Mẫu đơn xin tham gia khóa học

QUY TRÌNH XÁC NHẬN ĐƠN - IN BẢNG ĐIỂM 

I.   QUI TRÌNH XÁC NHẬN ĐƠN

1.   Sinh viên download mẫu đơn cần sử dụng theo link phía dưới.

2.   Điền chính xác và đầy đủ các các thông tin yêu cầu trong đơn.

3.   Sinh viên đến Văn phòng Khoa, để đơn vào hộp thư “NƠI GỬI ĐƠN”. Đơn có thể được ký trong ngày hoặc qua ngày hôm sau(nếu BCN Khoa đi công tác). Lưu ý: Sinh viên phải ký vào đơn, nhờ Cố vấn học tập ký xác nhận, ban chủ nhiệm Bộ môn ký( nếu có yêu cầu trên đơn) trước khi gửi Khoa xác nhận.

4.   Thư ký Văn phòng Khoa kiểm tra và trình lãnh đạo khoa ký xác nhận, sau đó để đơn đã xác nhận sang hộp thư “NƠI NHẬN LẠI ĐƠN(ĐÃ XÁC NHẬN)”.

5.   Sinh viên đến VP Khoa nhận lại đơn trong hộp thư “NƠI NHẬN LẠI ĐƠN(ĐÃ XÁC NHẬN)”.

    -   Đối với đơn viết để gửi cho các cơ quan ngoài trường thì SV phải đến phòng Kế hoạch - Tổng hợp (ở nhà Điều hành - Trường ĐHCT) để được đóng dấu tròn mới có giá trị pháp lý.

    -   Đối với đơn gửi đến các đơn vị trong trường thì không cần đóng dấu tròn. 

II.   QUI TRÌNH ĐĂNG KÝ IN BẢNG ĐIỂM

1.   Sinh viên đến Văn phòng Khoa lấy phiếu đăng ký in bảng điểm trong thùng thư “PHIẾU ĐĂNG KÝ IN BẢNG ĐIỂM”. điền đầy đủ thông tin vào phiếu. lưu ý: SV muốn đăng ký in điểm của HK nào, năm học nào thì ghi đầy đủ vào mục “in bảng điểm” trên phiếu. vd: HK I năm học 2014-2015, toàn khóa,..

2.   Đóng tiền in bảng điểm và nhận phiếu hẹn: 1 học kỳ, 1 năm học = 2000đ. tới ngày hẹn SV đến VP Khoa nhận bảng điểm.

3.   SV nhận bảng điểm trong hộp thư “NƠI NHẬN BẢNG ĐIỂM SV”. Lưu ý: bảng điểm sắp xếp theo 3 ký tự đầu của MSSV. 

III.   DANH SÁCH CÁC MẪU ĐƠN

TT

Tên biểu mẫu

Diễn giải

Đơn xét học phần tương đương

 

Đơn xin học lại(tạm nghỉ do trị bệnh)

 

Đơn xin học lại(tạm nghỉ do hoàn cảnh gia đình)

 
4

Đơn xin học lại(tạm nghỉ do bị đình chỉ học tập)

 
5

Đơn xin tạm nghỉ học(tạm nghỉ trị bệnh)

 
6

Đơn xin tạm nghỉ học(tạm nghỉ do hoàn cảnh gia đình)

 
7

Đơn xin thôi học

 
8

Đơn xin trợ cấp khó khăn đột xuất

 
9  

Giấy Đề Nghị Nhập Điểm Thay Thế Điểm I

 
10

ĐƠN THAY THẾ HỌC PHẦN

 
11

ĐƠN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 
12    
13

ĐƠN XIN CÔNG NHẬN ĐIỂM M (MIỄN HỌC PHẦN)

 
14

Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại địa phương

 
15

Đơn xin xác nhận Sinh Viên

 
16

ĐƠN XIN BẢO LƯU HỌC PHẦN

 
17

ĐƠN XIN KHÔNG XÉT TỐT NGHIỆP

 
18 DANH SÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐIỂM  
19

PHIẾU THANH TOÁN RA TRƯỜNG

 
20

Đơn xin cấp giấy giới thiệu

 
21

Đơn xin Điểm I

 
22

Đơn giải trình học dưới 8 Tín chỉ

 
23

Mẫu tờ tường trình

 
24

Đơn xin gia nhập học phần

 
25

Đơn xin mở thêm nhóm học phần

 
 

Nâng cao trình độ là nhu cầu thiết yếu để người lao động cải thiện hiệu quả công việc cũng như thu nhập. LuatVietnam giới thiệu Mẫu Đơn xin đi học chi tiết đáp ứng nhu cầu của người lao động.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/06/13/Mau-Don-xin-di-hoc_1306154444.doc

Sự cần thiết của đơn xin đi học

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật Lao động mới nhất năm 2012.

Trường hợp hợp đồng không thỏa thuận về thời gian người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ thì bất cứ khi nào có nguyện vọng, người lao động hoàn toàn có thể làm đơn xin đi học để việc học được diễn ra thuận lợi.

Ngoại trừ các cá nhân được cử đi học theo yêu cầu thì mọi trường hợp đi học theo hình thức tự túc đều phải lên kế hoạch rõ ràng để không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như cho doanh nghiệp có phương án để sắp xếp nhân sự phù hợp.

Đặc biệt, trong trường hợp này, người đi học phải lo liệu mọi chi phí. Chính vì vậy, một lá đơn xin đi học không chỉ mang tính chất thông báo mà còn giúp người làm đơn được tạo điều kiện cũng như hưởng các khoản hỗ trợ hợp lý.

Ngoài ra, thông qua lá đơn này, người sử dụng lao động có thể biết được thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng để có thể dễ dàng quản lý người lao động của mình.

3 nội dung cơ bản của đơn xin đi học

Tương tự như các lá đơn khác, đơn xin đi học phải đảm bảo có ít nhất 03 phần dưới đây:

- Phần mở đầu:

Ngoài các phần tiêu ngữ, quốc hiệu theo cách trình bày văn bản hành chính thông thường thì người làm đơn nên tìm hiểu rõ cơ cấu, tổ chức, người có thẩm quyền xét duyệt đơn và các cơ quan, bộ phận liên quan để vừa có lời kính gửi phù hợp, vừa thể hiện được sự hiểu biết của bản thân đối với đơn vị mình.

- Phần nội dung:

Phần này nêu rõ các thông tin cá nhân của người làm đơn như họ tên, địa chỉ, chức vụ, bộ phận đang làm việc…

Quan trọng hơn, phần này nên trình bày rõ ràng nguyện vọng về việc nâng cao trình độ, hình thức, chuyên ngành, nội dung đào tạo… Có thể đề cập tới mong muốn được hỗ trợ kinh phí khi theo học.

- Phần kết luận:

Kết luận là phần vô cùng quan trọng để người sử dụng lao động quyết định có xét duyệt đơn hay không. Bởi lẽ phần này thể hiện rõ trách nhiệm và cam kết làm việc của người lao động đối với công việc trong và sau thời gian đi học.

Rõ ràng, không một người sử dụng nào muốn nhân viên của mình sau khi có trình độ lại đi “đầu quân” cho người khác.

Mẫu Đơn xin đi học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------***----------

ĐƠN XIN ĐI HỌC

       Kính gửi:

-  Ban Giám đốc Công ty (1)……………….

-  Phòng Nhân sự (2)

-  Phòng (3)…………………………………...

Tôi tên là: …………………………………………………………………….....

Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………

Địa chỉ nơi ở hiện tại: …………………………………..……………………...

Số điện thoại liên hệ: ……………………..……………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………......

Đơn vị công tác (4):……………………………………………………………...

Thời gian công tác (5):.................................................................................

Chuyên ngành (6): ………………………………………………………………

Loại hợp đồng (7): ………………………………………………………………

Tôi nhận thấy việc nâng cao trình độ là phù hợp với công việc đang phụ trách và đúng với chuyên môn được phân công của Công ty. Chính vì vậy, nay tôi làm đơn này kính mong Ban Giám đốc, các cơ quan liên quan xem xét, tạo điều kiện và hỗ trợ một phần kinh phí cho tôi được theo học như nguyện vọng của bản thân.

Thông tin khái quát về chương trình học như sau:

- Nơi học:....................................................................................................

- Thời gian (8): ............................................................................................

- Hình thức (9):.............................................................................................

- Bậc đào tạo (10): .......................................................................................

- Ngành học: ..............................................................................................

- Kinh phí học tập (11): ............................................................................... 

Nếu được cho phép đi học, tôi xin cam kết:

- Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định học tập tại cơ sở đào tạo và phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập, nghiên cứu;

- Cố gắng sắp xếp thời gian để trong thời gian học tập vẫn đảm bảo hoàn thành công việc;

- Phấn đấu hoàn thành khóa học đúng theo tiến độ;

- Nếu tự ý bỏ học không có lý do chính đáng phải bồi hoàn các khoản kinh phí được hưởng Công ty hỗ trợ (nếu có);

- Nếu tự ý bỏ việc hoặc chuyển nơi làm việc khi chưa đủ thời gian phục vụ sau khi hoàn thành khóa học sẽ phải chịu trách nhiệm trước Công ty.

Tôi xin chân thành cảm ơn!                  

                                               ………, ngày  …… tháng …… năm.... 

Giám đốc 
(Duyệt)

Phòng Nhân sự
(Xác nhận)

Người quản lý
(Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn xin đi học

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) (4) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(5) Ghi chính xác thời gian làm việc từ khi được tuyển dụng cho đến khi viết đơn này.

(6) Chuyên ngành, lĩnh vực chính đang đảm nhiệm tại đơn vị.

(7) Loại hợp đồng: Hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn…

(8) Thời gian hoàn thành khóa học, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc, thời gian học trong ngày/tuần…

(9) Hình thức đào tạo: tập trung, không tập trung, chính quy, bổ túc, văn bằng 2…

(10) Bậc đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…

(11) Kinh phí của toàn khóa học.

Thùy Linh