Mấy tuổi nên cho trẻ đi mẫu giáo

Do tính chất công việc hay điều kiện kinh tế, nhiều ba mẹ chọn cách cho trẻ đi học mầm non sớm. Cũng có ba mẹ cho rằng trẻ đến tuổi đi học mầm non thì mới cần đi học. Vậy có nên cho trẻ đi nhà trẻ sớm hay không? Nếu có, độ tuổi nào thích hợp cho trẻ đi học mầm non sớm? Đây chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh đang có con nhỏ, hãy cùng Kiddi tìm hiểu nhé.

Xem thêm: 4 lý do ba mẹ nên cho trẻ đi học mầm non sớm

1. Có nên cho con đi nhà trẻ sớm?

Trẻ đi học sớm có lợi cho cả bố mẹ và bé

Bên cạnh một số phụ huynh ủng hộ cho trẻ đi học mầm non sớm thì cũng có phụ huynh cho rằng con đi nhà trẻ sớm sẽ thiếu đi sự chăm sóc của ba mẹ, thiếu thốn tình cảm, con sẽ không còn gần gũi với ba mẹ. Hay bé còn quá nhỏ chưa thể tự ăn uống, phục vụ bản thân, đi học sớm sẽ thiệt thòi. Với suy nghĩ đó, các phụ huynh thường cho con ở nhà nhiều nhất có thể và đi học khi được 3 tuổi hoặc hơn. 

Suy nghĩ này không sai nhưng cũng không đúng hoàn toàn. Trẻ đi học sớm cũng có nhiều lợi ích, cho cả bé và cho ba mẹ. Bé sẽ trưởng thành hơn, có ý thức tự lập từ khi còn nhỏ, nhận thức nhiều hơn về thế giới, lanh lợi, có tình yêu với học tập sớm,... Bé đi học sớm cũng giúp ba mẹ rút ngắn thời gian ở nhà chăm con, có thể yên tâm phát triển sự nghiệp.

Thực tế, việc đánh giá có nên cho trẻ đi học mầm non sớm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của ba mẹ, khả năng hòa nhập của con, khu vực có trường nhận trẻ nhỏ hay không,... Ngoài ra, ba mẹ cũng cần xem xét chất lượng của các trường, kinh nghiệm của người trông trẻ,... rồi quyết định có nên cho con đi học ở tuổi đó hay không.

2. Độ tuổi thích hợp cho trẻ đi học sớm

Đi học sớm trẻ sớm phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách và cảm xúc

Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), trẻ từ 9-18 tháng tuổi là giai đoạn vàng để trẻ phát triển tính cách và khả năng giao tiếp. Vì vậy, mọi lời nói, hành động của người lớn đều tác động đến nhận thức của trẻ, trẻ sẽ ghi nhớ và học theo. Nếu trẻ được đi học sớm, phương pháp giáo dục tốt sẽ tác động tích cực đến trẻ. Còn ở nhà, ba mẹ dạy dỗ trẻ không đúng cách, có lúc khó chịu, mất kiểm soát cảm xúc sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Ngoài ra, dưới 18 tháng tuổi, trẻ chưa hình thành đầy đủ nhận thức, chưa phân biệt được người lạ, không quấn ba mẹ, ông bà nhiều. Nếu trẻ đi học thời điểm này sẽ dễ làm quen với cô giáo và các bạn. 

Một chuyên gia khác thì cho rằng, trẻ từ 16 - 24 tháng tuổi thích hợp để đi học. Bởi lúc này trẻ đã cứng cáp, cơ thể đã có sức đề kháng tốt, ít ốm vặt, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, thích thú với những thứ mới lạ, ham vui chơi. Nếu ở nhà bé đã hoạt bát, dạn dĩ với mọi người thì khi đi học sẽ rất nhanh hòa nhập hoặc bé đã có nhận thức, biết nghe lời thì cũng sẽ mất một thời gian ngắn để quen trường lớp.

Xem thêm: Phụ huynh cần quan tâm điều gì khi chọn trường cho trẻ đi học sớm

Khủng hoảng tuổi lên 3 có thể là rào cản lớn đối với việc đi học của trẻ

Trẻ đi học trễ sau 3 tuổi thường khó hòa nhập. Bởi khi trẻ lớn, đã có nhận thức và bắt đầu bướng hơn. Trẻ sẽ có tư tưởng và hành động chống đối trước thay đổi lớn về môi trường. Con không nghe lời nên việc tiếp nhận thông tin mới bên ngoài cũng trở nên khó khăn hơn. Việc ba mẹ bao bọc, cưng chiều trẻ quá lâu, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người dễ khiến trẻ thiếu kỹ năng sống cần thiết, có khi chậm nói. 

Như vậy, ba mẹ có thể cho trẻ đi học mầm non sớm từ lúc 10 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ đi học sớm trưởng thành sớm hơn những trẻ được bao bọc bởi gia đình quá lâu.

Cũng có phụ huynh gửi trẻ từ 6 tháng tuổi do gia đình không có người trông coi. Điều này không đáng ngại khi trẻ nhận tình yêu thương, sự chăm sóc từ cả hai phía gia đình và cô giáo. Bé vẫn sẽ phát triển nhận thức, cảm xúc tốt khi ở trong một môi trường giáo dục nhân văn, đầy đủ  tình thương. 

Vậy thì chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ như thế nào? Có nên cho bé đi học sớm? Bé 18 tháng đi học được chưa? Làm thế nào để trẻ thích đi nhà trẻ? Ba mẹ đọc bài viết sau để chuẩn bị tốt nhất cho con yêu đi nhà trẻ nhé!

 

MỤC LỤC

Trẻ đi học mầm non như thế nào là quá sớm hay quá muộn?

Kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo

    Làm quen với nếp sinh hoạt ở lớp

    Chuẩn bị tâm lý 

    Làm quen với lớp học thực tế

    Ngày đầu tiên bé đi nhà trẻ

 

Trẻ đi học mầm non như thế nào là quá sớm hay quá muộn?

Đi nhà trẻ là một bước ngoặt lớn, đánh dấu bé lần đầu rời xa vòng tay của gia đình để bước ra ngoài xã hội. Cho trẻ đi học quá sớm hoặc quá muộn đều không có lợi cho sự phát triển chung của bé. 

Thông thường các mẹ sẽ phải đi làm khi bé mới được khoảng 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi là độ tuổi còn quá nhỏ để tham gia vào môi trường xã hội. 

Bé vẫn cần được mẹ quan tâm hơn, gần gũi hơn một chút. Bé vẫn đang quen với sự chăm sóc của ba mẹ và có thể chưa biết tự đi vệ sinh hay tự ăn uống. Bé chưa hiểu hết những gì đang diễn ra cũng như không đủ ngôn ngữ để diễn đạt nhu cầu của mình.

Trong nhiều trường hợp, nếu cho trẻ đi học quá sớm, trẻ càng kém thích nghi, không sớm hòa nhập với môi trường mới như ba mẹ vẫn nghĩ. Bé còn quá nhỏ, cần được ba mẹ chăm sóc nhiều hơn.

Nhiều trường mầm non chỉ nhận bé 14 tháng đi nhà trẻ mà không nhận sớm hơn, bởi đây là độ tuổi hầu hết các bé có thể đi vững vàng nên sẽ không có quá nhiều khác biệt so với các bạn.

>> Kinh nghiệm cho con học mẫu giáo

Mấy tuổi nên cho trẻ đi mẫu giáo

Có nên cho bé đi học sớm?

Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép, việc đưa trẻ đến trường mầm non từ sớm vẫn được nhiều gia đình lựa chọn.

Hiện nay có rất nhiều trường mầm non nhận trẻ từ 6 tháng tuổi với nhiều phương pháp giáo dục sớm khoa học.

Trẻ được đặt trong môi trường giáo dục cùng với các giáo viên có kỹ năng chăm sóc trẻ, biết cách tổ chức hoạt động phong phú đa dạng và biết cách tương tác phù hợp với trẻ theo từng lứa tuổi.

Từ đó trẻ có nhiều cơ hội được khám phá thế giới xung quanh đúng với giai đoạn phát triển. 0-3 tuổi, bé cần được vận động, vui chơi, khám phá thế giới bên ngoài như cây cối, ô tô, động vật ... mà chưa chắc gia đình đã có thể cung cấp đầy đủ cho trẻ.

 

Mấy tuổi nên cho trẻ đi mẫu giáo

 

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng không nên cho con đi học muộn (sau 4 tuổi). Giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng, không coi trọng việc cung cấp kiến thức mà chủ yếu giúp trẻ hình thành những kỹ năng cơ bản nhất, những thói quen tốt, sự tập trung, tính trật tự….

Nếu ba mẹ lo lắng thái quá về việc trẻ không được chăm sóc chu đáo mà không cho trẻ đi học mầm non sẽ hạn chế rất nhiều về mọi mặt, bao gồm các kỹ năng cơ bản và khả năng giao tiếp xã hội.

Vậy độ tuổi nào là phù hợp nhất để em bé đi học? Không có mốc cụ thể nào quy định độ tuổi đi nhà trẻ nhưng trên thực tế bé 3 tuổi đi học mẫu giáo có thể coi là thích hợp nhất.

Độ tuổi này, bé đã có những kỹ năng tự chăm sóc bản thân nhất định và cần được giao tiếp với bạn bè và thầy cô để bắt đầu phát triển các mối quan hệ.

Môi trường gia đình với con giờ đây là chưa đủ, bé sẽ cảm thấy nhàm chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên ông bà, ba mẹ.

Sự đa dạng của môi trường lớp học sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều mới. Đây cũng là bước đệm chuẩn bị cho bé hành trang lên những cấp học cao hơn.

Trong độ tuổi này, bé có khả năng nhận thức, tiếp thu, khám phá mọi thứ xung quanh rất nhanh. Trường mầm non với các hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực sẽ trở thành môi trường phát triển tốt cho bé.

Mấy tuổi nên cho trẻ đi mẫu giáo

Bé đi nhà trẻ có cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội

Kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo

Trẻ ở mỗi độ tuổi có đặc điểm phát triển khác nhau. Vì thế kinh nghiệm cho bé 18 tháng đi nhà trẻ khác với kinh nghiệm cho bé 2 tuổi đi học.

Bé 18 tháng mức độ quấn bố mẹ chưa quá cao so với bé 2 tuổi nên việc giao con cho cô giáo dễ dàng hơn và trẻ cũng có xu hướng hòa nhập nhanh hơn. Trẻ càng lớn đi học thì thời gian thích nghi sẽ càng lâu hơn.

Dù ở độ tuổi nào thì sau đây là một số lưu ý dành cho ba mẹ để giúp bé đi học mầm non suôn sẻ và nhẹ nhàng nhất

Làm quen với nếp sinh hoạt ở lớp

Trước khi cho bé đi học một vài tuần, mẹ cần xin lịch sinh hoạt ở lớp để điều chỉnh cho con trước ở nhà giúp con làm quen và dễ thích nghi với thời gian biểu ở lớp.

Ở lớp mầm non mẹ có thể gửi đồ theo để cô giáo cho con ăn, tuy nhiên để bé hào hứng tham gia giờ ăn cùng các bạn và để phát triển kỹ năng ăn uống thì tốt nhất mẹ tập cho bé ăn dặm với độ thô và số lượng theo đúng độ tuổi càng sớm càng tốt.

Chuẩn bị tâm lý 

Đây là bước quan trọng giúp bé tránh được tâm lý sợ đến lớp, ngại tiếp xúc và thậm chí là bé không chịu đi học mẫu giáo

Mẹ có thể nói chuyện trước với con về việc sắp đi học bằng việc mô tả những hoạt động thú vị ở lớp chờ đón con, rằng con sẽ được chơi với cô giáo và những người bạn mới. 

Mấy tuổi nên cho trẻ đi mẫu giáo

Mẹ chú ý chuẩn bị tâm lý trước khi em bé đi học

Làm quen với lớp học thực tế

Trước khi đi học chính thức khoảng 1-2 tuần, mẹ có thể trao đổi với cô phụ trách lớp về thời gian phù hợp để cho bé đến làm quen với không khí lớp học, với các cô và các bạn.

Mỗi ngày một chút, khi có mẹ bên cạnh, bé sẽ an tâm khám phá những điều mới mẻ. Đây cũng là cách để tránh tình trạng trẻ đi học mẫu giáo nhút nhát.

Ngày đầu tiên bé đi nhà trẻ

- Chuẩn bị đồ cho bé đi nhà trẻ: Mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân cho bé, xếp gọn vào balo sao cho dễ tìm, dễ lấy nhất. Đồ dùng có thể là 4-5 bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, bỉm sạch, kem chống hăm, cốc uống nước riêng, bàn chải, sữa uống thêm…

- Mẹ cần ghi chú những lưu ý cần thiết về đặc điểm riêng của bé để các cô có thể chăm sóc tốt nhất cho con như cần bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên, bé bị dị ứng với đồ ăn nào…

- Mẹ cũng chú ý lưu lại những thông tin liên lạc cần thiết của cô giáo phụ trách lớp, số hotline của nhà trường và kiểm tra cẩn thận thông tin liên lạc của ba mẹ để nhà trường có thể liên lạc bất cứ khi nào cần.

- Trấn an bé: Khi đưa bé đến lớp, mẹ tuyệt đối không tỏ thái độ giận dữ, mắng bé khi bé níu kéo, phản đối việc mẹ rời đi, không bao giờ dọa bé rằng nếu không ngoan mẹ sẽ không đón. Mẹ hãy khẳng định chắc chắn rằng sẽ quay lại đón bé và cố gắng đúng hẹn.

- Đón bé sớm hơn: thời gian đầu mẹ cần đón bé sớm hơn so với các bạn trong lớp để tránh cho bé cảm giác bị bỏ lại khi các bạn dần dần được đón về và lớp học ngày càng vắng.

- Khi bé đi học về: Ở nhà, mẹ nên trò chuyện thủ thỉ nhiều hơn với bé và tranh thủ thời gian để củng cố mối liên kết giữa mẹ và con như massage thư giãn cho bé, cùng bé đọc truyện trước giờ đi ngủ…

Ngoài ra rất nhiều trẻ đi học mẫu giáo về khóc đêm, thậm chí bé bị ốm liên tục do chưa kịp thích nghi. Mẹ hãy ôm bé vào lòng thật ân cần và an ủi bé nhiều hơn nữa nhé!

Mấy tuổi nên cho trẻ đi mẫu giáo

Mẹ cần trò chuyện, vỗ về bé nhiều hơn nhất là trong giai đoạn đầu mới đi học

- Chuẩn bị tâm lý cho chính mẹ: Khi bé lần đầu đi học, có lẽ không chỉ có bé cần được chuẩn bị tâm lý mà mẹ cũng vậy. Mẹ cần vượt qua cảm giác “xót con” để tránh những lo lắng thái quá sau khi đã chuẩn bị mọi thứ chu đáo.

Mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm những phụ huynh cùng lớp, cùng trường, Việc nói chuyện về các con với các mẹ sẽ giúp mẹ an tâm và chuẩn bị tốt hơn cho bé.

Ở nhiều gia đình, không chỉ mẹ mà những người thường gần gũi chăm sóc bé cũng gặp tình trạng tương tự như bà nội và bà ngoại chẳng hạn. Mẹ hãy thống nhất với các thành viên trong gia đình về việc bé đi học nhé.

 

Mấy tuổi nên cho trẻ đi mẫu giáo

 

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần xác định cả nhà sẽ vất vả hơn trong thời gian đầu đi học bởi bé sẽ quấy khóc hơn, hay ốm hơn do chưa thích nghi với môi trường mới.

Bé bị bệnh khi đi nhà trẻ là điều không tránh khỏi và bố mẹ nên chấp nhận điều này. Nguyên nhân là do trẻ tiếp xúc nhiều người hơn, nhiều bạn hơn nên dễ bị bệnh.

Nếu trẻ không đi nhà trẻ thì đến khi học lớp 1, khi tiếp xúc với nhiều bạn thì con vẫn dễ bị bệnh tương tự. Việc bé đi sớm và bị bệnh khi đi nhà trẻ là cách con tự tạo miễn dịch cho mình. Trẻ quen với miễn dịch rồi thì mức độ ốm sẽ giảm dần.

Vậy nên đừng lo lắng quá nhiều về việc bé bị bệnh khi đi nhà trẻ ba mẹ nhé! Hãy giúp trẻ ăn uống đủ chất, vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh và tăng miễn dịch nhé!

Để giúp bé đi nhà trẻ thuận lợi, đồng thời giúp xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà cho trẻ giúp con tối ưu tiềm năng sẵn có, ba mẹ tham khảo POH Acti (0-3 tuổi) nhé!

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!