Mô tả một số tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường trái phiếu Việt Nam

Đây là mục tiêu được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin tại Tọa đàm trực tuyến "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp - Kênh đầu tư sinh lời và tích sản", do Báo Đầu tư phối hợp với Ủy ban Chứng khoán tổ chức sáng 18/11/2021. Đây cũng là sự kiện đáng chú ý nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mô tả một số tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường trái phiếu Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại Tọa đàm

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán đã có sự phát triển vượt bậc. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến 30/9/2021, tổng quy mô thị trường đạt trên 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương 133,83% GDP với 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch. Đây là con số ấn tượng so với con số vỏn vẹn 2 mã chứng khoán đăng ký giao dịch những ngày đầu thị trường chứng khoán ra đời. Số tài khoản nhà đầu tư đăng ký đã lên tới gần 4 triệu tài khoản, trong đó, số tài khoản nhà đầu tư mở mới trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng 70% so với cả năm 2020. Thanh khoản thị trường luôn đạt ở mức cao trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng đầu tư xã hội với tổng lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán năm 2020 đã đạt trên 30 điểm phần trăm GDP.

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Bộ Tài chính đang cùng các Bộ ngành, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Quan điểm chung về phát triển thị trường chứng khoán thời gian tới là phát triển đồng bộ, thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo liên kết giữa thị trường tài chính với thị trường tiền tệ. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường trên cơ sở ứng dụng công nghệ và đặc biệt là yêu cầu về chuyển đổi số nền kinh tế. Quản lý, giám sát thị trường trên cơ sở rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các chủ thể tham gia, đảm bảo minh bạch, an toàn và bền vững. Chủ động hội nhập với thị trường chứng khoán thế giới và có mục tiêu trở thành mục trong 4 thị trường chứng khoán lớn của khu vực ASEAN…

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể là quy mô thị trường cổ phiếu đạt 85% GDP (đã điều chỉnh) vào năm 2025, đạt 110% GDP vào năm 2030. Quy mô thị trường trái phiếu phấn đấu đạt 47% GDP vào năm 2025 và 58% GDP vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng chứng khoán phát sinh đạt khoảng 20 đến 30%/năm, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số vào năm 2025 và 8% năm 2030 với cơ cấu nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư ngoài nước hợp lý…

Để thực hiện các mục tiêu trên, cơ quan quản lý cũng đã đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán một cách đồng bộ.

Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong các nhóm giải pháp để thúc đẩy thị trường phát triển nhanh, bền vững thì việc hoàn thiện cơ sở pháp lý là rất quan trọng, là điểm tựa quan trọng cho sự đi lên của thị trường. Quốc hội đã ban hành Luật Chứng khoán năm 2019, giai đoạn 2020-2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ hoàn thiện các văn bản hướng dẫn luật, tập trung vào công tác tuyên truyền; xem xét hoàn thiện thêm khuôn khổ pháp lý phù hợp thị trường. Bên cạnh đó, sẽ xem xét, nghiên cứu cơ cấu lại cơ sở hàng hóa; cơ sở nhà đầu tư, thị trường chứng khoán; các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, nâng cao năng lực quản lý giám sát và tăng cường vai trò của tổ chức nghề nghiệp…Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định, sẽ thực thi tốt chính sách pháp luật, đảm bảo thị trường vận hành an toàn lành mạnh. Ủy ban chứng khoán đang tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành trong kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi chính đáng của tất cả các bên tham gia thị trường chứng khoán; tiếp tục xây dựng các tiêu chí giám sát phù hợp hơn nhằm tăng cường giám sát.

Mô tả một số tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường trái phiếu Việt Nam

Các khách mời tham dự tọa đàm

Tại Tọa đàm, các khách mời đã trao đổi về những dấu ấn trên chặng đường trưởng thành và phát triển của thị trường, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, nhận định các cơ hội trên thị trường chứng khoán, sản phẩm, công nghệ mới phục vụ nhà đầu tư, khát vọng của các thành viên thị trường trước bước ngoặt mới của ngành…

Theo ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển sang giai đoạn mới, thời kỳ mới, bền vững và phù hợp với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển thị trường trong hai năm qua là bản lề để chắc chắn sẽ tiếp tục đi lên bền vững.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect - một trong những thành viên tham gia thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, cho rằng: Sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã giúp cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam trở nên bền vững hơn rất nhiều. “Trước năm 2000, khi nói đến thị trường tài chính Việt Nam, chúng ta chỉ nhắc đến hệ thống ngân hàng thương mại. Toàn bộ việc huy động vốn dồn lên vai của hệ thống ngân hàng. Đến nay, chúng ta có kênh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu giúp doanh nghiệp, Chính phủ huy động vốn rất hiệu quả…”- ông Quỳnh cho hay.

Cũng theo ông Quỳnh, tiềm năng thị trường còn rất lớn, dù tài khoản chứng khoán mở mới trên thị trường tăng cao trong thời gian qua, nhưng mới chỉ có khoảng hơn 1% dân số thực sự giao dịch chứng khoán, quy mô hơn 1 tỷ USD mỗi phiên. Trong các biện pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới, việc nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực phục vụ của công ty chứng khoán là cần thiết để thị trường vận hành hiệu quả và tốt hơn trong thời gian tới.

Tại buổi tọa đàm, hầu hết các chuyên gia, nhà quản lý đều cho rằng, thị trường chứng khoán đang đứng trước những cơ hội lớn, có nhiều động lực để phát triển. Cùng với những nỗ lực của cơ quan quản lý và các thành viên thị trường, trong thời gian tới, chắc chắn thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục là kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế, để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực mở rộng hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế…

Nguồn: mof.gov.vn

 Ngày 14/1/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Về phía UBCKNN có ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN và Ban Lãnh đạo Ủy ban, lãnh đạo các đơn vị thuộc UBCKNN, Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở GDCK Hà Nội (HNX), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), cùng toàn thể công chức, viên chức UBCKNN.

Năm 2020, TTCK Việt Nam phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà UBCKNN đã đạt được trong năm 2020. Thứ trưởng nhấn mạnh trong năm qua UBCKNN đã thể hiện được vai trò là đơn vị trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động thị trường, đã chủ động đề xuất, báo cáo Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những giải pháp giúp giữ thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động liên tục trong đại dịch. UBCKNN đã hoàn thành toàn bộ các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ bản đảm bảo được tính đồng bộ thực hiện khi Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021. Công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của thị trường vẫn được tăng cường tổ chức linh hoạt, phát hiện sai phạm và xử phạt khá nghiêm theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm cho TTCK hoạt động công khai, minh bạch, tăng lòng tin cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, phối hợp hiệu quả với các đơn vị thuộc Bộ và các Sở GDCK, Trung Tâm lưu ký chứng khoán.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, năm 2020, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhờ Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều điểm sáng, Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ TTCK, TTCK Việt Nam đã phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục trên hầu hết tất cả các khía cạnh của thị trường vào giai đoạn cuối năm 2020.

Mô tả một số tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường trái phiếu Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tài chính, Huỳnh Quang Hải phát biểu tai Hội nghị

TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới. Chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số HNX Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối Quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019.

Quy mô thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho đến năm 2020 và thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối Quý I và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1%GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP).

Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.

Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới năm 2020 đạt 393.659 tài khoản, tăng 94% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm năm 2019, khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. Luỹ kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.

TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên, tăng 77% so với bình quân năm 2019. Tính tại thời điểm 31/12/2020, khối lượng mở OI toàn thị trường đạt 40.339 hợp đồng, tăng 143% so với cuối năm 2019.

TTCK tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn quan trọng với tổng mức huy động trên TTCK ước đạt 413.700 tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2019.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch, trong đó lợi nhuận sau thuế của các công ty đã bị ảnh hưởng rõ rệt. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch vẫn có kết quả kinh doanh khả quan, số lượng công ty báo cáo có lãi vẫn chiếm 84% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo trong Quý III/2020.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tài chính, năm 2020, UBCKNN cũng đã hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm được giao, thể hiện trên một số nhiệm vụ chính như sau:

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của TTCK toàn cầu, trong đó có TTCK Việt Nam do tác động bởi dịch Covid-19, UBCKNN đã báo cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ triển khai kịp thời các giải pháp, chính sách ứng phó với tác động của dịch Covid-19 lên ngành chứng khoán.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, UBCKNN tăng cường công tác giám sát, phối hợp giám sát thường xuyên và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK góp phần tích cực để thị trường phát triển ổn định. Năm 2020, UBCKNN ra quyết định xử phạt đối với 380 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 22,2 tỷ đồng; có 02 vụ án liên quan đến thao túng TTCK đã được xét xử.

Đồng thời, UBCKNN đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020. Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN đã tổ chức xây dựng kế hoạch soạn thảo và tích cực triển khai xây dựng 3 Nghị định, 11 Thông tư quy định chi tiết Luật Chứng khoán. Đến nay, toàn bộ 3 Nghị định và 11 Thông tư đã được ký ban hành.

Công tác quản lý và tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp tục được thực hiện tích cực và đúng lộ trình. Trong năm 2020, đã đưa ra khỏi diện kiểm soát đối với 02 CTCK; Có quyết định về việc chấm dứt hoạt động đối với 01 CTCK; Đưa vào diện kiểm soát đối với 01 CTCK; thu hồi giấy phép hoạt động 01 CTQLQ và tạm ngừng hoạt động 01 CTQLQ. Tình hình hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán về cơ bản vẫn duy trì được sự ổn định và có tăng trưởng.

Công tác quản lý hoạt động phát hành chứng khoán, quản lý công ty đại chúng, xem xét hoạt động kiểm toán ngày càng được nâng cao. Năm 2020, UBCKNN đã nâng cấp hệ thống công bố thông tin công ty đại chúng IDS Pro và chính thức vận hành từ tháng 12/2020.

Về nâng hạng thị trường chứng khoán, UBCKNN đã tận dụng Hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới (WB) về nâng hạng thị trường trong khuôn khổ chương trình phát triển thị trường vốn J-CAP. Hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào các hoạt động nhằm đánh giá, tư vấn về các giải pháp nhằm tháo gỡ những trở ngại đối với việc nâng hạng TTCK từ Cận biên lên Mới nổi theo phân hạng của MSCI và/hoặc FTSE Russell. Kết quả là FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét nâng hạng (Watch list) từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, UBCKNN hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) năm 2020. Các cơ quan quản lý thị trường vốn ASEAN hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu hội nhập thị trường vốn trong khu vực ASEAN, làm sâu sắc hơn sự gắn kết của khu vực với cộng đồng quốc tế vì phát triển bền vững, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và năng lực thể chế của ASEAN.

Mô tả một số tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường trái phiếu Việt Nam

Toàn cảnh Hội nghị

Tiếp bước những thành quả đã đạt được trong năm 2020, năm 2021, UBCKNN sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các mục tiêu trọng tâm: Tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp của nhà đầu tư tạo động lực thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững; Tổng kết, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển Thị trường Chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển TTCK – thị trường vốn về dài hạn; Hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Đẩy nhanh việc cơ cấu lại Thị trường Chứng khoán, hoàn thiện bộ máy Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 của Chính phủ.

6 nhiệm vụ trọng tâm

Nhất trí với các mục tiêu, giải pháp UBCKNN đề ra trong năm 2021, tại Hội nghị, Thứ trưởng đề nghị UBCKNN tập trung, nỗ lực hơn nữa để thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tổ chức thực hiện Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản hướng dẫn luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Trong đó tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật và các văn bản hướng dẫn đã được ban hành đến rộng rãi công chúng đầu tư. “Đây là nhiệm vụ tiên quyết trong việc thực hiện hiệu quả Luật Chứng khoán năm 2019, vừa là giải pháp trung và dài hạn để phát triển TTCK bền vững, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường.”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ hai, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán – thị trường vốn về dài hạn.

Thứ ba, đẩy nhanh việc cơ cấu lại thị trường chứng khoán theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, cùng với việc hoàn thiện bộ máy Sở GDCK Việt Nam và các Sở GDCK theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ, xây dựng lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa; tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các định chế trung gian trên thị trường theo định hướng của Chính phủ.

Thứ tư, chỉ đạo HOSE và các đơn vị thụ hưởng sớm hoàn thành đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ tại Sở GDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán. Trên cơ sở đó sẽ triển khai xây dựng thêm thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các sản phẩm mới theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, gắn với niêm yết trên TTCK để tăng quy mô và chất lượng hàng hóa cho TTCK, thúc đẩy quy mô và thanh khoản thị trường, đưa thêm các sản phẩm mới.

Thứ sáu, tăng cường năng lực giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ trưởng cũng đề nghị UBCKNN tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về chính sách vĩ mô với tư cách là thành viên của Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia và thường trực của Tổ Điều hành của Thủ tướng về TTCK, nhất là trong việc chủ động xây dựng hệ thống số liệu thống kê, theo dõi thị trường quốc tế và trong nước để kịp thời báo cáo những dấu hiệu bất thường. Đồng thời, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát lại chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế phù hợp với luật mới, trong trường hợp cần thiết cần có thay đổi báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ.

Thay mặt Ban Lãnh đạo UBCKNN, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải. Trong năm 2021, UBCKNN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ, các bộ ngành liên quan triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Nguồn: mof.gov.vn