Một đại kiếp là bao nhiêu năm?

Bí mật về kiếp được giải như sau: Một đại kiếp chỉ có 5120 năm và đến năm 2015 thì bánh xe pháp của Phật sẽ ngừng quay.

Bí mật này được đức Phật ẩn trong bài thuyết về Kiếp. Cần phải hiểu về trống đồng Ngọc Lũ thì mới giải được bí mật này vì Trống Ngọc Lũ chiếc khoá mật mã của kinh Phật.

1- Một Tiểu Kiếp Chỉ Là Con Số 64.

Đức Phật thuyết về thời gian của 1 tiểu kiếp, 1 trung kiếp và 1 đại kiếp thông qua việc thuyết về tuổi thọ của loài người theo nghiệp báo và sau đó đệ tử của Phật tính được các con số năm của 1 tiểu kiếp, 1 trung kiếp và 1 đại kiếp. Thực chất thì đó chỉ là những biểu thức để tính ra con số 5120 mà thôi.

Ta viết biểu thức sau và nên hiểu rằng biểu thức là một hình thức diễn đạt.

Một Tiểu kiếp bằng 16.798.000 năm. Con số này là một biểu thức, biểu thức đó là :
” 16 x 4 x 000″. Trong đó:
– Số 16 là 16 vành trên trống Ngọc Lũ với ý nghĩa rằng “các hoa văn trên trống Ngọc Lũ chính là chiếc chìa khoá mở con số bí mật này.
– 798 là số thứ tự các vành trên trống Ngọc Lũ. Vành 7 là vành âm, vành 9 là vành âm, vành 8 là vành dương. Tương ứng giá trị âm dương của các vành là : vành âm – âm – dương. Xếp theo thứ tự thì đây là quẻ Chấn. Quẻ Chấn mang số 4 vì thế mà 789 chính là con số 4.
– Còn 3 con số 0 là 3 thời kỳ lần lượt của đạo Phật đó là thời Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Ý nghĩa của 3 con số 0 này là: ” Bánh xe chân lý của Đạo Phật sẽ trải qua thời kỳ Chánh Pháp, Tượng Pháp và sẽ dừng lại ở thời kỳ Mạt Pháp. Tuy nhiên bánh xe Phật Pháp sẽ dừng lại ở năm nào thì hãy phân tích tiếp. Khi tính giá trị biểu thức thì hãy bỏ đi 3 con số 0 vì chúng chỉ mang giá trị thông tin của giai đoạn bánh xe pháp dừng quay.

Chúng ta tính giá trị của biểu thức biễu diễn:

16 x 4 x 000. Đem bỏ các số 0 thì chỉ còn 16 x 4. Kết quả sẽ bằng 64.

Trong Kinh Dịch có tất cả 64 quẻ. 64 quẻ này thể hiện đầy đủ chân lý chung của vạn pháp. Bắt đầu từ quẻ số 1 là Bát Thuần Càn và quẻ cuối cùng mang số 64 là Hoả Thuỷ Vị Tế. 64 quẻ này phản ánh quy luật của 1 chu kỳ tồn tại của vạn vật nói chung. 1 chu kỳ tồn tại chính là 1 kiếp. Kinh Dịch thì 64 quẻ là 1 kiếp vận động, một tiểu kiếp trong Kinh Phật chúng ta cũng tính ra được con số 64 này vì thế mà tuy 2 đạo nhưng chỉ là 1 vậy.

Kết: Một tiểu kiếp chỉ có 64 năm.

2- Một Trung Kiếp có 1280 năm và 1 Đại Kiếp có 5120 năm.

Phật thuyết 1 trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp. Như vậy 1 trung kiếp sẽ là 64 x 20 = 1280 năm.
Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp. Như vậy 1 đại kiếp sẽ bằng 1280 x 4 = 5120 năm.

3- Nghĩa của con số 5120.

3.1 Đây là con số của 1 đại kiếp. Con số này cũng xuất hiện trong Trống Đồng Ngọc Lũ khi ta tính con số của một năm chí tuyến.

Lấy 5120 chia cho con số 14 tia mặt trời trên mặt trống Ngọc Lũ thì sẽ bằng 365,7 142857 ngày. Trong đó con số 365 là số ngày chẵn của một năm chí tuyến. Con số 7 là Phật [số 7 đại diện cho Phật Thượng Đế], con số 142857 là con số thần kỳ, nó là chữ ký số xác nhận của Phật. Cách tìm con số 5120 trên trống Ngọc Lũ xin quý vị hãy tìm đọc những bài thuộc “Giải mã trống đồng Ngọc Lũ” thì sẽ rõ.

3.2 con số 5120 – Đây là số năm mà Cơ Trời vận hành độ hoá thế gian.

Cơ trời là sự an bày của đức Thượng Đế để cứu khổ thế gian. Vào năm nào, xảy ra sự kiện nào, đạo nào ra đời, loại tà quái nào xuất hiện …đều được an bày trước. Tất cả sẽ diễn ra trong khoảng 5120 năm. Trong thời gian hơn 5000 năm này, đức Thượng Đế Chí Tôn đã chuẩn bị mọi hành trang để đưa loài người đến một đời sống thật sự hạnh phúc và không có chữ khổ trên trái đất này. Trái đất sẽ là một Vườn Địa Đàng trong tương lai không xa.

Kinh Pháp Hoa

3.3 Con số 5120 biểu diễn năm mà bánh xe Phật ngừng quay.

Ta sẽ thấy bánh xe Phật dưới đây.
Xét con số 5120 khi nó là một biểu thức: biểu thức biểu diễn này như sau: [5 + 1 + 2] x 0
Ta tính được là : 8 x 0 = 0
Trong đó số 8 chính là 8 cây căm của bánh xe Phật. Số 0 [thừa số] mang nghĩa của sự dừng lại, vận tốc quay đã bằng 0. Số 0 ở hàng kết quả [tích] hàm nghĩa của sự chấm dứt giáo pháp của Phật, khi giáo pháp của Phật chấm dứt cũng chính là chấm dứt giai đoạn Không tại thế gian của Cơ Trời.

Ta sẽ thấy năm bánh xe pháp ngừng quay:
5120 ta đem viết ngược lại thành 0215. Con số 0 đứng trước số 2 thì vô nghĩa vậy nên phải dời nó ra sau số 2, vì thế mà ta thấy con số 2015. Như vậy năm 2015 là năm mà bánh xe pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni ngừng quay.
Tại sao nó lại ngừng quay, bởi vì đức Phật đã sắp đặt từ trước cả rồi. Năm 2015 là năm mà chiếc xe mang tên Phật Thừa đã về đến đích, về đến nơi thì nó phải dừng lại là một lẽ đương nhiên.
Như đã nói phần đầu tiên, đạo Phật có 2 phần, phần Phơi ra cho thấy và phần Mật thì được dấu kín. Phần Mật thì khi chiếc xe Phật Thừa về đến nơi thì phần Mật sẽ được mở ra, khi đã mở ra rồi thì ai ai cũng đều biết cái “Mật” đó. Hãy xét lại chữ “Phật”.

Phật = Phâ + ật -> Pha + Ật -> Phanh + Mật.

Phanh có nghĩa là thắng lại, dừng lại. Mật là các nội dung được ẩn dấu. Khi xe Phật phanh lại thì bí mật sẽ được Phanh phui ch mọi người cùng thấy rõ.

Phật = Phâ + ật = Phanh + Mật. Phanh là Phanh Phui, Mật là bí mật vì thế mà khi bánh xe Phật dừng lại thì bí mật sẽ được phanh phui.

Phật = Ph + ật -> Phơi Mật. Phơi mật cũng có nghĩa là phơi bày những nội dung mật vậy.

Thực sự là thế. Năm 2015 là năm mọi bí mật đã được rõ ràng, tuy nhiên do có quá nhiều nội dung nên ta viết và đăng lên dần dần cho mọi người cùng tỏ.

4. Đạo Phật ra đời ở ” Giai đoạn Hoại và đồng thời cũng là giai đoạn Không” của Kiếp Nhân Gian này.

Con người đã có mặt ở trái đất này từ hàng triệu năm cho đến hàng nghìn năm về trước, tuy nhiên xã hội loài người luôn trải qua 4 Thời hay còn gọi 4 giai đoạn đó là Thành Trụ Hoại Không. Bốn thời này gộp lại gọi là 1 Kiếp Nhân Gian. Nhân gian bao gồm 2 cõi là Dương Gian và Âm Gian. Ở 3 giai đoạn đầu là Thành, Trụ và Hoại thì con người tồn tại ở cả 2 cõi. Tuy nhiên ở giai đoạn “Không” thì loài người chỉ ở âm gian

– Ở giai đoạn Thành: con người được hình thành do tiến hoá từ loài thú.

– Ở Kiếp Trụ: con người tồn tại và phát triển hoà bình an vui.

– Ở Kiếp Hoại: con người luôn làm điều tàn ác hại nhau, huỷ hoại giá trị hạnh phúc đích thực của nhân loại. Ở giai đoạn này khoa học kỹ thuật vô cùng phát triển, rất văn minh, tuy nhiên giá trị hạnh phúc thật sự đã không còn. Con người phát triển nhiều loại vũ khí huỷ diệt hàng loại và nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Khi những mâu thuẫn đó lên tới cùng cực rồi chiến tranh thế giới diễn ra hàng loạt. Sau cuộc chiến cuối cùng, số người sống xót cũng bị nhiễm độc và chết lần chết mòn và cho đến không còn một ai sống xót cả.

– Ở kiếp Không: ở kiếp này con người không sống ở dương gian nữa mà hầu hết bị đoạ vào 3 đường dữ [địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh], những người còn lại thì vẫn sống ở âm gian với một xã hội cũng tương tự như trên dương gian tuy nhiên vì trên dương gian điều kiện cho con người tồn tại không có vì luật trời không cho phép, tất cả cũng tại cộng nghiệp ác của loài người mà nên. Tuy vậy họ vẫn sống ở cõi âm gian, ở cõi này cũng có những nơi tu học thù thắng nên họ dễ dàng thoát khỏi kiếp người mà thăng lên làm những cấp sống cao hơn cho đến bậc thánh tiên …
Phần đa số còn lại của loài người cực nặng nghiệp phải bị đoạ vào 3 đường dữ, họ vì những tội ác này mà phải trải qua hàng trăm ngàn năm bị đoạ mới dần trả hết ác nghiệp và được cho trở lại làm người. Trước tiên họ phải đầu thai vào loài súc sinh có hình dáng gần giống với loài người rồi sau đó loài đó mới dần tiến hoá thành loài người trở lại. Khi trên dương gian loài người xuất hiện trở lại thì đó đã bắt đầu một chu kỳ mới, giai đoạn Thành rồi đến giai đoạn Trụ …
Con người cứ xoay quanh vòng tuần hoàn luẩn quẩn từ kiếp Nhân Gian này cho đến kiếp Nhân Gian nọ … và mãi tận cho đến Kiếp Nhân Gian ngày nay.

Ngày nay con người đang sống trong giai đoạn Hoại của xã hội loài người. Xã hội con người đang dần văn minh đến tột độ nhưng giá trị đạo đức và hạnh phúc của con người đã rất suy đồi tàn mạt. Đến một lúc nào đó thì bản chất của một con người sẽ không còn, tâm con người sẽ bị tiêu diệt. Lúc này tuy mang thân người nhưng suy nghĩ và hạnh động thì của loài yêu ma. Đã là yêu ma thì không sợ chết vì thế mà chiến tranh hiện đại sẽ xảy ra và con người sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi chiến tranh và độc tố bao trùm khắp hành tinh.

Tuy vậy chúng ta sẽ không trải qua giai đoạn đó bởi vì do ân đức của Thượng Đế. Lẽ ra năm 2012 trở về sau thì chiến tranh sẽ nổ ra liên miên và con người mau chóng bị xoá sổ. Do Cơ Trời đã ngăn chặn thảm hoạ này từ mấy ngàn năm trước nên ngày tận thế sẽ không diễn ra.

Ở Kiếp cuối của kiếp Nhân Gian này, đức Thượng Đế đã ngăn chặn sự tự huỷ diệt của loài người rồi sau đó ngài sẽ đưa đời sống của con người tới một xã hội “Xã Hội Chủ Nghĩa” thực sự. Dân tộc Việt Nam sẽ thực hiện sứ mệnh đó trước tiên, sau đó sẽ hướng dẫn cho toàn thế giới. Việc nước Việt Nam theo chế độ Cộng Sản đó là do sự sắp xếp của đức Thượng Đế. Màu đỏ của Cộng Sản là vầng mặt trời hồng soi rọi cho toàn nhân loại, tuy nhiên cho đến năm 2015 này thì vầng hồng vẫn còn yếu ớt và chưa hoàn thiện độ tinh khiết.

Bắt đầu từ cuối giai đoạn Thành, đức Thượng Đế đã giáng phàm khai mở Cơ Trời hướng đạo cho loài người. Lúc này ngài là đức Phục Hy và hoàng hậu của ngài lúc này là đức mẹ Nữ Oa. Sau đó thì đến thái tử của ngài tức đức Thần Nông Di Lặc Giê Su cùng các đại tiên đã hạ phàm vận hành Cơ Trời theo kịch bản đã định. Dân tộc Việt Nam [Việt Kinh] đã được đức Thượng Đế chọn trao sứ mệnh, vì được chọn nên nước Việt phải trải qua những bài tập rèn giũa cực kỳ khắc nghiệt của Thượng Đế và cho đến bây giờ mới thực sự thành tựu. Thời gian dân Việt được rèn luyện đã trải qua 5000 năm rồi. Thời kỳ đầu dựng nước thì hình thành nên phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn hoá phong cách của người Việt…, thời kỳ sau này là rèn luyện kỹ năng chiến đấu, ý chí, tinh thần yêu nước, yêu hoà bình, yêu cái thiện …và cho đến thế kỷ 21 này, tất cả đã được chín mùi rồi vậy.

Đạo Phật ra đời ở giai đoạn Hoại đồng thời cũng là giai đoạn Không của kiếp Nhân Gian cuối cùng này.

Đạo Phật ra đời vào thời đã có chiến tranh của con người với nhau và dễ dàng nhận thấy đây là giai đoạn Hoại của kiếp Nhân Gian. Ngày này vũ khí con người đã tối tân có thể huỷ diệt toàn bộ nhân loại trên hành tinh này cũng là một minh chứng cho giai đoạn Hoại này.

Cơ Trời đã chuyển từ hơn 5000 năm về trước, đạo Phật cũng chỉ là 1 quá trình trong kế hoạch của Thượng Đế.

Nếu trên thế gian này mà trời không ban đạo xuống nhân loại thì hiện nay loài người đã dần bị diệt vong do tâm tham của con người đã biến thành tâm của quỷ dữ.

Nếu theo quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không thì hiện tại này đây loài người đang ở những năm cuối cùng của giai đoạn Hoại, sau đó con người sẽ tự huỷ diệt rồi con người sẽ tiến đến kiếp Không. Tuy nhiên Cơ Trời đã chuyển giai đoạn Hoại và giai đoạn Không thành 1. Có nghĩa là giai đoạn Không sẽ không xảy ra theo đúng chu kỳ của nó mà loài người sẽ trực tiếp bước vào gia đoạn Thành của một chu kỳ Kiếp Nhân Gian Thánh Đức, kiếp này sẽ chỉ có gia đoàn Thành và giai đoạn Trụ chứ không có gai đoạn Hoại và Không. Kiếp Nhân Gian Thánh Đức là kiếp mà tại trái đất này sẽ có một Vườn Địa Đàng đích thực ngoài sự mong đợi của loài người.

Đạo Phật luôn gắn với chữ “Không” vì thế việc đạo Phật xuất hiện trên thế gian này nhằm mục đích triệt tiêu giai đoạn “Không” thì chẳng có gì là khó hiểu cả.

Giai đoạn “Không” là giai đoạn mọi thứ đang vận động một cách tiềm tàng không lộ rõ chứ không phải là mất tiêu không còn gì. Để xã hội lại người tiến tới giai đoạn Thành trong một chu kỳ mới thì phải có giai đoạn Không này. Thời gian sắp tới đây loài người sẽ bước sang giai đoạn Thượng Ngươn Thánh Đức [Kiếp Nhân Gian Thánh Đức] với bắt đầu là giai đoạn Thành. Lẽ ra con người phải bị tiêu diệt hết rồi sống ở cõi âm gian từ vài chục đến từ vài trăm ngàn năm thì mới được quay trở lại làm người dương thế. Tuy nhiên lần này thì con người sẽ không phải trải qua giai đoạn không ấy nữa mà sẽ tiến thẳng lên thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức với bắt đầu là giai đoạn Thành. Đạo Phật và tất cả những đạo khác do Phật Thượng Đế lập dưới hạ giới nhằm triệt tiêu giai đoạn Không. Sở dĩ loài người tiến đến giai đoạn Không là do tâm tham của con người đã biến thành tâm ma và rồi từ đó con người sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau cho đến khi không còn ai sống trên trái đất này nữa. Các đạo ra đời tuỳ vào trình độ nhận thức của mỗi người mà đức Thượng Đế đã lập ra nhiều đạo để gieo vào trong con người cái “Thiện”. Cái “Thiện” này trải qua nhiều năm tháng sẽ khống chế được phần lớn cái tham tàng dần phát triển thành tâm ma của loài người và cho đến thời đại tân tiến ngày nay, mặc dù tâm ma tàn ác vẫn còn tồn tại khắp mọi nơi trên thế giới thế nhưng vẫn không xảy ra cuộc chiến tranh tổng lực với những vũ khí nguyên tử, hoá học hay sinh học để đưa con người về với giai đoạn Không. Cái thiện luôn thắng cái ác là vậy. Nên nhớ kỹ rằng, cái thiện trong mỗi con người là do đức Thượng Đế gieo vào tâm con người chứ nếu không, bằng sự thông minh của loài người và tánh khí của những loài cầm thú thì xon người sẽ tự nhau dìu dắt đến giai đoạn Không muôn thưở.

5. Chân Lý cơ bản của Kinh Phật cũng là của Kinh Dịch.

Quay lại biểu thức 16.4.000 = 64
Một tiểu kiếp trong Kinh Phật chỉ có 64 năm và bao gồm có 4 giai đoạn là Thành Trụ Hoại Không. Tuy nhiên không phải là con số 64 năm là con số của 1 kiếp mà nó chính là con số 64 quẻ của Kinh Dịch.

64 quẻ này phản ánh toàn bộ quy luật chân lý của vũ trụ. Thật vậy, nếu nghiên cứu Kinh Dịch sẽ rõ. Tuy nhiên đức Thượng Đế đã nói rõ điều này trong biểu thức 16 x 4 = 64. Ta sẽ biểu diễn lại biểu thức sau:

16 x 4 = 64 4 x 4 x 4 = 64

Theo công thức biểu diễn này thì chúng ta thấy rõ là 1 tiểu kiếp là 64 năm và có cả thảy 3 con số 4 phối hợp với nhau mà nên. Ta viết biểu thức biễu diễn này ra dạng :
3.4 ~ 64

Trong đó số 3 là quẻ Ly, số 4 là quẻ Chấn. Vì thế mà “3.4” chính là “Ly Chấn”. “Ly Chân” đem viết lái lại thì thành “Chân Lý”. Số 3.4 là “Chân Lý” vì thế mà công thức 3.4 ~ 64 phải được đọc thành: “Chân Lý nằm trong 64”.

– “Chân Lý nằm trong 64”, câu này là chính xác vì “Chân Lý” hoàn toàn nằm trong 64 quẻ Kinh Dịch. 64 quẻ được cấu thành từ Vô Cực đến Thái Cực, đến Lưỡng Nghi … Hiểu được quá trình hình thành nên 64 quẻ Dịch thì ta sẽ hiểu rõ quy luật chân lý trong đó.

6. Thượng Đế là Đế Thân [vua Phục Hy], Thái Tử của ngài là Đế Viêm [Di Lặc – Giê Su] và Giai Đoạn Không và Thành.
Trên trời thì ngài gọi mình là Đế Thích, dưới trần thì ngài gọi mình là Đế Thân. Rõ ràng hai chữ “Thân Thích” này đã được ám chỉ vua trên trời và vua dưới trời có liên hệ với nhau và cũng là một người.

Phật Thích Ca là Đế Thích. Ta lấy chữ “Ca” thêm dấu hỏi sẽ thành chữ “Cả”. Theo nghĩa Việt thì Cả là lớn nhất mà lớn nhất thì là Đế. Ca là Đế vì vậy mà Thích Ca chính là Thích Đế. Thích Đế là Đế Thích. Nếu không tin thì hãy hỏi Phật thử xem ngài có phải là vua trời Đế Thích hay không thì ngài sẽ trả lời rằng “Đích Thế”. Đích thị là thế. Chú Đại Bi có câu “Ca Ra Đế” chính là để giải thích cho Thích Ca và Đế Thích này.

– Trong công thức 4 x 4 x 4 = 64 ta thấy có 2 điều sau.

.Thứ nhất con số 64 là nói về vị vua Trư và Thân. Số 6 là quẻ Khảm, số 4 là quẻ Chấn. Khảm ngoại chấn nội là quẻ Thuỷ Lôi Truân. Chữ “Truân” tách ra thành 2 chữ “Tru Ân” rồi biến thành “Trư Thân”.
Trư là heo tức là chi “Hợi”. Thân là khỉ tức là chi “Thân”. Ngài Phục Hi chính là Đế Thân và chi Hợi chính là Thần Nông Di Lặc. Tuy đế hiệu của ngài không gọi là Đế Hợi tuy nhiên bản chất của những lần giáng phàm của ngài thì vẫn là chữ Hợi. Hợi thuộc hành Thuỷ và các lần giáng phàm của đức Thái Tử luôn gắn liền với chữ Thuỷ [nước]. Ví dụ: Thần Nông thì phải có nước mới làm nông được. Lạc Long Quân là loài rồng thì buộc phải có nước để sống, chúa Giê Su thì phải biết đến Đại Hồng Thuỷ, Trần Khánh Dư cũng chuyên trận thuỷ, Võ Nguyên Giáp thì sinh vào năm Hợi và tháng 7 nước nhảy lên bờ.
. Nhân vật Trư Bát Giới trong truyện Tây Du Ký cũng là hình ảnh của đức Giê Su Võ Nguyên Giáp ấy.
. Đức “Ki Tô” chính là ngài Lạc Long Quân Kinh Dương Vương ông tổ của dân Việt Kinh. Ta thêm chữ cho “Ki Tô” thì sẽ thành “Kinh Tổ”. Kinh Tổ là ông tổ của người Kinh.
. Giê Su cũng chính là Lạc Long Quân. Giê Su ta viết theo kiểu Dê Su rồi dịch thành “Dê Sung”. [Thông tục] . “Dê Sung” thì “Sướng”, mà “Sướng” thì chính là chữ “Lạc”.
. Giê Su cũng là Trọng Thuỷ. Ta viết ngược lại là “Su Giê”. “Su Giê” -> “Xu Giê” -> Xuống Giếng. Người mà lao xuống giếng chết theo vợ là nàng Mỵ Châu thì chính là đức Lạc Long Quân ngày xưa. Truyền thuyết về An Dương Vương và Nó Thần là không có thực. An Dương Vương chính là Triệu Đà vậy.

. Thứ hai, Truân này có nghĩa là “Trú Ẩn”.
Truân -> “Tru Ân” -> Trú Ẩn. Chữ Trú Ẩn này có nghĩa là gì đây?
Ta nhìn lại công thức; 4 x 4 x 4 = 64. Hãy để ý con số 4 đầu tiên đại diện cho Thành, con số 4 tiếp theo là Trụ, con số 4 tiếp theo nữa là Hoại và như vậy con chúng ta không có con số 4 đại diện cho giai đoạn Không. Bởi vì sao? Bởi vì giai đoạn Không đã bị triệt tiêu rồi và lấp vào khoảng thời gian đó chính là Kiếp Nhân Gian Thánh Đức sắp tới. Con số 64 đại diện cho kiếp Nhân Gian Thánh Đức với hàm nghĩa của một chữ “mới thành”. Số 64 là quẻ Thuỷ Lôi Truân, truân là truân chuyên non nớt ở giai đoạn đầu. Truân mang nghĩa của một xã hội Thánh Đức vừa mới được hình thành nên chưa cứng cáp.
Con số 64 này là quẻ Truân. Truân đem tách hợp thì là “Trú Ẩn”, trú ẩn thì sẽ không thấy, không thấy thì ta nói là “Không”. Con số 64 này cũng mang nghĩa là giai đoạn “Không” trong 4 giai đoạn Thành Trụ Hoại Không.

“Con số 64 phía sau biểu thức 4 x 4 x 4 = 64 nó vừa đại diện cho giai đoạn Không của kiếp Nhân Gian Thành Trụ Hoại Không này và vừa đại diện cho giai đoạn Thành của kiếp Nhân Gian Thánh Đức sắp tới” hay nói cách khác, giai đoạn Không sau cùng của kiếp này đã bị tiêu diệt mất và thay vào đó là thời kỳ hạnh phúc thật sự của loài người”

7 – Ví dụ về giai đoạn Không:

Ví dụ 1: Đứa bé khi vừa lọt lòng mẹ thì gọi là “Thành” nhưng trước đó thì nó đang phát triển ở trong bụng mẹ mà không có ai thấy nó thì gọi là “Không”. Như vậy trước Thành chính là Không.
Đứa bé được sinh Thành rồi lớn lên cường tráng thì gọi là “Trụ”, khi già đau yếu dần thì gọi là “Hoại”. Hoại đến lúc nào đó thì sẽ kết thúc sự sống thì lúc đó con người sẽ lại chuyển qua giai đoạn “Không”. Giai đoạn “Không” này tuy hình hài không ai thấy nhưng chân linh vẫn còn tồn tại. Chân Linh tồn tại và cho đến một lúc nào đó sẽ được đi đầu thai, cái thai nhi sẽ dần lớn lên trong bụng mẹ thì đây chính là giai đoạn “Không”.

Ví dụ 2: Một cây bắp từ trong hạt đâm chồi ra rồi thành cây bắp con thì được gọi là “Thành” nhưng trước đó nó nằm trong cái hạt làm cho chúng ta không thấy thì đí là giai đoạn “Không”. Cây bắp lớn lên cho trái bắp thì là giai đoạn “Trụ”. Sau đó cây bắp sẽ chết dần rồi sau đó chết queo thì là giai đoạn “Hoại”. Dòng giống của nó được tích trong hạt bắp thì dòng giống ấy đang ở trong giai đoạn Không và khi nó nảy thành mầm thì là “Thành” vậy.

Như vậy có thể rút ra một kết luận rõ ràng rằng: trong 4 giai đoạn là Thành Trụ Hoại Không thì giai đoạn “KHÔNG” nó không phải biến mất tiêu như mọi người nghĩ mà nó chuyển sang trạng thái “Ẩn Động”. Không thấy thì là “Ẩn” nhưng vẫn trong trạng thái “Động” đặc biệt. Trạng thái “Ẩn Động” này đức Phật đã Đà La Ni nó thành hai chữ “Ấn Độ” và ngài đã đặt tên cho một quốc gia để rồi sau đó ngài giáng phảm đản sinh để làm công việc độ chúng của mình. Hai chữ Ấn Độ có nghĩa là Ẩn Động. Ẩn Động nghĩa là “Hành Động Ẩn”, hành động này là gieo đạo lý và tâm thiện vào trong tâm của loài người để vào cuối giai đoạn Hoại, con người sẽ không tự tận diệt loài người một lần nữa như trong vô số lần trong các kiếp Nhân Gian trong nhiều triệu năm trước.

3 kiếp là gì?

Tam sinh [三生], cũng từ điển này giảng: “Tiếng nhà Phật, chỉ ba kiếp sống để trả cho hết duyên nợ”. Tam sinh [ba sinh] chỉ ba kiếp luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác của con người là: Quá khứ, Hiện thực và Vị lai.

Kiếp có nghĩa là gì?

Danh từ Mỗi cuộc đời của một người do những cuộc đời trước biến hóa mà có, theo thuyết luân hồi của nhà Phật, và thường xét về mặt những nỗi vất vả gian truân.

A tăng kỷ kiếp là gì?

Học giả Childers trong quyển “Tự Điển Pali” đã định nghĩa “A-tăng-tỳ” [asankheyya] là một con số lớn nhất, bằng 10140 tức bằng 1 theo sau 140 con số 0!. Một con số A-tăng-tỳ [Đại] Kiếp [asankheyya kappas] = 10140 [đại] kiếp là một con số vô cùng lớn về thời gian, thách thức cả trí tưởng tượng!.

Trái đất đã trải qua bao nhiêu đai kiếp?

Về tam thiền, trời Thiểu Tịnh thọ 16 đại kiếp, trời Vô lượng tịnh thọ 32 đại kiếp, trời Biến tịnh thọ 64 đại kiếp. Về tứ thiền, trời Vô vân thọ 125 đại kiếp cứ như thế tăng gấp đôi cho đến trời Sắc cứu cánh thọ 16.000 đại kiếp. Trong đây, trừ Vô tưởng thiên thọ lượng đồng với Quảng Quả thiên.

Chủ Đề