Mẫu biên bản họp gia đình về thừa kế đất

Thấu hiểu vướng mắc về thủ tục thừa kế, lập di chúc và việc phân chia tài sản, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật thừa kế. Để được tư vấn miễn phí 24/7 về vấn đề này, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 1900.6784.

Biên bản họp gia đình được xem là sự thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cụ thể nào đó như: phân chia tài sản thừa kế, quyền tài sản, đất đai…

Đây được xem là một văn bản thể hiện mong muốn, nhất trí chung của tất cả các thành viên trong gia đình.

Các thành viên trong gia đình cùng ký tên hoặc điểm chỉ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và bày tỏ ý chí riêng của mình.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp đến bạn quy định của pháp luật hiện hành về biên bản họp gia đình thừa kế.

Khi họp gia đình để thống nhất về việc chia di sản thừa kế của một người hoặc chia thừa kế phần di sản trong khối tài sản chung của hộ gia đình, chúng ta rất cần có biên bản để ghi nhận những nội dung, ý kiến của thành phần tham gia.

Pháp luật hiện hành không quy định mẫu biên bản họp gia đình về thừa kế.

Tuy nhiên, có thể sử dụng mẫu biên bản dưới đây để ghi nhận diễn biến sự kiện này.

Mẫu biên bản họp gia đình về thừa kế đất đai, nhà ở cũng có thể lập tương tự, chỉ cần ghi nhận đầy đủ và chính xác nội dung.

TẢI MẪU BIÊN BẢN GIA ĐÌNH THỪA KẾ


2. Cách viết biên bản họp gia đình về thừa kế tài sản

Trong biên bản họp gia đình, có các nội dung cần lưu ý như sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biểu mẫu, ngày tháng lập văn bản.
  • Thông tin về thành phần tham dự cuộc họp: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ chứng minh nhân thân, hộ khẩu thường trú…
  • Thông tin về nội dung cuộc họp: ghi đầy đủ và chi tiết các thông tin liên quan đến tài sản thừa kế để lại, thỏa thuận của những người tham gia về việc phân chia di sản.
  • Kết luận cuối cùng: ghi rõ phần di sản này thuộc về ai? người nào sẽ được hưởng phần di sản này…
  • Ý kiến của những thành phần tham gia cuộc họp: cần ghi rõ sự đồng ý, không đồng ý hay những ý kiến khác.
  • Xác nhận của người lập biên bản và những người tham gia cuộc họp: cần ký trực tiếp, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
  • Xác nhận của đại diện chính quyền địa phương (nếu có).

Trong nội dung biên bản họp gia đình thừa kế, những người có quyền hưởng di sản có thể đưa vào nội dung thỏa thuận cử người đại diện thừa kế thay thế cho việc lập văn bản thỏa thuận cử người đại diện thừa kế.

Việc này thường được áp dụng khi lập biên bản họp gia đình thừa kế đất.

Sau đó, những người có quyền được hưởng di sản thừa kế tiến hành việc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề biên bản họp gia đình thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

26/07/2022 08:40

Mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản là mẫu biên bản đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia di sản của người đã mất. Hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu biên bản này thông qua bài viết dưới đây nhé, xin mời bạn đọc theo dõi.

Mục Lục

  • Mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản
  • Mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản cần bao gồm những nội dung nào?
    • Nội dung mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản
    • Các lưu ý khi viết biên bản họp gia đình phân chia di sản
  • Giá trị pháp lý của mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản

Mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản

Mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản

==>>CLICK TẢI MẪU BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH PHÂN CHIA DI SẢN

Mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản cần bao gồm những nội dung nào?

Những nội dung cần có khi xác lập mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản.

Nội dung mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản

Nội dung mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản sẽ bao gồm những mục sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu biên bản;
  • Thành phần tham dự cuộc họp: nêu rõ họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại… của những người tham dự cuộc họp.
  • Nội dung cuộc họp: liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản là di sản để lại (trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản), đưa ra những ý kiến, tranh chấp xuất hiện (nếu có) của những người tham gia;
  • Sau khi bàn luận tranh chấp, nêu quan điểm thì cuối cùng nên đưa ra ý kiến thống nhất giữa các bên: chi tiết tài sản nào được chia cho ai, ai là người được nhận thừa kế phần bất động sản, ai là người có nghĩa vụ đối với người đã chết…
  • Các thành viên tham dự cuộc họp biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên;
  • Kết quả biểu quyết: tán thành, không tán thành, ý kiến khác…
  • Đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của biên bản: đã đọc bản biên bản này cho mọi người cùng nghe; thấy hoàn toàn đúng theo ý nguyện, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí theo di chúc của người đã chết…
  • Người lập biên bản, người tham dự cuộc họp kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ;
  • Xác nhận của UBND xã (nếu cần thiết).

Các lưu ý khi viết biên bản họp gia đình phân chia di sản

Các lưu ý khi viết biên bản họp gia đình phân chia di sản để biên bản có hiệu lực pháp lý:

  • Cần thiết phải có người làm chứng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
  • Văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.
  • Giá trị tài sản phải được viết bằng số và bằng chữ.
  • Biên bản cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới đầy đủ hiệu lực pháp luật (việc biên bản có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự).

Giá trị pháp lý của mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản

Giá trị pháp lý của mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản.

Dưới góc độ chung, biên bản họp gia đình được xem như là một văn bản thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cụ thể nào đó như: phân chia tài sản thừa kế, quyền tài sản, đất đai… Đây được xem là một văn bản thể hiện mong muốn, thống nhất chung của tất cả các thành viên trong gia đình.

Bạn đọc có thể tham khảo việc phân chia di sản là đất đai qua bài viết: Cha mẹ mất không để lại di chúc thì đất đai được phân chia như thế nào?

Dưới góc độ pháp lý, biên bản họp gia đình được hiểu như sau:

  • Biên bản họp gia đình là văn bản ghi lại nội dung cuộc họp của hộ gia đình.
  • Trong biên bản họp gia đình có ghi nhận về một vấn đề pháp lý nào đó: tặng cho quyền sử dụng đất, phân chia di sản thừa kế theo di chúc
  • Vấn đề pháp lý này được nhìn nhận như là một giao dịch dân sự dưới hình thức thể hiện bằng văn bản (biên bản họp gia đình).

Như vậy, mẫu biên bản họp gia đình hoàn toàn có giá trị pháp lý trước pháp luật dân sự và được thừa nhận trước pháp luật.

>> Chi tiết tham khảo thêm các tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế tại đây: Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý giải quyết như thế nào?

Như vậy, để lập được một mẫu biên bản họp gia đình đúng và chuẩn nhất, mang giá trị pháp lý thì cần tuân theo rất nhiều quy tắc.

Nếu bạn đọc có nhu cầu tham khảo thêm những biểu mẫu khác hoặc là các vấn đề khác liên quan đến pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ theo hotline 1900 63 63 87 để được chuyên viên tư vấn của Công ty Luật Long Phan hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn.

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.