Uống thuốc bị nghẹn ở cổ phải làm sao

Bà bầu thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và cần uống nhiều loại thuốc, nhất là các viên thuốc bổ. Đối với nhiều mẹ bầu, kích thước viên thuốc lớn có thể khiến việc uống thuốc trở thành nỗi khổ và thường cần nhiều động lực lớn lao để uống được. Bài viết sau đây PM Procare sẽ hướng dẫn mẹ bầu hai cách uống thuốc viên không bao giờ bị nghẹn, ngay cả những viên thuốc có kích thước lớn hơn PM Procare!

Viên thuốc to có thể dễ dàng uống được nếu biết cách [ảnh: harvard.health.com]

Khó uống thuốc viên là vấn đề tâm lý và phản xạ của cơ thể

Theo một khảo sát trên mạng xã hội trong năm 2015, có tới 50% số bà bầu được hỏi đánh giá về các viên thuốc bổ cho bà bầu hiện nay cho rằng viên thuốc quá to, khó nuốt. Số còn lại không cho rằng đó là vấn đề cần quan tâm. Đối với một số bà bầu, kích thước viên thuốc là lý do chính dẫn tới việc ngưng sử dụng các thuốc bổ tổng hợp khi mang thai, điều có thể gây ra nhiều vấn đề với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bà mẹ.

Trong một số ít các trường hợp, có thể bà bầu gặp các vấn đề thực sự về khả năng nuốt như bệnh khó nuốt, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phẫu thuật thực quản, đột quỵ, hẹp thực quản… Tuy nhiên, nếu gặp các bệnh này thì bà bầu sẽ khó nuốt với tất cả mọi kích thước viên thuốc chứ không phải chỉ là những viên thuốc lớn. Trong hầu hết các trường hợp, khó khăn trong việc nuốt viên thuốc lớn chủ yếu liên quan tới tâm lý và nỗi sợ nôn nghén.

Trong một nghiên cứu của Harris Interactive cho thấy trong số những người gặp vấn đề khi nuốt viên thuốc lớn, có tới 80% người mô tả cảm giác khó chịu khi viên thuốc tắc ở cổ họng, 48% mô tả có vị khó chịu lưu lại trong miệng và 32% mô tả là buồn nôn.

Điều này cho thấy việc nuốt viên thuốc lớn khó khăn không hẳn chỉ là vấn đề trong tâm trí… có thể thực sự bạn có lý do liên quan giữa tâm sinh lý dẫn tới việc nuốt một viên thuốc khó hơn là nuốt một miếng thức ăn có cùng kích thước như vậy.

Quy trình nuốt tự nhiên của cơ thể

Quy trình nuốt tự nhiên của cơ thể trải qua 3 bước chính và 6 bước nhỏ

Sephen Cassivi, một bác sỹ phẫu thuật tại Mayo Clinic, người chuyên về các bệnh lý thực quản, đã nói trên tạp chí Wall Street Journal về việc nuốt các viên thuốc và đã giải thích tại sao một số người gặp khó khăn trong việc uống thuốc. Có một quy trình tự nhiên gồm 3 bước để cơ thể bạn nuốt:

  • Miệng [nhai, làm ẩm, và chuyển thức ăn trở lại miệng bạn]
  • Cổ họng [đóng nắp thanh quản và dây thanh âm, tạm thời ngừng thở khi thức ăn đi qua]
  • Thực quản [co thắt theo chu kỳ của thực quản trong khi chuyển thức ăn xuống dạ dày]

Hai giai đoạn sau là do phản xạ tự nhiên, bản năng của cơ thể, tỏng khi giai đoạn ở trong khoang miệng thì có sự chủ động. Tuy nhiên, khi uống thuốc thì bạn không nhai mà nuốt ngay, do đó cơ thể của bạn có thể cảm thấy điều đó không tự nhiên. Giống như một chú thích trên tạp chí Wall Street Journal của bác sỹ Cassivi:

“Chúng ta có khả năng tự nhiên biết răng khi nào thực phẩm được làm ẩm và đủ mềm để nuốt xuống họng. Ví dụ như khi ăn sữa chua, chúng ta cũng không nhai, nhưng viên thuốc cứng không được nhai thì sẽ hình thành một phản xã giữa tâm trí và cơ thể rằng điều này không tự nhiên”

Theo như khảo sát Harris phía trên, uống nhiều nước là cách phổ biến mà mọi người vẫn dùng để nuốt viên thuốc dễ hơn. Tuy nhiên, có một số mẹo khác được nhiều người mách nhau nhưng hiệu quả không rõ ràng

  • Uống ngụm nước lớn
  • Ngả đầu về phía sau
  • Đặt viên thuốc vào mặt sau lưỡi
  • Cố gắng uống viên thuốc thành nhiều lần.
  • Cắt viên thuốc làm đôi.

Hai cách uống thuốc viên dễ dàng, kể cả viên thuốc lớn

Căn cứ vào những khó khăn khi uống các viên thuốc to mà người bệnh thường gặp phải, các nhà nghiên cứu từ Đại học Heidelberg, Cộng hòa Liên Bang Đức đã phát triển một cách để làm cho việc uống thuốc dễ dàng hơn. Họ đã tuyển 150 người và hướng dẫn họ thử 1 hoặc 2 kỹ thuật uống viên thuốc lớn sau: “phương pháp chai nhựa” cho viên nén lớn và “kỹ thuật dướn về phía trước” với các viên nang [nang mềm hoặc nang cứng]. Theo các nhà nghiên cứu thì “Cả hai phương pháp đều có hiệu quá rõ rệt với những người tham gia dù trước đó họ có gặp khó khăn với việc uống thuốc hoặc không có khó khăn gì thì cũng nên áp dụng thường xuyên”

Trên thực tế, “phương pháp chai nhựa” giúp cải thiện việc nuốt các viên nén cứng tới 60% ở những người áp dụng, còn “kỹ thuật dướn về phía trước” có hiệu quả tới 89%.

Phương pháp chai nhựa

Được sử dụng để uống những viên nén có kích thước lớn và cứng. Đầu tiên, bạn đặt viên thuốc vào miệng, trên lưỡi; sau đó dùng miệng ngậm chặt miệng chai đã có chứa đầy nước. Hút mạnh nước từ chai vào miệng và ngửa đầu về phía sau khi nuốt viên thuốc.

Kỹ thuật dướn về phía trước

Kỹ thuật này sử dụng để uống các viên dạng nang [cứng hoặc mềm]. Đặt viên thuốc lên lưỡi, uống một ngụm nước trung bình và dướn đầu về phía trước khi nuốt. Bằng cách hơi cúi đầu về trước, viên thuốc sẽ chuyển động tự nhiên xuống dưới cổ họng, làm cho việc nuốt được dễ dàng hơn.

3 mẹo nhỏ nuốt viên thuốc lớn

Bác sỹ Cassivi cũng mách bệnh nhân, đặc biệt là các bà bầu thêm 3 mẹo nhỏ có thể làm viên thuốc xuống dễ dàng hơn. Lý tưởng nhất, cố gắng thực hành các phương pháp này với những đồ ăn có kích thước tương đương với viên thuốc trước khi uống viên thuốc thật.

  1. Củng cố tinh thần lạc quan: Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể làm được. Hãy suy nghĩ một cách logic rằng bạn có thể nuốt một thiếu thức ăn lớn hơn cả viên thuốc đó thì việc nuốt viên thuốc đó không có gì khó khăn.
  2. Nhìn sang bên cạnh: Bằng cách quay cổ, cơ vòng phía trên của thực quản mở rộng hơn làm cho viêm thuốc dễ trôi xuống hơn.
  3. Làm cho xao nhãng: Đặt viên thuốc vào miếng thức ăn mà bạn yêu thích nhưng bình thường không nhai như một miếng cơm nắm chẳng hạn. Về mặt tâm lý thì bao giờ nuốt thức ăn cũng có cảm giác tự nhiên hơn nuốt 1 viên thuốc cứng.

Dr. Mercola

Theo health.harvard.edu

Câu hỏi:

Chào bác sĩ,năm nay em 27 tuổi.[em có bệnh về dạ dày và viêm xoang trán].Cách đây hơn 1 năm em có hay uống panadol vài lần uống thuốc xong em thấy bị nghẹn như nghẹn thuốc,1 lát sau thì hết.Rồi có 1 hôm tự nhiên em cảm thấy nghẹn rất nhiều,em mua thuốc tan đờm uống thì hết cho đến gìơ thì bị lại.Đầu tháng 9 em bị cảm gần 1 tuần thì hết.Sau đó 1,2 ngày,em bị nhức đầu uống viên panadol vô[ em hay bị đau đầu nên cũng uống panadol hay hapacol] sau đó 1,2 tíêng em cảm thấy buồn nôn muốn ói và nghẹn ở cổ họng.qua hôm sau em mua thuốc bác sĩ bán thuốc liên quan dạ dày em uống thấy hết.sau đó khoảng 1 tuần em lại bị sổ mũi,nghẹt mũi,khó chịu quá nên em đi mua thuốc uống,uống 2 liều đầu thấy đỡ.qua 1,2 ngày sau vào ngày 15/9 em có uống nước đá với lại ăn thức ăn dầu mỡ.sau đó về nhà thấy hơi sụt sịt mũi em uống liều thuốc cảm thứ 3 vô thì sau đó ngay lập tức bị nghẹn ở cổ họng như bị nghẹn thuốc.không có cảm giác buồn nôn gì hết.qua hôm sau,mỗi lúc ăn vô là thấy nghẹn hơn, em thử uống liệu thuốc về dạ dày cũng không hết.thử uống thuốc tan đàm cũng không hết chỉ thấy đỡ đỡ 1 tý sau đó thì lúc bình thường nghẹn.ăn xong thì đỡ nghẹn.một lúc sau lại bị nghẹn lại.cảm giác nghẹn giống như vướng viên thuốc,cũng giống như lúc mình tức giận bị nghẹn ở cổ vậy.Có 1 điều.khi nằm xuống cảm giác nghẹn giảm rõ.có khi không bị nghẹn gì hết.lúc ngủ dậy cũng không nghẹn.lúc ăn hay uống bình thường không vướng víu gì. Đầu tháng 10 em đi bệnh viện nội sôi kết quả chỉ bị viêm hang vị sung huyết nhẹ,còn những cái khác bình thường,hp âm tính ,bác sĩ kê đơn thuốc Esomeprazol 40mg [fareso], molitium M,Levosulpirid [evaldez], khi em uống loại thuốc này thì không thấy bị nghẹn.sau khi hết 7 ngày thuốc khoảng 1 ngày,em uống panadol bị nghẹn lại,sau đó em tiếp tục mua loại thuốc đó uống thì không thấy bị nghẹn,sau khi hết thuốc bị lại,em uống hết 21 ngày thuốc.từ khi ngưng thuốc đó cứ bị nghẹn lại. Lúc 22/11 em bị cảm,lúc em bị cảm cả ngày em không bị nghẹn,đến tối em uống thuốc sổ mũi,đau đầu,tan đàm thì lập tức bị nghẹn,qua hôm sau em không dám uống thuốc,em uống gừng,chanh,mật ong cả 3 ngày liên tiếp không bị nghẹn nhưng em có đàm trong cổ khó chịu,đến tối ngày 26/11 em thấy đàm cứ vướng víu trong cổ,em uống thuốc vô nữa,xong lập tức bị nghẹn rất nhiều,nhưng khi nằm xuống không nghẹn,qua hôm sau sáng trưa không nghẹn,đến chiều tối nghẹn ít cho đến bây gìơ cứ như vậy,sáng em không thấy nghẹn,đến chiều tối nghẹn,cảm giác nghẹn cũng giống lúc mình ấn mạnh chỗ lõm của có họng xuống,em nằm xuống đỡ nghẹn,có khi không nghẹn,có lúc nghẹn ăn xong đỡ nghẹn,có khi nghẹn em ngậm xí muội thì đỡ nghẹn Gìơ em không hoang mang quá,em không bíêt nên điều trị như thế nào,khám họng hay bao tử hay viêm xoang,em uống thuốc ở bệnh viện không bị nghẹn vậy là do bao tử sao bác sĩ,với lại mấy ngày em cảm lại không bị nghẹn chỉ thấy đàm vướng họng làm em khó hiểu uống thuốc cảm vô thì lại bị nghẹn nhiều.em cảm nhận nghẹn ở vùng họng hay cũng có thể gần họng.miễn cảm giác nghẹn đó cảm nhận ở vùng cổ.Từ lúc bị bệnh này,em đã mất kinh 2 tháng

Trả lời:

Được trả lời bởi

Tôn Thất Thanh Long

8 năm kinh nghiệm4.0

Chào bạn. BS đã đọc thứ tự các triệu chứng và điều trị mà bạn mô tả và các tình trạng bệnh của bạn BS nhiều có các vấn đề sau 1/ Viêm họng hạt mạn dễ tái phát 2/ Trào ngược dạ dày thực quản 3/ Viêm dạ dày tá tràng [ đã được nội soi chẩn đoán và Hp âm tính ] 4/ Mất kinh do stress 5/ Nuốt nghẹn [ và cái này BS nghĩ nhiều là do trào ngược dạ dày thực quản ] Và đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy hơi khó thở, nặng ngực vùng giữa ngực lên đến cổ họng. Thông thường điều trị Trào ngược dạ dày thực quản cần 8 tuần uống thuốc liên tục bao gồm loại thuốc PPI và chống ợ hơi, nôn và phải dùng 2 lần/ngày. Ở đây bạn không ghi rõ là liều như thế nào nên BS không rõ BS điều trị cho bạn có sử dụng đúng liều hay không? Bạn có thể chụp toa thuốc để BS xem, còn triệu chứng viêm họng thường là do acid trào ngược lên và tác động đến vùng niêm mạc hầu họng gây triệu chứng viêm. Và lâu dần sẽ cảm giác nuốt nghẹn, Nuốt nghẹn ở đây sẽ không nghĩ u hay vật lạ chèn ép gì cả vì bạn đã được nội soi nên chẩn đoán loại trừ. Bạn có thể gửi các hình ảnh về xét nghiệm và toa thuốc để BS tư vấn chính xác hơn. Thân mến.

Tags:Nội KhoaNgoại KhoaSản Phụ Khoa

Video liên quan

Chủ Đề