Một người làm quan cả họ được nhờ là gì

Người xưa có câu “Một người làm quan, cả họ được nhờ” hay có nhiều dị bản khác như “Một người làm quan, sang cả họ”; “Một người làm quan cả họ được cậy, Một người làm bậy cả họ mất nhờ.” Điều ấy không biết tự lúc nào cũng được người ta áp cho đời tu, cho người linh mục “Một người làm cha, cả họ được nhờ,” nhưng có lẽ chính xác hơn phải nói “Một người đi tu, phải nhờ cả họ.” Đi tu là từ bỏ thế gian, là sống xa cách gia đình vì lý tưởng và con đường riêng nhưng vẫn phải nhờ, phải cậy nhiều lắm; không chỉ là cậy từ thuở nhỏ qua công ơn dưỡng dục, ươm trồng và bồi dưỡng ơn gọi, mà ngay cả khi đã tuyên khấn, vào chủng viện hay chịu chức linh mục vẫn còn phải nhờ, phải cậy gia đình và họ hàng rất nhiều. Nhờ gương sáng, nhờ lời cầu nguyện, nhờ những hy sinh và lời động viên, và cả nhờ vật chất nữa.

“Cây tốt thì sinh trái tốt” (Mt 7,17). Nếu một người con trong gia đình đi tu, bước vào đời sống thánh hiến thì có lẽ không quá khi nói rằng chính cha mẹ người ấy đã đi tu trước, đã tu trong bậc sống hôn nhân của mình, và sẽ tiếp tục tu cùng với con mình. Nhớ ngày xưa, chính cha mẹ là người đã dạy người con đọc từng lời kinh, dâng từng lời nguyện, rồi giục giã con đi viếng Chúa buổi trưa, đi Lễ mỗi chiều hay đọc kinh gia đình ê…a hàng tối. Nhìn lại một chặng đường dài, người con nhận ra rằng mình đã được hít thở và lớn lên trong bầu khí thiêng liêng đạo đức của gia đình, của làng xóm và giáo xứ. Và rồi ơn gọi dâng hiến của con đã được ươm mầm và chăm sóc trong bầu khí xóm đạo và dưới mái ấm ấy. Khi cho con đi tu, cha mẹ đã sống tinh thần từ bỏ của đời tu thật mạnh mẽ. Từ những giọt nước mắt, cái ôm thật chặt ngày con đi xa tìm hiểu ơn gọi, ngày con vào Nhà Tập rồi cả hai năm biền biệt không tin tức, cha mẹ vẫn tiếp tục khuyến khích con dấn bước theo tiếng gọi của Thầy Giêsu. Rồi khi tuổi đã cao và bị thời gian làm cho hao mòn sức lực, cha mẹ vẫn sẵn sàng tiếp tục hy sinh, không đòi con ở bên chăm lo cho cha mẹ để đền đáp ơn dưỡng dục, cha mẹ lại còn động viên con bền đỗ trong ơn gọi. Qủa thật, một người con đi tu rồi, cha mẹ và gia đình cũng đi tu cùng với con. Cha mẹ vừa nêu gương sáng sống động cho con về sự từ bỏ, vừa gợi nhắc cho con về lòng yêu mến Chúa và truyền thống đức Tin của quê hương.

Người đi tu, dù là linh mục hay tu sĩ, nam hay nữ, đều rất cần lời cầu nguyện, những hy sinh và lời động viên nâng đỡ tinh thần của cha mẹ, gia đình và họ hàng vì đường tu trì tưởng chừng êm ả, phẳng lặng và bình yên như mặt hồ xanh nhưng thực ra bên trong lại lắm gió lớn và mây đen chờ ngày mưa dữ. Những năm tháng học hành trên đường tu trì ấy cũng lắm vất vả và đòi nhiều hy sinh không kém khi lao tác trong cánh đồng sứ vụ. Họ muốn biến bàn học thành bàn thờ, để nhờ ơn Chúa, họ có được những khí cụ tri thức cần thiết, những phương tiện tốt nhất cho sứ mạng tông đồ, cho việc phục vụ Thiên Chúa ngang qua tha nhân. Cha mẹ cầu nguyện không ngừng cho người con, hầu mong con bước đi trên đường tu cho đến cùng. Ơn gọi của người con được tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển, hôm qua cũng như hôm nay, cũng là nhờ những hy sinh âm thầm mà các bậc cha mẹ dâng lên Chúa để chuyển cầu cho con. Những lời động viên ân cần, sự tin yêu và niềm hy vọng sẽ mãi là món quà cha mẹ dành cho con, sưởi ấm trái tim con thật nhiều.

Người đi tu chẳng mang gì về phụ giúp cho gia đình, cũng chẳng thể kề cận phụng dưỡng cha mẹ với trái cam, tô cháo… lúc khỏe mạnh cũng như khi đau yếu. Người đi tu có khi còn phải về “xin” để mang đi, để làm phương tiện giúp đỡ những người nghèo khó, vất vả, ốm đau yếu thế hơn mà họ vẫn gặp hàng ngày trên hành trình bước theo Chúa Giêsu vác thập giá. Vì thế có thể nói người đi tu làm cái nhiệm vụ máng chuyển, hay trung gian giữa gia đình, họ hàng và vô số người không tên, không quen biết khác. Một người đi tu không phải là hoàn toàn dứt bỏ mối dây tương quan gia đình, huyết tộc nhưng họ trở nên cầu nối, nên người mở đường để mở rộng gia tộc của mình, để đưa những người xa lạ khác vào trong gia tộc mới của mình, không còn là gia tộc huyết thống nữa nhưng là gia tộc, gia đình thiêng liêng vì tất cả đều là con một Cha trên trời.

Cũng có người nói “Một người biết tu, cả họ được nhờ,” nhưng để đi đến được ngày biết tu hay tạm gọi là tu thành chính quả ấy thì người đi tu, dù mới chập chững hay đã đi nhiều năm, cần rất nhiều ơn Chúa, cũng như cần nhờ gương sáng, lời cầu nguyện, động viên và sự trợ giúp của gia đình và họ hàng, nhờ thế họ có thể can đảm và quảng đại hơn say mê làm bạn đường của Chúa Giêsu, dám tiến bước vào những chân trời tri thức và phục vụ mới, cùng trung tín đến cùng với ơn kêu gọi.

Người có tướng làm quan chỉ nhìn bề ngoài thôi đã có thể thấy họ có uy lực khác người, có sự uy nghiêm rất tự nhiên mà không cần phải cố gắng.

Bạn thử nhìn vào những lãnh đạo, cấp trên của mình, họ chắc chắn có sự uy nghiêm nhất định khi làm việc. Nếu không có điều đó thì rất khó để khiến cấp dưới tin tưởng mà đi theo được.

Vì vậy, cách đơn giản nhất để xác định 1 người có tướng làm quan hay không chính là quan sát khí chất của họ khi ở giữa những người xung quanh. Ở họ có nét quyền uy lồ lộ, không cần nói gì hay làm gì cũng có thể khiến cho những người xung quanh kiêng nể.

Thêm nữa, dù là khi đang nói hay khi im lặng thì môi vẫn khép, hầu như không nhìn thấy quá rõ bên trong miệng. Họ cũng thường dùng miệng để thở hơn so với người khác.

Dái tai dày mọng

Dái tai là 1 trong những bộ phận quan trọng thể hiện phúc khí của 1 người. Những người có tướng làm quan đương nhiên sẽ có quý khí bao quanh.

Phần lớn người có tướng làm quan đều có dái tai to và dày mọng. Hơn nữa, dái tai to dày cũng thể hiện người có sức khỏe tốt, chức năng thận lý tưởng, là người có phúc khí. Họ cũng có sức hút cá nhân. Nếu đi theo con đường chính trị thì vo cùng thích hợp.

Ngược lại, người có dái tai mỏng rất khó có thể làm quan lớn, giữ chức vụ quan trọng. Dù có làm cũng không thể ngồi trên ghế lâu dài, hậu vận không mấy tốt đẹp.

Một người làm quan cả họ được nhờ là gì

Giọng nói âm vang, rõ ràng

Theo nhân tướng học, người có tướng làm quan, muốn làm quan lâu dài thì giọng nói phải to khỏe, rõ ràng, không có âm vẩn đục, có sức cuốn hút. Giọng nói như vậy có khả năng thuyết phục người khác, có thể lấy được lòng tin tưởng của những người xung quanh, tạo nên quyền lực vô hình cho mình.

Người này chỉ cần cất lời là có thể khiến cho mọi người phải chăm chú lắng nghe. Dù ban đầu mọi người không đồng ý với ý kiến của họ thì sau khi được thuyết phục, mọi chuyện đều có thể thay đổi.

Hành sự thận trọng

Người giữ cương vị quan trọng không thể hành động hấp tấp, xốc nổi, thiếu suy nghĩ. Vì vậy tướng người làm quan chắc chắn không thể hành sự bất cần.

Người có tướng làm quan thường suy nghĩ chín chắn, tính trước tính sau, “lo trước cái lo của thiên hạ”. Một khi đã quyết định thì họ sẽ không chần chừ và rất dứt khoát, không hề do dự.

Với người có tướng làm quan thì bạn khó có thể thấy cảnh họ vò đầu bứt tai hay rung chân, nháy mắt. Những hành động dư thừa, những lời nói vô nghĩa cũng thế, bạn đừng mong có thể thấy được điều đó. Người nào có thể kiềm chế bản thân, giấu được suy nghĩ của mình, hành sự thận trọng thì chắc chắn có được tiền đồ rộng mở vô cùng.