Lưu ý khi giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của học sinh, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì, đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; Vì vậy, ngay từ khâu soạn giáo án phải tăng cường hướng đến hoạt động của học sinh trong bước chuyển giao nhiệm vụ học tập để khi dạy trên lớp giáo viên luôn luôn định hướng chắc chắn rằng học sinh là nhân vật trung tâm.

Nhờ có phong trào đổi mới phương pháp dạy học của ngành, chất lượng giáo dục nhìn chung đã được nâng lên. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh sau khi ra trường không áp dụng được kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất và giao tiếp. Lý do là việc nắm bắt kiến thức chưa sâu, chưa có nền tảng vững chắc, không xuất phát từ nền tảng của tư duy. Việc dạy học sinh có thói quen chủ động, tích cực, tự giác cao trong hoạt động học tập vừa là yêu cầu của ngành vừa là yêu cầu của thời đại. Trong vấn đề này, việc soạn giảng của giáo viên trong từng tiết dạy có ảnh hưởng rất lớn. Muốn dạy hướng đến phát triển năng lực của học sinh thì trước hết soạn giáo án phải hướng đến học sinh. Tôi xin đưa ra đề xuất Soạn giáo án hướng đến hoạt động của học sinh trong bước chuyển giao nhiệm vụ học tập, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nhiệm vụ và giải pháp thứ 2 trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Theo đó học sinh và hoạt động học tập của học sinh tiếp tục được coi là yếu tố trọng tâm trong quá trình dạy học.

Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của ngành Giáo dục và Đào tạo thì việc chuyển giao nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh được thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ. Việc giao nhiệm vụ khoa học, hấp dẫn, linh hoạt, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh, đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để học sinh nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc.

II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG THCS HIỆN NAY

Một bộ phận không nhỏ giáo viên trong quá trình soạn giáo án quá thiên về nội dung kiến thức mà coi nhẹ, ít quan tâm đến quá trình nhận thức của học sinh, không làm rõ được các hoạt động của học sinh trong quá trình học tập, có lúc lỗi chỉ là cách trình bày giáo án ở nội dung hoạt động của học sinh. Cách soạn giáo án này dẫn đến quá trình giảng trên lớp không tường minh, giảng theo kinh nghiệm của bản thân, đôi khi tùy tiện, làm cho học sinh ghi nhớ máy móc, không hiểu được bản chất của kiến thức.

Một số không nhỏ giáo viên và cán bộ quản lý trường học cũng đã chấp nhận cách soạn này, vì thế mà cách soạn này đang phổ biến hiện nay.

Một số ví dụ [trích đoạn giáo án đang sử dụng phổ biến]

Ví dụ 1: [Bài soạn minh họa trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên tin học lớp 7 trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo, in năm 2007]

Bài 3, lớp 7. Thực hiện tính toán trên trang tính

  1. Sử dụng công thức để tính toán

Giáo viên giới thiệu công thức toán học như SGK, trong đó lưu ý các kí hiệu *,/,^,%.

Các kí hiệu sau đây được dùng để kí hiệu các phép toán trong công thức:

+

Kí hiệu phép cộng, ví dụ: =13+5

-

Kí hiệu phép trừ, ví dụ: =21-7

*

Kí hiệu phép nhân, ví dụ: =3*5

/

Kí hiệu phép chia, ví dụ: =18/2

^

Kí hiệu phép lấy lũy thừa, ví dụ: =6^2

%

Kí hiệu phép phần trăm, ví dụ: =6%

[và]

Dùng để làm các dấu gộp các phép toán, ví dụ: =[5+7]/2

Công thức dùng ở bảng tính phải có dấu = phía trước. Giáo viên giới thiệu hình vẽ như sau:


2. Nhập công thức

Nếu ô chọn có công thức em sẽ thấy công thức xuất hiện ở đâu?

Nếu em chọn một ô không có công thức thì trên thanh công thức xuất hiện những gì?

[ Giáo viên có thể dùng các hình sau để minh họa cho câu hỏi].

Giáo viên hướng dẫn cách nhập công thức:

Muốn nhập công thức ta phải thực hiện:

- Nháy vào ô cần nhập công thức;

- Gõ dấu =;

- Nhập công thức;

- Nhấn phím Enter.

Dấu = là dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào một ô

Ở những hình vẽ trên làm thế nào em nhận biết được một ô nào đó có công thức hay không?

Nếu viết công thức không có dấu = phía trước, kết quả trên thanh công thức là gì?

Nội dung cơ bản được giữ trong ô tính là công thức và được hiển thị trên thanh công thức. Còn nội dung được hiển thị trong ô tính là kết quả tính toán bằng công thức.

3. Sử dụng địa chỉ trong công thức

Thế nào là địa chỉ một ô. Cho ví dụ?

Ta có thể tính toán với dữ liệu có trong các ô thông qua địa chỉ các ô, khối, cột hoặc hàng.

Nhìn những hình vẽ sau, em cho biết cách tính có địa chỉ và cách tính không dùng địa chỉ?

a] b]

Hình a sử dụng công thức không dùng địa chỉ, hình b là công thức có sử dụng địa chỉ. Khi em thay số 5 thành số 6 trong ô A1 kết quả tương ứng ở hình a, b sẽ là hình c, d như sau:

c] d]

Em có nhận xét gì về kết quả trên?

Như vậy các phép tính mà không dùng đến địa chỉ thì mỗi lần tính toán ta phải gõ lại công thức và ngược lại nếu sử dụng công thức có địa chỉ ta khi thay đổi giá trị kết quả tự động thay đổi theo.

Ví dụ 2: [Trích đoạn giáo án tin học 6 mà giáo viên đang soạn theo lối phổ biến hiện nay - Lấy một giáo án ngẫu nhiên mà tôi và nhiều giáo viên khác đang sử dụng]

Bài 11, lớp 6. Tổ chức thông tin trong máy tính

Hoạt động của Thầy

? Nếu một thư viện trong nhà trường không được sắp xếp thì xảy ra hiện tượng gì?

? Tương tự, nếu các tệp tin trong máy tính không được sắp xếp thì sẽ như thế nào?

? Mỗi thư mục chứa cái gì trong đó?

? Thư mục được phân cấp như thế nào?

? Thư mục có cần phải đặt tên không vì sao?

? Thế nào là thư mục mẹ? thư mục con? thư mục gốc?

? Khi đặt tên các tệp tin và tên các thư mục cần chú ý điều gì?

2, Thư mục:

- HS trả lời

- Hệ điều hành sắp xếp các tệp tin trên đĩa thành các thư mục.

- HS trả lời

- Thư mục được tổ chức phân cấp theo cây thư mục.

- HS trả lời

- Khi thư mục chứa các thư mục bên trong, ta nói thư mục ngoài là thư mục mẹ, thư mục bên tron là thư mục con.

- Thư mục ngoài cùng là thư mục gốc [được cài đặt đầu tiên trong đĩa].

- Tên các tệp tin trong cùng thư mục, hay tên các thư mục con trong cùng thư mục mẹ phải khác nhau.

Ví dụ 3: [trích đoạn giáo án tin học lớp 6 soạn theo lối phổ biến hiện nay-Lấy giáo án ngẫu nhiên của tôi và nhiều giáo viên khác hiện nay đang sử dụng]

Bài 1, lớp 6. Thông tin và tin học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Thông tin là gì ?

GV: Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:

- Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và thế giới.

- Hướng dẫn và cho thêm các ví dụ về thông tin.

+ Thông tin về giá cả máy tính ® thông tin về hàng hoá

GV: Từ các ví dụ trên em hãy cho một số ví dụ về thông tin.

GV: Vậy em có thể kết luận gì về thông tin?

GV chốt lại: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh [sự vật, sự kiện ] và về chính con người.

-Tham khảo ví dụ trong sách giáo khoa.

- Lắng nghe.

- Lấy ví dụ.

- Phát biểu

- Ghi bài

- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh [sự vật, sự kiện ] và về chính con người.

Sau khi dạy theo các giáo án nêu trên, tôi đã khảo sát khối 6, khối 7, thông qua bài kiểm tra.

Bảng tổng hợp kết quả thu được ở tiết tin học khối 7 [ví dụ 1] như sau:

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7A

34

1

2.9

12

35.3

16

47

5

14.7

7B

38

7

18.4

21

55.3

10

26.3

7C

35

10

28.6

15

42.9

10

28.6

Tổng

107

8

7.5

43

40.1

41

38.3

15

14

Bảng kết quả ở khối 6 [ví dụ 2]:

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6A

32

1

3.1

12

37.5

14

46.9

5

12.5

6B

35

7

22.9

21

60

7

17.1

6C

29

8

27.6

13

48.3

8

24.1

Tổng

96

8

8.3

41

42.7

34

35.5

13

13.5

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giải pháp đề xuất

Trong quá trình soạn giáo án cần thay đổi cách đặt câu hỏi và cách ghi nội dung hoạt động của trò: Giáo viên xác định đúng thao tác tư duy của học sinh khi tiếp thu từng đơn vị kiến thức [hoặc khi giải quyết một vấn đề đặt ra trong quá trình học tập] và tác động có mục đích vào từng thời điểm cụ thể.

Nội dung hoạt động của trò không ghi các hoạt động đơn thuần của học sinh hoặc lời giải của bài toán theo trình tự thông thường mà phải ghi tương ứng các thao tác tư duy như: Phân tích, tổng hợp của học sinh với câu hỏi chuyển giao nhiệm vụ của giáo viên. Hoặc ghi đích đến của quá trình nhận thức tương ứng với câu hỏi chuyển giao nhiệm vụ. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng soạn giáo án không minh bạch, dẫn đến trong quá trình giảng thì phát ngôn lại ngôn ngữ trong sách giáo khoa một cách thuần túy, thiếu ngôn ngữ sư phạm sâu sắc, biểu cảm, không thể hiện được yêu cầu về chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.

Cũng các giáo án trên, tôi tiến hành soạn lại theo cách thức mới đề xuất như sau:

Ví dụ 1: Bài 3 lớp 7: Thực hiện tính toán trên trang tính

[SKKN chỉ đề cập đến việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh]:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán

? Em hãy cho ví dụ về các phép toán trong toán học ?

GV: chương trình bảng tính cho phép ta thực hiện các phép toán đó một cách ưu việt hơn tuy nhiên, kí hiệu các phép toán trong công thức có khác một chút.

? Em hãy nêu các kí hiệu phép toán trong công thức của tin học được viết như thế nào?

GV: gọi một vài HS nhắc lại các kí hiệu đã viết và lấy ví dụ.

GV: nhắc lại các kí hiệu các phép toán trong công thức và ví dụ để khắc sâu cho học sinh.

Ví dụ1: Em hãy chuyển các biểu thức toán học sau sang dạng biểu diễn trong công thức của chương trình bảng tính.

a] [52+6]:[4-3]

b] [ 8x5+3]2x91%

Ví dụ2: Tính giá trị biểu thức sau trong bảng tính.

A=[18+3]/7+[4-2]*3

? Qua VD2 em hãy cho biết trong phép toán thông thường, tứ tự ưu tiên như thế nào?

GV: Phép toán trong công thức cũng được thực hiện theo trình tự thông thường.

- 3+5; 3-5; 3x5; 3:5

- HS lắng nghe.

- HS đọc SGK và nêu được:

+ : kí hiệu phép cộng.Ví dụ: 13+5

- : kí hiệu phép trừ. Ví dụ: 21-7

* : kí hiệu phép nhân. Ví dụ: 3*5

/ : kí hiệu phép chia. Ví dụ: 18/2

^ : kí hiệu phép lấy lũy thừa.Ví dụ: 6^2

% : kí hiệu phép lấy phần trăm.

Ví dụ: 6%

Ví dụ1:

a] =>[5^2+6]/[4-3]

b]=>[8*5+3]^2*91%

Ví dụ2: Tính giá trị biểu thức sau trong bảng tính.

A=[18+3]/7+[4-2]*3

=21/7+2*3

=3+6

=21

- Các phép toán tính trong ngoặc đơn [ ] được thực hiện trước rồi ưu tiên đến phép lũy thừa, phép nhân, phép chia và cuối cùng là phép cộng, phép trừ.

Hoạt động 2: Nhập công thức

? Để nhập công thức thì việc đầu tiên là gì?

GV: lưu ý cho HS: việc đặt dấu = trước mỗi công thức là điều bắt buộc vì nếu không chương trình sẽ nhằm lẫn thành nhập kí tự nên sẽ không thực hiện tính toán được.

? Yêu cầu HS quan sát hình 22 [SGK trang 23] trên màn chiếu:

? Nhập công thức sau vào bảng tính ?

[12+3]:5+[6-3]2.5 vào ô B2

? Qua VD trên bảng, theo em để tiến hành việc nhập công thức ta phải thực hiện các bước gì ?

GV: Y/c 1 đến 2 HS nhắc lại các bước nhập công thức.

? Qua việc nhập công thức ta lưu ý điều gì ?

GV: giới thiệu vị trí thanh công thức

? Nếu chọn ô có công thức, em thấy công thức xuất hiện ở đâu ?

GV nhắc lại: Khi nhập công thức vào ô tính thì nội dung công thức cũng được hiển thị tại thanh công thức.

? Quan sát hai bảng tính sau và cho biết sự giống khác nhau ?

Chọn ô có công thức:

Chọn ô không có công thức:

- Nhập dấu =.

- HS ghi nhớ việc đặt dấu = trước mỗi công thức là bắt buộc

- HS quan sát và nhập được:

=[12+3]/5+[6-3]^2*5

* Nhập công thức ta thức ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.

- Bước 2: Gõ dấu =

- Bước 3: Nhập công thức.

- Bước 4: Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào nút Enter P để kết thúc.

* Lưu ý: Dấu = là kí tự đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào một ô.

- Công thức xuất hiện trên thanh công thức

- HS nhớ được công thức của ô dược chọn xuất hiện trên thanh công thức.

- Chọn ô có công thức thì trên thanh công thức xuất hiện công thức của ô được chọn, còn nội dung được hiển thị trong ô tính là kết quả tính toán bằng công thức đó.

- Chọn ô không có công thức thì cả trên thanh công thức, cả trên ô được chọn đều xuất hiện nội dung của ô được chọn.

Hoạt động 3: Sử dụng địa chỉ trong công thức

? Ngoài cách nhập công thức bằng các số liệu trực tiếp thì còn có cách nhập nào khác không?

? Thế nào là địa chỉ của một ô. Cho ví dụ

GV: đưa ra hình 24 [SGK trang 24]. Cho HS đọc tên địa chỉ ô tính trên hình.

VD: Nhập các dữ liệu A1=12; B1=8; Tính trung bình cộng tại ô C1

? Muốn tính trung bình cộng của nội dung ô A1 và ô B1 vào ô C1 thì em làm như thế nào?

? Nếu thay dữ liệu ô A1 là 22 thì em tính ô C1 thế nào?

GV: Thực tế khi tính toán với các dữ liệu có trong các ô thì thường được tính thông qua các địa chỉ như sau: nhập =[A1+B1]/2 vào ô C1.

GV: gọi một HS lên thực hiện

GV: thay thế dữ liệu vào ô A1, B1, cho HS quan sát kết quả và nhận xét.

? Qua đó em thấy việc sử dụng địa chỉ trong ô tính có ích lợi gì?

? Hãy tính giá trị A1. B1 vào ô D1?

? Tính [A1:2+B1.2]/2 vào ô E1.

[Hai HS lên bảng thực hiện, hai HS nhận xét].

? Việc nhập công thức có chứa địa chỉ có giống với việc nhập công thức thông thường không ?

? Em hãy nhắc lại các bước nhập công thức có chứa địa chỉ ô ?

- Còn có cách nhập công thức bằng địa chỉ ô tính.

- Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên, ví dụ: A1,B6,..

- HS đọc tên địa chỉ ô tính:

A1, B1, C1

VD: Nhập các dữ liệu

A1=12;

B1=8;

- Nhập công thức =[12+8]/2 vào ô C1.

- Nhập công thức =[22+8]/2 vào ô C1.

.

- Hiểu cách nhập công thức: =[A1+B1]/2 vào ô C1.

- HS quan sát rút ra:

+ Kết quả ô tính sẽ tự động cập nhật mỗi khi nội dung trong các địa chỉ trong công thức thay đổi.

- Khi thay đổi số liệu trong các địa chỉ trong công thức kết quả sẽ tự động cập nhật.

- Công thức trong ô D1: =A1*B1

- Công thức trong ô E1:

=[A1/2+B1*2]/2

- Nhập công thức có chứa địa chỉ tương tự như nhập các công thức thông thường.

- Nhập công thức có chứa địa chỉ ô ta thực ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức có chứa địa chỉ ô.

- Bước 2: Gõ dấu =

- Bước 3: Nhập công thức có chứa địa chỉ ô.

- Bước 4: Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào nút Enter P để kết thúc.

Ví dụ 2: Bài 11, lớp 6. Tổ chức thông tin trong máy tính

Hoạt động của thầy

Hãy đọc thông tin trong Sgk.

? Nếu một thư viện trong nhà trường không được sắp xếp thì xảy ra hiện tượng gì?

? Tương tự, nếu các tệp tin trong máy tính không được sắp xếp thì sẽ như thế nào?

GV: Cho HS quan sát cây thư mục

? Em quan sát trong máy tính các tệp tin được sắp xếp như thế nào ?

? Mỗi thư mục chứa cái gì trong đó?

GV: Cho HS quan sát về cấu trúc thư mục mẹ - con

? Thư mục được phân cấp như thế nào?

? Thư mục có cần phải đặt tên không vì sao?

? Thế nào là thư mục mẹ? thư mục con? thư mục gốc?

? Khi đặt tên các tệp tin và tên các thư mục cần chú ý điều gì?

2, Thư mục:

- Sảy ra sự lộn xộn, khó sử dụng

- Sảy ra sự lộn xộn, khó sử dụng

- Học sinh quan sát hình và trả lời:

+ Hệ điều hành sắp xếp các tệp tin trên đĩa thành các thư mục.

+ Mỗi thư mục có thể chứa các tệp hoặc các thư mục con.

- HS: quan sát, nêu cấu trúc:

+ Thư mục được tổ chức phân cấp theo cây thư mục.

+ Mỗi thư mục cũng được đặt tên để phân biệt.

+ Khi thư mục chứa các thư mục bên trong, ta nói thư mục ngoài là thư mục mẹ, thư mục bên tron là thư mục con.

+ Thư mục ngoài cùng là thư mục gốc [được cài đặt đầu tiên trong đĩa].

- Tên các tệp tin trong cùng thư mục, hay tên các thư mục con trong cùng thư mục mẹ phải khác nhau.

Ví dụ 3: Bài 1, lớp 6. Thông tin và tin học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Thông tin là gì ?

- Em hãy đọc phần 1 trong sách giáo khoa và cho biết:

? Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết những gì?

? Từ các ví dụ trên em hãy cho một số ví dụ về thông tin.

? Vậy thông tin là gì ?

GV: chốt lại và hoàn thiện câu trả lời thông tin là gì

- Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và thế giới.

- Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em đi đến một nơi nào đó.

- Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp.

- Học sinh cho ví dụ như bản tin dự báo thời tiết, tấm biển giữ xe.

- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh [sự vật, sự kiện ] và về chính con người.

Soạn giảng nhiều bài dạy khác bằng 2 cách trên đây, rút ra sự khác nhau giữa hai giáo án như sau:

Giáo án soạn tăng cường hướng đến hoạt động của học sinh

Soạn theo cách phổ biến hiện nay

- Nhìn vào giáo án thấy rõ trình tự các hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập của giáo viên cho học sinh, hoạt động học tập tương ứng của học sinh hoặc kiến thức mà học sinh cần nhận thức được.

- Việc làm của học sinh hoặc đích đến của hoạt động nhận thức được chỉ ra cụ thể.

- Học sinh được thực hiện nhiệm vụ theo trình tự từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ dễ đến khó.

- Các khó khăn gặp phải trong quá trình nhận thức của học sinh được chia nhỏ và giải quyết trình tự, có logic

- Việc nêu lên nhiệm vụ của học sinh bằng lời văn trong giáo án và sắp xếp hợp lý sẽ giúp giáo viên dẫn dắt học sinh đi đúng trên con đường nhận thức.

- Việc nêu tường minh các hoạt động của học sinh trong giáo án có tác dụng định hướng cho hoạt động giao nhiệm vụ nhận thức của giáo viên cho học sinh trong suốt quá trình giảng bài.

- Chưa thấy rõ các hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập của giáo viên và hoạt động học tập tương ứng của học sinh.

- Việc làm của học sinh hoặc đích đến của hoạt động nhận thức không được chỉ ra cụ thể.

- Học sinh chưa định hướng được con đường nhận thức của mình.

- Các khó khăn gặp phải trong quá trình nhận thức của học sinh không được chia nhỏ và giải quyết trình tự, có logic

- Nhiệm vụ của học sinh bằng lời văn trong giáo án sắp xếp chưa hợp lý, dễ dẫn đến việc giáo viên thiếu minh bạch trong khi dạy

- Giáo viên giảng theo kinh nghiệm, không quán triệt mục tiêu hướng đến hoạt động của học sinh.

Qua ba ví dụ trên, chúng ta thấy: Các bước chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh một cách khoa học, hấp dẫn, linh hoạt không những kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh, làm cho các em sẵn sàng tiếp nhận, nắm bắt kiến thức mà còn tạo điều kiện cho các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Nhờ xác định rõ các mục tiêu thành phần trong quá trình nhận thức của học sinh mà giáo viên lần lượt có các tác động phù hợp, minh bạch, khoa học hơn trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em.

2. Tổ chức thực hiện

Đối tượng áp dụng: Học sinh đang học khối lớp 6, 7.

Trình tự thực nghiệm: Tôi soạn giáo án theo hai cách nêu trên và triển khai giảng dạy trên khối lớp 6,7 trường THCS Dân Lực; Sau đó đánh giá kết quả giờ dạy thông qua kết quả học tập của học sinh.

3. Tác dụng thực tiễn thu được

Kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.

Bảng kết quả kiểm tra học sinh sau khi dạy tiết tin học cho học sinh khối 7 [ví dụ 1] bằng giáo án soạn theo cách mới:

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7A

34

2

5.9

13

38.2

17

50

2

5.9

7B

38

8

21

22

57.9

8

21

7C

35

1

2.9

13

37.1

17

48.6

4

11.4

Tổng

107

11

10.3

48

44.9

42

39.3

6

5.6

So với kết quả dạy theo cách cũ [ví dụ1] thì:

Học sinh đạt điểm giỏi tăng: 3,5%

Học có điểm yếu giảm 8,4%

Bảng kết quả kiểm tra sau khi dạy học sinh khối 6 bằng giáo án ở ví dụ 2:

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6A

32

2

6.3

14

43.8

13

40.6

3

9.4

6B

35

8

22.9

19

54.3

8

22.9

6C

29

1

3.4

8

27.6

16

55.2

4

13.8

Tổng

96

11

11.5

41

42.7

37

38.5

7

7.3

So với kết quả dạy theo giáo án ở ví dụ 2 [soạn theo cách cũ] thì:

Học sinh đạt điểm giỏi tăng: 4,2%

Học sinh có điểm yếu giảm: 5,2%

Từ các bảng kết quả trên cho thấy: Việc soạn giáo án hướng đến hoạt động học tập của học sinh trong bước chuyển giao nhiệm vụ sẽ làm cho quá trình dạy của giáo viên khoa học hơn, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.

C. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Các cấp quản lý giáo dục có thẩm quyền xem xét, phổ biến đến các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn tin học lớp 6,7 để áp dụng trong quá trình soạn, giảng và có thể mở rộng cách soạn này cho môn tin học lớp 8,9./.

Video liên quan

Chủ Đề