Mối quan hệ giữa các chức năng của văn học

Chức năng của văn học [tiếng Nga : funkcii literatury] là vai trò, tác dụng của văn học đối với đời sống xã hội ; giá trị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người.

Những năm gần đây, trong giới nghiên cứu văn học ở nước ta cũng như trên thế giới đã có nhiều ý kiến thảo luận về chức năng của văn học. Có nhiều vấn đề còn cần được trao đổi thêm, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng chức năng của văn học là một khái niệm nhiều mặt, có nội dung phong phú nên phải có cái nhìn tổng hợp, đứng ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau để xem xét. Chính đó là cơ sở của quan niệm về tính chất nhiều chức năng của văn học, và trong số các chức năng ấy, được đặc biệt nhấn mạnh là chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức nâng giao tiếp, bởi vì văn học là tiếng lòng của con người hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ.

Văn học phản ánh cuộc sống và con người. Viết văn là một hoạt động nhận thức của nhà văn đối với thế giới và cũng là đối với bản thân mình. Tiếp nhận văn học là một cách tiếp thu những nhận thức ấy. Tác phẩm văn học có thể cung cấp cho người đọc những hiểu biết phong phú về lịch sử, địa lí, về văn hoá, xã hội, về phong tục tập quán,… và quan trọng hơn là giúp họ khám phá những vấn đề xã hôi, những bí ẩn trong đời sống tình cảm và tâm hồn của con người. Văn học cũng là một hình thức để tiếp cận chân lí. Vì vậy, văn học có chức năng nhận thức.

Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng có khuynh hướng, gắn liền với một chỗ đứng, một cách nhìn, một thái độ đối với các hiện tượng được mô tả. Do vậy, văn học có tác dụng giáo dục, cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức,… rất lớn. Nhưng văn học giáo dục con người không phải như một nhà thuyết giáo mà như là người bạn đồng hành, đối thoại tâm tình với bạn đọc, một tấm gương để người đọc tự soi mình, nên đã chuyển quá trình giáo dục, thuyết phục từ bên ngoài thành quá trình tự giáo dục, tự thuyết phục một cách tự giác.

Sự thưởng thức văn học nghệ thuật là một hoạt động tự nguyện, chủ yếu gắn với nhu cầu về cái đẹp, muốn vươn tới lí tưởng, vươn tới sự hoàn thiện. Văn học có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu ấy thông qua sự phản ánh quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực khách quân, bồi dưỡng cho con người năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.

Văn học cũng là một phương tiện giao tiếp. Nhà văn đặt bút sáng tác là để đáp ứng đòi hỏi bên trong bản thân mình về giãi bày, chia sẻ, trao đổi, đối thoại,… với người khác. Trong tác phẩm văn học, mỗi độc thoại, đối thoại giữa các nhân vật với nhau hoặc giữa nhà văn với nhân vật đều là những hình thức khác nhau của sự đối thoại của nhà văn với người đọc. Văn học còn là chiếc cầu nối người đọc với người đọc, một phương tiện liên kết xã hội, một hình thức tổ chức dư luận, tập hợp lực lượng.

Ngoài những chức năng cơ bản trên đây, hiện nay nhiều nhà lí luận văn học còn nhắc đến một số chức năng khác của văn học như chức năng thông báo, chức năng giải trí, chức năng kiến tạo,…

Những chức năng của văn học không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Làm tốt chức năng này thì đồng thời cũng tạo điều kiện để các chức năng khác phát huy tác dụng.

Toàn bộ các chức năng của văn học luôn tác động qua lại với nhau, luôn tổn tại trong mối quan hệ chuyển hóaá nhân quả, và tuỳ theo những điều kiện lịch sử cụ thể của sự phát triển văn học ở các thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, mối tương quan và trọng tâm của các chức năng cũng thay đổi. Điều đó đòi hỏi khi xem xét chức năng của văn học phải có quan điểm lịch sử đúng đắn.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:51 Sáng ngày 13/04/2017

I. PHẦN MỞ ĐẦU.1. Lý do chọn đề tài.Chúng ta luôn luôn nghe nhắc đi nhắc lại mệnh đề: Văn học là sự phản ánh hiệnthực, nhiệm vụ chủ yếu của văn học là phản ánh hiện thực, vinh dự lớn lao nhất của nhà văn là phản ánh cho được đời sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân. Vâng! Mọi hình thái ý thức đều là sự phản ánh của thế giới khách quan thông qua chủ thể con người. Trong ý nghĩa ấy thì sáng tác văn học vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nó không đơn thuần chỉ là một hoạt động phản ánh mà còn là hoạt động sáng tạo – sự sáng tạo vừa mang tính trực tiếp vừa mang tính gián tiếp độc đáo để cuối cùng tác phẩm ra đời như là nảy sinh trong cuộc sống một hiện tượng thẩm mỹ hoàn toàn mới mẻ. Tác phẩm ra đời là kết quả của một quá trình tích lũy, thai nghén “mang nặng đẻ đau”. Nhà văn đưa tác phẩm tới tay bạn đọc cũng như đặt đứa con vào cuộc đời với bao lo toan hy vọng. Liệu những điều mình nghiền ngẫm trăn trở và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật này có tìm được sự trân trọng, đồng cảm của người đọc như là sự gặp gỡ tri kỷ, tri âm? Rõ ràng là dù muốn hay không, tác phẩm văn học giữ vai trò là điểm tiếp xúc giữa thế giới bên trong của người nghệ sỹ với thế giới quan bên ngoài hay nói cách khác một tác phẩm văn học không đứng im trong suốt quá trình tồn tại của nó, nhờ sự tiếp nhận của người đọc mànó có sức sống trường cửu, bất chấp thời gian và không gian. Tác phẩm hóa thành một sinh thể nghệ thuật chân chính.Cũng bởi vì vậy mà ta nói rằng : văn học, nghệ thuật, tự thân nó không thể xa rời hiện thực đời sống. Nhưng phản ánh hiện thực như thế nào, thì không phải là câu hỏi dễ trả lời. Không đơn giản chỉ là sự tả chân một cách cơ học, chưa nói rằng, tả chân đôi lúc cũng chưa hẳn là thấu đáo; và thực tiễn văn học, nghệ thuật cho thấy, thành tựu văn học, nghệ thuật phụ thuộc vào tài năng, quan niệm thẩm mỹ và sự thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ.Mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề tính chân thực trong phản ánh hiện thực của văn học cùng tôi nhé!2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.Đây thực chất là một thuật ngữ của chủ nghĩa hiện thực hiểu theo nghĩa phươngpháp sáng tác. Nó có nhiều dạng: Chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng, Chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực thời phong kiến mạt kì ở phương Đông.Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tâu Âu phát triển đỉnh cao nhất nên người tagọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và cì cảm hứng chủ đạo của nó là cảm hứng phê phán nên theo ý kiến của M. Goocki, người ta thường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán. Chủ nghĩa hiện thực phê phán còn có nghĩa là một trào lưu văn học, đối tượng 1của bộ môn lịch sử văn học. Khác với chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển thường bị chi phối bởi một vài nguồn ý thưc tư tưởng, chủ nghĩa hiện thực cóa tham vọng phải khơi nguồn ở nhiều phương diện khác nhau và tất cả phải cuối cùng phải được kết tinh lại thành một nguyên tắc nhất quán là phản ánh chân thực cuộc sống ở những phương diện khác nhau của nó.Những hình mẫu trung tâm của chủ nghĩa hiện thực phê phán là những những nhân vật phản diện tư sản hóa. Đó là những con người xuất thân từ những giai tầng khác nhau: quý tộc, tiểu tư sản, v.v... vốn có những thái độ khác nhau về chế độ tư bản, nhưng khi đã lăn vào đó thì đêu thấm nhuần đạo đức và triết lí "con bê vàng" [Banzăc]. Tuy vậy không phải là không có nhân vật chính diện. Các nhân vật này được tác giả xây dựng nhằm đối lập lại với xã hôi đang dần mất đi những điều tốt đẹp.Cảm hứng phê phán, lên án những thói sống xa hoa và sự suy đồi nghiêm trọng của con người về đạo đức.3. Phương pháp nghiên cứu.Vận dụng kiến thức có sẵn và phương pháp so sánh đối chiếu, tìm kiếm tài liệu sau đó tổng hợp.4. Đối tượng nghiên cứu.Tìm hiểu và làm rõ về nền văn học hiện thực và làm sáng tỏ quan điểm tính chân thật trong phản ánh hiện thưc của văn học.5. Bố cục.Ngoài phần Mở đầu và phần kết luận thì bài tiểu luận còn có 3 chương:Chương1.Tìm hiểu về văn học và chức năng, nhiệm vụ của văn học.Chương 2 Tìm hiểu về vấn đề tính chân thực trong văn học hiện thực.Chương 3: Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.2PHẦN NỘI DUNGChương1.Tìm hiểu về văn học và chức năng, nhiệm vụ của văn học.1.1 Khái niệm văn họcMột loại sáng tác tái hiện những vấn đề của cuộc sống xã hội và con người thôngqua sự hư cấu được dùng làm phương thức sáng tạo và thông qua một ngôn ngữ thẩm mĩ được dùng làm chất liệu biểu hiện. VH có nhiều thể loại và mỗi thể loại đều có đối tượng và cách sáng tác riêng [tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản sân khấu, kịch bản phim, lí luận phê bình]. Trong lịch sử văn học các nước, cũng có lúc người ta chiaVH thành từng dòng, khuynh hướng, trường phái. Các dòng VH vừa xâm nhập vào nhau vừa bổ sung cho nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và thưởng thức hết sức đadạng của người đọc. Người ta cũng dùng thuật ngữ VH để nói toàn bộ những sáng tác văn học của một thời kì hoặc một nước: VH Việt Nam thế kỉ 18, VH Trung Quốc, VH Pháp. Khi nói "văn chương", về căn bản cũng là nói VH nhưng người ta muốn nhấn mạnh đến tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của VH về phương diện ngôn ngữ. Thuật ngữ "mĩvăn" cũng đã được dùng trong trường hợp này1.2 Chức năng của văn học Văn hóa là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, trước hết là những giá trị tinh thần. Trong đó, văn học là một thành tố rất quan trọng của văn hóa. Ở phương Đông, hai khái niệm này rất gần gũi nhau. Khổng Tử đã từng hiểu "Văn" theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với yếu tố văn hóa trong con người."Đối với người Việt Nam, văn học gần như đồng nghĩa với văn hóa".Tuy nhiên cũng cần phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó để xác định đối tượng nghiên cứu và chức năng riêng của mỗi ngành. Người ta thường nói đến các chức năng của văn học như: nhận thức - dự báo, giáo dục - giao tiếp, thẩm mỹ - giải trí... Đứng từ góc độ nghệ thuật và ở cấp độ hệ thống, nhiều người cho rằng, chức năng bao trùm nhất của văn học là tình cảm - thẩm mỹ. Nhưng nếu đứng từ góc độ văn hóa - xã hội, ta sẽ thấy văn học có một chức năng bao trùm khác, thống nhất nhưng không đồng nhất với các chức năng trên, tạm gọi đó là "chức năng văn hóa" của văn học. Chức năng văn hóa của văn học cũng có yếu tố nhận thức nhưng không phải tấtcả những gì được phản ánh trong tác phẩm cũng đem đến cho ta những nhận thức về văn hóa. Nhiều đoạn văn tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên hoặc những hành động đơn giản của con người thì thường không thể hiện rõ những yếu tố văn hóa. Thậm chí nếu hiểu văn hóa là những gì tốt đẹp thì những tác phẩm đồi trụy, khiêu dâm, khích động bạo lực... càng thiếu tính văn hóa. Ngay cả trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoàiđời, nhà văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần 3định hướng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, cần phải nói đến tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Văn học còn là công cụ chuyển tải văn hóa và lưu giữ bóng dáng con người qua các thời đại. Nhiều bộ sử thi cổ đại được coi là các bộ bách khoa toàn thư lưu giữ toàn bộ văn hóa và những giờ phút vàng son trong lịch sử dân tộc. Mỗi nhà văn hiện đại cũng cần phải có ý thức lưu giữ những giá trị đặc sắccủa văn hóa dân tộc. Ngoài ra, trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn còn giúp cho người đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảmtính và trực giác. Để làm tốt chức năng văn hóa của văn học, đòi hỏi nhà văn cũng phải là một nhà văn hóa, giáo dục. Nhà văn cần có kiến thức sâu rộng, có lương tâm và tài năng nghệ thuật để tạo ra những giá trị văn hóa cao đẹp. Nói tóm lại, một tác phẩm văn học có giá trị là phải hướng tới xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ vai trò của văn học đối với văn hóa như sau: "Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, cótác dụng sâu sắc xây dựng con người". Đó cũng là mục tiêu cao cả mà nhiều nhà văn -nhà văn hóa cần phấn đấu đạt tới.1.3. Nhiệm vụ của văn học là gì? Văn học là sự trao đổi thông tin giữa người phát và người nhận bằng một loạingôn ngữ đặc biệt, một sự trao thông điệp giữa nhà văn và độc giả. Nhà văn muốn nóilên một tư tưởng nào đấy mới mẻ, "nhắn nhủ' một điều gì với người đọc nói nhưNguyễn Đình Thi, hay truyền đạt một "tấm nhiệt thành" nào đó như cách nói củaNguyễn Văn Siêu. Thế nhưng tại sao mà lại phải "nói" với nhau bằng cách cầu kì nhưvậy, một cách nói rất dễ bị hiểu sai, thay vì cách nói của ngôn ngữ hằng ngày. Chẳnghạn nếu quả thật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhà văn chỉ muốn nói với độcgiả rằng chiến tranh thật tàn khốc vì thế không có kẻ thắng tuyệt đối trong cuộc chiếnnày thì cần gì phải tổ chức ra một cơ cấu nghệ thuật tự sự phức tạp như thế, sao khôngnói trực tiếp" luôn? Vấn đề là ở chỗ tư tưởng mà tác giả muốn nói, nội dung mà tácphẩm trình bày không phải là một luận điểm logic, một kiến thức kiểu khoa học xãhội như vậy về phương diện cung cấp kiến thức kiểu này thì nghệ thuật chỉ cung cấpnhững tri thức rất bình thường. Có người hỏi L.Tolstoi về tư tưởng của tiểu thuyếtAnna Karenina là gì, Tolstoi nói rằng để trả lời được câu hỏi đó ông chỉ có cách viếtlại cuốn sách từ dòng đầu đến dòng cuối. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi người đọclà một cách nhìn, một cách nghe, một cảm giác, cảm xúc yêu ghét, suy nghĩ... riêng,mới mẻ và mang tính tổng hợp, tổng hợp như một cách sống. Văn học như vậy không phải nhằm mô tả hiện thực nếu thế nó chỉ chạy theohiện thực, không phải là "nghiền ngẫm về hiện thực" nếu thế nó chỉ là sự nhận thứcthuần lí không khác gì khoa học, văn học đó là một cách sống với hiện thực. 4 Mỗi nghệ sĩ, đúng hơn, mỗi lối viết đề nghị một cách sống với hiện thực riêng. ý muốn nêu lên tư tưởng chủ đạo" của tác phẩm chỉ với một vài câu nhận định tóm lược là bất khả. Một điều quan trọng nữa ở tác phẩm văn học là nội dung không tách biệt với hình thức, hình thức cũng là thành phần của nội dung: một cách diễn đạt, một cách tổ chức ngôn ngữ khác biệt thơ của nhóm Lê Đạt…, những lối cấu trúc tiểu thuyết phi truyền thống các thử nghiệm của các nhà tiểu thuyết trẻ: Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… cũng chính là một cách nghe, cách nhìn mới của nhà văn nội dung], giống như trong hội họa, một sự phối màu mới, một tổ chức không gian mới là một cách cảm nhận mới của họa sĩ. Theo quan điểm đó thì ngày hôm nay chúng ta rất cần lưu tâm tới các sáng tạo hình thức mới và độc đáo. Chương 2 Tìm hiểu về vấn đề tính chân thực trong văn học hiện thực.2.1 Thực trạng của văn học hiện nay.Việc đề cao quá mức đặc tính phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của văn học đã dẫn đến chỗ hiểu lệch bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, coi nhẹ sự tìm tòi tư tưởng và thể hiện những suy nghĩ của cá nhân nghệ sĩ trong tác phẩm. Không phải những người khuyếch đại nhiệm vụ phản ánh hiện thực của văn học không nói đến sáng tạo của nghệ sĩ, đến tính tích cực chủ quan của nhà văn. Nhưng đây vẫn chỉ là cái nằm trong khuôn khổ tính tích cực của sự phản ánh, nghĩa là phản ánh có suy nghĩ, có đánh giá lựa chọn v.v... chứ chưa phải tính tích cực như nguyên lýtổng quát của sáng tạo nghệ thuật. Trên bình diện lý luận nghệ thuật, văn học trước hết không phải là phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật thể hiện cách nhìn của nhà văn về cuộc sống, sự khao khát công lý xã hội: nó là lời tâm sự hay sám hối, là tiếng nói của tình yêu cái đẹp không đạt được, là gánhnặng ưu tư về lẽ đời, lẽ còn mất của nhân sinh và vũ trụ. Văn học chủ yếu không phải là ghi chép, mô tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn, nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu vườn nơi tâm hồn con người đến đơm hoa kết trái, như hình thức tồn tại và phát triển độc đáo của đời sống tinh thần nhân loại. Văn học không phải không phản ánh, mô tả hiện thực, nhưng đừng nên xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, nhiệm vụ hàng đầu và bao trùm của nó. Nội dung của tác phẩm văn học vì vậy cũng chứa đựng trước hết không phải hiện thực được phản ánh, mà là tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Điều này ngay Lê Quý Đôn cũng đã nói từ hai trăm năm trước: "Ta thường cho làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự... lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng". Rõ ràng sẽ là không đúng nếu để mặt "tình" trong nghệ thuật xuống hàng thứ hai. Đó là một bước thụt lùi so với cách nghĩ của cha ông ta xưa.Do không chú ý đến mặt chủ quan của nội dung nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm văn học thường chỉ được xem xét chủ yếu trong giới hạn của tính khuynh hướng và trước hết là tính nhân dân, tính đảng. Vì vậy, mặc dù tính tư tưởng có vẻ 5như vẫn được nhắc đến, thậm chí được đề cao, nhưng thực chất nó chỉ còn lại như một thứ tư tưởng chung chung, tư tưởng của Đảng, của tất cả mọi người, một thứ quan điểm lập trường dùng làm chỗ dựa để phản ánh cho "đúng", cho "hùng hồn" mà thôi. Còn bao nhiêu suy nghĩ tâm huyết của nhà văn, những điều mình nghiền ngẫm, giày vò, cho là phải trái, những niềm vui nỗi buồn hết sức đơn giản của đời người thì ít khi được thể hiện trong tác phẩm. Sáng tác nghệ thuật mất dần tính chất của một cuộc hành hương đi tìm chân lý. Lâu ngày rồi chính bản thân nhà văn, từ chỗ ban đầu e ngại, giữ cho "an toàn" cũng đi dần đến chỗ lười suy nghĩ, học hỏi, nên khi có dịp được nói, "cho nói" thì khá đông người lại chẳng có gì để nói, đâm ra nói như cũ, giống như chú gà nuôi trong ống lâu ngày, khi thả ra ngoài vẫn không quen, cứ đi ngật ngưỡng.Văn học rất cần sự thật, nhưng sự thật trong văn học không phải chỉ là sự thật của các tính cách và sự kiện được mô tả mà còn là sự thật của cách nhìn, của thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với những hiện tượng được phản ánh, tức là tính chân thực lịch sử của tư tưởng - tình cảm tác phẩm. Yêu ghét cũng có công lý, tính khách quan của nó. Yêu cái đáng yêu, ghét cái đáng ghét cũng là một biểu hiện quan trọng của sự thật trong văn học, của chân lý nghệ thuật.Muốn phản ánh hiện thực cho chân thực, nói chung cái yêu ghét của nhà văn phải đúng. Nhưng đồng thời nghệ sĩ cũng phải biết và dám nói thật. Văn học là lương tâm của xã hội, vì vậy tự nó đã xa lạ với những gì phi đạo đức. Những tình cảm xa lạ với lương tri con người, dù thành thật đến đâu, cũng đều có hại cho nghệ thuật. Song văn học lại thường rất rộng lượng với những lầm lạc về nhận thức, với sự vấp ngã củacon người trên con đường đi tìm chân lý. Chân lý càng phức tạp và vĩ đại, lầm lạc củanhà văn càng lớn, nhưng nếu nghệ sĩ thực sự chân thành thì tác phẩm của anh ta sẽ toát lên hào quang và sự hấp dẫn của cái chết tử vì đạo. Bởi vậy trong nghệ thuật, quan trọng không phải chỉ là chuyện đúng sai mà là vấn đề thật giả. Nói thật một cáchsai lầm thường vẫn không đáng ghét như là nói dối một cách đúng đắn.Mặt khác phải thấy rằng nói thật và nói sự thật không phải bao giờ cũng là một.Có khi anh chân thành đấy, nhưng vì nói một chiều, định hướng của anh sai, nên thành ra chỉ mới nói được một nửa sự thật. Chẳng phải mấy chục năm qua phần đông nhà văn chúng ta cũng tin mình nói thật đó sao? Mà có lẽ đúng như vậy. Nhưng bây giờ thì trừ những người "yêu quá khứ" vì quá yêu mình ra, mấy ai nghĩ rằng văn học ta đã nói hết được sự thật?Như vậy rõ ràng mối quan hệ giữa văn học và hiện thực rất phức tạp. Một mặt đó là tiếng nói, cái nhìn của nhà văn về hiện thực, mặt khác là bản thân hiện thực được phản ánh, ghi lại trong tác phẩm. Tính chân thực trong văn học, do đó, cũng không phải chỉ là tính chân thực của sự phản ánh, mà còn là tính chân thực lịch sử củathái độ, cách đánh giá và sự trung thực của nhà văn.6

Video liên quan

Chủ Đề