Mặt hạn chế của việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật là gì

09:09, 01/11/2010

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.

Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương [thiếu máu bất sản và loạn tạo máu]; ảnh hưởng đến sinh sản [vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...]; gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.     Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém, nhầm lẫn…

Trạng bị bảo hộ lao động thích hợp khi phun thuốc trừ sâu. [Ảnh: T.L]

Để hạn chế những hậu quả không tốt do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần lưu ý: - Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc và chỉ dùng loại ít độc đối với người, gia súc. Để phòng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động: - Tất cả các thuốc bảo vệ thực vật phải đựng trong các chai, hộp, bao bì kín có đầy đủ nhãn hiệu, không giao cho một người nào cất giữ tại nhà mà phải có kho riêng biệt và sắp xếp ngăn nắp. - Kho thuốc bảo vệ thực vật phải ở nơi cao ráo, xa nhà dân ở, xa các nơi tập trung đông người như trường học, chợ, bến xe. - Có quy chế bảo quản, phân phát thuốc bảo vệ thực vật thật chặt chẽ để tránh nhầm lẫn và sử dụng bừa bãi. -  Pha loãng thuốc đúng nồng độ quy định - Dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu. -  Không ăn uống, nói chuyện, hút thuốc lá khi làm việc trong kho và khi cấp phát thuốc độc. - Khi pha loãng thuốc bảo vệ thực vật nên đứng đầu hướng gió, pha nơi thoáng, rộng rãi. - Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ; phun bằng máy bay, máy bơm có động cơ, máy bơm tay; thực hiện khi trời râm mát; ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật phải quản lý chặt 5-7 ngày, không để người và gia súc đi vào để tránh nhiễm độc; việc thu rau, quả, cây lương thực được tiến hành sau lần phun cuối bình quân từ 20-25 ngày trở lên tùy theo thời gian cách ly của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật để tránh hại cho người sử dụng. - Tẩy độc thuốc bảo vệ thực vật:  Dùng nước xà phòng 3-5%, nước vôi sô-da 3-5% súc rửa nhiều lần các chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật; quần áo bảo hộ lao động và phương tiện cá nhân ngâm vào nước sút xà phòng vài giờ rồi giũ sạch nhiều lần

- Hủy thuốc còn thừa: Chôn sâu ít nhất 0,5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn cung cấp nước, xa bãi chăn thả gia súc, mỗi hố chôn ≤200g, có thể ngâm tiếp xúc trong nhiều giờ với vôi tôi [ 3lít vôi tôi cho 100g thuốc trừ sâu].

Bs. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    Câu 1 trang 60 Công nghệ 10: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật.

    Lời giải:

    Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật là:

    – Gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng nông sản.

    – Ngoài khả năng tiêu diệt sâu bệnh thì nó cũng những thiên địch sống trên đồng ruộng, trên đất, trong nước.

    – Tạo điều kiện để hình thành những dạng dịch đột biến có thể chịu được thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

    Câu 2 trang 60 Công nghệ 10: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh.

    Lời giải:

    – Lượng thuốc hóa học tích lũy trong sản phẩm của trồng trọt, khi con người hoặc vật nuôi ăn phải có thể bị ngộ độc.

    – Thuốc hóa học ngấm vào nước, đất ngấm vào động vật thủy sinh, nông sản, gây ra một số bệnh, ngộ độc cho con người.

    Câu 3 trang 60 Công nghệ 10: Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh.

    Lời giải:

    Những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật:

    – Chỉ sử dụng khi dịch đến ngưỡng có hại, các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả nữa.

    – Cần chọn lọc khi sử dụng thuốc, ưu tiên những loại có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường.

    – Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, không được sử dụng quá nồng độ hoặc liều lượng.

    – Tuân thủ những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    Ngày nay, thuốc bảo vệ thực vật được biết đến là những hợp chất hóa học có tác dụng bảo vệ cây trồng khỏi sự xâm hại của các loài côn trùng, sâu bệnh. Bên cạnh tác dụng có thể diệt trừ sinh vật gây hại nhanh chóng đến mùa màng thì những tác hại của nó đến yếu tố môi trường xung quanh cũng rất đáng suy ngẫm. 

    Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật?

    Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học độc có xuất xứ từ tự nhiên hoặc được từ các phản ứng tổng hợp hóa học nhân tạo, được dùng trong canh tác nông, lâm nghiệp hiện nay. Với mục đích là phòng ngừa, diệt trừ sâu bệnh hại đến cây trồng một cách nhanh chóng, tuy nhiên vì tác hại của nó đến môi trường xung quanh nên không khuyến khích mọi người sử dụng loại thuốc này.  

    Một số loại thuốc bảo vệ thực vật 

    Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

    Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] được biết là có trên 10.000 hợp chất khác nhau và mỗi một loại sẽ có những tác dụng riêng biệt. Để lựa chọn loại thuốc nào phù hợp với tình hình cây trồng của mình thì không phải là dễ. Thông thường thì các bạn sẽ đến hiệu thuốc để nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong ngành. Sau đây sẽ là những nhóm phân chia thuốc BVTV theo cách cơ bản nhất để mọi người dễ dàng tiếp cận hơn.

    Theo mục đích sử dụng: tiêu chí này dựa trên những tác nhân gây hại đến cây trồng bao gồm các loại: thuốc trừ sâu, trừ nhện, côn trùng; thuốc trừ nấm, vi khuẩn, vi sinh vật có hại; thuốc diệt trừ tận gốc cỏ dại; thuốc kích thích sinh trưởng. 

    Theo nguồn gốc: hiện nay có hai nguồn gốc chủ yếu đó là tự nhiên và tổng hợp hóa học. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên được khuyến khích ưu tiên dùng hơn vì không gây hại nhiều đến môi trường. Tuy nhiên thì chi phí của chế phẩm tự nhiên thường có giá cao hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp. Bạn có thể tham khảo thêm chế phẩm sinh học BIMA đang được thị trường tin dùng rất nhiều.

    Phân bón Huy Long – Huy Long bạn của nhà nông

    Hiện nay đang phổ biến loại phân trùn quế có nguồn gốc từ phân trùn thiên nhiên giàu dinh dưỡng, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng loại phân này có thể bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho cây và ức chế hoạt động của nấm hại, vi khuẩn trong đất giúp bảo vệ cây trồng. Bên cạnh đó còn có nhiều công dụng bất ngờ khác mà bạn nên lựa chọn cho vụ mùa của mình. Phân bón Huy Long hiện đang là nơi cung cấp cho bạn phân trùn quế dạng nguyên chấtphân trùn quế viên nén cao cấp. Bạn sẽ không phải đi đâu xa hay sợ chuyện bán phân trùn quế giả mạo thì nay đã có phân bón Huy Long giúp bạn thêm an tâm với công việc nhà nông. 

    Theo dạng thuốc: tùy thuộc vào loại cây, loại đất, mục đích riêng mà thuốc bảo vệ thực vật gồm các dạng như dung dịch, dạng sữa, dạng bột, dạng hạt,…

    Theo tác dụng, cách xâm nhập: gồm có tác dụng vị độc, nội hấp, xông hơi hay qua tiếp xúc.

    Khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phải thực sự lưu ý, thực hiện đúng các biện pháp khi phun thuốc để bảo vệ sức khỏe bản thân. Trên bao bì của thuốc BVTV sẽ có ký hiệu vạch màu để quy định mức độ nguy hiểm của nó theo tiêu chuẩn của WHO. Cụ thể đi từ màu xanh lá, xanh dương, vàng đỏ độc tố sẽ mạnh dần nên mọi người phải cẩn thận, đặc biệt là bao bì sản phẩm có hình đầu lâu gạch chéo cảnh báo. 

    Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ đúng quy tắc

    Tuyệt đối đảm bảo an toàn trong suốt quá trình phun thuốc

    Trước khi phun: mặc đồ bảo hộ đầy đủ, dụng cụ phun đảm bảo an toàn, người đi phun phải có sức khỏe ổn định. Tuyệt đối không để người có bệnh về thần kinh, phụ nữ mang thai, trẻ em thực hiện điều này.

    Trong khi phun: phải phun theo chiều gió, tránh thuốc dính vào người, không được hút thuốc trong khi phun tránh thuốc sẽ theo đường hô hấp gây hại cho cơ thể.

    Sau khi phun: vệ sinh quần áo, dụng cụ kỹ càng. Không được vứt bao bì thuốc xuống mương, cống gần đó, bỏ đúng nơi quy định. Nếu có ăn uống phải đi xa vị trí vừa phun để gió thổi chất độc vào thực phẩm thì nguy hiểm. Biết trước tác hại của nó là không nhỏ và phải chờ nhiều ngày sau hết thuốc mới được thu hoạch, không được vì lợi ích riêng của mình xem thường mạng sống của người khác.

    Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật cần phải biết

    Mặc dù có tác dụng triệt để, nhanh chóng hơn so với chế phẩm sinh học nhưng nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu con người càng không ý thức về điều này thì môi trường sẽ sớm bị hủy hoại, chính sức khỏe con người cũng sẽ bị đe dọa. Bên cạnh đó các sản phẩm hữu cơ thì mang lại được nhiều lợi ích thiết thực, bạn có thể tham khảo thêm từ bài viết này

    Gây ô nhiễm môi trường xung quanh

    Môi trường đất và nước sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc khi ngấm vào đất có thể giết chết nhiều vi sinh vật có lợi khác, lâu ngày sẽ khiến phần đất đó không còn “sống” được nữa. Khi thuốc chảy vào sông, suối gần đó sẽ gây hại cho sinh vật như tôm, cá nói chung và lâu ngày dòng sông lại bị “chết”. Mạch nước ngầm cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu lượng thuốc sử dụng là quá mức cho phép và lạm dụng quá bừa bãi. 

    Khi các yếu tố của môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng thì chính con người sẽ chịu những ảnh hưởng đó. Từ đời sống sinh hoạt đến sức khỏe cũng không tránh khỏi. Chưa kể ý thức con người khu vực đó chưa cao thì có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu như làm biến đổi gen, rối loạn các chức năng trong cơ thể, và phụ nữ mang thai sẽ chịu tác động rất lớn. 

    Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có ý thức sẽ hủy hoại môi trường sống nghiêm trọng

    Môi trường sống xung quanh chúng ta cần được bảo vệ một cách có ý thức, thay vì sử dụng chất độc hóa học có thể gây hại đến chính chúng ta thì hãy sử dụng những chế phẩm sinh học như BIMA thân thiện với môi trường. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm sinh học đáp ứng nhiều mục đích của con người, hãy vì cuộc sống xanh của chúng ta mà hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. 

    Làm mất cân bằng hệ sinh thái

    Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giết chết nhiều thiên địch có lợi, dần dần chúng sẽ biến mất khỏi khu vực đó. Con người thường chỉ quan tâm đến mục đích trước mắt của mình mà không biết mỗi hành động nhỏ đã để lại nhiều tác động xấu. 

    Hãy tưởng tượng trên mảnh đất canh tác của bạn nay không còn loài thiên địch nào có lợi nữa thì việc sâu bệnh gây hại sinh sôi nảy nở mạnh mẽ là hiển nhiên. Bạn sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí nữa để xử lý việc này thay vì lúc ban đầu lựa chọn sử dụng sản phẩm sinh học và bón phân như phân trùn quế để giúp mảnh đất của bạn được mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 

    Có thể tạo thêm nhiều dịch bệnh hại

    Sau một thời gian sử dụng thuốc nếu có những cá thể vẫn còn sống sót được thì chúng sẽ hình thành được khả năng kháng lại thuốc. Các hợp chất hóa học tác động lên cơ thể chúng gây ra nhiều biến đổi gen nhằm thích ứng với môi trường vô tình lại có thể gây ra một dịch bệnh khác nữa. Phải sau một thời gian người ta tìm ra loại thuốc đặc trị thì lúc đó cây trồng của bạn liệu có còn chống đỡ nổi?

    Các loài dịch hại không đơn giản là bạn sử dụng loại thuốc đó đã có thể tiêu diệt được chúng nữa. Nếu không ý thức thì việc bạn lạm dụng thuốc quá nhiều và lâu ngày sẽ phản tác dụng. Vậy nên hãy từ bỏ dần việc sử dụng thuốc BVTV và thay thế đó là chế phẩm sinh học vừa có tác dụng tốt lại có lợi cho môi trường. 

    Tổn hại kinh tế

    Bạn sử dụng thuốc nhưng đem lại hiệu quả không cao mà còn hủy hoại môi trường nghiêm trọng thì có phải vô ích? Việc cải tạo nguồn nước, đất mỗi mùa vụ sẽ còn nhiều hơn lợi nhuận bạn thu về. Nên phải cân nhắc trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nếu không muốn lãng phí.

    Sức khỏe con người bị đe dọa

    Sống trong môi trường thế này là vô cùng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

    Với người trực tiếp sử dụng thuốc để phun: nếu chủ quan trong quá trình phun thì lâu ngày thuốc tích lũy sẽ gây ra hậu quả tổn hại đến cơ thể và nguy cơ ung thư cũng hình thành. 

    Với thai phụ, trẻ em trong nhà: nếu không cẩn thận để thuốc ở nơi an toàn thì gần tầm tay trẻ em không biết sẽ dẫn tới nguy hiểm tính mạng và với thai phụ thuốc hóa học gây ra các biến đổi trong cơ thể, có thể xuất hiện dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo ở thế hệ sau.  

    Với người tiêu dùng: việc thu hoạch nông sản trong thời gian thuốc vẫn còn nồng độ cao luôn là điều đáng quan ngại hiện nay. Nhiều người vẫn vì lợi ích của mình mà xem thường mạng sống của người khác. Mặc dù được rửa kỹ và nấu chín nhưng có một số chất không thể phân hủy thì tích dần lâu ngày trong cơ thể sẽ để lại hậu quả xấu không thể lường trước được.

    Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn ý thức được tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là như thế nào để hạn chế sử dụng chúng. Hiện tại Phân bón Huy Long có cung cấp một số phân bón, chế phẩm sinh học an toàn với môi trường, bạn có thể tìm hiểu thêm. Phân bón Huy Long – Huy Long bạn của nhà nông rất vui khi được đồng hành cùng mọi người.

    Video liên quan

    Chủ Đề