Mã tiến an là ai

Hai bị cáo Nguyễn Tiến Dũng và Hoàng Văn Lực tại tòa.

Trở lại thời ở Bình Dương, năm 2011, Dũng bị tuyên án 9 năm 6 tháng tù về tội “Cướp tài sản” và “Bắt giữ người trái pháp luật”. Đầu năm 2017, sau khi được ra tù trước thời hạn, Dũng tiếp tục ở lại Bình Dương để làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, do ham chơi, đua đòi theo đám bạn, Dũng lại lao vào trò “đỏ đen” và bị khởi tố về hành vi: “Đánh bạc”. Đến nay, Nguyễn Tiến Dũng đang đợi tòa xét xử về tội danh này. Còn Hoàng Văn Lực cũng từng bị tòa tuyên phạt 12 tháng tù treo về tội: “Trộm cắp tài sản”.

Theo nội dung vụ án, cuối tháng 7-2021, Nguyễn Tiến Dũng liên lạc với Hoàng Văn Lực và cho biết mình có ma túy bán. Dũng hứa hẹn với Lực nếu giới thiệu được cho ai mua ma túy thì sẽ trả tiền công. Nghe bạn nói, Lực cũng “sáng mắt” vì tiền và sau đó đã giới thiệu và kết nối để Dũng bán ma túy cho người đàn ông tên Thảo ở huyện Tân Kỳ. Qua trao đổi, Thảo đặt mua của Dũng 500g ma túy với giá 100 triệu đồng.

Là người có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội, ngày 7-8-2021, Nguyễn Tiến Dũng đi đến khu vực chợ Bộng [H. Vũ Quang, Hà Tĩnh] mua của một người đàn ông không rõ lai lịch 300g ma túy với giá 57 triệu đồng. Sau khi giao hẹn với Lực và khách hàng về thời gian, địa điểm giao dịch. Sáng sớm hôm sau, Nguyễn Tiến Dũng cầm theo ma túy, cùng vợ con đi từ Hà Tĩnh sang nhà bố mẹ vợ ở huyện Tân Kỳ. Sau đó, Dũng nhờ Lực chở đến gặp Thảo để giao ma túy, nhưng khi đi đến khu vực đường đất thuộc xã Tân Long [H. Tân Kỳ] thì bị Công an huyện Tân Kỳ kiểm tra. Khi thấy lực lượng công an, Dũng nhanh tay vứt ma túy [khối lượng hơn 300g] vào bụi cây ven đường nhưng bị công an phát hiện. Khám xét người Dũng, lực lượng chức năng thu giữ hơn 142 triệu đồng.

Mới đây, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử Nguyễn Tiến Dũng và Hoàng Văn Lực về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”. Tại phiên tòa, bị cáo Dũng thừa nhận hành vi phạm tội. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, do thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, Dũng đưa vợ con từ miền Nam về quê lập nghiệp. Chưa tìm được công ăn việc làm ổn định nên cuộc sống khó khăn, bị cáo đã tìm cách liên hệ với Lực để buôn ma túy.

Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi “Bị cáo nói cuộc sống khó khăn, vậy số tiền hơn 142 triệu đồng là từ đâu?” thì Nguyễn Tiến Dũng lý giải rằng số tiền này không liên quan đến việc mua bán ma túy. “Đây là số tiền do hai vợ chồng tích góp được trong đó tiền bị cáo đi làm, tiền thai sản của vợ và tiền sang nhượng quán trước khi về quê. Bị cáo định dùng số tiền đó để sửa sang lại căn nhà”, bị cáo Dũng trình bày. Đồng thời, Nguyễn Tiến Dũng lý giải, số tiền 57 triệu đồng để mua ma túy là bị cáo vay mượn của bạn bè, việc này được giấu kín nên vợ và người thân không biết.

Còn bị cáo Hoàng Văn Lực chối tội, không thừa nhận hành vi mua bán ma túy. Lực khai không biết việc mua bán ma túy của Dũng và khách. Tuy nhiên, sau quá trình tranh tụng tại tòa, Lực đã thừa nhận hành vi phạm tội.

HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của hai bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Hai bị cáo từng bị xét xử nhưng không lấy đó làm bài học, không cố gắng tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Tiến Dũng đã thừa nhận hành vi phạm tội, thể hiện sự ăn năn hối lỗi, xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt. Sau khi xem xét toàn diện vụ án, tòa tuyên phạt hai bị cáo Nguyễn Tiến Dũng và Hoàng Văn Lực mỗi bị cáo 20 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Nhận bản án 20 năm, đôi mắt Dũng đỏ hoe nhìn về phía người vợ như muốn nói lời xin lỗi. Dù bất cứ lý do gì đi chăng nữa nhưng có tội phải đền tội.

H.Dương

Skip to main content

The following menu has 2 levels. Use left and right arrow keys to navigate between menus. Use up and down arrow keys to explore within a submenu. Use enter to activate. Within a submenu, use escape to move to top level menu parent. From top level menus, use escape to exit the menu.

Các y bác sĩ thực hiện một ca mổ tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bạn đọc Tấn Phúc so sánh nếu bác sĩ được trả lương ở mức trên thì chỉ bằng khoảng 1/3 lương cơ bản của công nhân ở Bình Dương, đó là chưa kể bác sĩ phải trực xuyên đêm. Tất nhiên bác sĩ có thể làm phòng mạch, bệnh viện tư nhân nhưng đó chỉ là cái nhìn chung của mọi người, còn để nói số lượng cụ thể, không ai dám chắc 100% bác sĩ có mức thu nhập tốt từ việc làm ngoài, làm thêm giờ. 

"Nói chung những ngành nghề trí thức phục vụ nhân dân như giáo viên, bác sĩ hiện nay lương quá là thấp", anh Phúc bày tỏ.

Tương tự, bạn Thuận kể: "Em trai tôi là bác sĩ đi làm liên tục gần 25 năm. Cách đây 5 năm, em tôi đã lấy bằng tiến sĩ y khoa, hiện là trưởng khoa của một bệnh viện hạng 1 nhưng mức lương hiện tại của chú ấy chỉ là 5,4 triệu đồng/tháng. Không hiểu nổi tư duy của các vị soạn ra thang, bậc lương cho ngành y kiểu gì nữa!".

Còn bạn đọc Kiểm lại chia sẻ một trong những bất hợp lý hiện nay là bác sĩ mới ra trường có khi phải vừa làm không công vừa mất thêm tiền - một khoản tiền để "chạy vào" vào "thực hành 18 tháng" theo yêu cầu của "luật chứng chỉ hành nghề". Còn những chỗ cấp lương cho bác sĩ mới ra trường thì cũng dựa vào "luật chứng chỉ hành nghề" rồi yêu cầu ký cam kết nếu nghỉ sẽ đền một số tiền rất khủng lên tới cả trăm triệu.

"Bác sĩ mới ra trường giờ khổ lắm ai ơi, học xong tốn cả đống tiền học phí rồi thêm cả đống tiền do luật này kia ràng buộc. Muốn học lên chuyên khoa thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, nên không còn cách nào khác phải chui vô bệnh viện chịu sự bóc lột. Sau khi học xong chuyên khoa mới được xem là bác sĩ thực thụ, và lúc đó vẫn ăn lương theo hệ số nhà nước, thấp lè tè. Nên thường học xong chuyên khoa, không ít bác sĩ đua nhau bỏ chạy khỏi các bệnh viện công", anh Kiểm chia sẻ thêm.

Trước thực trạng trên, bạn đọc Thành cho rằng quá bất công cho nhân viên y tế và các bác sĩ. Anh Thành nói: "Chúng ta hô hào y bác sĩ cống hiến. Trong khi đó, bản thân các y bác sĩ bị đối như vậy. Tôi nghĩ phải có chế độ đặc thù cho thu nhập những người hoạt động trong ngành y tế để còn có người giỏi học y, chứ cứ như thế này thì còn ai dám học làm y bác sĩ".

Cũng vậy, bạn đọc Phương đặt câu hỏi và kêu gọi: "Tại sao không cải cách tiền lương? Các đại biểu Quốc hội nên quan tâm đến vấn đề này. Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Tài chính cùng các bộ ngành liên quan cần ngồi lại để có giải pháp ngay nhằm nâng lương, mức thu nhập cho các y bác sĩ...".

Nói về chính trường hợp của mình, bác sĩ Minh bộc bạch: "Tôi là bác sĩ. Ngày đậu ngành y, điểm của tôi là 29,5 điểm. Sau đó, ba má còng lưng nuôi tôi ăn học, cuối cùng cũng tốt nghiệp một trường y tốp đầu cả nước sau 6 năm. Thế nhưng, nay lương của tôi tổng cộng là 7 triệu đồng sau 5 năm ra trường và phục vụ một bệnh viện công lớn".

"Số lương ấy thật là nhiều và tôi chẳng biết xài sao cho hết vì tôi chỉ ăn gió uống sương và cũng chưa có gia đình. Và vì thấy sự cống hiến của mình chẳng đáng là bao so với mức lương cao như thế nên tôi đã quyết định nộp đơn xin nghỉ, hiện cũng gần 45 ngày rồi, tôi sắp được giải thoát" - bác sĩ Minh chua chát tự trào.

Bác sĩ học ít nhất 6 năm, lương mới ra trường chưa nổi 3 triệu

Đ.T. tổng hợp

Những ngày đầu tiên Martial tới MU thật không dễ dàng cho cậu bé 19 tuổi khi phải sống dưới ánh mắt hoài nghi của mọi người và câu hỏi thường trực: "Thằng nhỏ này là ai thế?"

Bài viết dịch từ cuốn sách: Martial: The Making of Manchester United's New Teenage Superstar"

Trên chuyến bay hôm ấy, Wayne Rooney cứ luôn miệng hỏi tôi rằng thằng cu Martial là ai mà dạo này báo chí Anh nhắc nhiều thế. Tôi trả lời đó là một cầu thủ trẻ tiềm năng và người ta đang bắt đầu so sánh cậu nhóc với Thierry Henry. 

Câu trả lời được tái khẳng định lần nữa bởi Morgan Schneiderlin, tiền vệ người Pháp mà Manchester United đã đưa về vào tháng 7 năm 2015. 

Khung cảnh khi đó là trên chuyến bay chở các cầu thủ Manchester United trở về từ Swansea vào đêm 30/8, ngay sau khi họ nhận thất bại đầu tiên của mùa giải [2-1]. Rõ ràng, chàng thủ quân của Quỷ đỏ thực sự quan tâm về cậu nhóc 19 tuổi này, một phần bởi anh muốn biết xem Martial sẽ ảnh hưởng thế nào tới vị trí của mình nếu chuyển tới đội bóng vùng đông bắc nước Anh. 

Nhưng đâu chỉ Rooney, hầu hết ngôi sao của Quỷ đỏ chẳng ai có chút khái niệm gì về chú nhóc này.

Thằng nhóc vô danh tới Manchester United

"Khi tin tức về vụ chuyển nhượng bắt đầu tràn lan trên các mặt báo, không ai, hoặc gần như là thế, biết chút ít gì đó về chân sút tới từ Monaco. Thằng cu đó là ai thế? Đó là câu hỏi của gần như hết thảy các cầu thủ Manchester United", nhà báo James Taylor của Manchester Evening News nói thêm. 

Có lẽ, vài huấn luyện viên và các tay tuyển trạch cũng nắm được thông tin về cậu ta nhưng chẳng mấy ai nhớ nổi mặt thằng nhóc. Điều này đúng với cả các nhà báo lẫn các fan, hầu như là vậy. Tại Anh, người ta hứng thú với Champions League, phần nào đó là giải vô địch Tây Ban Nha, Đức, Italy, còn nói thật giải Pháp thì chẳng mấy ai quan tâm cho lắm. 

Vậy nên, tất cả đều chung một câu hỏi: "Tóm lại thằng cu đó là ai?". Bởi Manchester United có vẻ như sẽ chi một khoản khá đậm cho nó, và một tên mới 19 tuổi thì mang được bấy nhiêu kinh nghiệm chinh chiến cho đội bóng chứ. 

Hầu như chẳng ai biết tới Martial khi anh mới chuyển tới xứ sở sương mù. Đồ họa: Minh Phúc.

Ở Anh khi đó, có đủ thứ giả thuyết người ta nghĩ ra xoay quanh vụ chuyển nhượng cầu thủ tuổi teen đắt giá nhất xứ sở sương mù bấy giờ. Nhìn lại thì những Angel Di Maria, Radamel Falcao và cả Van Persie đều đã ra đi, người ta chờ đợi từ Cristiano Ronaldo tới Edinson Cavani, từ Neymar tới Benzema, từ Thomas Muller cho tới Gareth Bale và cũng đừng quên nhắc Robert Lewandowski - nhưng rồi họ đã chẳng bao giờ đặt chân tới United.

Sau quãng thời gian khởi đầu mùa giải đầy thất vọng, người hâm mộ kỳ vọng trong 5 ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng, họ sẽ được thấy một trung phong mới - một cầu thủ phi thường xứng với cái danh của đội bóng. Không còn thời gian để sửa sai nữa nhưng có vẻ Manchester United đang quyết định chơi một trò may rủi với số tiền 80 triệu euro cho một gã vô danh mà chính họ còn chẳng biết rõ.

Có những tin đồn vào thời điểm ấy nói rằng ngay sau khi hai bên đạt được thỏa thuận, bộ phận trinh sát của Manchester United đã tức tốc gọi sang Monaco để tìm hiểu thêm thông tin về anh chàng này. Họ muốn biết Martial là con người như thế nào bên ngoài sân cỏ, nếu cậu ta cưới rồi thì giờ có con chưa hay cách Martial ứng xử với những đồng đội khác bên trong phòng thay đồ và quan trọng là cậu chàng có biết nói tiếng Anh không,... Đủ thứ câu hỏi khác cần chuẩn bị gấp bởi họ sẽ phải nộp một bản báo cáo dài ngoằng gửi tới Louis Van Gaal. 

Tuy nhiên, người đại diện Lamboley của Martial sau này lại khẳng định rằng mọi chuyện đã bị thổi phồng lên quá nhiều. "Đó đơn giản chỉ là việc thu thập thông tin để tìm ra một vị trí thích hợp cho Martial trên sân. Việc Rooney mù tịt về cậu ấy cũng không đúng. Anh ấy từng xem Martial thi đấu chỉ là không thường xuyên theo dõi nên chưa hình dung ra thôi. Thực lòng mà nói, tôi không nghĩ có kẻ nào xem những trận cầu đỉnh Martial từng tham dự như trước Juventus hay Arsenal mà không nhận ra tiềm năng vô giá của cậu ấy".

Top cầu thủ đắt giá nhất thế giới từ 14-40 tuổi Trang talkSport tổng hợp lại số tiền kỷ lục các đội bóng đã bỏ ra để chiêu mộ các tài năng từ 14 đến 40 tuổi.

Điều này lý giải vì sao trong suốt vài năm liền các tuyển trạch viên của nhiều ông lớn trên khắp châu Âu như PSG, Chelsea, Barca hay cả Tottenham đều dành một sự chú ý đặc biệt cho Martial. Một nguồn tin chưa xác thực còn tiết lộ chủ tịch Roman Abramovich thậm chí còn chấp nhận chi đậm hơn số tiền Manchester United đã trả, đó là chưa kể các khoản thưởng kèm theo.

Có lẽ, nếu ngày đó Martial quyết định khác đi thì chúng ta đã chẳng thấy cậu nhóc phi thường này tỏa sáng trong màu áo đỏ. Nhưng tài năng trẻ của Monaco rất kiên định, cậu chỉ muốn chơi cho Manchester United vì đó là ước mơ thưở bé của mình. 

"Chúng tôi không thể giết chết giấc mơ đẹp đẽ ấy", chủ tịch Vadim Vasilyev chia sẻ trên Le Journal de Dimanche. "Cu cậu cũng gửi tặng chúng tôi một chiếc áo đấu có kèm chữ ký và cảm ơn tôi đã cho cậu ấy cơ hội thực hiện giấc mơ của mình. Anthony có thể tới chơi bóng ở Tây Ban Nha nhưng chỉ duy Premier League làm cậu ấy hứng thú và đội bóng cậu ấy muốn khoác áo cũng chỉ có Manchester United mà thôi".

Và số tiền kỷ lục MU phải bỏ ra cho Martial cũng không khiến Lamboley cảm thấy ngạc nhiên. "Thế quái nào mà mọi người tin rằng Manchester United bỏ ra từng ấy tiền cho cầu thủ thậm chí họ còn chẳng nắm rõ thông tin vậy? Họ đã theo dõi Martial từ lâu, rất rất lâu rồi. Còn nói về giá cả sao?... Đơn cử như Bruyne nhé, họ mua cậu ta có 6 triệu euro rồi bán lại tới 20 triệu euro nhưng tất cả đều đồng ý đó là một bản hợp đồng hời với Chelsea. Rồi thì cuối cùng cậu ta chuyển tới Manchester City với giá 75 triệu euro. Đó là cách người ta trả giá cho các cầu thủ trẻ ngày nay. Nếu tương lai Martial lọt vào top 5 tiền đạo xuất sắc nhất thế giới, người ta sẽ lại nói rằng số tiền MU bỏ ra vào thời điểm đó chỉ như muối bỏ biển sao?".

So với số tiền MU đã bỏ ra, giá trị chuyển nhượng của Martial lúc này đã tăng chóng mặt. Đồ họa: Minh Phúc.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đều đồng ý với luận điệu của Lamboley. Như huấn luyện viên Van Gaal chả hạn, ông nói rằng mức phí chuyển nhượng của Martial thật sự "mông lung như một trò đùa". Dù vậy, nhà cầm quân người Hà Lan vẫn đồng ý rằng Martial là một phi vụ đầu tư dài hạn cho tương lai. 

"Tôi không mua Martial cho mình. Tôi mua cậu ấy cho Manchester United và cho những huấn luyện viên tương lai", Van Gaal chia sẻ.

Dĩ nhiên sẽ tốn kha khá thời gian để cu cậu thích nghi ở Premier League nhưng đây không phải câu trả lời thỏa đáng cho những nghi ngờ đang bủa vây lấy chàng trai trẻ tuổi. Đơn cử như Thiery Henry, anh từng nói trên Sky Sports: "Cậu ấy liệu có ghi được nhiều bàn thắng không? Điều này rất khó nói trước bởi Martial chỉ đá có 52 trận ở Ligue 1. Thật không thể tin nổi cách người ta làm chuyển nhượng bây giờ". 

Lời nói của cựu ngôi sao Pháo thủ dấy lên nhiều nghi ngại tới từ các bình luận viên tại Pháp. Đa số ý kiến đều cho rằng Martial đã quá liều lĩnh khi thử sức mình ở Premier League thay vì tiếp tục chơi bóng tại Monaco cho tới khi đạt đến độ chín. Dù vậy, quyết định của Martial vẫn không hề suy chuyển. Anh sẽ tới và gia nhập đội bóng lớn nhất nước Anh, bất chấp sự soi mói tọc mạch đến từ truyền thông xứ sở sương mù. 

Hành trình mới bắt đầu

Thứ tư, ngày 2/9, Martial trong buổi họp báo đầu tiên khoác trên mình chiếc áo của đội tuyển Pháp lại không nói mấy đến tình hình tại Les Bleus, bởi đơn giản câu hỏi của các phóng viên chỉ chăm chăm vào câu chuyện anh chuyển tới Manchester United. Anthony chỉ kịp kể rằng anh có màn ra mắt tuyển Pháp bằng bài rap Desole của nhóm nhạc Sexion d’Assaut và nhấn mạnh được khoác lên mình chiếc áo của đội tuyển là giấc mơ đã thành hiện thực.

Câu chuyện sau đó chuyển sang vụ chuyển nhượng tới Manchester United và khoản phí kỷ lục Quỷ đỏ đã phải chi ra.

"Tôi không biết mình có thực sự đáng giá 80 triệu euro không. Đó là một khoản phí điên rồ cho một cầu thủ ở độ tuổi như tôi nhưng đây là thị trường chuyển nhượng, vấn đề này thuộc về hai câu lạc bộ. Tôi sẽ cố gắng để bản thân không bị phân tâm dưới bất kỳ sức ép nào", Anthony thẳng thừng tuyên bố.

Anh cũng nói thêm: "Gia đình tôi dĩ nhiên là hạnh phúc khi tôi được khoác áo một câu lạc bộ lớn như vậy. Khoản phí chuyển nhượng có thể khiến họ đôi chút lo lắng nhưng đâu cũng vào đấy thôi".

Đó là chuyện của Martial và riêng gia đình anh. Nhưng những người khác thì sao? Các đồng đội của anh ở đội tuyển Pháp nói gì về khoản phí chuyển nhượng điên rồ ấy?

"Ở đây, không ai nói gì về số tiền cả, họ đơn giản chỉ chúc mừng tôi thôi. Pat Evra đã kể cho tôi rất nhiều điều tốt đẹp về Manchester United. Đó là một câu lạc bộ của những nhà vô địch, câu lạc bộ sinh ra để giành chiến thắng". 

Martial tiến bộ từng ngày khi được sát cánh bên những cầu thủ đẳng cấp như Rooney.

Câu hỏi tiếp theo được các nhà báo quan tâm không gì khác là những rủi ro rình rập một cầu thủ còn quá trẻ chập chững tới Anh. Nhưng với Martial thì đó dường như chẳng phải vấn đề để anh phải bận tâm.

"Tôi không nghĩ có gì phải e sợ. Nếu tôi cứ chơi như những gì đã thể hiện từ trước tới nay, chẳng có lý do gì để tôi từ chối tới Premier League. Ngay khi còn nhỏ, tôi đã tự nhủ rằng mình có những phẩm chất để chơi bóng tại Anh và đây là lúc cho tôi chứng minh điều đó. Sẽ là một thử thách lớn cho tôi khi rời Monaco để tới Anh nhưng hãy cứ chờ xem".

Vậy là cánh nhà báo đã có đủ những thứ họ cần. Giờ là lúc Martial kể chi tiết hơn về những tuần cuối cùng trước khi anh đưa ra quyết định lớn nhất sự nghiệp mình. 

"Ngay sau khi chúng tôi bị loại ở Champions League [ngày 25/8 sau trận thua Valencia], tôi đã đưa ra quyết định... Người đại diện nói với tôi rằng Manchester United muốn có tôi. Thật sự chẳng biết nên diễn đạt cảm xúc lúc ấy như thế nào. Tôi chỉ biết rằng mình chẳng mất tới một giây để suy nghĩ..."

Martial cũng kể thêm về cuộc gọi từ Van Gaal. Vì vốn tiếng Anh hơi dở nên mẹ cậu đã phải đứng ra làm phiên dịch viên cho cả hai. 

Trong cuộc họp báo kéo dài gần một giờ đồng hồ sau đó tại đại bản doanh của câu lạc bộ, dĩ nhiên cánh nhà báo không thể quên nhắc lại câu hỏi kinh điển của Rooney, "Anthony là thằng nào thế?". Và Martial cũng chỉ đáp lại với một nụ cười tinh quái: "Dĩ nhiên thật dễ hiểu nếu anh ấy không biết tôi. Tôi chơi tại Ligue 1 và mới có trận ra mắt đội tuyển Pháp. Nhưng tôi sẽ sớm tiến bộ bằng việc đá cùng anh ấy thôi".

Không chút ngạo mạn và cũng chẳng cần thách thức ai với những câu hỏi ngược đại loại kiểu "Thật sao, anh không biết đến tôi à?". Bằng sự điềm tĩnh và khiêm tốn cần thiết, Martial đã có những bước đầu hoàn hảo cho hành trình chinh phục những đỉnh cao mới...

Còn nữa

Video liên quan

Chủ Đề