Mục đích phương pháp nhân giống là gì

Nhân giống [Breeding] là quá trình là sinh sản hữu tính tạo ra thế hệ kế tiếp [con cái] thường chỉ về động vật hoặc thực vật. Nó chỉ có thể xảy ra giữa một động vật hoặc thực vật giống đưc và giống cái [con giống]. Trong tiếng Việt, thuật ngữ nhân giống có thể chỉ về:

  • Nhân giống vật nuôi [là phương pháp nhân nuôi các loài động vật đã được con người thuần hoá để tạo ra các thế hệ, các lứa của giống vật nuôi]
  • Nhân giống cây trồng [là phương pháp nông nghiệp và làm vườn để gieo tạo ra các giống cây trồng, cây cảnh]

Ngoài ra, nhân giống còn đề cập đến:

  • Nhân giống chọn lọc
  • Nhân giống trong tự nhiên là việc các loài động vật, thực vật sinh sản trong tự nhiên theo quy luật
  • Nhân giống nuôi nhốt là một hình thức của nhân giống vật nuôi và thuật ngữ này được mở rộng cho cả khái niệm nhân giống các loài động vật hoang dã trong môi trường nuôi nhốt với mục đích bảo tồn động vật hoang dã
  • Nhân giống thuần chủng là biện pháp tạo ra các giống thuần chủng trong chăn nuôi
  • Nhân giống tạp giao
  • Nhân giống vô tính

Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Nhân giống.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn thay đổi liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhân_giống&oldid=64550904”

Bài 34. Nhân giống vật nuôi – Câu 2 trang 92 SGK Công Nghệ 7 . Em cho biết mục đính và phương pháp nhân giống thuần chủng ?

Em cho biết mục đính và phương pháp nhân giống thuần chủng ?

Mục đích : 

– Làm tăng nhanh số lượng cá thể ,giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có .

– Sử dụng để hoàn thiện các giống bằng cách giữ gìn, củng cố và nâng cao ở đời sau có những giá trị vốn có của nó

– Tạo nên tính đồng nhất về các đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của các cá thể trong cùng một giống.

Phương pháp :

Quảng cáo

– Có 2 phương pháp:

+ Chọn phối cùng giống.

+ Chọn phối khác giống.

Nhân giống thuần chủng đồng huyết.

Nhân giống thuần chủng không đồng huyết

Nhân giống theo dòng.

Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản – Câu 1 trang 76 SGK Công nghệ 10. Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

– Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

– Mục đích: nhân giống thuần chủng là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật giống.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Đề bài

Em cho biết mục đính và phương pháp nhân giống thuần chủng ?

Lời giải chi tiết

* Mục đích : Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.

* Phương pháp : Chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.

Loigiaihay.com

Câu hỏi:Mục đích của nhân giống thuần chủng là?

A. Phát triển về số lượng.

B. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Lời giải:

Đáp án:C. Cả A và B đều đúng.

- Giải thích:Mục đích của nhân giống thuần chủng là: Phát triển về số lượng. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản nhé

I - Nhân giống thuần chủng:

1. Khái niệm:

-Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó

Ví dụ: Lợn đực Móng cái x Lợn cái Móng cái --> Lợn Móng cái

2. Mục đích

II – LAI GIỐNG

1. Khái niệm:

-Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

2. Mục đích:

-Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới

-Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thuỷ sản

3. Một số phương pháp lai

a] Lai kinh tế là phương pháp cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. Tất cả con lai sử dụng nuôi lấy sản phẩm, không dùng để làm giống. Lai kinh tế đơn giản là lai giữa 2 giống, lai kinh tế phức tạp là lai giữa 3 giống trở lên.

b] Lai gây thành [ lai tổ hợp] là phương pháp cho lai giữa 2 hay nhiều giống, sau đó chọn lọc đời lai tốt để nhân giống mới.

-Được sử dụng nhiều trong chăn nuôi và thuỷ sản và có năng suất cao.

Đặc điểm các giống cá trong công thức lai

-Cá chép Việt Nam: thịt ngon, chịu được môi trường không thuận lợi

-Cá chép Hungary: to khoẻ, nhiều thịt, lớn nhanh nhưng không thích nghi với điều kiện nắng, nóng, bẩn.

-Cá chép lai F1: ưu điểm giống bố và mẹ, cá F1 không sinh sản nhân tạo được nên sản xuất giống khó khăn.

-Cá chép vàng Indonexia lớn nhanh, to, ngoại hình đẹp.

-Cá chép V1 là giống mới được tạo ra, ưu điểm bố và mẹ, có thể cho đẻ và thụ tinh nhân tạo nên sản xuất giống dễ dàng.

III. Giải bài tập SGK

Câu 1 trang 76 SGK Công nghệ 10. Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

Trả lời:

-Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

-Mục đích: nhân giống thuần chủng là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật giống.

Câu 2 trang 76 SGK Công nghệ 10. Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống.

Trả lời:

-Lai giống là dùng vật nuôi các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang nguồn gen di truyền của nhiều giống.

Câu 3 trang 76 SGK Công nghệ 10. Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ?

Trả lời:

-Lai kinh tế là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm: thịt, trứng, sữa...

Công thức phổ biến là dùng các giống lợn: Móng Cái - Đại bạch và Landrace

Câu 4 trang 76 SGK Công nghệ 10. Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?

Trả lời:

-Lai gây thành [còn gọi là lai tổ hợp, lai tạo thành]: với phương pháp này người ta dùng hai hoặc nhiều phẩm giống cho giao phối với nhau, mục đích là tạo nên một phẩm giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia.

-Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp muốn nâng cao sức sản xuất của những phẩm giống tham gia hoặc khi không thể nhập nội các phẩm giống thuần chủng vì khó thích nghi với hoàn cảnh địa phương.

Video liên quan

Chủ Đề