Lễ vận
  10. Lễ khí
  11. Giao đặc sinh
  12. Nội tắc
  13. Ngọc tảo
  14. Minh đường vị
  15. Tang phục tiểu ký
  16. Đại truyện
  17. Thiếu nghi
  18. Học ký
  19. Nhạc ký [sau tách ra, phát triển thành Nhạc kinh, về sau thất truyền]
  20. Tạp ký thượng
  21. Tạp ký hạ
  22. Tang đại ký
  23. Tế pháp
  24. Tế nghĩa
  25. Tế thống
  26. Kinh giải
  27. Ai Công vấn
  28. Trọng Ni yên cư
  29. Khổng Tử nhàn cư
  30. Phường ký
  31. Trung dung [sau tách ra thành một sách riêng trong bộ Tứ thư]
  32. Biểu ký
  33. Truy y
  34. Bôn tang
  35. Vấn tang
  36. Phục vấn
  37. Gian truyện
  38. Tam niên vấn
  39. Thâm y
  40. Đầu hồ
  41. Nho hành
  42. Đại học [sau tách ra, phát triển thành cuốn sách đầu tiên trong Tứ thư]
  43. Quan nghĩa
  44. Hôn nghĩa
  45. Hương ẩm tửu nghĩa
  46. Xạ nghĩa
  47. Yến nghĩa
  48. Sính nghĩa
  49. Tang phục tứ chế

Tóm tắt 04 chủ đề lớn 

  1. Chuyện về những người giữ Lễ [Khổng tử, vua chúa, quan chức và sĩ tử]
  2. Tục lệ   quan-  hôn-  tang- tế
  3. Tu dưỡng bản thân theo chữ Lễ với quan điểm Nho gia.
  4. Quy định  lễ nghi giao tiếp trong xã hội.

Kinh Lễ ngày nay còn lại có 49 thiên.

Hai thiên đầu tiên [1,2] gọi là “Khúc Lễ” [nghi lễ khuc chiết, cụ thể rõ ràng] có tính phổ biến, thông dụng cho mọi người.

“Khúc lễ” chủ yếu nói cách ứng xử trong sinh hoạt thường ngày, chưa phải là những dịp lễ quan trọng hoặc việc lớn. Nhưng khúc lễ lại có phạm vi ứng dụng phổ biến hơn cả.

Người ta không trải qua được việc nhỏ [lễ nhỏ] thì làm sao được việc lớn !

Sách Trung Dung nói “Lễ nghi tam bách, uy nghi tam thiên”. Uy nghi có nghĩa là “vẻ mặt, trang phục, hành vi, lời nói đúng mực khi giao tiếp”.

   Khúc Lễ gồm 6 chủ đề

  1. Lễ đối với cha mẹ
  2. Lễ với bậc trưởng lão
  3. Lễ với thầy giáo
  4. Lễ giới hạn giữa nam và nữ
  5. Lễ giáo dục thiếu niên nhi đồng
  6. Lễ sinh hoạt rộng rãi.

[1] Lễ đối với cha mẹ [trích]

 1. Mùa lạnh con phải xem cha mẹ mặc đủ ấm chưa, mùa hạ xem cha mẹ đủ thoáng mát chưa, hằng đêm trải giường cho cha mẹ. Buổi sớm phải đến vấn an cha mẹ, để ý tình trang sức khỏe của song thân.

 2. Con cái nếu cần đi ra ngoài phải thưa bẩm, được cho phép mới đi. Khi trở về phải đến trình diện cha mẹ để cha mẹ yên tâm. Đi tới đâu phải có nơi chốn nhất định và báo cho cha mẹ biết.

[.v.v…]

Kinh Thi

 Do Khổng tử sưu tập, biên tập làm môn học văn chương duy nhất trong bộ Ngũ kinh.

 Kinh Thi gồm có 311 thiên. Trong số đó, chỉ có 305 thiên là đầy đủ, còn 6 thiên kia chỉ có đề mục nhưng không có lời. Theo bản Mao Thi, Kinh Thi gồm có ba phần như sau:

 Quốc phong [văn chương dân gian]

 Quốc phong là những bài ca dao của dân tộc các nước chư hầu, đuợc nhạc quan sưu tập. Quốc phong có 160 thiên, chia làm 15 quyển, mỗi quyển một nước, gồm có:

[Phong: nghĩa là ca dao]

    1. Chính phong: ca dao Chu nam [nhà Chu]  và ca dao Thiệu nam [Chính phong: ca dao chính thức]

   2. Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Ngụy phong, Đường phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Mân phong [hoặc Bân phong].

   [Biến phong: ca dao rải rác nơi khác, không được coi trọng như Chính phong]

 Nhã [văn chương bác học/ văn học viêt]

 Nhã nghĩa là chính đính, gồm những bài hát nơi triều đình. Nhã chia ra làm 2 phần:

    1. Tiểu nhã: những bài dùng trong trường hợp các buổi yến tiệc quí tộc [74 thiên].

   2. Đại nhã: những bài dùng trong trường hợp quan trọng như khi Thiên tử hợp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường [31 thiên].

 Tụng [văn chương bác học/ văn học viêt]

 Tụng nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước và dùng để hát ở chốn miếu đường. Tụng có tất cả 40 thiên, chia làm:

    1. Chu tụng: 31 thiên. [Ca tụng nhà Chu]

   2. Lỗ tụng: 4 thiên.

   3. Thương tụng: 5 thiên.

 Trong Kinh Thi có lục nghĩa là: Phong, Nhã, Tụng, phú, tỷ, hứng. Phong, Nhã, Tụng là bộ phận của âm nhạc còn phú, tỷ, hứng tức là các thể văn của Phong, Nhã, Tụng.

 Ba thể phú, tỷ và hứng nói về kỹ thuật làm thơ. Chỉ rõ tên, nói rõ việc, ấy là phú. Thấy việc hư hỏng đương thời mà không dám nói rõ, dùng phép so sánh kín đáo để phóng thích, ấy là thể tỷ. Mượn vật để nói nên lời là thể hứng. Sự bất đồng giữa tỷ và hứng do ở điểm này: thể tỷ chỉ lấy vật làm tỷ dụ chứ không nói rõ ý chính, thể hứng thì trước hết dùng phép tỷ dụ rồi nói rõ ý chính ra.

 Do nội dung Kinh Thi gồm có ba phần lớn [Phong, Nhã, Tụng] và ba thể [phú, tỷ, hứng] mà cổ nhân đã gọi là sáu nghĩa của Kinh Thi. Riêng về Phong, Nhã, Tụng, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của mỗi học giả, nhưng có thể thừa nhận cách phân lọai trong Mao Thi là tương đối hợp lý.

  QUỐC PHONG [GỒM 159 THIÊN/ BÀI]:

 Chu Nam [Chính phong] [có 11 thiên]:

   1. Quan thư: tương tư

   2. Cát đàm: Phận sự người vợ lo dệt vải.

   3. Quyền nhỉ: Vợ nhớ chồng.

   4. Nam hữu cù mộc: Chúc người quân tử.

   5. Chung tư: Chúc đông con.

   6. Đào yêu: Khen thục nữ lập gia đình.

   7. Thố tứ: Khen người có tài cán.

   8. Phù dĩ: Phụ nữ an nhàn đi hái trái.

   9. Hàn quảng: Khen phụ nữ đã trở lại đoan trang được người kính nể.

  10. Nhữ phần: Vợ nhớ chồng vẫn trung thành.

  11. Lân chi chỉ: Khen tặng dòng dõi của Văn vương.

Thiệu Nam [Chính phong] [14 thiên]:

    1. Thước sào: Khen tặng người con gái chư hầu được lấy chồng.

   2. Thái phiên: Khen tặng vợ chư hầu lo việc cúng tế.

   3. Thảo trùng: Vợ quan đại phu ở nhà một mình mà nhớ chồng.

   4. Thái tần: Khen tặng vợ quan đại phu lo việc cúng tế.

   5. Cam đường: Kính giữ di tích của Thiệu Bá.

   6. Hành lộ: Con gái lấy lẽ giữ mình mà cự tuyệt người con trai vô lễ.

   7. Cao dương: Khen quan lại y phục bình thường, dáng thảnh thơi tự đắc.

   8. Ẩn kỳ lôi: Vợ nhớ chồng mong chồng mau trở về.

   9. Biểu hữu mai: Con gái lo được gả kịp thời.

  10. Tiểu tinh: Phận thiếp được hầu hạ vua.

  11. Giang hữu tự: Vợ chính rước các hầu thiếp đi theo.

  12. Dã hữu tử khuân: Lời người con gái chế giễu người yêu.

  13. Hà bỉ nùng hĩ: Khen con gái nhà Chu cung kính hòa thuận đi lấy chồng.

  14. Trâu ngu: Chư hầu đi săn có nhân đạo.

 Bội Phong [19 thiên]:

    1. Bách chu: Tình cảnh người vợ cả bị bỏ rơi.

   2. Lục y: Tình cảnh vợ chính bị lạnh lùng, còn hầu thiếp được thân mến.

   3. Yến yến: Vợ chính thương nhớ đưa tiễn nàng hầu thiếp về quê.

   4. Nhật nguyệt: Lời than thở của người vợ bị phụ bạc.

   5. Chung phong: Cảnh người vợ sống với người chồng cuồng si ngu dại.

   6. Kích cổ: Nỗi lòng người lính chiến phải xa cách vợ nhà.

   7. Khải phong: Lời con tự trách không khéo thờ mẹ để mẹ đi tái giá.

   8. Hùng trĩ: Vợ nhớ tưởng chồng đang đi làm ở xa.

   9. Bào hữu khổ diệp: Lời than của người bị gò bó tình yêu.

  10. Cốc phong: Nỗi lòng người vợ bị chồng đuổi đi.

  11. Thức vi: Lời của bề tôi trách vua chịu hèn hạ nương tựa nước ngoài.

  12. Mao khâu: Kẻ lưu vong trách nước ngoài không chịu tiếp cứu.

  13. Giản hề: Lời người hiền bất đắt chí chịu làm chức phận khiêm nhường.

  14. Tuyền thủy: Nỗi lòng người con gái lấy chồng ở nước xa, nhớ nhà muốn trở về.

  15. Bắc môn: Cảnh nghèo khó của quan lại thời loạn.

  16. Bắc phong: Nước sắp loạn, rủ nhau đi tỵ nạn.

  17. Tĩnh nữ: Lời ước hẹn tình yêu.

  18. Tân đài: Nỗi lòng người con gái gặp ông chồng hèn hạ loạn luân.

  19. Nhị tử thừa chu: Lời thương xót hai anh em giành nhau cái chết.

Dung phong [10 thiên]

    1. Bách chu: Lời người góa phụ thủ tiết.

   2. Tường hữu từ: Chê dâm ô trong bọn vua chúa.

   3. Quân tử giai lão: Tả dung sắc người đẹp mà kém đức hạnh.

   4. Tang trung: Lời ước hẹn tình yêu.

   5. Thuần chi bôn bôn: Lời trách kẻ loạn luân dâm ô.

   6. Đính chi phương tring: Khen vua chăm lo xây dựng quốc gia.

   7. Đế đống: Lời gái đi tìm người yêu.

   8. Tướng thử: Lời châm biếm kẻ vô lễ thiếu uy nghi.

   9. Can mao: Việc quan chức biết thăm viếng người hiền.

  10. Tái trì: Lời người con gái nóng lòng về thăm nước đã mất.

Vệ phong [10 thiên]:

   1. Kỳ úc: Lời khen tặng vua tu thân.

   2. Khảo bàn: Tình cảnh người hiền ở ẩn.

   3. Thạc nhân: Tả người đẹp và quyền quý được rước dâu.

   4. Manh: Lời người con gái trách người yêu phụ bạc.

   5. Trúc can: Nỗi lòng người con gái lấy chồng ở xa nhớ nhà.

   6. Hoàn lan: Lời châm biếm vua còn nhỏ mà tự kiêu.

   7. Hà quảng: Nhớ quê chồng.

   8. Bá hề: Nỗi lòng nhớ chồng.

   9. Hữu hồ: Nỗi lòng người quả phụ muốn tái giá.

  10. Mộc qua: Lời tặng đáp để kết giao với nhau.

 Vương phong [10 thiên]:

    1. Thử ly: Nỗi cảm xúc thời xưa đã điêu tàn.

   2. Quân tử vu dịch: Nỗi nhớ chồng đi sai dịch nơi xa.

   3. Quân tử dương dương: Cảnh thanh nhã khi chồng về xum họp.

   4. Dương chi thủy: Nỗi lòng người lính đóng đồn ở xa nhớ vợ.

   5. Trung cốc hữu thôi: Lời than thở của người vợ bị đuổi bỏ.

   6. Thố viên: Nỗi lòng của người quân tử gặp thời loạn không vui sống.

   7. Cát lũy: Lời than thở của người dân trôi nổi trong thời loạn lạc.

   8. Thái cát: Tưởng nhớ tha thiết tình nhân.

   9. Đại xa: Đắm đuối yêu nhau nhưng còn sợ pháp luật không dám bày tỏ.

  10. Khâu trung hữu ma: Lời giễu yêu của cô gái khi tình nhân không đến.

 Trịnh phong [20 thiên]:

    1. Tri y: tình của nhân dân mến đãi quan hiền tài.

   2. Thương Trọng tử: bị gò bó, cô gái dặn người yêu không nên đến nhà tìm.

   3. Thúc vu điền: lời khen tặng Cung Thúc Đoạn.

   4. Thanh nhân: tình cảnh quân đội rã rời nhụt chí chiến đấu.

   5. Cao cầu: lời khen tặng quan chức không đổi thay tiết tháo.

   6. Tuân đại lộ: người con gái trách chồng ruồng bỏ.

   7. Nữ viết kê mình: Vợ thương chồng, lo phụng sự chồng chu đáo.

   8. Hữu nữ đồng xa: tả người con gái đẹp đi chung xe.

   9. Sơn hữu phù tô: lời con gái đang yêu trêu ghẹo tình nhân.

  10. Thác hề: người con gái nhiệt tình tỏ ý mời trai cùng ca hát nhảy múa.

  11. Giảo đồng: lời đùa giỡn giữa cô gái với người yêu.

  12. Khiên thường: lời cô gái vui đùa với người yêu.

  13. Phong: cô gái hối hận không đưa người yêu.

  14. Đông môn chi thiêu: cô gái tỏ tình với người yêu.

  15. Phong vũ: cô gái hả hê khi gặp người yêu.

  16. Tử khâm: cô gái mong nhớ người yêu.

  17. Dương chi thủy: khuyên gười yêu giữ trọn niềm tin giữa hai người.

  18. Xuất kỳ đông môn: lòng trung thành mến thương vợ.

  19. Dã hữu man thảo: trai gái gặp nhau và cũng vừa lòng thích ý.

  20. Trân vĩ: trai gái thừa dịp dạo chơi để trao ân tình.

 Tề phong [11 thiên]:

   1. Kê minh: lời người hiền phi khuyên vua dậy sớm.

   2. Tuyền: lời châm biếm vua quan ham săn bắn mà quên việc chính trị.

   3. Trử: chàng rể chờ rước cô dâu.

   4. Đông phương chi nhật: trai gái yêu nhau hoà thuận với nhau.

   5. Đông phương vị minh: lời châm biếm quan coi tính giờ sai.

   6. Nam Sơn: lời châm biếm bọn vua chúa anh em thông dâm.

   7. Phủ điền: lời khuyên chớ dục tốc mà bất đạt.

   8. Lô linh: lời khen tặng vua đi săn.

   9. Tệ cẩu: châm biếm người đàn bà loạn luân được tự do trở về thông dâm với anh ruột.

  10. Tái khu: châm biếm người đàn bà thông dâm với anh ruột.

  11. Y ta: khen Lỗ Trang Công đủ tài mà không ngăn được mẹ.

 Ngụy phong [7 thiên]:

   1. Cát cú: châm biếm người keo kiệt.

   2. Phần tứ nhu: châm biếm người cần kiệm không trúng lễ.

   3. Viên hữu đào: nỗi lo buồn của người hiểu biết với thời cuộc bấy giờ.

   4. Trắc hộ: nỗi lo buồn của cha mẹ, anh em người đi quân dịch.

   5. Thập mẫu chi gian: chính trị hỗn loạn, người hiền lo trở về ở ẩn.

   6. Phạt đàn: người quân tử chẳng chịu ngồi không mà hưởng.

   7. Thạc thử: dân chúng hận vua bội bạc mới bỏ đi nơi khác.

 Đường phong [11 thiên]:

   1. Tất suất: lời răn cũng nên vui chơi, nhưng không nên thái quá, phải lo công việc của mình.

   2. Sơn hữu xu: ai rồi cũng chết, nên cũng nên vui chơi.

   3. Dương chi thủy: dân chúng chở che, ủng hộ người quân tử dựng nước.

   4. Tiêu liêu: khen tặng cây tốt trái nhiều.

   5. Trù mậu: lời trai gái mừng rỡ vì được thành vợ chồng.

   6. Đệ đỗ: lời than trách của người không anh em mà cũng không được ai giúp đỡ.

   7. Cao cầu:lời than phiền quan lại hống hách không ưa dân.

   8. Vô y: lời kiêu ngạo của kẻ soán ngôi mà trở nên danh chính ngôn thuận do hối lộ.

   9. Hữu đệ chi đỗ: vua mong hậu đãi bậc hiền tài.

  10. Cát sinh: lời chung thủy của người vợ lính quân dịch mong nhớ chồng.

  11. Thái linh: chớ nghe gièm pha.

 Tần phong [10 thiên]:

   1. Xa lân: tìm được vua đáng thờ.

   2. Tứ thiết: vua tôi hòa hiệp cùng đi săn bắn.

   3. Tiểu nhung: chinh phụ khen nhớ chồng.

   4. Kiêm gia: đi tìm người hiền.

   5. Chung Nam: lời dân khen tặng vua mình.

   6. Hoàng điểu: dân thương tiếc người có tài mà bị chôn sống theo vua.

   7. Thần phong: vợ nhớ chồng vắng nhà.

Bài cùng chuyên mục

Video liên quan

Chủ Đề