Lợi ích và tác hại của mạng xã hội đối với học sinh

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Bên cạnh nhiều tiện ích, các trang mạng xã hội cũng đã gây ra những hệ lụy không tốt, khó lường. Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội là trách nhiệm của cả cộng đồng, chủ yếu là trách nhiệm quản lý, giáo dục, định hướng của gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng và quan trọng là trách nhiệm của chính bản thân người sử dụng.

 
Giới trẻ bị ảnh hưởng bởi Internet. Ảnh minh họa  

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, nó đã và đang ảnh hưởng rất lớn [cả tích cực và tiêu cực] đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter… trong đó, phổ biến nhất là Facebook. Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.

Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. 

Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nhất là tuổi trẻ hiện nay, mỗi gia đình, nhà trường, cơ quan, đơn vị, địa phương cần làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội.  

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, Internet nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng ngày càng phát triển, đây là xu thế tất yếu khách quan. Để giúp cho thanh niên tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọng trước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho họ hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập, công tác chuyên môn.

Bên cạnh việc giáo dục cho thanh niên nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã hội, thì phải hướng dẫn, tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là phải chỉ cho họ thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá. Chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,… đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho thanh niên, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân. Các thông tin tung lên mạng phải đúng với quy định của pháp luật, của đơn vị, địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội; phải hết sức thận trọng khi đăng tải những thông tin, hình ảnh của cá nhân và các hoạt động của đơn vị, nhất là đơn vị quân đội, công an lên các trang mạng xã hội. 

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo giáo, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị cần phải có sự hiểu biết cơ bản về các trang mạng xã hội, biết cách sử dụng các trang mạng xã hội với những tiện ích của nó cho công việc, cho giải trí lành mạnh, không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của các trang mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ. 

Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội. Làm cho giới trẻ thấm sâu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giáo dục, rèn luyện cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn biết tự trọng, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, từ đó xây dựng lối sống tốt đẹp, sống có tình thương và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 

Đặc biệt quan tâm, coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, rèn luyện thói quen, kỹ năng sống cho thanh niên, nhất là kỹ năng điều tiết và kiểm soát bản thân. Làm tốt điều này sẽ giúp cho giới trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh và phương pháp phòng tránh với những chiêu bài tiêu cực trên các trang mạng xã hội. Xây dựng cho họ có động cơ, thái độ và tinh thần trách nhiệm xã hội khi tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội; xác định mục đích tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội đúng đắn, hữu ích, không bị lệ thuộc, chìm đắm vào môi trường cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội, vì điều đó vừa làm mất thời gian vừa ảnh hưởng đến công việc học tập, công tác, đồng thời xâm hại đến giá trị thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức truyền thống, lối sống văn hóa và vi phạm các chế độ quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ. Các hoạt động như: văn hóa, văn nghệ, thể thao,…vừa để nâng cao đời sống tinh thần, bồi đắp tâm hồn tươi trẻ của thanh niên vừa là môi trường thuận để họ kết bạn, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời qua đó còn nhằm để giữ gìn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền tốt đẹp của dân tộc, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể chất cho thanh niên. Thực tiễn cho thấy nếu gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh thì đa phần thanh niên sẽ dành thời gian rảnh rỗi tham gia vào các trang mạng xã hội. Nhiều trường hợp đã gây nên những hậu quả đáng tiếc, dẫn đến vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Do vậy, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất để vừa quản lý được thanh niên vừa bồi dưỡng, nâng cao hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp cho giới trẻ, đồng thời hạn chế thấp nhất sự tác động tiêu cực, đa chiều của các trang mạng xã hội.

Phát huy tốt vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống truyền thanh nội bộ, kết hợp đẩy mạnh hoạt động của các loại hình văn hóa dân gian, sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng… thông qua đó tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, đơn vị, trên cơ sở đó giáo dục, định hướng chính trị, tạo niềm tin và nhiệt huyết của tuổi trẻ, chống lại các loại sản phẩm văn hóa xấu độc, âm mưu “xâm lăng văn hóa”, tư tưởng “áp đặt lối sống, văn hóa phương Tây”, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tình cảm tốt đẹp, tâm hồn trong sáng vốn có của thanh niên hiện nay.

Nguyễn Văn Chuộng

Nên hay không nên cho con sử dụng Internet? Là vấn đề đang được các bậc phụ huynh tranh luận sôi nổi và quan tâm. Chính vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ về lợi ích và tác hại của Internet đối với học sinh để giúp các bố mẹ biết cách giáo dục con cái sao cho tốt nhất.

Phân tích lợi ích và tác hại của Internet đối với học sinh

Với thời buổi công nghệ phát triển hiện nay thì trẻ em tiếp xúc với Internet là vấn đề không còn xa lạ. Thậm chí ngay từ khi được vài tháng tuổi, bố mẹ đã cho trẻ tiếp cận Internet để xem phim hoạt hình, nghe nhạc… trên thiết bị điện tử.

Bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt tích tức, tiêu cực và Internet cũng không ngoại lệ. Việc Internet sẽ mang lại lợi ích cho con bạn hay là khiến bé phát triển theo hướng xấu đều phụ thuộc vào sự quản lý, kiểm soát của bố mẹ.

Cụ thể, nếu bố mẹ biết cách cân bằng và hướng dẫn trẻ sử dụng hiệu quả thì sẽ giảm thiểu được những tác hại của Internet với giới trẻ. Dưới đây là những lợi ích và tác hại của Internet đối với học sinh, các bậc phụ huynh nên nắm rõ để có thêm kiến thức trong việc giáo dục con cái.

Lợi ích của Internet đối với học sinh

Cần phải công nhận rằng, Internet là một trong những phát minh tuyệt vời vì mang đến cho tất cả mọi người trên toàn thế giới quyền truy cập ngay lập tức, nhanh chóng vào nguồn kiến thức và giải trí vô tận. Vì thế, lợi ích của Internet đối với học sinh chủ yếu là trau dồi kiến thức, nâng cao tư duy và học hỏi được nhiều điều hay từ bên ngoài. Cụ thể hơn:

  • Phục vụ cho nhu cầu học tập

Đầu tiên phải kể đến lợi ích của Internet trong học tập, giúp bé nâng cao kiến thức và biết thêm được nhiều điều mới mẻ, hay ho ở bên kia đại dương. 

Theo đó, Internet chứa một nguồn kiến thức và thông tin vô tận, cho phép trẻ tìm kiếm dễ dàng về hầu hết mọi chủ đề, câu hỏi đang thắc mắc. Chỉ cần sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, các bé sẽ nhận được ngay đáp án cho vấn đề mà mình đang quan tâm.

Internet cung cấp nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho việc học tập của bé

Ngoài ra, hiện nay còn có vô số video, phim tài liệu khoa học, khóa học trực tuyến hấp dẫn dạy về nhiều chủ đồ khác nhau. Đây là nơi sẽ giúp bé trau dồi kiến thức, sự hiểu biết của mình một cách an toàn và chính xác. 

  • Kết nối, giao tiếp và chia sẻ

Nếu như trước đây phải mất hàng tháng trời mới có thể nhận được thư tay từ bạn bè, người thân. Thì với sự phát triển của Internet, việc kết nối, trò chuyện với mọi người trên toàn cầu đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Internet giúp trẻ có thêm nhiều bạn bè ở bốn phương

Các bé có thể nói chuyện, giao tiếp với bạn bè bốn phương nhanh chóng thông qua sự hỗ trợ của các ứng dụng như: email, webcam… Nhờ đó, trẻ kết giao được với nhiều bạn ở mọi miền tổ quốc, thậm chí là vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

  • Tìm kiếm bản đồ, thông tin liên hệ

Với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại GPS, Internet có thể giúp trẻ em xem được bản đồ trên toàn thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Từ đó, trẻ sẽ biết được quốc gia, vùng lãnh thổ này nằm ở đâu, có địa hình như thế nào…

Ngoài ra, thông qua GPS và Internet, các bé còn có thể thuận tiện trong việc di chuyển, tìm kiếm con đường nhanh nhất để đi đến nơi cần tới mà không lo bị lạc.

  • Giải trí sau những giờ học căng thẳng

Internet cho phép mọi người truy cập vào một kho tàng phim, video, nhạc và game trực tuyến vô tận. Trẻ em có thể dễ dàng tìm được loại hình giải trí phù hợp để giúp giảm áp lực, mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.

Trẻ có thể sử dụng Internet để giải trí sau những giờ học căng thẳng

  • Mang lại lợi ích cho sức khỏe

Giáo sư Gary Small của trường Đại học California Los Angeles cho biết, việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện não bộ và làm chậm quá trình lão hóa.

Cụ thể hơn, khi tìm kiếm thông tin trên Internet liên tục, não bộ sẽ càng được rèn luyện tốt hơn về các kỹ năng phán đoán, phân tích và quyết định. Bên cạnh đó, Internet còn giúp cả trẻ em lẫn người lớn tuổi có suy nghĩ hết sức lạc quan và trở nên vui vẻ hơn.

Tác hại của Internet đối với học sinh

Mặc dù Internet là một công cụ hữu ích, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho giới trẻ hiện nay. Thế nhưng, nó vẫn tồn tại nhiều khía cạnh tiêu cực nếu như phụ thuộc và lạm dụng quá nhiều, đặc biệt là trẻ em và học sinh. Dưới đây là những tác hại của Internet đối với học sinh và trẻ nhỏ mà bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Các trò chơi trực tuyến có thể gây nghiện cho học sinh, trẻ nhỏ lẫn người lớn. Điều này sẽ lấy đi khoảng thời gian quý báu mà trẻ dành cho việc học tập, gẫn gũi, trò chuyện với bố mẹ. 

Ngoài ra, việc trẻ em nghiện Internet còn làm gián đoạn đến sự phát triển về tinh thần, thể chất của bé. Bé sẽ có những hành động, cách cư xử và sức khỏe không giống như bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ rất dễ bị phụ thuộc vào Internet dẫn đến nhận thức sai lệch

Vì Internet giúp trẻ có thể tìm kiếm các thông, kiến thức một cách nhanh chóng, không phải mất thời gian chờ đợi lâu. Cho nên, lâu dần các bé sẽ ỷ lại vào Internet mà không chịu vận động nào để suy nghĩ. Dẫn đến kiến thức chỉ bó hẹp trong không gian là Internet, không thể phân biệt được đâu là nguồn kiến thức đúng/sai để tiếp cận. Nghiêm trọng hơn là hiểu sai về thông tin do Internet không phải bao giờ cũng cung cấp đúng, dẫn đến hành động và nhận thức sai lệch.

  • Tác động xấu tới sự phát triển thể chất

Một nền giáo dục toàn diện, hoàn hảo sẽ giúp tăng cường cả về thể chất lĩnh tinh thân cho học sinh và trẻ nhỏ. Việc dành nhiều giờ để truy cập vào Internet, tham gia các trang mạng xã hội, chơi game điện tử… có thể ức chế sự phát triển về thể chất của các bé. Đây là tác hại của Internet đối với học sinh đang ảnh hưởng đến nhiều trẻ ở thành thị và cả nông thôn.

Sử dụng Internet trong thời gian dài sẽ khiến bé lơ là việc học, lười biếng hơn

  • Khiến giới trẻ trở nên lười biếng

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ thống kê nào về số lượng trẻ em và học sinh nghiện Internet. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều học sinh và trẻ nhỏ dành hàng giờ đồng hồ liền, thậm chí cả ngày để truy cập Internet. 

Thông thường, trẻ truy cập vào Internet với mục đích chủ yếu là nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, chơi game, lướt các trang mạng xã hội… dẫn đến lơ là việc học, lười vận động, làm việc nhà phụ bố mẹ… Về lâu về dài, trẻ rất dễ hình thành nên tính lười biếng, không thích tham gia các hoạt động ngoài chơi và luyện tập thể thao.

  • Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao

Một số tài liệu khoa học nghiên cứu về đề tài lợi ích và tác hại của Internet đối với giới trẻ đã chứng minh rằng, những ai càng sử dụng mạng xã hội nhiều càng cảm thấy tiêu cực và dễ mắc bệnh trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người đã và đang được chẩn đoán bị bệnh trầm cảm trước đó. 

Internet có thể khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm

  • Hình thành nên tính cách không tốt

Hiện nay, số lượng học sinh, trẻ em truy cập vào các trang web xấu nhiều không đếm xuể. Việc dành nhiều thời gian vào các web đen sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức, tâm lý và hành vi của trẻ nhỏ. 

Khi xem những bộ phim hay chơi các game mang tinh chất bạo lực, các bé rất dễ học theo. Từ đó có những hành vi như bắt nạt bạn bè, dùng ngôn ngữ thô tục để nói chuyện với người lớn, hình thành các tính cách xấu [lì lợm, hay cãi lời bố mẹ, nổi nóng…].

Cần làm gì để ngăn chặn những tác hại của Internet đối với giới trẻ

Để có thể ngăn chặn những tác hại của Internet đối với học sinh kể trên, bố mẹ hãy làm ngay những điều này cho con mình:

  • Trao đổi trực tiếp với các bé về tất cả mọi thứ liên quan đến Internet và thế giới ảo. Đồng thời khuyến khích trẻ sử dụng Internet một cách an toàn và tích cực nhất.
  • Trẻ thường không quan lý về thời gian học tập, vui chơi trong ngày của mình. Do đó bố mẹ hãy xây dựng kế hoạch quản lý thời gian cụ thể và nhắc nhở bé thực hiện. 

Bố mẹ hãy dạy trẻ cách sử dụng Internet an toàn, tích cực

  • Bố mẹ hãy giúp trẻ cân bằng cuộc sống thật và cuộc sống trên Internet bằng cách khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động xã hội, đi chơi cùng bạn bè. Từ đó, trẻ sẽ tự nhận thức được ngoài xã hội còn nhiều điều thú vị hơn so với Internet và không phải các thông tin Internet lúc nào cũng đúng.
  • Bố mẹ cần để mắt theo dõi và dạy trẻ truy cập vào một số trang web nhất định, tránh bé đăng nhập các trang mạng có nội dung không phù hợp. 
  • Luôn nhắc nhở các con về 4 nguyên tắc an toàn khi sử dụng Internet đó là: không cho biết thông tin cá nhân, không dùng chung mật khẩu, không gặp gỡ người lạ và có sự quy định rõ ràng về thời gian sử dụng Internet.
  • Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian nói chuyện, thường xuyên cùng trẻ vận động hay đưa bé đi chơi, tìm kiếm trò chơi hấp dẫn khác cho con. Không nên để bé ở nhà một mình trong thời gian dài vì như vậy có thể khiến trẻ trở nên nghiện Internet.

Ngoài ra, bố mẹ nên cân nhắc việc trang bị cho các con một chiếc điện thoại hoặc đồng hồ định vị trẻ em cửa hàng Wonlex. Với đồng hồ định vị trẻ em Wonlex sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bố mẹ lẫn trẻ đây.

Có thể kể đến như, bố mẹ dễ dàng biết được hành trình mỗi ngày của bé, nghe âm thanh và xem hình ảnh từ phía con mà không khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Từ đó, phòng tránh trẻ bỏ học, đi chơi điện tử ở các quán Internet cả ngày. 

Còn về phía trẻ, đồng hồ định vị Internet thiết kế với các tính năng gọi khẩn cấp SOS, gọi và nhắn tin 2 chiều nhanh chóng… giúp bé có thể liên lạc dễ dàng với người thân khi rơi vào tình huống nguy hiểm, đi lạc.

Như vậy, Internet mang lại nhiều lợi ích nhưng những tác hại mà nó gây ra đối với trẻ em là không hề nhỏ. Tuy nhiên, các tác hại của Internet đối với học sinh sẽ không nghiêm trọng nếu như bố mẹ hướng dẫn, chỉ dạy con cách xử dụng cho đúng. Đặc biệt là dành thời gian vui chơi, trò chuyện cùng bé để trẻ không phải tìm đến Internet như một thú vui giải tỏa nỗi buồn, sự cô đơn do bố mẹ thường xuyên bận bịu với công việc, ít quan tâm đến bé. 

Tham khảo thêm: Có nên cho trẻ em chơi game không?

Video liên quan

Chủ Đề