Mất ngủ do thay đổi thuốc trầm cảm

Mất ngủ kéo dài cùng với lo âu và trầm cảm là các vấn đề sức khỏe có mối liên hệ mật thiết. Ở những trường hợp mất ngủ đi kèm với các chứng bệnh tâm thần, cần phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp để có thể kiểm soát bệnh triệt để.

Mất ngủ với lo âu và trầm cảm là những vấn đề sức khỏe mối liên hệ mật thiết

Mất ngủ kéo dài có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh, tiền mãn kinh và người cao tuổi. Mất ngủ đặc trưng bởi triệu chứng khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ thức giấc giữa đêm, gặp ác mộng, thức dậy sớm nhưng cơ thể mệt mỏi, đầu óc mộng mị.

Giấc ngủ là yếu tố cần để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần. Thời gian và chất lượng giấc ngủ giảm thấp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và cuộc sống. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy có mối tương quan rõ rệt giữa mất ngủ với lo âu và trầm cảm.

Số liệu được Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho thấy, mất ngủ mãn tính thường đi kèm với các bệnh tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm,… Ở người có bệnh sử mất ngủ, nguy cơ phát triển trầm cảm cao hơn gấp 4 lần so với bình thường. Thống kê cũng cho thấy, có khoảng 50 – 90% trầm cảm gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên.

Những dẫn chứng từ các nghiên cứu và thực tế cho thấy, mất ngủ, lo âu và trầm cảm là các vấn đề sức khỏe có mối liên hệ mật thiết. Mất ngủ kéo dài làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần và ngược lại. Mối liên hệ chồng chéo này “vô tình” tạo ra một vòng bệnh lý luẩn quẩn gây ra khó khăn trong việc điều trị, bệnh nhân rơi vào trạng thái bế tắc và có những hành vi tự hủy hoại bản thân hay thậm chí là tự sát.

Mất ngủ kéo dài làm gia nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm và ngược lại

Theo lý giải của các chuyên gia, mất ngủ mãn tính có liên quan đến sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh – đặc biệt là serotonin. Serotonin không chỉ chi phối giấc ngủ mà còn có vai trò đối với nhu động tiêu hóa, hoạt động tình dục, cảm giác thèm ăn và cảm xúc. Do đó, chứng mất ngủ mãn tính thường đi kèm với rối loạn lo âu và trầm cảm do nồng độ serotonin trong não bộ giảm thấp.

Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém còn gây rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc sản xuất hormone để điều chỉnh cảm xúc. Theo thời gian, các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, buồn bã sẽ kéo dài dẫn đến nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm và nhiều bệnh tâm thần khác.

Bên cạnh đó, rối loạn lo âu và trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính. Các bệnh lý này đặc trưng bởi sự lo âu quá mức, cảm giác tự ti, đánh giá thấp về bản thân, buồn bã, luôn có cảm giác tội lỗi,… Những rối loạn về cảm xúc và tư duy khiến người bệnh có xu hướng tự cô lập, mất hứng thú với các sở thích trước đây và dần đánh mất mục tiêu sống.

Sự lo âu quá mức do ảnh hưởng của bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm khiến não bộ bị kích thích liên tục – cả trong thời gian ngủ. Tình trạng này dẫn đến khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ thức giấc và mệt mỏi khi thức dậy. Ngoài ra, trầm cảm còn gây ra ảo giác, ảo thanh và ác mộng dẫn đến tình trạng dễ thức giấc giữa đêm.

Bản thân mất ngủ là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở người trưởng thành. Bởi chất lượng giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống. Mất ngủ mãn tính khiến cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, giảm sự tỉnh táo và tập trung khi học tập, làm việc. Ngoài ra, thiếu ngủ nặng còn gia tăng nguy cơ gặp phải các rủi ro và tai nạn trong quá trình làm việc, điều khiển máy móc và phương tiện giao thông.

Mức độ nguy hiểm của bệnh mất ngủ tăng lên đáng kể nếu đi kèm với các bệnh tâm thần như rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm. Hai nhóm bệnh này tác động qua lại lẫn nhau tạo nên mối liên hệ chồng chéo, đồng thời gây ra không ít khó khăn trong việc cải thiện và điều trị.

Mất ngủ kết hợp với lo âu, trầm cảm không được điều trị sớm có thể dẫn đến hành vi tự sát

Nếu không được điều trị sớm, mất ngủ kéo dài kèm lo âu và trầm cảm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề như:

  • Mức độ lo âu, trầm cảm có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu đi kèm với chứng mất ngủ và ngược lại
  • Mất ngủ cùng với lo âu và rối loạn trầm cảm có thể làm giảm hiệu suất lao động, khả năng học tập, làm tan vỡ các mối quan hệ cá nhân, người bệnh thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể, tự cô lập với cộng đồng,…
  • Hình thành những suy nghĩ tiêu cực và có thể dẫn đến hành vi, ý nghĩ tự sát nếu không được điều trị sớm
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, viêm xương khớp, hội chứng ruột kích thích,…
  • Dẫn đến lạm dụng rượu bia, chất kích thích,…
  • Gia tăng áp lực, gánh nặng lên gia đình và xã hội

Có thể thấy, mất ngủ cùng với lo âu và trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân người bệnh mà còn tác động tiêu cực đến những người xung quanh. Vì vậy nếu bản thân người bệnh không chủ động tìm gặp bác sĩ, chuyên gia người thân và bạn bè cần đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng để bệnh nhân đến khám và điều trị sớm.

Mất ngủ kéo dài có mối liên hệ mật thiết với rối loạn lo âu và trầm cảm. So với những trường hợp mất ngủ đơn thuần, bệnh nhân có các bệnh lý tâm thần kết hợp thường gặp phải các triệu chứng nặng nề hơn và đáp ứng kém với điều trị. Chính vì vậy để kiểm soát hoàn toàn các bệnh lý này, cần phải có sự phối hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau.

Các phương pháp điều trị mất ngủ đi kèm với lo âu và trầm cảm:

Vệ sinh giấc ngủ là biện pháp quan trọng trong điều trị mất ngủ. Biện pháp này cải thiện giấc ngủ bằng cách giảm các yếu tố kích thích dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc.

Các biện pháp vệ sinh giấc ngủ:

  • Thức giấc và lên giường vào một khung giờ để điều hòa nhịp sinh học. Duy trì thói quen này trong vài tuần sẽ nhận thấy tình trạng giấc ngủ đến muộn và khó ngủ được cải thiện đáng kể.
  • Nên hạn chế ngủ vào ban ngày, nếu quá mệt có thể chợp mắt 15 – 30 phút vào giữa trưa.
  • Không nằm lên giường trước giờ ngủ [đọc sách, xem phim, làm việc,…]. Tình trạng này có thể khiến não bộ bị kích thích ngay cả khi đến giờ đi ngủ dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc,…
  • Tập thể dục vào sáng sớm để tăng sự tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung khi làm việc, học tập. Ngoài ra, hormone endorphin tạo ra trong quá trình luyện tập cũng giúp đẩy lùi căng thẳng, lo âu, qua đó cải thiện phần nào tình trạng khó ngủ và ngủ chập chờn vào ban đêm.
  • Có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút để thư giãn các cơ, tạo cảm giác thoải mái và buồn ngủ.
  • Sự lo lắng quá mức chính là nguyên nhân gây mất ngủ. Vì vậy, người bệnh nên hoàn tất các công việc trong ngày trước 21:00 để não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Không ăn tối quá muộn, đồng thời tránh dùng các món ăn có nhiều gia vị, thức uống chứa cồn và caffeine sau 12:00 trưa.
  • Có thể ngồi thiền và tập yoga nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ để thư giãn cơ, giải tỏa căng thẳng, lo âu,…
  • Vệ sinh không gian phòng ngủ thường xuyên, có thể sắp xếp lại phòng để tạo sự thoải mái khi ngủ

Ngoài vệ sinh giấc ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ để cải thiện tình trạng khó ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó nếu có các bệnh lý tâm thần kết hợp, các loại thuốc được sử dụng còn có thể giải tỏa tâm trạng bồn chồn, lo lắng, uể oải, bi quan,…

Sử dụng thuốc có thể cải thiện tình trạng ngủ chập chờn, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, giấc ngủ đến muộn, tỉnh giấc do ác mộng, thức dậy sớm,… Ngoài ra, một số loại thuốc còn giúp điều chỉnh khí sắc, giảm tình trạng lo âu và các cảm xúc tiêu cực do trầm cảm, rối loạn lo âu gây ra.

Bên cạnh sử dụng thuốc và vệ sinh giấc ngủ, tâm lý trị liệu cũng là phương pháp được nhiều người bệnh ngày nay tin tưởng lựa chọn trong trường hợp mất ngủ gây lo âu và trầm cảm. Tâm lý trị liệu bao gồm nhiều hình thức khác nhau, trong đó phương pháp nhận thức – hành vi được áp dụng phổ biến trong điều trị rối loạn giấc ngủ nói chung và mất ngủ nói riêng.

Tâm lý trị liệu được xem là giải pháp tối ưu đối với mất ngủ kéo dài kết hợp rối loạn lo âu và trầm cảm

Phương pháp này không chỉ cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn trị liệu chứng lo âu và trầm cảm vô cùng hiệu quả, tối ưu. Tâm lý trị liệu giúp điều chỉnh nhận thức và hành vi sai lệch, giúp người bệnh nhìn nhận đúng giá trị của bản thân và đánh giá khách quan mức độ đáng lo ngại của các vấn đề trong cuộc sống. Qua liệu pháp này, bệnh nhân sẽ giảm đi sự lo lắng thái quá, tự tin hơn về bản thân, không còn mặc cảm tội lỗi và tự cô lập bản thân với cộng đồng.

Thông qua cải thiện từ nguyên nhân gốc rễ, tâm lý trị liệu có thể khắc phục triệt để tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng và thức giấc nhiều lần trong đêm. Bên cạnh hiệu quả loại bỏ tình trạng mất ngủ, phương pháp này còn giúp người bệnh giữ được tâm lý vững vàng, lạc quan và tích cực. Đồng thời có kỹ năng để ứng phó với stress và những khó khăn xảy ra bất ngờ trong cuộc sống.

Có thể tham khảo:

  • Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Hotline: [024] 2216 8008 – 096 589 8008
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh | Hotline: [028] 2201 2555 – 096 299 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Mất ngủ, lo âu và trầm cảm là các bệnh lý có mối liên hệ mật thiết. So với mất ngủ đơn thuần, các trường hợp mất ngủ kết hợp với các bệnh lý tâm thần có triệu chứng nghiêm trọng, dễ gặp phải hệ lụy và biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, cá nhân người bệnh cần có sự chủ động trong việc thăm khám và trị liệu.

Nguồn: tamlytrilieunhc.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Video liên quan

Chủ Đề