Lữ giang là ai

"Quan điểm và phương pháp học tập" là tài liệu tham khảo được biên soạn dựa trên quá trình tổng kết, rút kinh nghiệm của khóa học đầu tiên Trường Chính trị trung cấp Quân đội nhân dân Việt Nam [tiền thân của Học viện Chính trị ngày nay].

Cuốn sách là công trình nghiên cứu khoa học giáo dục đầu tiên của nhà trường, được đánh giá là tuy còn giản đơn nhưng rất cần thiết để thống nhất trong thực hành phương châm, phương pháp huấn luyện, giáo dục lúc đó.

Gia đình nhà giáo truyền thống

Hiện nay, nhắc đến cái tên Lữ Giang ít người biết đó là người thầy giáo thuộc thế hệ đầu tiên của Trường Chính trị trung cấp Quân đội nhân dân Việt Nam. Người ta rất dễ nhầm với một nhà thơ có bút danh Lữ Giang, hoặc nhầm với một vị Trung tướng có bí danh Lư Giang từng có thời gian làm Tư lệnh Quân khu Thủ đô.

Đại tá Lữ Giang [1918-1987]. Ảnh do gia đình cung cấp.

Đại tá Lữ Giang, tên thật là Nguyễn Trương Bờn, sinh tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1948, trước khi vào vùng tạm chiếm Bình Trị Thiên hoạt động với vai trò Chính uỷ Phân khu Bình Trị Thiên [trực thuộc Liên khu 4], ông chọn cho mình bí danh Lữ Giang.

Từ đây, cái tên Lữ Giang theo ông đến cuối đời và các con của ông cũng đều mang họ Lữ. Một trong số đó là Đại tá Không quân Lữ Thông - nguyên Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đào tạo bay Việt - VFT, người thầy đào tạo phi công tại Trung đoàn Không quân 910, Trưởng phòng Nhà trường thuộc Cục Huấn luyện - nhà trường [Quân chủng Phòng không - Không quân].

Cụ thân sinh Đại tá Lữ Giang là Nguyễn Trương Diễm, đã đỗ Tú tài Hán học trường thi Nghệ An, nhân dân trong vùng thường gọi là cụ Hàn Diễm. Ba anh trai của ông đều là nhà giáo, có tinh thần yêu nước từ sớm và đều tham gia hoạt động cách mạng, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 1930.

Anh trai thứ hai là Nguyễn Trương Thúy, người sáng lập chi bộ Đảng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông qua đời năm 1955. Để ghi nhớ công lao của ông, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã đặt tên Trường THPT mang tên Nguyễn Trương Thúy.

Đỗ Trung học năm 1937, cuối năm đó, Nguyễn Trương Bờn ra Hà Nội, học Trường Trung học tư thục Thăng Long, dưới sự dạy dỗ của các thầy Nguyễn Bá Húc [Hiệu trưởng] - dạy toán, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Phạm Huy Thông...

Đầu năm 1938, thầy giáo Nguyễn Trương Bờn đi dạy học tư ở Trường Đông Hải, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Thời gian dạy học tại đây, ông có một người học trò sau này cũng trở thành chiến sĩ cách mạng, Cục trưởng Cục Xuất bản: Bà Trần Thị Minh Châu.

Đại tá Lữ Giang [ngoài cùng bên phải].Ảnh do gia đình cung cấp.

Do hoạt động cách mạng, thầy giáo Nguyễn Trương Bờn bị mật thám Pháp theo dõi, ông phải trở về quê nhà hoạt động, một thời gian sau tiếp tục đi dạy tại Trường Chung Anh ở Đô Lương [Nghệ An]. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tá Lữ Giang dù trải qua nhiều đơn vị công tác, song nghề thầy vẫn là một dấu ấn quan trọng.

Phó bí thư, Phó giám đốc Học viện Chính trị

Cuối tháng 1-1951, thực hiện Thông tri số 38/TTH của Tổng cục Chính trị, một lớp bồi dưỡng chính trị ngắn ngày cho cán bộ quân đội. Mục đích của lớp được nêu rõ: "Giáo dục tư tưởng và nâng cao năng lực công tác cho cán bộ". Số lượng học viên có khoảng 100 người.

Ngoài đối tượng học viên là cán bộ trung đoàn, lớp này có thêm một số cán bộ cấp đại đoàn và cán bộ cơ quan dân chính có liên quan đến hoạt động quân sự. Đảng ủy lớp học do đồng chí Lê Quang Hoà làm Bí thư, đồng chí Lữ Giang làm Phó bí thư.

Trước đó, việc đào tạo, bồi dưỡng tập trung đội ngũ cán bộ của Đảng hoạt động trong lĩnh vực quân sự đã được thực hiện bằng sự ra đời các nhà trường quân đội: Trường Quân chính kháng Nhật [6-1945], Trường Quân chính Bắc Sơn [3-1946], Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn [5-1946], Trường Bổ túc cán bộ quân chính cấp đại đội và tiểu đoàn [1948]...

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chính trị đối với đội ngũ cán bộ quân đội, tháng 7-1951, Trường Chính trị trung cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam - nhà trường chính trị đầu tiên của quân đội [Học viện Chính trị ngày nay] - ra đời.

Sách "Quan điểm và phương pháp học tập", tác giả Lữ Giang [1952].Ảnh do gia đình cung cấp.

Lịch sử Học viện Chính trị nêu rõ: Bộ máy của nhà trường được tổ chức gọn nhẹ. Về Đảng, có một chi bộ khung Nhà trường và Ban Chấp hành Hiệu ủy, lúc đầu chỉ có 4 đồng chí: Võ Hồng Cương, Nguyễn Chí Thanh, Lữ Giang, Ngô Tấn Văn do đồng chí Võ Hồng Cương làm Bí thư Hiệu ủy. Về chính quyền, có Ban Giám đốc, dưới Ban Giám đốc là hai ban và một số bộ phận [Ban Giáo dục do đồng chí Lữ Giang làm Trưởng ban. Ban Tổ chức do đồng chí Ngô Tấn Văn làm Trưởng ban].

Ngày 28-8-1951, khoá học đầu tiên [khoá 1] khai giảng ở bản Nà Lang, xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Trường sở dựa vào khu giao tế cũ của Tổng cục Chính trị và một số nhà dân trong bản.

Trong ngày khai giảng, toàn thể cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên nhà trường vui mừng đón nhận thư thăm hỏi, động viên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, Bí thư Tổng Quân uỷ. Mọi người vô cùng cảm động khi được đồng chí Tổng Tư lệnh cho biết Trung ương Đảng và Bác Hồ rất quan tâm đến khoá học này.

Sau 4 tháng học tập khẩn trương, nghiêm túc và liên tục, ngày 3-12-1951, khoá học thứ nhất kết thúc. Đúng lúc này Tổng Quân ủy vừa quyết định mở Chiến dịch Hoà Bình. Các học viên ai nấy đều thấy mình trưởng thành thêm một bước, lòng đầy tự tin, sẵn sàng lên đường về đơn vị, ra mặt trận.

Đánh giá về khoá học đầu tiên này, những người viết “Lịch sử Học viện Chính trị [1951-2011] ghi nhận: Trong điều kiện chiến đấu gian khổ, ác liệt nhưng chủ trương của Tổng Quân ủy mở trường cho cán bộ trung, cao cấp về học chính trị là hoàn toàn đúng đắn, có tầm nhìn xa, trông rộng, có tác dụng thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội cả trước mắt và lâu dài.

Đóng góp vào thành công chung đó, có vai trò của thầy giáo Lữ Giang-Nguyễn Trương Bờn, trên cương vị Phó bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc kiêm Trưởng ban Giáo dục nhà trường.

Đại tá Lữ Giang [1918 - 1987] đã trải qua nhiều chức vụ công tác: Chính ủy Trung đoàn 9 [Đại đoàn 304]; Chính ủy Trung đoàn 101 [Đại đoàn 325]; Trưởng phòng Chính trị Sư đoàn 304; Phó giám đốc rồi giám đốc Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân; Cục phó Cục Xuất bản Quân đội nhân dân [Tổng cục Chính trị].

Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Chiến thắng hạng nhì; Huân chương Quân công hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng…

“Phát huy kết quả của khoá 1, trong năm 1952, nhà trường mở thêm ba khoá học mới: Khoá 2 từ tháng 3 đến cuối tháng 5-1952; khoá 3 từ tháng 6 đến tháng 9-1952; khoá 4 từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12-1952. Tổng cộng số lượng học viên của ba khoá là 800 đồng chí.

Chương trình, nội dung học tập các khoá học về cơ bản giống như khoá 2, nhưng thu gọn hơn để học viên được học thêm một số nội dung khác về chính sách nông thôn của Đảng như: Chính sách giảm tô, giảm tức; chính sách tạm cấp ruộng đất cho nông dân; chính sách thuế nông nghiệp và các chỉ thị về tổ chức Đảng trong quân đội, 8 chính sách của Đảng đối với vùng mới giải phóng,... [Lịch sử Học viện Chính trị[1951-2011], Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011].

KIỀU MAI SƠN

LẠI VẪN LÀ LỮ GIANG  !! 

Trần Chung Ngọc

   “Ngày nay, giáo hội [Ca-tô] không giết người được nữa vì không còn quyền lực để mà giết.  Bó củi [để thiêu sống người] và thanh gươm [để giết người] và đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội, và bây giờ Giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí: vu khống và gây thù hận.”

   [The Church does not kill now because it does not have the power to kill.  The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatre and slander are the only weapons left her now]. 

[John Remsburg in “False Claims”, p. 24], Link: //en.wikipedia.org/wiki/John_Remsburg

   Ông chánh án [??] Nguyễn Cần thời Ngô Đình Diệm, alias Tú Gàn, alias Lữ Giang, quả là người không biết ngượng cho nên mới có thể viết lên bài “Trận Chiến Đáng Buồn” ngày 16.8.2011.  Lữ Giang cũng như một số tín đồ Ca-tô Việt Nam, đã theo đúng sách lược của giáo hội ngày nay: vu khống và gây thù hận.   Điều này chúng ta thấy rõ trong bài “Trận Chiến Đáng Buồn” của Lữ Giang. 

   Trước đây tôi đã từng phê bình và chứng minh là kiến thức của Lữ Giang thuộc loại hời hợt, ăn đong ngu đạo một chiều, và bất lương trí thức như đạo văn và xuyên tạc lịch sử.  “Tiểu xảo viết lách” của Lữ Giang là viết khơi khơi, đưa ra những khẳng định vô trách nhiệm [affirmation gratuite] mà không bao giờ dẫn chứng để chứng minh những điều mình viết.  Đây chính là thủ đoạn của những kẻ khôn lỏi, hi vọng người đọc sẽ tin nếu mình cứ tiếp tục nói dai, nói dại, nói lấy được, bất kể sự thực, bất kể đến liêm sỉ và lương thiện trí thức. Cũng vì vậy mà từ lâu tôi chẳng buồn phê bình ông ta làm chi, dù thỉnh thoảng cũng có đọc một vài bài ông viết trong đó ông ta móc vài câu về cá nhân tôi và Giao Điểm, vì thấy chẳng đáng và chỉ mất thì giờ vô ích đối với một con người vô liêm sỉ, không biết ngượng là gì.  Đây không phải chỉ có mình tôi mới nhận xét về Lữ Giang như vậy. 

   Chúng ta hãy đọc lại vài nhận định trước đây về con người của Lữ Giang. Lữ Giang đã đánh giá quá thấp trình độ của người đọc, không phải ai cũng ngu như ông tưởng.  Ông chỉ có thể bịp được đám con chiên nghiện đạo vốn không có mấy đầu óc chứ còn đối với người ngoài thì có ai coi ông ra gì đâu. Thật vậy, trình độ, văn phong và tư cách của ông Tú Gàn thì giới độc giả hải ngoại không ai còn lạ gì.  Cũng vì vậy mà một vài vị trong giới hiểu biết ở Hải Ngoại như ông Lê Trọng Văn, Cụ Phan Bá Kỳ, cụ Trần Văn Kha, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang... đã tặng cho ông Tú Gàn vài danh hiệu mô tả rất chính xác con người của Tú Gàn như "Chuyên viên phịa sử", "Dốt sử", "Côn đồ văn hóa", "Đao phủ văn chương".  Sau đây là vài lời phê bình điển hình về thực chất con người của Lữ Giang, alias Tú Gàn, alias Nguyễn Cần.

Trong bài Sửa Sai, Người Dân số 77, cụ Phan Bá Kỳ đã viết như sau về Lữ Giang: Ông Lữ Giang viết về những sự kiện lịch sử mà không có nổi những kiến thức sơ đẳng, mà lại không chịu tìm tòi...Nhưng thực ra ông Lữ Giang hoặc thế lực nào đàng sau ông đâu có ngớ ngẩn.  Họ chủ trương một điều cũ rích, nhưng vẫn cứ ăn tiền: "Nói mãi, nói mãi rồi thiên hạ sẽ tin, và rồi điều đó sẽ thành sự thật, thành... lịch sử.”

Thế lực nào dùng ông Lữ Giang, tức Tú Gàn, tức Nguyễn Cần ngớ ngẩn, cẩu thả, liều lĩnh, gặp đâu nói đó, và hỗn hào để làm những việc viết lách nhảm nhí, thì thật là bất trí và bất lương vậy.

   Trong cuốn Việt Nam Những Sự Kiện Kịch Sử Trong Thế Kỷ 20, tác giả Lê Trọng Văn đã viết về Tú Gàn như sau:   Theo tờ Con Cò cho biết: "Tú Gàn chỉ có trong mơ thôi, khi tỉnh bút hiệu ấy chính là Tú Xạo!  Xạo như khi "viết" những "bí mật" trong cuốn sách bố lếu có tên...Thánh Chiến, để xuyên tạc và đánh phá Phật Giáo một cách bỉ ổi...Mới đây trong bài viết "Bố Lếu, Bố Láo" Lữ Giang lấy một đoạn nhỏ trong bài viết của ông [Lương Minh] Sơn sửa lại rồi bảo đó là của ông Sơn và rồi tha hồ công kích ông Sơn.  Thú thật, tôi không ngờ trên thế gian này lại có con người độc đáo không biết cả thẹn và có đủ can đảm làm việc đó.

   Tiểu xảo sửa văn sửa ý của người khác rồi dựa vào đó mà công kích chỉ là một trong những thủ đoạn vặt đầy tính bất lương của Tú Gàn: đó là thủ đoạn dựng lên một người rơm rồi tự tay mình quật xuống, một thủ đoạn rất quen thuộc của Tú Gàn. Quý độc giả nên tìm cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã của Giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang, quyển hai, để biết về những bộ mặt thật của con người Tú Gàn.  Giáo sư Quang đã để ra 3 chương, chương 18, 19 và 20, dài hơn 130 trang, phân tích trình độ, kiến thức, tâm địa v..v.. của Lữ Giang tức Tú Gàn.  Chương 18 phân tích về "Trình Độ Hiểu Biết Lịch Sử Và Mục Đích "Ziết" Sử Của Lữ Giang"; chương 19: "Lữ Giang Đã Để Lộ Ra Sự Dốt Sử, Thiếu Căn Bản Sử Học Và Gian Ý Trong Cuốn "Thánh Chiến..."; và chương 20: "Thêm Những Bằng Chứng Về Sự Dốt Sử Và Gian Ý Của Chuyên Viên Phịa Sử Lữ Giang".  Hai danh hiệu "Côn Đồ Văn Hóa" và "Đao Phủ Văn Chương" là do Giáo sư Quang đặt ra để tặng Tú Gàn tức Lữ Giang. 

   Sau đây chúng ta hãy phân tích vài điểm trong bài viết trên của Lữ Giang để chứng tỏ Lữ Giang dốt sử, ngu đạo và không ít lưu manh.  Tôi không có thì giờ phê bình những điều mà Lữ Giang viết bố lếu bố láo về Phật Giáo.  Ngay từ đầu Lữ Giang viết:

    Trong những năm gần đây, trên Internet cũng như trên báo chí, đã xuất hiện hai trận chiến gay cấn, đó là cuộc chiến giữa nhóm Phật Giáo theo Hoà Thượng Quảng Độ và nhóm Phật Giáo ly khai Về Nguồn, và chiến dịch tấn công Công Giáo. Qua sự lên tiếng của nhiều giới, hai chiến dịch này chẳng những không dịu bớt mà càng ngày càng trở nên ác liệt. Mở các diễn đàn Internet ra, chúng ta thấy gần như không ngày nào không có bài tấn công Thiên Chuá Giáo. Có người còn cấm không được gọi đạo Công Giáo mà phải gọi là đạo Gia-tô hay đạo Ca-tô!

   Tôi không biết cuộc chiến giữa nhóm Phật Giáo theo Hoà Thượng Quảng Độ và nhóm Phật Giáo ly khai Về Nguồn là như thế nào, vì tôi không đọc nên không biết nhóm nào là nhóm theo Hòa Thượng Quảng Độ và nhóm nào là nhóm Phật Giáo Ly Khai Về Nguồn, trong đó có những ai.  Nhưng tôi cho rằng cuộc chiến trên, nếu có, thì cũng chỉ là cuộc chiến trên máy điện toán, trên Internet, một cuộc chiến trên mặt lý thuyết và ảnh hưởng trên xã hội, chứ không giống như cuộc chiến giữa Công Giáo và Tin Lành, cùng thờ một Chúa mà giết nhau, tàn sát nhau không nương tay như lịch sử đã viết rõ.

   Tấn công Công giáo?

   Về trận chiến “tấn công Công giáo” thì Lữ Giang viết bậy vì ông không cho đọc giả biết là người ta đã “tấn công Công giáo” như thế nào và sự thật có phải là tấn công không.  Trong một trận chiến thì phải có hai phe, phe tấn công và phe chống đỡ hoặc phản công.  Nhưng cái mà Lữ Giang gọi là “tấn công Công giáo” thì không thấy phe chống đỡ hay phản công xuất hiện lên tiếng phản biện.  Tại sao vậy?  Vì chẳng có ai tấn công Công Giáo cả mà chỉ có những người viết về những sự thực lịch sử của Công Giáo dựa trên những tài liệu lịch sử đã thành văn của giới trí thức Tây phương và chính Giáo hội Công giáo cũng không hề phản bác.  Riêng đối với người Việt, thì sự phản biện những tài liệu lịch sử về Công giáo chỉ tập trung vào sách lược “vu khống và gây thù hận” của Giáo hội, vu khống chụp mũ CS để gây thù hận, một thủ đoạn đã quá lỗi thời và vô giáo dục, kèm theo những lời chửi rủa tục tĩu về cá nhân thay vì phản biện trên các chủ đề, chứng tỏ tư cách và đạo đức của con chiên đúng là của một con chiên.

   Ông Lữ Giang có hiểu tại sao người ta lại “tấn công Công giáo” không?  Nếu ông mở mắt ra và đọc về lịch sử của Công giáo và nếu ông là người có đôi chút lương tâm trí thức thì ông cũng phải “tấn công Công Giáo” theo nghĩa là phải có bổn phận viết ra những sự thực về Công Giáo để cho đám tín đồ theo ông mà thức tỉnh.  Chứ còn cứ u mê dấu diếm, quét vào gầm giường che đậy, làm như không có gì,  thì trong thời đại này, điều đó chỉ là một ảo vọng.  Một khi ông biết về lịch sử Công giáo và Công giáo đã gây tác hại cho nhân loại như thế nào thì ông sẽ thấy rằng chẳng có ai tấn công Công Giáo cả mà chính là Công giáo đã tự tấn công mình.  Ông không tin hay sao.  Trước hết, hi vọng ông sẽ trả lời để cho đọc giả cùng biết vài thắc mắc điển hình sau đây của những người “ngoại đạo” về đạo Công giáo:

   Tại sao một giáo hội mà Công Giáo tự nhận là do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là "thánh thiện", là "ánh sáng của nhân loại", là quán quân về "công bằng và bác ái", luôn luôn được "thánh linh hướng dẫn", là “con đường vinh quang” v...v... lại có thể có một lịch sử tàn bạo đẫm máu và vô đạo đức như lịch sử đã viết rõ về những cuộc gọi là “thánh chiến”, những tòa hình án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy, mang về tra tấn với những hình cụ khủng khiếp nhất rồi mang đi thiêu sống, làm cho cả trăm triệu người gồm già, trẻ lớn bé các phái nam nữ vô tội chết vì sự cuồng tín của Công Giáo v…v… đến độ không còn che đậy dấu diếm được nữa nên Giáo hoàng John Paul II cùng bô tham mưu của ông ta phải chính thức lến tiếng xưng thú 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại?

  Tại sao trong giáo hội Công Giáo lại có những triều đại dâm loạn loạn luân, giết người của một số không ít Giáo hoàng, tự nhận là đại diện của Chúa trên trần? Tại sao Giáo hội do Chúa thành lập lại biến thành một  định chế độc tài buôn thần bán thánh?  Tại sao Vatican lại dính líu đến những vụ rửa tiền, buôn bán ma túy, vũ khí và liên với tổ chức Mafia? Tại sao  Giáo hội lại liên kết của với các chế độ thực dân để đi truyền đạo ở các nước nghèo yếu? Tại sao đạo đức của giới chăn chiên lại suy sụp, điển hình là các vụ đồi bại như Linh mục alias “Chúa thứ hai” cưỡng bức tình dục một số nữ tu trong 27 quốc gia trên thế giới, rồi cưỡng bức một số đi phá thai? Tại sao một số không nhỏ Linh mục ở Mỹ, khoảng hơn 5000 “Chúa thứ hai” cưỡng bức tình dục trẻ em và nữ tín đồ, đến độ Giáo hội phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các Linh mục loạn dâm?

   Tại sao cho tới ngày nay mà những người Công Giáo Việt Nam ngu ngơ vẫn luôn luôn mở miệng ra là ca tụng Công Giáo là một “hội thánh” và lên án vô thần, làm như vô thần đồng nghĩa với vô đạo đức, vô tôn giáo, trong khi, xét theo lịch sử,  chính cái tôn giáo của họ, Công Giáo,  là vô đạo đức và vô tôn giáo vào bậc nhất thiên hạ,  trong khi các đạo khác, thí dụ như đạo Phật, thường bị khoác lên mình cái nhãn hiệu vô thần, lại không hề làm đổ một giọt máu hoặc gây nên bất cứ một phương hại nào cho con người trong quá trình truyền bá trải dài hơn 2500 năm, từ trước Ki Tô Giáo hơn 500 năm

   Lịch sử ghi rõ, một mình Ki Tô Giáo, phần lớn là do Công Giáo cho đến thế kỷ 16, rồi sau đó có cả Tin Lành, đã giết khoảng 200 triệu người trong đó có cả những phụ nữ và trẻ con. [ Lloyd M. Graham in “Deceptions and Myths In The Bible” p.463:  “Wars, tyranny and oppression of Christian nations since the day of Constantine have caused the death of more than 200 million people”]

   Vậy thì nay chắc ông đã hiểu tại sao người ta lại “tấn công Công Giáo”.  Thực ra thì giới trí thức Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Công giáo, đã tấn công Công giáo từ 200 năm nay rồi.  Nhờ cuộc chiến Việt Nam kết thúc và chúng tôi phải di tản sang ngoại quốc, chúng tôi mới có cơ hội tìm hiểu về Công giáo và chúng tôi mới cảm thấy có bổn phận viết ra những sự thực về Công giáo.  Chúng tôi đã đi sau các trí thức Tây phương cả thế kỷ, và mục đích không khác gì họ, để giúp cho các ông thức tỉnh, mở mắt ra mà nhìn vào sự thật. Dù các ông có chấp nhận hay không thì những sự thật đó vẫn là những sự thật và người dân Việt Nam cần phải biết về những sự thật đó.

    Thật ra thì ai là những người đã tấn công Công giáo ở đây.  Ông Lữ Giang cho rằng đó là “nhóm Phật Giáo” ở trong ba diễn đàn chính là Giao Điểm, Sách Hiếm và Chuyển Luân.  Nhưng ông thử tìm trong ba diễn đàn trên có tác giả nào đã nhân danh Phật Giáo để viết những bài nghiên cứu về Công Giáo.  Đối với Phật tử chúng tôi thì “Phật Pháp không tranh cãi với các pháp thế gian”, cũng vì vậy mà không có một người nào nhân danh Phật Giáo để mà “tấn công Công Giáo”.  Charlie Nguyễn, Phạm Hữu Tạo là những người Công giáo đạo gốc.  Nguyễn Mạnh Quang không phải là một Phật tử.  Trang chủ Sách Hiếm thực ra là một người Công giáo. Những tác phẩm nghiên cứu của họ, trình bày những sự thật về Công giáo, chẳng có dính dáng gì đến Phật Giáo, mà là những tác phẩm nghiên cứu của người trong đạo có lương tâm trí thức, không còn tự lừa dối và nuôi dưỡng sự lừa dối trong đạo của họ.  Cùng với chúng tôi, tuy là Phật tử nhưng chưa bao giờ dùng danh nghĩa Phật tử nhân danh Phật Giáo để làm những công việc mà Lữ Giang gọi là “tấn công Công Giáo”.  Thật ra chúng tôi chỉ là những kẻ sưu tầm tài liệu về Công giáo với hi vọng để người dân Việt Nam biết rõ về bộ mặt thực của Công giáo.

   Thật vậy, ngày nay, qua những công cuộc nghiên cứu của các học giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội Công giáo, điển hình là các Linh mục Joseph McCabe, Emmett McLoughlin, James Kavanaugh, John Dominic Crossan, John P. Meier, Peter de Rosa, cả trăm trí thức trong Jesus Seminar v…v… và các nhà thần học Ca-tô nổi danh như Hans Kueng, Uta Ranke-Heinemann v…v…; Giám mục Tin Lành John Shelby Spong, Mục sư Ernie Bringas; các tín đồ Công giáo như Jodeph L. Daleiden, Randel Helms, Gary Wills… và còn nhiều nhiều nữa, chúng tôi đã có thể biết ít nhiều về bộ mặt thực của Công giáo.  Sau đây là vài tài liệu điển hình.

   Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới được phong ngôi vị giáo sư thần học Công giáo của giáo hội Công giáo [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], đã viết cuốn “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” [Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995]. Những chuyện trẻ con nào?  Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con” [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.]  Những chuyện của trẻ con nào phải dẹp bỏ?  Đó là những tín lý căn bản của Công giáo:

- “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô” [The divinity of Christ]

- “Sinh ra từ một nữ trinh” [The Virgin mother]

- “ngôi mộ trống”[Empty Tomb]

- “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp”[ Easter, Good Friday]

- “Phục sinh”[ Resurrection]

- “Thăng Thiên” [Ascension]

- “Bị hành quyết để chuộc tội” [Redemption by execution]

- “Hỏa ngục” [Hell].

GS Uta Ranke-Heinemann; Link: //en.wikipedia.org/wiki/Uta_Ranke-Heinemann

Trong cuốn Một Ki Tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới [A New Christianity For A new World], xuất bản năm 2001. Giám Mục Spong liệt kê ra 5 tín điều căn bản của Ki Tô Giáo như sau:

- Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa.

- Tư cách thần linh của Giê-su vì sinh ra từ một Nữ Trinh.

- Cái chết của Giê-su là để chuộc tội cho nhân loại, và máu của Giê-su là năng lực cứu rỗi [saving power of his blood].

- Thân xác Giê-su sống lại. Ngôi mộ trống là một sự thật cũng như chuyện Giê-su hiện ra sau khi chết.

- Giê-su sẽ trở lại để phán xét nhân loại.

Và Giám mục Spong đưa ra nhận định như sau:

    Ngày nay, tôi thấy những tín lý căn bản này mà chúng ta thường hiểu theo truyền thống, không những chỉ là ngây ngô mà còn có thể phải dứt khoát loại bỏ. Trong thế hệ của chúng ta, không một tín điều nào ở trên được các học giả Ki Tô danh tiếng xác nhận.

   [Today I find each of these fundamentals, as traditionally understood, to be not only naïve, but eminently rejectable. Nor would any of them be supported in our generation by reputable Christian scholars.]

   Linh mục James Kavanaugh cho rằng cái bánh “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là một huyền thoại và đã viết bài Huyền Thoại Cứu Rỗi //www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php:  [The Salvation Myth]    .

   Giám mục Tin Lành John Shelby Spong, như nhận định ở trên, đòi phải dẹp bỏ vai trò cứu thế của Giê-su: //www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php: trong bài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ” [Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go]

   Rồi một số tác giả nghiên cứu Thánh Kinh, cuốn sách làm căn bản đức tin của Ki Tô Giáo, đã xuất bản một số sách nghiên cứu về Thánh Kinh, trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh để cho đọc giả dễ bề kiểm chứng, những đoạn mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ, và những tác phẩm đó đều có trong những tiệm sách lớn củng thư viện trong nước Mỹ:

- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. [Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..] trong Thánh Kinh.

- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986]  của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith …: Liệt kê những mâu thuẫn [contradictions], vô nghĩa [absurdities], bạo tàn [atrocities] v..v.. trong Thánh Kinh.

- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Tái Sinh Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979]  của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922]  của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis:  đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd:  Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker:  Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

      Vấn đề đạo đức của những bậc lãnh đạo tinh thần Ca-tô Rô-ma Giáo thì khỏi cần nói, nếu chúng ta đọc lịch sử của các giáo hoàng..  Trước đây tôi đã viết một bài về lịch sử các giáo hoàng: “ĐÂY !! NHỮNG ‘ĐỨC THÁNH CHA’ ĐẠI DIỆN CỦA CHÚA KI-TÔ”, đăng trên //giaodiemonline.com/2007/06/duccha.htm; [//www.sachhiem.net/TCNtg/TCN20.php]

Tôi nghĩ không cần phải nhắc lại ở đây làm gì.

   Chúng ta cũng chỉ cần đọc những bài trong đề mục Vấn Đề Loạn Dâm Trong Giới Linh Mục Công Giáo trên trang nhà Giao Điểm //giaodiemonline.com/2010/05/loandam.htm  hoặc trên //www.sachhiem.net/TONGIAO/tgS/SH15.php là chúng ta có thể biết thực chất đạo đức tôn giáo của một số không nhỏ các bậc lãnh đạo Công giáo, từ giáo hoàng trở xuống là như thế nào.

   Và gần đây một số người “vô thần” đã công khai đứng ra và xuất bản những cuốn sách thuộc loại động trời đối với Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng.  Đó là Richard Dawkins với cuốn “The God Delusion”, Sam Harris với cuốn “The End of Faith”, Christopher Hitchens với cuốn “God Is Not Great: How Religion Poisons Everything” và nhiều cuốn khác ít biết đến hơn, khoan kể đến vô số các bài tiểu luận của các khoa học gia nhận định về Ki Tô Giáo.

   Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên và những cuốn nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo mà tác giả đều là những người sống trong quốc gia phần lớn theo Ki Tô Giáo, Mỹ, đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật.  Trong danh sách những cuốn sách trên, không có một cuốn nào của Cộng sản hay của Phật Giáo viết.  Vậy đừng có chụp mũ vu vơ là Cộng sản hay Phật Giáo tấn công Công Giáo.

   Nếu chúng tôi khi viết những bài nghiên cứu về Công Giáo và trích dẫn những tác phẩm như trên và còn nhiều nữa của các học giả Tây phương thì có phải là chúng tôi “tấn công Công giáo” hay không?  Hay ai mới thực sự là những người tấn công Công giáo.  Mà tấn công Công giáo thì sao, có phải là một tội không, hay đó là bổn phận của người trí thức?  Nhiều nhất là chúng tôi bị chụp mũ vu vơ và chửi rủa bằng những lời lẽ hạ cấp vô đạo.  Nhưng như một đoàn lữ hành, chúng tôi không quan tâm đến những cản trở bên đường và vẫn thản nhiên tiếp tục đi.  La caravane passe…

   Chụp mũ Hồng Quang và Giao Điểm.

   Một thủ đoạn chụp mũ vu khống của Lữ Giang là đoạn sau đây về Hồng Quang và Giao Điểm.

Năm 2007, Hồng Quang lại trở về Việt Nam thực hiện công tác tôn giáo vận cho Đảng CSVN. Website baovechanhphap.110mb.com của nhóm ủng hộ Hoà Thượng Quảng Độ đã công bố Giấy phép mang số 1020/A41[P4] ngày 20.12.2007 của Cục An Ninh Xã Hội thuộc Tổng Cục An Ninh cho phép Bùi Hồng Quang đem khoảng 420 tạp chí “Giao Diểm” để xuất cảnh ra nước ngoài với mục đích “tuyên truyền vận động đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.

Lúc đầu nhiều người nghi ngờ Giấy Phép này là giả. Nhưng trong cuộc phỏng vấn của Sách Hiếm [đồng chí của Giao Điểm] Bùi Hồng Quang thú nhận đã in 400 cuốn báo Giao Điển số 65 ở trong nước nhưng “sợ Hải quan phi trường làm khó dễ nên phải nhờ người xin phép cho chắc ăn”.

Điều này chứng tỏ Hồng Quang đã có quan hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền trong nước.

   Hồng Quang nói đúng.  Giao Điểm nghèo, không thể cáng đáng nổi việc tiếp tục in ấn báo Giao Điểm nên về nước in rẻ hơn.  Nhưng sợ bị làm khó dễ khi mang ra ngoài nên phải xin phép.  Trong nước thấy nội dung không có gì đáng quan ngại và báo Giao Điểm mang ra ngoại quốc phổ biến chứ không lưu hành trong nước, nên dễ dãi cho phép.  Vậy thì có gì là lạ.  Danh sách 300 trí thức nằm vùng của mấy người chống Cộng, trong đó có nhiều người ít ra là bậc thầy của Lữ Giang về hiểu biết và lương thiện, họ có nhiều quan hệ chặt chẽ với Nhà Nước và thiết thực giúp quốc gia, nhiều người có sách in ngay trong nước và lưu hành ngay trong nước, có vấn đề gì  đâu, sao Lữ Giang chỉ nhắm tới Hồng Quang trong khi Hồng Quang chỉ xin phép được mang số báo in trong nước ra ngoài phổ biến. Mục đích Lữ Giang gây thù hận Hồng Quang bằng cách chụp mũ vu vơ không bao giờ có thể thành công.  Nhất là ông Lữ Giang dám loạn ngôn cho rằng Hồng Quang mang báo Giao Điểm ra ngoại quốc với mục đích “tuyên truyền vận động đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.  Ông Lữ Giang đã cố tình che dấu bản tin này đầu tiên xuất hiện trên Vietcatholic [!] và không thể đưa ra nội dung của bất cứ bài báo nào trong báo Giao Điểm số 65 để chứng minh là bài đó có mục đích “tuyên truyền vận động đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.  Đây là kiểu chụp mũ rất rẻ tiền và rất quen thuộc của một số người nghiện đạo, có đầu óc nhiễm độc của các con chiên, và một khi đã rửa tội rồi thì nước thánh [Holy water] đã rửa sạch đi mất những thần kinh biết ngượng hay biết thế nào là liêm sỉ…

  Ở trên tôi đã nhận định,  “Tiểu xảo viết lách” của Lữ Giang là viết khơi khơi, đưa ra những khẳng định vô trách nhiệm [affirmation gratuite] mà không bao giờ dẫn chứng để chứng minh những điều mình viết.  Đây chính là thủ đoạn của những kẻ khôn lỏi, hi vọng người đọc sẽ tin nếu mình cứ tiếp tục nói dai, nói dại, nói lấy được, bất kể sự thực, bất kể đến liêm sỉ và lương thiện trí thức.  Đây là điều chúng ta thấy rõ khi Lữ Giang viết lên đoạn trên để chụp mũ Hồng Quang và Giao Điểm.  Thật vậy, chúng ta hãy đọc Mục Lục những bài viết trong báo Giao Điểm số 65 xem có bài nào nói gì, dù tối thiểu, về “đường lối và chính sách của Đảng và Nhà Nước Ta” như Lữ Giang viết lếu láo ở trên không.

Công Giáo, đạo Gia-tô hay đạo Ca-tô, đạo Chúa?

   Câu cuối trong đoạn đầu, ông Lữ Giang viết: Có người còn cấm không được gọi đạo Công Giáo mà phải gọi là đạo Gia-tô hay đạo Ca-tô!  Người nào vậy, sao ông không nói rõ ra, cấm như thế nào, ở đâu, và trong bài nào.  Chỉ có con chiên cuồng tín Vũ Linh Châu là muốn, muốn thôi, cấm người ngoại đạo gọi đạo Công giáo là đạo Gia-tô hay đạo Ca-tô.  Nhưng những người Công giáo không hiểu rằng khi chúng tôi dùng những từ như Gia-tô hay Ca-tô là muốn tránh cho người Công giáo khỏi bị hiểu lầm là từ công trong Công giáo cũng có ý nghĩa như “công” trong công viên, hay công sở, hay cầu tiêu công cộng.  Thật vậy, ông Vũ Linh Châu viết: Chữ “công” trong danh xưng Công Giáo có nghĩa là phổ quát là của chung, là công cộng. Nhưng thực chất Công giáo không phải là tôn giáo công cộng, là của chung cho mọi người, mà chỉ là tôn giáo của những người đã bị nhồi sọ và thuần hóa để trở thành con chiên quy phục Vatican.  Cho nên con người đúng nghĩa là con người, với bản sắc của con người, thì không thể hạ mình xuống hàng bốn chân, cho nên không thể vào Công giáo dù Công giáo tự nhận là tôn giáo công cộng, là của chung. 

   Trong bài viết về “Danh “tự xưng” Công giáo” tôi đã từng viết: Nghĩa “công” của ông Vũ Linh Châu: phổ quát, là của chung, là công cộng, không thể nào thích hợp cho Công giáo.  Thứ nhất, phổ quát hay “khắp thế giới” là dịch từ chữ “universal” nhưng trong tất cả những nghĩa của từ “Universal” không có nghĩa nào là “Công” cả.  Với “công”, chúng ta có “công viên” [Public Park chứ không phải là Catholic Park] như ông Vũ Linh Châu so sánh với “công giáo” [VLC = giống như công viên], là nơi mà bất cứ ai cũng có thể vào đó để dạo chơi, thư dãn hay tập thể dục, nhảy múa v…v…, và nhiều khi còn dắt chó vào ỉa bậy nữa.  Chúng ta cũng còn có “cầu tiêu công cộng” [public toilet chứ không phải là catholic toilet] là nơi bất cứ ai cũng có thể vào đó đi tiểu đi tiêu [ở một số địa phương có nhiều người vào đó thấy dơ quá đành nín tè, không dám đi].  Bởi vậy Đại Tá Trần Văn Kha đã châm biếm, dịch “Công giáo” là “Public Religion”. Chúng ta có thể vào công viên, cầu tiêu công, mà không cần phải rửa tội, không phải ở trong đó để học giáo lý công viên hay giáo lý cầu tiêu.  Rất khác với chuyện vào Công Giáo, không phải ai muốn vào cũng được, mà phải qua nghi thức rửa cái tội không hề có, và phải ở trong đó để được nhồi sọ các giáo lý hoang đường gian dối như giới trí thức Tây phương đã chứng minh.

   Phật Học Tịnh Quang

   Cuối cùng tôi muốn có vài ý kiến về một đoạn của ông Lữ Giang viết về Phật Học Tịnh Quang ở Canada:

Hôm 9.5.2011, Phật Học Tịnh Quang ở Canada đã đưa ra một thông cáo lên án chiến dịch đánh phá tôn giáo trong những năm gần đây với “lời lẽ rất phi văn hóa, vô giáo dục, thiếu nhân cách.”

Thông cáo nhận định:

“Điều gì tôn giáo này công nhận, địa phương này chấp nhận, dân tộc này tuân theo; nhưng các tôn giáo khác không công nhận, các địa phương khác không chấp nhận, các dân tộc khác không tuân theo, đều chưa phải là chân lý tối thượng. Chân lý tối thượng phải vượt lên trên tất cả các tôn giáo - kể cả Phật giáo - vượt lên trên tâm cố chấp của con người, chính là phương pháp mang lại sự bình an hiện tại trong tâm tư của cá nhân, hạnh phúc hiện tại trong gia đình và sự hòa bình hiện tại trong nhân loại.”

Thông cáo nói rõ:

“Phật Học Tịnh Quang Canada không chấp nhận các bài viết có tính cách gây chia rẽ, tạo hiềm khích, khiến bất an trong các diễn đàn, dù phát xuất bất cứ từ đâu.”

Thông cáo đã nêu đích danh một số người “đã và đang gây chia rẽ, hiềm khích, bất an trong các diễn đàn từ vài năm nay”, đó là  Hoàng Vương Đại, Nguyên Phúc - Nguyễn Hy Vọng, Nguyên Thích TD, Phan Minh Tài, PT.Thiện Đạo và Trần Quang Diệu. Thông cáo không nói gì đến Trần Chung Ngọc.

Mọi người [?!] rất hoan nghinh thông cáo này và cảm phục sự can đảm cũng như thiện chí của Phật Học Tịnh Quang Canada.

   Thông cáo của Phật Học Tịnh Quang Canada là để bày tỏ lập trường của Phật Học Tịnh Quang, theo quan điểm của Phật Học Tịnh Quang.  Thông cáo này, cũng như mọi thông cáo của những tổ chức khác, thí dụ như những Thông Cáo Báo Chí của Văn Phòng Phật Giáo Quốc Tế [sic] ở Paris, không có nghĩa là ai cũng phải có cùng quan điểm trong thông cáo.  Một khi không có quyền lực để bắt mọi người phải tin theo thì những thông cáo đều chỉ có tính cách thời thượng của một tổ chức, một thiểu số.  Ngay cả những thông cáo về nhân quyền của Hạ Viện Mỹ hay của Liên Hiệp Âu Châu cũng đều như vậy cả, không có giá trị phổ quát, và thường thì chẳng có mấy tác dụng và cũng chẳng có mấy ai quan tâm đến những thông cáo đó, nhất là đối với những nước mà những thông cáo đó nhắm tới, do đó chúng chẳng có ảnh hưởng gì mấy đến trường chính trị quốc tế.

Về thông cáo trên của Phật Học Tịnh Quang Canada thì đó là lập trường tôn giáo của những người trong tổ chức Phật Học Tịnh Quang.  Phật Học Tịnh Quang Canada lên án chiến dịch đánh phá tôn giáo trong những năm gần đây với “lời lẽ rất phi văn hóa, vô giáo dục, thiếu nhân cách.”  Trong Giao Điểm và Sách Hiếm không có bài nào thuộc loại này, tất cả đều thuộc loại nghiên cứu trí thức nghiêm chỉnh với đầy dủ tài liệu dẫn chứng từ các học giả, trí thức Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo, nên thông cáo của Phật Học Tịnh Quang Canada không liên can gì đến những tác giả viết trong Giao Điểm hay Sách Hiếm.  Cũng vì vậy mà Phật Học Tịnh Quang, như Lữ Giang viết rõ: Thông cáo không nói gì đến Trần Chung Ngọc.  Phật Học Tịnh Quang cũng không nói gì đến các tác giả khác viết trong Giao Điểm hay Sách Hiếm.  Lẽ dĩ nhiên, vì Trần Chung Ngọc cũng như các tác giả khác không bao giờ viết những “lời lẽ rất phi văn hóa, vô giáo dục, thiếu nhân cách” trong những bài nghiên cứu của mình.

Giao Điểm, Chuyển Luân và Sách Hiếm

Mặt khác, có những bài trong lãnh vực học thuật trí thức mà những người không quen thuộc với lãnh vực này có thể cho là “gây chia rẽ, tạo hiềm khích, khiến bất an trong các diễn đàn”.  Trong lãnh vực học thuật trí thức, sự thật không bao giờ có thể coi là “gây chia rẽ hay tạo hiềm khích”.  Quy kết này thường dùng để bịt miệng những người viết ra những sự thật mà mình không muốn nghe.  Đó là thái độ của những kẻ “đóng sập cửa vào mặt sự thật khi chính sự thật đến gõ cửa”.  Tuy tôi không phải là thành viên của tổ chức Giao Điểm hay Sách Hiếm, chỉ là thân hữu viết bài cho Giao Điểm và Sách Hiếm vì đồng ý với chủ trương của hai trang nhà này.  Theo tôi biết, Giao Điểm và Sách Hiếm không có mục đích “gây chia rẽ, tạo hiềm khích, khiến bất an trong các diễn đàn”.  Chúng tôi chỉ có mục đích cung cấp những thông tin để cho người dân biết đến những sự thật về Ki Tô Giáo.  Đây là mục đích mở mang dân trí.  Chúng tôi quan niệm là biết đến sự thật sẽ khiến cho con người bớt đi lòng cố chấp, cuồng tín, và do đó sẽ tránh được phần nào sự chia rẽ và hiềm khích giữa những người có tín ngưỡng khác nhau.  Chúng tôi cho rằng đây là nhiệm vụ của những người trí thức, nhất là trong thời đại này, thời đại mà không có một tổ chức nào, tôn giáo hay thế tục, được quyền miễn nhiễm những sự phê phán của đồng loại. 

Cho nên những ai cho rằng mục đích của Giao Điểm và Sách Hiếm là “gây chia rẽ, tạo hiềm khích, khiến bất an trong các diễn đàn” thì người đó sẽ thất bại trong toan tính vu khống hay cản đường đi của chúng tôi.  Và quý vị nên tin rằng, không có một lý do nào, không có một tổ chức nào, không có một thủ đoạn xuyên tạc, chụp mũ nào có thể làm cho chúng tôi từ bỏ con đường vạch trần những sự thật về Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, để cho đại chúng biết rõ.  Chúng tôi không quan tâm đến việc Giáo hội Công Giáo có quan tâm hay không, và việc làm của chúng tôi có ảnh hưởng gì đến Giáo hội Công Giáo Việt Nam hay không.  Chúng tôi chỉ quan tâm đến đại chúng và hi vọng đại chúng có cơ hội biết đến những sự thật về Công Giáo, một tôn giáo đã mang lại nhiều hệ lụy cho đất nước Việt Nam và ngày nay còn tiếp tục kéo dài những hệ lụy đó.  Ông Lữ Giang nên biết là, bất kể ông xuyên tạc chúng tôi ra sao, bất kể ông dùng thủ đoạn nào để gây thù hận đối với chúng tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ dừng bước trên con đường đã chọn.

Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm

Link: //giaodiemonline.info/noidung_detail.php?newsid=5932

   Gần đây trên Internet có tung ra “Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm” , một tuyển tập gồm 106 bài viết của 86 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm của các nhân sĩ trí thức.  Về “Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm”,  Lữ Giang viết: “Tôi thấy tài liệu này hình như của nhóm Giao Điểm và Chuyển Luân, dùng toàn những sự kiện sai lệch để xuyên tạc lịch sử. Nếu gọi đó là lịch sử tức là bôi nhọ lịch sử”.  Nhưng Lữ Giang tuyệt đối không đưa ra bất cứ tài liệu nào dùng những sự kiện sai lệch để xuyên tạc lịch sử, vì tôi có thể chắc rằng Lữ Giang chưa hề đọc Tuyển Tập đó.  Viết một câu nhận xét như vậy mà không hề chứng minh thì thực ra câu đó hoàn toàn vô giá trị đối với giới trí thức.  Tôi nghĩ rằng mục đích của Lữ Giang viết không phải là để cho giới trí thức đọc, có lẽ chỉ có thể làm hài lòng tập đoàn những người hoài Ngô, những người thuộc loại cứ Công Giáo là họ phải khen hay, khen giỏi, phải cho là yêu nước rồi, bất lể lý lẽ, bất kể sự thực, và không bao giờ cần đến bằng chứng chứng minh.  Nhưng chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ như thế nào, lịch sử đã rõ ràng, làm sao mà những người Công giáo như Lữ Giang có thể thay đổi được lịch sử.  Chúng ta hãy đọc thêm một đoạn của Lữ Giang để thấy ông ta là con người xảo quyệt, lưu manh và dốt nát như thế nào.

   Lữ Giang viết:   …Từ năm 1963, nhóm Thích Trí Quang chủ trương thành lập một chính quyền do giáo quyền lãnh đạo [theocracy] tại miền Nam…   Rất nhiều người hỏi chúng tôi ý nghĩa từ “HÓA GIẢI” mà nhóm Trí Quang đã dùng và danh từ đó được dịch ra tiếng Anh như thế nào, vì trong tự điển không có.  Thật ra chữ “HÓA GIẢI” này có nghĩa là “PHẬT GIÁO HÓA”, dịch từ chữ “Buddishmization” trong tiếng Anh hay “Buddishsmisation” [nguyên văn] trong tiếng Pháp.  Nếu dịch chữ “Buddishmization” [nguyên văn] là “Phật Giáo hóa” thì trắng trợn quá nên phải dịch né ra là “HÓA GIẢI”.

   Qua đoạn trên chúng ta thấy lòi ra cái dốt của Lữ Giang đi kèm với tính lưu manh bịa đặt của hắn. 

    Thứ nhất, “Theocracy” không phải là “giáo quyền lãnh đạo”  mà là “Cai trị bằng Thần quyền” như Công giáo khi xưa.  “Theo” là nói về “Thần” và “cracy” là nói về chính phủ cai trị.  Phật Giáo không có Thần vậy làm sao mà có thể cai trị bằng Thần quyền như Công giáo, đã nhân danh Thần để giết hại hơn 200 triệu người già, trẻ, lớn, bé, kể cả trẻ sơ sinh.

   Thứ nhì “Hóa Giải” có nghĩa là “vô hiệu hóa”, làm mất đi hiệu lực, muốn dịch ra tiếng Mỹ thì dịch là “neutralize”.  Nếu muốn đổi “Hóa Giải” thành “Hòa Giải” thì dịch là “reconcile”.  Bây giờ ông Lữ Giang có thể chỉ cho đọc giả chúng tôi trong cuốn tự điển Anh, Pháp nào mà chúng tôi có thể kiếm được những từ như Buddishmization hay Buddishsmisation để cho chúng tôi kiểm chứng.  Tôi đã tìm trong vài cuốn tự điển Anh, Pháp và trên Internet không hề thấy hai từ này.  Đây chỉ là những từ Lữ Giang bịa ra từ cái “gen” lưu manh của mình để dịch láo hai chữ “Hóa Giải”, đem cái “theocracy” của Công giáo chụp lên đầu Thích Trí Quang.  Tại sao mấy người Công Giáo, trong mấy chục năm nay, đều năng nổ xuyên tạc và vu khống Thích Trí Quang.  Vì không ít thì nhiều, Thích Trí Quang đã là nguồn cảm hứng cho đa số người dân, trong quân đội cũng như ngoài xã hội, đứng lên để đạp đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thuộc dòng họ “Tam Đại Việt Gian”, một chính quyền gia đình trị, thần quyền trị [theocracy], và tàn bạo như lịch sử đã ghi rõ qua những bài viết trong Tuyển Tập Về Chế Độ Ngô Đình Diệm.  Và không ít thì nhiều, người dân Việt Nam đã “hóa giải” được Thần quyền Công giáo đã từng làm mưa làm gió trên đất nước trong những năm lâu dài. 

   Do đó, thiểu số Công giáo không còn giữ được vị thế độc quyền tiếp tục làm tay sai nô lệ cho ngoại bang [Vatican là một quốc gia] và nhất là ngày nay, người dân không ít thì nhiều cũng đã nhận ra bộ mặt thực của Công giáo Việt Nam.  Ông Lữ Giang hi vọng là viết ra những khẳng định vô trách nhiệm không cần bằng chứng và những tiểu xảo bịa đặt láo lếu là có thể thay đổi được lịch sử hay sao? 

   Hãy tỉnh giấc mơ hầu hạ việc Chúa đi, vì Chúa không biết đến dân Việt Nam đâu.  Tân Ước đã viết rõ như vậy.

   Trần Chung Ngọc

Phụ lục 1: Bức thư của Thầy Nhật Từ gửi Thầy Chân Tuệ & Phật học Tịnh Quang:

THICH CHAN-TUE to Thich, Thích-Chân-Tuệ, bcc: me

show details Aug 14 [8 days ago]

---------- Forwarded message ----------

From: Thich Nhat Tu

Date: 2011/8/13

Subject: Re: HÂN HOAN CHÀO ĐÓN THƯỢNG TỌA TỔNG THƯ KÝ NGUYỄN HỮU BA RA CHỬI RỦA CÔNG GIÁO VÀ PHẬT GIÁO

To: THICH CHAN-TUE , Thich Chan Tue

Cc: Thich Nhat Tu , Dien dan Bao Ve Chanh Phap

Kính thưa Thầy Thích Chân Tuệ

Trước đây, tôi rất quý mến Thầy [khi còn là cư sĩ Chánh Trực = chân chánh và cương trực] với các tác phẩm Cư Trần Lạc Đạo, ngắn gọn, súc tích, phản ánh các vấn đề văn hóa và tâm linh Phật giáo. Gần đây, trong diễn đàn này có quá nhiều emails của thầy và một số thầy khác và cư sĩ khác đã làm cho không khí diễn đàn trở nên căng thẳng, mất hòa khí, dùng nhiều ngôn ngữ khiếm nhã cho nhau. Đọc những emails này mà lòng cảm thấy buồn cho Phật giáo nói chung, diễn đàn này nói riêng. Đây có phải là cách bảo vệ Phật pháp không? Tôi tự trả lời rằng chắc hẳn là không.

Thường các suy luận thiếu cơ sở và đồng hành với sự bực tức sẽ dễ dẫn đến võ đoán hay suy luận sai, mà Duy thức học thường gọi là “phi lượng.” Bỏ rơi hiện thực thì suy luận khó đúng với thực tế được. hiện thực ở đây là emails, tên người và IP address được các emails sử dụng. Là người ngoài cuộc, tôi cảm nhận rằng [nếu không nói là nhận thấy rằng] thầy đã suy luận sai, từ đó có những nhận xét làm giảm uy tín bản thân và gây sự bất hòa lâu dài.

Thầy Thích Giác Tín mà tôi đã biết khi còn ở Việt Nam và lúc du học ở Ấn Độ không phải là anh Phan Minh Tài. Emails của hai vị cũng khác. Điều quan tâm và sở trường viết văn hoàn toàn khác nhau. Tôi đã gặp anh Phan Minh Tài. Anh Phan Minh Tài không phải là thầy Thích Giác Tín.

Tôi đã gặp TT. Thích Nhật Tân vài lần ở Queensland, Úc châu bằng xương thịt thật. Tôi xin khẳng định rằng ông Nguyễn Hữu Ba không phải là TT. Thích Nhật Tân. TT. Thích Nhật Tân không phải là ông Nguyễn Hữu Ba.

Không phải chỉ có những người đang ở Úc mới nhận ra được vấn đề các vị này không phải là nhau, khuynh hướng khác nhau, sở trưởng khác nhau, giọng văn khác nhau, emails khác nhau, IP của emails cũng khác nhau. Ghép những người không phải là nhau làm một là một ngộ nhận đáng tiếc [nếu do thiếu dữ liệu, hay suy luận sai] và là một sai lầm tệ hại [vì sẽ gây bất hòa với nhiều người một cách lâu dài].

Là người ngoại cuộc, tôi kính góp ý thầy không nên tiếp tục suy luận nhầm, vì như thế làm mất uy tín bản thân và gây bất hòa hợp giữa các tu sĩ Phật giáo và cư sĩ Phật giáo [dù họ có thể có nhiều quan điểm và chính kiến khác nhau].

Tôi không đứng về phía ai. Vì thấy sự hiểu lầm tai hại này gây ra nhiều điều không tốt cho nhau nên có lời khuyên đến thầy như sau:

1] Không nên suy luận emails và IP address từ emails gửi đến rồi tiến hành đoán mò. Hậu quả bất hòa hợp là điều không thể tránh khỏi. Đó là chưa nói đến các ngôn ngữ xúc phạm lẫn nhau vì nghĩ rằng một người giả dạng nhiều người để tấn công mình.

2] Khi nghiên cứu kỹ IP xong, thầy nhận ra rằng họ không phải là một người thì thầy nên mạnh dạn ngỏ lời xin lỗi những ai bị thầy hiểu lầm một cách công khai trong diễn đàn. Như thế thật là chân chánh và cương trực và cũng rất đúng đạo lý Phật giáo. Ngộ nhận, hiểu lầm, suy luận sai là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở đâu và lúc nào. Nhận thức sai lầm và giả từ sai lầm là điều đáng tán thán.

3] Nếu thầy [sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng IP address của các emails, sau khi đọc các phản ứng trái chiều về thầy trong diễn đàn, sau khi đọc email khách quan này] vẫn thấy thầy đúng, còn người khác giả mạo nhiều tên với nhiều emails để công kích thầy, thì thầy có thể “im lặng như thiền định” hay “im lặng như bậc thánh” để các tranh luận trong diễn đàn này được kết thúc. Nên dành nhiều thời gian cho việc tu và học Phật pháp, mang lợi ích cho mình và cho người.

Kính chúc thầy được an lành.

Thích Nhật Từ

--- On Sat, 8/13/11, THICH CHAN-TUE wrote:

                                                       ***************

Phụ lục 2 : Các weblink  Tuyển tập chế độ Ngô Đình Diệm:

Xem / Readable at weblink:

//www.flipsnack.com/flips/c33803916259f88486f5a81b6q234793 [Ch. 1,2,3]

//www.flipsnack.com/flips/f3001390cb110ec8e6610754dq239543 [Ch.4]

//www.flipsnack.com/flips/dcfbd37c20c4c98096c2980f0q244768 [Ch.5,6]

//www.flipsnack.com/flips/cc1355ef8e7c1ca2866412dafq249013 [Ch.7]

//www.flipsnack.com/flips/2977fd813bf0078c54e61cb7fq249233 [Ch.8-End]

                                                               ****

Video liên quan

Chủ Đề