Mất giấy khai sinh gốc xin cấp lại ở đâu

Làm lại giấy khai sinh ở đâu? Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú

LÀM LẠI GIẤY KHAI SINH Ở ĐÂU?

Câu hỏi của bạn:

     Kính chào Quý công ty      

     Tôi sinh 1983 tại BP nay tôi yêu cầu được trích lục giấy khai sinh nhưng cơ quan thẩm quyền giải đáp là hồ sơ từ 1983 không còn lưu trữ tại địa phương và chỉ tôi về Tphcm làm lại khai sinh vì tôi đã chuyển khẩu về đây. Vậy tôi cần làm thủ tục gì ? kính nhờ Quý công ty giải đáp.

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về vấn đề làm lại giấy khai sinh ở đâu, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về làm lại giấy khai sinh ở đâu như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hộ tịch 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP;

1. Điều kiện đăng ký lại khai sinh

     Giấy khai sinh là loại giấy tờ tùy thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người để xác nhận về mặt pháp lý sự hiện diện của cá nhân đó, chứng nhận cá nhân đó đã được sinh ra. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, là cơ sở pháp lý chứng minh quyền, nghĩa vụ của cá nhân đó trong các mối quan hệ xã hội [quan hệ cha mẹ và con; các quyền về thừa kế, quyền đi học, bầu cử, ứng cử…]. Giấy khai sinh có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và có giá trị sử dụng toàn cầu.

     Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký khai sinh lại như sau:

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

     Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn muốn làm lại giấy khai sinh thì bạn phải thỏa mãn cả 3 điều kiện sau đây:

  • Đăng ký khai sinh trước ngày 01 ngày 01 năm 2016;
  • Sổ hộ tịch bị mất hoặc không lưu trữ về sự kiện hộ tịch của bạn;
  • Giấy khai sinh bị mất.

2. Làm lại giấy khai sinh ở đâu?

     Khoản 1, điều 25 Nghị định 123/2015 quy định:

Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

     Theo đó, nếu bạn làm lại giấy khai sinh thì bạn có thể thực hiện thủ tục đó tại UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây [BP] hoặc UBND cấp xã nơi anh bạn thường trú [TPHCM].

3. Thủ tục đăng ký lại khai sinh

a. Hồ sơ làm lại giấy khai sinh

  • Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
  • Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó như:

+ Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp [bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh].

+ Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

+  Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

b. Thời gian giải quyết

      Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về làm lại giấy khai sinh ở đâu:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về lý lịch tư pháp và phiếu lý lịch tư pháp như: hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về lý lịch tư pháp là gì và các vấn đề có liên quan về địa chỉ:  chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Mục lục bài viết

  • 1. Trình tự, thủ tục đăng ký lại khai sinh E?
  • 2. Làm lại giấy khai sinh và cấp lại giấy khai sinh bản gốc ?
  • 3. Thủ tục đăng ký lại khai sinh bị mất ?
  • 4. Thủ tục làm lại giấy khai sinh cho con ?
  • 5. Điều kiện và thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn ?

1. Trình tự, thủ tục đăng ký lại khai sinh E?

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi vấn đề như sau ạ: Trước tôi có làm khai sinh ở quê, nhưng sau đó gia đình tôi đã chuyển hộ khẩu sang một thành phố khác sinh sống từ đó đến nay đã lâu. Vì giấy khai sinh của tôi bị mất thì tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh tại nơi tôi đang ở hiện nay được không ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về khai sinh, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 76 Luật Hộ tịch 2014, Việc đăng ký lại khai sinh đã được đăng ký trước ngày 01/01/2016 được thực hiện theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch như sau:

Điều kiện đăng ký lại khai sinh được quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể:

- Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

- Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Như vậy, trường hợp được đăng ký lại khai sinh thì phải có sự kiện là giấy tờ hộ tịch bản chính đã bị mất.

Về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh:

"Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh."

Theo quy định này, thẩm quyền thực hiện đăng ký lại khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã cấp giấy khai sinh. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã chuyển hộ khẩu thường trú khác nơi trước đây đã đăng ký khai sinh thì có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang thường trú để thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

Người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ đăng ký lại khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đăng ký khai sinh hoặc nơi thường trú ở thời điểm hiện tại. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

- Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định trên phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Việc đăng ký lại khai sinh xảy ra các trường hợp: có bản sao giấy khai sinh trước đây và không có bản sao giấy khai sinh trước đây. Với mỗi trường hợp, việc thực hiện đăng ký lại khai sinh được quy định như sau:

Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh. Việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh trong trường hợp này được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

-Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

- Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì xác định và ghi theo địa danh hành chính hiện tại; việc thay đổi địa danh hành chính được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi tới số: 1900.6162 để được giải đáp.

2. Làm lại giấy khai sinh và cấp lại giấy khai sinh bản gốc ?

Xin chào luật sư, mong luật sư trả lời giúp em ạ. Trước kia do chưa kết hôn nên em là mẹ đi khai sinh cho con và làm thủ tục nhận con nên trong giấy khai sinh vẫn có tên bố. Nhưng bây giờ bọn em kết hôn rồi nên em muốn làm lại giấy khai sinh cho con. Thứ hai là giấy khai sinh bản gốc của con em bị nước vào nên bị ẩm mốc. Vậy mong luật sư tư vấn để em làm lại thủ tục giấy khai sinh cho con em với ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn

Luật sư tư vấn luật Hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Bạn có nói bạn sinh con trước khi đăng ký kết hôn tuy nhiên giấy khai sinh của con bạn đã có tên cha và tên mẹ nên sẽ không cần làm lại giấy khai sinh sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn.

Đối với việc giấy khai sinh bản gốc bị ẩm mốc không sử dụng được bạn có thể yêu cầu để được cấp lại trích lục khai sinh bản sao. Hiện nay pháp luật không quy định về việc cấp lại bản gốc giấy khai sinh. Cụ thể:

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch có quy định:

"Điều 24: Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại;

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ."

Như vậy nếu con của bạn muốn đăng ký lại khai sinh thì cần thỏa mãn các điều kiện trên: đã khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng bị mất giấy tờ là Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại; người cần đăng ký lại khai sinh phải nộp đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan; người cần đăng ký lại khai sinh phải còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Vậy nếu sổ hộ tịch trên cơ quan hộ tịch không bị mất vẫn mà còn thông tin thì bạn được cấp lại bản trích lục khai sinh bản sao để sử dụng. Bài viết tham khảo thêm: Tư vấn thủ tục làm lại Giấy khai sinh và đổi tên cho con ?

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê .Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi nay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.

3. Thủ tục đăng ký lại khai sinh bị mất ?

Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi con em sinh năm 2001 trong lúc bốc đồng có lỡ tay đốt bản gốc giấy khai sinh của mình thì cho em hỏi có thể làm lại giấy khai sinh không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Pháp luật về hộ tịch hiện hành không quy định về trường hợp cấp lại bản chính giấy khai sinh khi bị mất như trong trường hợp được quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP về Đăng ký và quản lý hộ tịch, mà tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch có quy định:

"Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại."

Như vậy, trong trường hợp Giấy khai sinh bản gốc của con bạn bị mất, và trong Sổ hộ tịch cũng không còn lưu lại thì lúc này bạn thực hiện thủ tục đăng ký lại theo thủ tục được quy định tại Điều 26 Nghị định này như sau: Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a] Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

b] Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

c] Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Còn trong trường hợp Sổ hộ tịch ở nơi trước đây bạn đăng ký khai sinh cho con vẫn còn, thì bạn có thể đến Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc [có giá trị tương đương bản gốc]. Tham khảo bài viết liên quan:Tư vấn thủ tục cấp giấy khai sinh bản chính khi đã bị mất ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Thủ tục làm lại giấy khai sinh cho con ?

Kính chào quý công ty! Tôi có vấn đề về pháp luật như sau, nhờ luật sư tư vấn giúp! Tôi hiện tại có con đã được 22 tháng tuổi, lúc cháu sinh ra tôi có đăng ký khai sinh cho cháu tại địa phương, nhưng qua quá trình cất giữ không rõ lý do gì giấy khai sinh của cháu bị mất.

Tôi có hỏi cán bộ tư pháp - hộ tịch xã thì được trả lời chỉ được cấp lại bản sao giấy khai sinh, tôi rất muốn làm lại bản chính cho cháu vì lo lắng sau này sợ ảnh hưởng. Vậy tôi rất mong quý công ty giúp đỡ, tư vấn cho tôi:

Tôi có thể làm lại bản chính khai sinh cho cháu được không? Nếu không làm được thì bản sao giấy khai sinh sau này có ảnh hưởng và vướng mắc gì không.

Rất mong sự tư vấn của công ty, tôi xin chân thành cám ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch có quy định:

"Điều 24: Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại;

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ."

Như vậy nếu bạn muốn đăng ký lại khai sinh cho con thì cần thỏa mãn các điều kiện trên: đã khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng bị mất giấy tờ thì đăng ký lại; người cần đăng ký lại khai sinh phải nộp đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan; người cần đăng ký lại khai sinh phải còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ. Nếu có các điều kiện như trên, bạn hoàn toàn có quyền được đăng ký lại khai sinh cho con theo hồ sơ đăng ký lại khai sinh bao gồm:

- Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;i

- Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp [bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh].

Trong trường hợp không có bản sao giấy khai sinh giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

+ Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Điều kiện và thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn ?

Thưa luật sư, xin hỏi về Điều kiện và thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn thực hiện thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 15 của luật hộ tịch năm 2014 có quy định về Trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

Như vậy, thời hạn để đăng ký khai sinh cho trẻ là 60 ngày kể từ ngày sinh con, do đó, trường hợp của bạn được coi là chậm đăng ký khai sinh quá hạn và hình thức xử phạt hành chính cụ thể căn cứ theo Điều 27 của nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định về Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh như sau:

“1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.

2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b] Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;

c] Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.”

Về thủ tục đăng ký khai sinh, Hồ sơ đăng ký khai sinh quá hạn được lập thành 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

1. Giấy tờ phải nộp:

– Phiếu cung cấp thông tin đăng ký khai sinh quá hạn [cá nhân tự viết hoặc tham khảo mẫu tại UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký khai sinh]

– Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế [bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh…] nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng:

+ Văn bản xác nhận của người làm chứng [người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng].

+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

2. Giấy tờ phải xuất trình:

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em [nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn].

– Bản chính Giấy chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ em.

Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề