Tại sao nga lại là roc

Sự việc được bắt nguồn từ sau khi vụ bê bối doping của Nga được phanh phui, lúc đó Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] đã ra lệnh cấm đoàn thể thao Nga không được tham dự các sự kiện thể thao trong vòng 4 năm kể từ năm 2018. Sau đó, án phạt đối với Nga đã được IOC giảm bớt còn 2 năm. Tuy nhiên, IOC cũng có phần nới lỏng và đã cho phép các VĐV trong sạch của Nga được thi đấu tại Olympic Tokyo 2020 nhưng dưới danh nghĩa trung lập.

Đoàn thể thao ROC [ gồm các VĐV Nga] tham dự Olympic Tokyo 2020

Chính vì vậy, tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao lần đầu tiên xuất hiện tại Thế vận hội có tên ROC [viết tắt của Ủy ban Olympic Nga- Russian Olympic Committee]. Tại Olympic Tokyo 2020, có tổng cộng 335 VĐV Nga tham dự Thế vận hội, IOC chỉ đồng ý Ủy ban Olympic Nga dùng tên viết tắt thay vì tên đầy đủ như các đoàn khác. Cùng với đó, ROC chỉ được phép dùng lá cờ của đoàn thể thao mang biểu tượng 5 vòng tròn truyền thống của Olympic với màu sắc tượng trưng cho quốc kỳ Nga, không được phép sử dụng cờ của đoàn thể thao xứ sở bạch dương.

Các VĐV của Nga luôn rất đáng gờm tại các kỳ Thế vận hội Olympic

Tại kỳ Thế vận hội Olympic diễn ra trên đất Nhật Bản, các VĐV Nga mang trang phục in biểu tượng hình ngọn lửa được nối liền bởi sọc đỏ và xanh [khá giống quốc kỳ Nga], trong khi quốc ca Nga được thay bằng một bản nhạc của nhà soạn nhạc vĩ đại mang tên  Pyotr Tchaikovsky.

Lá cờ là đại diện cho Ủy ban Olympic Nga

Tại Olympic Tokyo 2020 năm nay còn có một đoàn thể thao khác nữa cũng rất đặc biệt. Đoàn thể thao này gồm toàn các VĐV là những người tị nạn đến từ 29 quốc gia khác nhau. Hầu hết là các quốc gia đang có tình hình chiến sự và bất ổn như : Syria, Afghanistan , Iran, CHDC Congo, Nam Sudan…


Nếu anh em đang theo dõi Olympic Tokyo 2020, anh em hẳn sẽ nghe đến các vận động viên thuộc ROC, viết tắt từ Russian Olympic Committee [Uỷ ban Olympics Nga]. Vậy tại sao không chỉ đơn giản là các vận động viên nước Nga thi đấu Olympics mà lại phải thi đấu dưới tên đội tuyển ROC?

Trước hết, ROC hay Russian Olympic Committee không phải là đội tuyển đại diện cho một quốc gia, hay chính xác thì không được coi là đội tuyển đại diện cho Nga. Các vận động viên từ Nga có thể thi đấu dưới sự chỉ định của ROC, nhưng không phải dưới danh nghĩa nước Nga vì nước này đã bị cấm thi đấu vì các vi phạm liên quan đến luật doping, các vận động viên Nga không được đại diện cho quốc gia mà phải thi đấu dưới danh nghĩa vận động viên trung lập, miễn là họ có thể chứng minh rằng họ không có liên quan đến vụ bê bối doping. Trong thi đấu, các tuyển thủ thuộc ROC cũng không được sử dụng quốc kỳ Nga. Về cơ bản thì đây là kẽ hở cho phép các vận động viên Nga thi đấu tại Olympic trong khi nước này bị cấm tham dự vì bê bối sử dụng doping.

Liên quan đến vụ bê bối doping, Cơ quan chống doping thế giới đã thực hiện một cuộc điều tra và phát hiện có hơn 1.000 vận động viên Nga được hưởng lợi hoặc có liên quan đến các chương trình sử dụng doping do nhà nước tài trợ trong suốt quãng thời gian từ năm 2011 đến 2015. Sau cuộc điều tra hồi năm 2019, Nga đã bị cấm thi đấu tại Thế vận hội [Olympics], Paralympic và Giải vô địch thế giới [World Championship] trong vòng 4 năm. Thế nhưng năm ngoái, Tòa án Trọng tài Thể thao [CAS] đã quyết định giảm thời gian thi hành án phạt cho Nga xuống còn hai năm, và lệnh cấm này sẽ hết hiệu lực vào ngày 16/12/2022.

Từ giờ cho đến lúc đó, các vận động viên Nga không thể thi đấu dưới tên, quốc kỳ và quốc ca của đất nước họ tại Olympic Tokyo 2020. Vậy nên, thay vì mang cờ Nga, các vận động viên ROC mang cờ có hình ngọn lửa Olympic được đặt phía trên năm vòng tròn biểu tượng của Thế vận hội. Nếu một vận động viên ROC giành huy chương vàng, "Bản hòa tấu piano số 1" của Pyotr Tchaikovsky sẽ được phát thay cho quốc ca Nga.

Đây cũng không phải lần đầu tiên mà Nga bị cấm thi đấu tại một kỳ Olympics. Trước đó, quốc gia này cũng từng bị cấm thi đấu tại Olympics 2016, tổ chức tại Rio, cũng bởi liên quan đến các vi phạm về doping. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng từng bị cấm tham dự Thế vận hội, đơn cử như Ủy ban Olympic Kuwait cũng từng bị cấm tại Olympics 2016, sau khi quốc gia này thông qua một luật thể thao nhưng lại không phù hợp với các nguyên tắc của Phong trào Olympic. Tuy nhiên, các vận động viên của nước này vẫn có thể tham gia thi đấu dưới tên đội Vận động viên đến từ Kuwait [Athletes from Kuwait team]. Năm 2000, Afghanistan từng bị cấm tham dự Olympics Sydney vì hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ dưới sự cai trị của Taliban.

Theo CNN, USATODAY


Hình ảnh tham khảo 1 2 3 4

Đúng là một kỳ Olympic đặc biệt, bên cạnh đoàn thể thao người tỵ nạn, Olympic Tokyo 2020 chứng kiến sự góp mặt của một đoàn thể thao mang tên ROC với các vận động viên Nga.

Sự việc được bắt nguồn từ sau khi vụ bê bối doping của Nga được phanh phui, lúc đó Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] đã ra lệnh cấm đoàn thể thao Nga không được tham dự các sự kiện thể thao trong vòng 4 năm kể từ năm 2018. Sau đó, án phạt đối với Nga đã được IOC giảm bớt còn 2 năm. Tuy nhiên, trước những phản đối quyết liệt đến từ xứ sở Bạch dương. IOC cũng có phần nới lỏng và đã cho phép các VĐV trong sạch của Nga được thi đấu tại Olympic Tokyo 2020 nhưng dưới danh nghĩa trung lập.

Các VĐV Nga tham dự Olympic dưới màu cờ ROC

Tại Olympic Tokyo 2020, có tổng cộng 335 VĐV Nga tham dự Thế vận hội, IOC chỉ đồng ý Ủy ban Olympic Nga dùng tên viết tắt ROC thay vì tên đầy đủ như các đoàn khác. Cùng với đó, ROC chỉ được phép dùng lá cờ của đoàn thể thao mang biểu tượng 5 vòng tròn truyền thống của Olympic với màu sắc tượng trưng cho quốc kỳ Nga. 

Tại kỳ Thế vận hội Olympic diễn ra trên đất Nhật Bản, các VĐV Nga mang trang phục in biểu tượng hình ngọn lửa được nối liền bởi sọc đỏ và xanh [khá giống quốc kỳ Nga]. Và nếu một VĐV Nga giành HCV, "Bản hòa tấu piano số 1" của P.Tchaikovsky sẽ được phát thay cho quốc ca. Và đó là lý do khiến chủ tịch ROC, ông Stanislav Pozdnyakov cho rằng, các VĐV Nga đang bị đối xử không công bằng khi bị hạn chế truyền đi hình ảnh màu cờ sắc áo của quốc gia, không có quốc kỳ được treo và quốc ca cấm phát tại Olympic Tokyo 2020 “Dù sự tình đúng sai chăng nữa thì đó vẫn là nỗi đau đối với các VĐV Nga “trong sạch”. Bởi lẽ, họ đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thế hệ trước để lại dù không làm gì “nên tội”. Các VĐV trẻ này không liên quan gì đến các cáo buộc từ năm 2015. Nhiệm vụ chính của tôi là bảo vệ các thế hệ VĐV Nga trong tương lai khỏi những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hiện tại.”

Quốc kỳ Nga không được kéo lên mỗi khi VĐV giành HCV

Quốc kỳ và quốc ca là niềm tự hào dân tộc, là động lực để các VĐV tự tin tranh tài. Đã có những lo ngại về tinh thần thi đấu của các VĐV Nga khi họ không được đại diện cho quốc gia mình, phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của án phạt. Trái lại, VĐV Nga đang đoàn kết hơn bao giờ hết, nỗ lực cống hiến hết mình để vượt lên thách thức. Ông Pozdnyakov khẳng định: “Quốc kỳ và quốc ca là những yếu tố thúc đẩy tinh thần thi đấu cho bất kỳ VĐV nào. Tất nhiên, VĐV Nga sẽ phải thi đấu mà thiếu đi những yếu tố này. Nhưng cả đoàn đã sẵn sàng cạnh tranh để có được vị trí trên bục vinh quang. Dù bị đối xử thế nào chăng nữa các VĐV Nga đều cố gắng thi đấu thật tốt và đem nhiều huy chương về cho quốc gia. Chúng tôi cùng quyết tâm xây dựng lại vị thế cường quốc thể thao vốn có của Nga. Chúng tôi dự đoán sẽ giành được 40 - 50 các tấm huy chương.”

VĐV Alla Shishkina phàn nàn khi đội bơi nghệ thuật của cô bị cấm mặc trang phục có biểu tượng chú gấu khi thi đấu vì cho rằng nó ám chỉ biểu tượng quốc gia Nga. “Điều này làm chúng tôi khó chịu. Gấu sống ở nhiều nước, không chỉ ở Nga. Đây có thể là bất kỳ con gấu nào! Gấu xám, gấu trúc v.v.. Nhưng họ chỉ cấm với nước chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ khó chịu một chút trong phòng thay đồ, vậy thôi. Điều quan trọng nhất là phải thi đấu tốt".

Các VĐV đã mang đến Tokyo những khoảnh khắc bùng nổ cảm xúc

Vượt lên trên tất cả, các VĐV Nga đã khiến đất nước họ tự hào, những người hâm mộ trên toàn thế giới phải thán phục. Tính đến hết ngày 2/8, Đoàn thể thao ROC đang đứng ở vị trí thứ 5 trên bảng tổng sắp huy chương với 12 HCV, 21 HCB và 17 HCĐ. Trong đó cần phải kể tới những chiến thắng kịch tính thể hiện bản lĩnh của đội tuyển nữ môn thể dục dụng cụ khi phá vỡ sự thống trị của Mỹ sau 11 năm, hay đội tuyển thể dục dụng cụ nam xuất sắc giành HCV Olympic quý giá sau 25 năm chờ đợi. Người đứng đầu Ủy ban Olympic Nga Stanislav Pozdnyakov tự hào cho biết chiến thắng của đội thể dục đồng đội nữ gồm các vận động viên Lilia Akhaimova, Viktoria Listunova, Angelina Melnikova và Vladislava Urazova trước Mỹ sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ mới các cô gái trẻ Nga. Pozdnyakov nói "Tôi rất xúc động. Lâu lắm rồi chúng tôi mới thống trị môn thể dục như thế này. Chiến thắng đã truyền cảm hứng cho các đội khác cũng như thúc đẩy những người trẻ theo đuổi môn thể thao này".

Và đặc biệt hơn cả có lẽ đó là tấm huy chương vàng kiếm liễu của VĐV Marta Martyanova. Trong trận chung kết đấu kiếm đồng đội nữ, Martyanov đã không rút khỏi cuộc thi dù bị chấn thương lật cổ chân. Cô đã "cắn răn chịu đau" dù chấn thương ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Tại thời điểm đó, không vận động viên thay thế nào được phép tham gia cuộc thi đồng đội và nếu Martyanov rút lui, đoàn ROC sẽ mất cơ hội nhận huy chương. Vì vậy, sự chịu đựng của Martyano rất đáng quý và cuối cùng ROC đã giành huy chương vàng.

Tấm HCV đầy xúc động của đấu kiếm Nga

Việc Đoàn thể thao ROC đang có thành tích tốt tại Olympic Tokyo 2020 không chỉ thể hiện đẳng cấp của một cường quốc thể thao thế giới mà còn là tiếng lòng của những VĐV Nga đang khát khao khẳng định sự trở lại mạnh mẽ sau sự cố. VĐV A.Tiron, đội trưởng đội tuyển bóng bầu dục Nga khẳng định: “Lá cờ Nga bị cấm ở Olympic Tokyo 2020 nhưng bản thân mỗi chúng tôi là một lá cờ tổ quốc”.

"Cứ để họ nghe nhạc cổ điển", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chia sẻ như vậy trong một video cổ vũ đoàn thể thao xứ sở Bạch Dương lên đường tham dự thế vận hội. Với tinh thần hài hước và lòng tự hào, các VĐV Nga đang nỗ lực để mang về nhiều hơn những tấm huy chương tại Olympic.

Các VĐV Nga khiến cả xứ sở Bạch Dương tự hào

Các VĐV Nga đang thể hiện sự đoàn kết, tình hữu nghị và nỗ lực đồng lòng vượt khó chinh phục những đỉnh cao thành tích, hướng tới tương lai của nền thể thao sạch.

Sự chấp nhận miễn cưỡng màu cờ, sắc áo, tên gọi lần này sẽ không kéo dài. Sau Olympic Tokyo và Olympic mùa Đông tại Bắc Kinh năm 2022, nước Nga sẽ trở lại cộng đồng thể thao thế giới, đó là giải vô địch bóng chuyền thế giới năm 2022 được tổ chức tại 10 thành phố của Nga.

Video liên quan

Chủ Đề