Môi trường tài nguyên thiên nhiên là gì năm 2024

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng- (Nguyễn Đức Qúy – Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ Quốc gia – 2001).

Theo vi.wikipedia.org:

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Các loại tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v... * Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.

Theo từ điển bách khoa toàn thư VN toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những dạng vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên TNTN mang tính chất xã hội, được "xã hội hoá". Như thế, nguồn TNTN luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội. TNTN có thể thu được từ môi trường tự nhiên, được sử dụng trực tiếp (như không khí để thở, các loài thực vật mọc tự nhiên...) hay gián tiếp thông qua các quá trình khai thác và chế biến (như các loại khoáng sản, cây lấy gỗ, đất đai...) để sản xuất ra những vật phẩm nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Mac coi việc thường xuyên thực hiện sự trao đổi vật chất giữa con người và tự nhiên là một quy luật điều tiết nền sản xuất xã hội, không có sự trao đổi đó thì cũng không thể có bản thân sự sống của con người. Hằng năm, con người lấy ra từ môi trường tự nhiên khoảng 35 - 40 tỉ tấn nguyên vật liệu. Các dạng TNTN chủ yếu bao gồm: tập hợp các nguồn năng lượng (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng của các con sông, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, nguồn thế giới sinh vật (động vật, thực vật), vv. TNTN là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản xuất của xã hội. Thành phần của chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể phục hồi được và các nguồn TNTN không thể phục hồi được. Có những TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có những TNTN sẽ bị cạn kiệt. Trong số TNTN cạn kiệt, nhưng trong khi sử dụng nó có thể phục hồi (vd. sinh vật khi chưa bị tuyệt chủng) và những tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu khí, vv. TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Nhưng có thể tổng quát phân loại TNTN thành các dạng chính theo sơ đồ sau:

​​

TNTN phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Một số nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia... (chủ yếu là các nước phát triển) có nguồn TNTN phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu; trong khi đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latinh lại thường có ít TNTN, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu. Mặc dù TNTN rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí TNTN có một ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Chỉ có như vậy thì mới bảo đảm sự phát triển bền vững.

1. Nêu khái niệm, đặc điểm của môi trường. 2. Phân tích vai trò của môi trường đối với con người. 3. Môi trường ô nhiễm, suy thoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người? ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 108 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin mục a, hãy nêu khái niệm, đặc điểm của môi trường.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1a (Khái niệm và đặc điểm).

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…

Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…

Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

Trả lời câu hỏi 1 mục 1b trang 109 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin mục b, phân tích vai trò của môi trường đối với con người.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1b (vai trò).

Lời giải chi tiết:

Vai trò của môi trường đối với con người:

- Không gian sống của con người. Các thành phần của môi trường như bức xạ mặt trời, đất, nước, không khí,…. Đều là những yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người.

- Nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người như: đất, nước, khoáng sản, gỗ,…

- Nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của chúng ta mỗi ngày đều phát sinh chất thải và tất cả các chất thải này được đưa vào môi trường.

- Nơi lưu giữ và cung cấp thông tin.

Trả lời câu hỏi 2 mục 1b trang 109 SGK Địa lí 10

Môi trường ô nhiễm, suy thoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin mục 1b (vai trò).

- Đọc thông tin mục “Em có biết?” để hiểu khái niệm môi trường ô nhiễm và môi trường suy thoái.

Lời giải chi tiết:

- Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm làm gia tăng lượng các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tia UV, khí CO2,…

- Môi trường ô nhiễm, suy thoái sẽ dẫn đến sự suy thoái của các nguồn tài nguyên như nước, đất, rừng, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái… làm mất đi tiềm năng để phát triển kinh tế.

- Gia tăng các loại thiên tai, diễn biến phức tạp như bão, lũ, hạn hán.

- Gây thiệt hại cho mỹ quan đô thị.

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 109 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin mục a, hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2a (Khái niệm và đặc điểm).

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho cuộc sống.

- Đặc điểm:

+ Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều trong không gian. Các tài nguyên có giá trị kinh tế cao thương hình thành qua quá trình phát triển lâu dài.

+ Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Có rất nhiều các để phân loại tài nguyên thiên nhiên. Cách phân loại tài nguyên thông dụng nhất là dựa vào khả năng tái sinh của tài nguyên so với tốc độ tiêu thụ của con người.

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 110 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin mục b, hãy phân tích vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2b (vai trò).

Lời giải chi tiết:

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:

- Là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên – nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.

- Là cơ sở để tích lũy vốn và phát triển ổn định:

+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích lũy vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên có nhiều quốc gia nhờ nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng khai thác các sản phẩm thô để bán.

+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội để phát triển ổn định.

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 110 SGK Địa lí 10

Dựa vào khả năng tái sinh, hãy phân loại các tài nguyên sau: kim loại, thực vật, khí tự nhiên, nước, gió, than đá, đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ trang 109 về phân lại các tài nguyên.

Lời giải chi tiết:

- Tài nguyên vô hạn: gió.

- Tài nguyên hữu hạn:

+ Tài nguyên có thể tái tạo: nước, đất, thực vật.

+ Tài nguyên không thể tái tạo: kim loại, khí tự nhiên, than đá.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 110 SGK Địa lí 10

Tìm hiểu về vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Xác định được tác động của tài nguyên khoáng sản đến phát triển công nghiệp ở những khía cạnh nào (bài 28) .

- Tìm hiểu về đặc điểm của tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Nước ta là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại từ đó là cơ sở để phát triển một cơ cấu công nghiệp đa ngành, trước hết là công nghiệp khai khoáng, tiếp đến là chế biến.

+ Khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt -> phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp điện (nhiệt điện).

+ Khoáng sản kim loại như đồng, chì, kẽm, sắt, mangan,… -> công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu từ đó là cơ sở để phát triển công nghiệp cơ khí – chế tạo.

+ Khoáng sản phi kim loại như apatit, pyrit,… -> phát triển công nghiệp hóa chất.

+ Khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh, đá vôi, cát, titan,… -> phát triển công nghiệp thủy tinh pha lê và sản xuất vật liệu xây dựng…

- Khoáng sản nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ nên chủ yếu hình thành các điểm công nghiệp khai thác nhỏ lẻ, quy mô nhỉ

- Các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như than đá, dầu mỏ,.. -> sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế.

- Sự phân bố các loại khoáng sản quy định sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta. Ví dụ khai thác than và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chỉ phân bố ở vùng than Quảng Ninh hay khai thác dầu mỏ và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí chỉ phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta.

Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức

1. Nêu khái niệm phát triển bền vững. 2. Trình bày sự cần thiết phải phát triển bền vững. 3. Nêu khái niệm tăng trưởng xanh. 4. Trình bày biểu hiện của tăng trưởng xanh. 5. Lấy các ví dụ cụ thể về biểu hiện của tăng trưởng xanh. 6. Sưu tầm thông tin, tìm hiểu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở nước ta.