Làm sao để biết mình có 2 sổ BHXH

Đối với người tham gia BHXH, thì sổ BHXH được xem là “tài sản”của mình. Theo quy định, nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).

Người lao động “Nghỉ ngang” thì có tự chốt sổ BHXH không?

Từ quy định trên có thể thấy rằng, sổ BHXH là căn cứ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Tuy nhiên để hưởng được các chế độ thì ngoài việc có sổ BHXH khi nghỉ việc thì điều kiện bắt buộc đó là sổ BHXH phải được chốt sổ BHXH. Việc chốt sổ BHXH nhằm để cơ quan BHXH xác nhận thời gian tham gia của người lao động. Vậy người lao động có thể tự biết sổ BHXH của mình đã được chốt hay chưa?. Người lao động có thể thực hiện theo một số cách sau để nhận biết sổ BHXH được chốt hay chưa.

1 – Xem trên tờ rời

Người lao động có thể dễ dàng biết được mình có chốt sổ hay không thông qua việc xem trên tờ rời cơ quan BHXH cung cấp.

Ví dụ: Anh B tham gia BHXH tại công ty được 1 năm, đến tháng 02/2022 thì nghỉ việc. Theo quy định Công ty sẽ thực hiện thủ tục báo giảm cho anh B và giao tờ rời đó lại cho anh B. Nếu trên tờ rời cuối cùng thể hiện thời gian đóng đến tháng 01/2022 và các dòng diễn giải có dòng chữ “Tổng thời gian đóng BHXH đến tháng 01/2022 là 01 năm”, “Tổng thời gian đóng BHXTN đến tháng 01/2022 là 01 năm”.

Làm sao để biết mình có 2 sổ BHXH
“Dấu hiệu” nhận biết sổ BHXH đã chốt hay chưa!

2 – Tra cứu trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp tính năng tra cứu quá trình tham gia ngay trên website. Người lao động hãy truy cập đường dẫn https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

Lưu ý: Với cách này thì yêu cầu số điện thoại của người lao động phải được cập nhật trong cơ sở dữ liệu của BHXH.

  • Nhập tỉnh thành và cơ quan BHXH đã đăng ký tham gia bảo hiểm
  • Nhập khoảng thời gian cần tra cứu
  • Nhập số chứng minh nhân dân
  • Nhập họ và tên người cần tra cứu và tích chon có dấu hoặc không dấu tương ứng
  • Nhập mã số BHXH của cá nhân cần tra cứu
  • Nhập số điện thoại nhận mã OTP và tích chọn vào ô “Tôi không phải người máy”.

Làm sao để biết mình có 2 sổ BHXH

Sau đó tất cả thông tin liên quan đến BHXH sẽ hiện ra. NLĐ có thể biết được sổ BHXH mình đã chốt chưa thông qua việc tra cứu đó.

Làm sao để biết mình có 2 sổ BHXH

Một số lưu ý với người lao động

Khi nghỉ việc (bao gồm nghỉ công ty này chuyển sang làm công ty khác), nhất định phải liên hệ với Công ty để nhận tờ rời chốt sổ.

Nếu không chốt sổ thì thời gian đó không thể cộng dồn vào thời gian tham gia sau này hoặc hưởng các chế độ BHTN, BHXH một lần…

Chia sẽ bài viết:
Vì lý do kỹ thuật nên hiện tại chức năng bình luận tại thời khóa. Mọi câu hỏi quý đọc giả vui lòng gửi vào trang chuyên hỏi đáp BHXH tại địa chỉ: https://hoidapbhxh.vn/

Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Như vậy, mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số riêng biệt, mã số này gồm 10 chữ số, được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.

Mã số bảo hiểm xã hội dùng để làm gì?

Mã số này dùng để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ, chính sách khác của người lao động.

Với trẻ em, mã số này được cấp cho trẻ em ngay từ khi sinh ra khi làm thẻ bảo hiểm y tế, cho đến khi hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Với hầu hết người lao động, mã số này được cấp khi bắt đầu ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội... 

Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội 

Video hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội (Youtube LuatVietnam)


Cách 1. Xem trên bìa sổ bảo hiểm xã hội

Như Quyết định 595 đã nêu ở trên, mã số bảo hiểm xã hội được thể hiện ngay trên sổ bảo hiểm xã hội. Do đó nếu đang sở hữu sổ bảo hiểm xã hội trong tay, người lao động có thể nhìn thấy mã số được in ngay trên bìa sổ của mình.

Trước đây, sổ bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động giữ. Tuy nhiên, từ khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực (từ ngày 01/01/2016) thì người lao động là người có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ của mình (theo khoản 3 Điều 19). Tuy nhiên, nhiều hợp người lao động vẫn gửi người sử dụng lao động giữ và bảo quản thay.

Trong trường hợp, người lao động vẫn chưa được người sử dụng lao động giao sổ để giữ thì có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng các cách sau.

Cách 2. Xem trên thẻ bảo hiểm y tế

Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội, người lao động cũng có thể xem mã số bảo hiểm xã hội được in trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). 

* Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ: 

Mã số bảo hiểm xã hội chính là 10 số cuối của mã số thẻ BHYT. Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm 04 ô:

- Ô đầu tiên gồm 02 chữ cái, là mã đối tượng tham gia BHYT.

- Ô thứ 2 được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 - 5) là mức hưởng BHYT.

- Ô thứ 3 được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.

- Ô thứ 4 gồm 10 số tự nhiên, chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.

>> Xem thêm: “Giải mã” 15 ký tự trong mã số của Thẻ bảo hiểm y tế

* Nếu sử dụng mấu thẻ BHYT mới từ ngày 014/2021:

Mã số bảo hiểm xã hội cũng chính là mã số BHYT trên thẻ.

Cách 3. Tra cứu trực tuyến

Bước 1: Truy cập: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân.

Bắt buộc phải nhập họ tên, tỉnh thành phố theo hộ khẩu thường trú và nhập thêm ít nhất một trong các trường:

+ Mã số BHXH.

+ Ngày sinh.

+ Số CMND.

Bước 3: Bấm tra cứu.

Hệ thống sẽ tự động trả kết quả là mã số bảo hiểm xã hội như sau:

Làm sao để biết mình có 2 sổ BHXH

Cách 4. Tra cứu trên ứng dụng VssID

Người lao động có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội của mình thông qua tài khoản VssID của bạn bè hoặc người thân với các thao tác đơn giản.

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.

Bước 2: Chọn Tra cứu.

Bước 3: Chọn Tra cứu mã số BHXH.

Bước 4: Nhập thông tin.

Bước 5: Xem mã số bảo hiểm xã hội.

Làm sao để biết mình có 2 sổ BHXH

Sau khi đã biết được mã số bảo hiểm xã hội, người lao động có thể dễ dàng tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm của mình.



Trên đây là cách tra cứu mã số BHXH đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh và chuẩn xác nhất

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được áp dụng theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.

Một trong các lưu ý quan trọng được in trên trang 04 của sổ BHXH mà người lao động đang giữ, đó là:

3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Tuy nhiên, trên thực tế, do làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân khi làm thủ tục tham gia BHXH nên sẽ xảy ra trường hợp một người lao động có thể sở hữu hai hay nhiều sổ BHXH.

Xem thêm: Sổ bảo hiểm xã hội: 6 thông tin người lao động cần biết

Có 2 sổ bảo hiểm xã hội: Giải quyết thế nào? (Ảnh minh họa)

Cần làm gì khi có hai sổ BHXH trở lên?

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên sẽ xảy ra các trường hợp sau:

- Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau.

- Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau.

* Trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau

Căn cứ tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp đóng trùng BHXH sẽ được hoàn trả lại số tiền BHXH đã nộp.

Tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quyết định 595 được sửa bởi khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 đã hướng dẫn cụ thể về việc hoàn tiền BHXH khi đóng trùng như sau:

Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

Như vậy, nếu người lao động có nhiều sổ BHXH có thời gian đóng trùng BHXH thì được cơ quan BHXH hoàn trả số tiền đã đóng thừa, bao gồm cả số tiền người lao động và người sử dụng lao động đã đóng.

Để được hoàn số tiền BHXH nêu trên, người lao động phải thực hiện việc gộp sổ BHXH theo thủ tục sau:

- Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).

+ Các sổ BHXH.

- Nơi nộp: Cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi quản lý hoặc cư trú.

- Thời gian giải quyết:

+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

- Lệ phí: Không.

- Kết quả:

+ Sổ BHXH.

+ Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN.

+ Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).

Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.

* Trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau

Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã chỉ rõ:

Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

Theo đó, người lao động có 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng không trùng nhau sẽ được gộp quá trình đóng của các sổ BHXH lại với nhau. Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu hồi các sổ BHXH đã cấp và cấp sổ BHXH mới cho người lao động.

Trường hợp này, người lao động cần tiến hành thủ tục gộp sổ BHXH như sau:

- Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).

+ Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).

- Nơi nộp:

+ Đơn vị sử dụng lao động.

+ Cơ quan BHXH tỉnh/huyện trực tiếp thu.

- Thời gian giải quyết:

+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

+ Không quá 45 ngày: Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc và phải có văn bản thông báo.

- Lệ phí: Không.

- Kết quả: Người lao động được cấp sổ BHXH mới, gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.

Trên đây là thông tin quan trọng mà người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên cần biết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Không gộp sổ bảo hiểm có ảnh hưởng tới quyền lợi?

>> Thủ tục điều chỉnh thông tin sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

>> 5 vướng mắc thường gặp về sổ Bảo hiểm xã hội