Máy bay quân sự Việt Nam bị rơi tại Lào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Danh sách này không tính đến các vụ rơi máy bay do hành động quân sự trong chiến tranh.

  • Ngày 11 tháng 2 năm 1982: Một chiếc Antonov An-26 từ Pochentong (Phnôm Pênh, Campuchia) về Tân Sơn Nhất bị lạc đường, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sườn đồi gần thị trấn Sakeo, cách biên giới Thái Lan - Campuchia khoảng 30 km. Do tiếp đất mạnh, phi công Hoàng Văn Khải bị thương nặng và hy sinh.[1]
  • Ngày 9 tháng 9 năm 1988: Một chiếc Tupolev Tu-134 thực hiện chuyến bay VN-831 xuất phát từ Hà Nội với 81 hành khách rơi trong lúc đang tiến gần đến Bangkok khiến 78 người thiệt mạng. Chiếc máy bay đi vào vùng bão và bị sét đánh, rơi xuống một cánh đồng cách Sân bay quốc tế Bangkok 6 km. Máy bay bị phá hủy hoàn toàn, cắt đứt thành ba đoạn. Danh sách những người thiệt mạng có bác sĩ Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Đặng Hồi Xuân; Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Arun Patwardhan; Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Kiyokata Ida. Có ba người may mắn sống sót trong vụ này gồm 1 phi công, 1 nữ tiếp viên và 1 hành khách (Cao Trần Quyết Thắng - cán bộ Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước).[2]
  • Ngày 3 tháng 9 năm 1997: Chiếc máy bay Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay VN-815 đã bị rơi khi đang đến gần Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia, làm thiệt mạng 65 trong tổng số 66 hành khách và phi hành đoàn. Chỉ có bé trai 2 tuổi sống sót. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Chiếc máy bay đang trên đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnôm Pênh. Chiếc Tupolev đang tiến gần đến đường băng sân bay Pochentong từ độ cao 2.000 mét trong trời mưa to. Vào thời điểm này, trạm điều khiển yêu cầu phi công cố gắng hạ cánh từ phía tây bởi vì gió. Tổ lái sau đó mất liên lạc với trạm điều khiển. Ba phút sau, chiếc máy bay va chạm với cây cối ở tầm thấp làm hư cánh trái. Chiếc máy bay trượt dài 180 mét vào một ruộng lúa khô nước trước khi nổ tung. Sau vụ việc, lỗi phi công được xác định là nguyên nhân của vụ tai nạn; cơ trưởng tiếp tục hạ độ cao từ 2.000 mét xuống 30 mét cho dù không nhìn thấy đường băng, mặc kệ lời yêu cầu quay lại của cơ phó và kỹ sư chuyến bay. Khi máy bay đâm vào cây, cơ trưởng mới nhận ra rằng đường băng không nằm trong tầm nhìn và cố gắng hủy bỏ hạ cánh; người kỹ sư dùng toàn lực động cơ nhưng chiếc máy bay không thể điều khiển và xoay trái; động cơ bên phải ngừng hoạt động nên không thể nào nhấc máy bay lên được.[3]
  • Ngày 25 tháng 5 năm 1998: Vụ tai nạn máy bay xảy ra tại Xiêng Khoảng, Lào đã làm cho Đoàn sĩ quan cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 20 sĩ quan trung, cao cấp thiệt mạng, trong đó có Trung tướng, Tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316; Trung tướng Trần Tất Thanh, Tư lệnh Quân khu 2 và người con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân là Trung tá Chu Thế Sơn, cán bộ Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Chiến binh bầu trời - Kỳ 1: Máy bay vận tải ném bom”. thanhnien.vn. 22 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ “Thông báo”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2013. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “Tư liệu về máy bay Tu-154 - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ “Người Việt trong các vụ "quan tài bay" nơi xứ người”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.

Máy bay quân sự Việt Nam bị rơi tại Lào
Báo chí Lào ngày 29-7 đưa tin 1 máy bay trực thăng quân sự chở hơn 20 người đã bị rơi ở nước này - Ảnh minh họa: Shutterstock

AFP dẫn nguồn tin hãng thông tấn Lào KPL cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 13g ngày 27-7, khi chiếc máy bay đang trên đường tới các tỉnh Xiangkhouang và Houaphanh ở đông bắc Lào.

"Chiếc máy bay trực thăng mất liên lạc với Trung tâm kiểm soát bay chỉ ít lâu sau khi rời thủ đô Vientiane với 4 thành viên phi hành đoàn và 19 hành khách trên khoang", bản tin của KPL viết.

Nguồn tin này cũng nói lực lượng cứu hộ mặt đất đã được phái đi tìm kiếm chiếc máy bay, trong khi cuộc tìm kiếm trên không phải hoãn lại do thời tiết xấu.

AFP cho hay họ đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Lào nhưng cơ quan này chưa đưa ra bình luận.

Những năm gần đây, tại Lào xảy ra nhiều vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng cả dân sự lẫn quân sự. 

Hồi tháng 10-2013, một máy bay của hãng Lao Airlines đã lao xuống sông Mekong giữa thời tiết xấu. Toàn bộ 49 người trên máy bay thiệt mạng trong vụ tai nạn, trong đó có 3 người gốc Việt.

Tháng 5-2014, một máy bay quân sự Lào bị rơi khi đang trên đường tới Xiengkhuang, giết chết 5 quan chức cấp cao, trong đó có Bộ trưởng quốc phòng Lào.

Theo Mạng an toàn hàng không, kể từ những năm 1950, Lào đã xảy ra 32 vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng.

Trước đó cũng trong ngày 29-7, TTXVN đưa tin Bộ Quốc phòng Lào đã ra thông cáo về vụ một máy bay quân sự Mi-17 mất tích ở khu vực đồi núi thuộc tỉnh Xaysomboun.

Thông cáo cho biết máy bay trên, gồm tổ lái 4 người và 19 hành khách, đã mất liên lạc với trung tâm điều khiển bay vào lúc 13g10 ngày 27-7 (giờ địa phương) khi đang trong hành trình bay từ thủ đô Vientiane đi làm nhiệm vụ tại khu vực giáp hai tỉnh Xiangkhouang và Houaphanh. 

Hiện Bộ Quốc phòng Lào đã cử đoàn chuyên trách đi điều tra, tìm kiếm dọc theo lộ trình chuyến bay, tuy nhiên việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi. Các diễn biến cụ thể của công tác tìm kiếm sẽ được Bộ Quốc phòng thông tin trong các thông cáo chính thức tiếp theo.