Mẫu hợp đồng mua bán rừng trồng

Thỏa thuận mua bán gỗ là một tài liệu được các cá nhân và cộng đồng sử dụng để ghi lại thỏa thuận giữa các bên trong đó bên bán chuyển quyền sở hữu gỗ nhất định mà mình sở hữu cho bên kia và bên mua trả tiền cho bên bán gỗ. Hợp đồng mua bán là một tài liệu được các cá nhân và cộng đồng sử dụng để ghi lại thỏa thuận giữa các bên, theo đó người bán chuyển quyền sở hữu một số loại gỗ cho người mua, số gỗ mà người đó sở hữu cho người mua và người mua trả tiền cho người bán. Cùng tham khảo và tải xuống mẫu hợp đồng mua bán gỗ rừng trồng ở bài viết dưới đây. Ngoài ra, Biểu mẫu luật cũng muốn chia sẻ thêm cho bạn mẫu hợp đồng mua bán sơn để bạn tham khảo.

Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), hợp đồng mua bán gỗ là hợp đồng mua bán (HĐMB) tài sản theo sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Vì tính chất của hợp đồng là mua và bán, hợp đồng mua bán gỗ là loại hợp đồng song vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 406 BLDS.

Mẫu hợp đồng mua bán rừng trồng
Mẫu hợp đồng mua bán gỗ mới nhất

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng đúng mẫu) cần có các điều khoản nào?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Những nội dung, điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 cũng như Luật Thương Mại 2002.

Một hợp đồng mua bán hàng hóa nên có những điều khoản quy định các nội dung sau:

Thông tin về hàng hóa mua bán

  • Tên, chủng loại hàng hóa mua bán;
  • Số lượng, chất lượng của hàng hóa mua bán;
  • Chứng từ liên quan đến hàng hóa mua bán;

Vấn đề giao nhận hàng hóa

  • Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
  • Địa điểm giao nhận hàng hóa;
  • Phương thức giao hàng hóa;
  • Thời hạn giao hàng;
  • Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
  • Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
  • Trách nhiệm do giao hàng hóa không đúng số lượng; chủng loại
  • Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ;

Chuyển rủi ro trong một số trường hợp.

  • Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
  • Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
  • Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
  • Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
  • Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Quyền sở hữu hàng hóa.

  • Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá;
  • Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá;
  • Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá.

Hướng dẫn sử dụng, chế độ bảo hành (Nếu có).

  • Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng;
  • Nghĩa vụ bảo hành;
  • Quyền yêu cầu bảo hành;
  • Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành;
  • Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành…

Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán.

Các chi phí liên quan.

  • Chi phí vận chuyển ;
  • chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu (nếu có).

Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán.

Các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán gỗ

Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán gỗ thuộc sự điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam. Trong luật này không có quy định về những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng, tuy nhiên, thông thường một hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm sự thỏa thuận của các bên về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng mua bán gỗ là căn cứ chứng minh nguồn gốc lâm sản

Bản chất của các hoạt động dân sự nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên và sự thỏa thuận đó khi được thể hiện bằng văn bản thì trở thành hợp đồng. Hợp đồng là một căn cứ pháp lý thể hiện ý chí của các bên khi tham gia vào một hay nhiều quan hệ dân sự, trong đó, hợp đồng mua bán gỗ không phải là ngoại lệ. Trong hợp đồng mua bán gỗ có thể có những nội dung như đối tượng, chất lượng, số lượng và nguồn gốc, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm…

Tuy nhiên, dù những nội dung này trong hợp đồng được quy định rõ ràng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể đảm bảo hoàn toàn về nguồn gốc xuất xứ của gỗ được mua bán trên thực tế. Bởi giấy phép khai thác gỗ, hiện nay, có khả năng bị làm giả đã không phải trường hợp hiếm trên thị trường. Bản thân những người mua gỗ, nếu không phải người có kiến thức về ngành lâm nghiệp hoặc đã có kinh nghiệm liên quan đến lâm nghiệp hoặc pháp luật về lâm nghiệp, không có khả năng phân biệt được giấy phép thật và giấy phép giả. Vì vậy, hợp đồng mua bán gỗ khó có khả năng trở thành căn cứ chứng minh nguồn gốc lâm sản.

Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán gỗ

Thủ tục nhập khẩu

Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng nhập khẩu có điều kiện):

  • Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp;

Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu: 03 bản chính;
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 01 bản sao;
  • Vận tải đơn: 01 bản sao;
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 02 bản sao;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan): 01 bản sao;

Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

  • Hàng nhập khẩu ủy thác: 01 bản sao Hợp đồng ủy thác nhập khẩu;
  • Hàng nhập khẩu có điều kiện: 01 bản sao Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành;
  • Hàng không đồng nhất: 01 bản chính và 02 bản sao Bản kê chi tiết hàng hóa;
  • Đối với hàng hóa của nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo xuất xứ: 01 bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);
  • Hàng hóa Nhà nước quy định kiểm tra về chất lượng: 01 bản chính Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng;
  • Hàng hóa cần phải kiểm dịch: 01 bản chính Giấy đăng ký kiểm dịch;
  • Hàng phải kiểm tra an toàn lao động (nếu có quy định): 01 bản chính Giấy chứng nhận về an toàn lao động.

Thủ tục xuất khẩu

Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng xuất khẩu có điều kiện):

  • Văn bản cho phép xuất khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp;

Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu: 03 bản chính;
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 01 bản sao;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan): 01 bản sao;

Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

  • Hàng không đồng nhất: 03 bản chính Bản kê chi tiết hàng hóa;
  • Hàng xuất khẩu ủy thác: 01 bản sao Hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
  • Hàng xuất khẩu có điều kiện: 01 bản sao Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành;

Thông tin liên hệ

Mẫu hợp đồng mua bán gỗ, gỗ tròn đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan về dịch vụ soạn thảo hợp đồng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Có phải lập hóa đơn GTGT khi mua bán gỗ keo không?

Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Như vậy, đối với hàng hóa trên 200.000 đồng phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.

Các loại gỗ nào được phép mua bán và không được phép mua bán?

Ở Việt Nam, những thực vật thuộc Nhóm IA bị cấm khai thác là thực vật bị cấm mua bán, bên cạnh đó, cũng phải xem xét nhóm thực vật bị hạn chế khai thác thuộc Nhóm IIA:
Thực vật bị cấm khai thác và sử dụng là thực vật thuộc Nhóm IA theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về việc Qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
Thực vật bị hạn chế khai thác và sử dụng là thực vật thuộc Nhóm IIA căn cứ theo 02 Nghị định trên;
Những thực vật không thuộc Nhóm IA và Nhóm IIA là những thực vật được mua bán hợp pháp.

✅ Mẫu hợp đồng: 📝 Mua bán gỗ
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +1000