Mức lương hiện hưởng là gì

Tìm hiểu về hệ số lương và cách tính lương theo hệ số lương đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước hiện tại như thế nào? thực hiện tăng hệ số lương để hưởng mức lương cao hơn. Trong bài viết này Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về hệ số lương tới bạn đọc.

Tìm hiểu hệ số lương và cách tính lương theo hệ số lương

1. Hệ số lương là gì?

Hệ số lương ảnh hưởng rất nhiều đến lương của các cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Hệ số lương được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước.

Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.

Hệ số lương của cán bộ công chức nhà nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân hay các cán bộ làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp khác ở các nhóm khác nhau thì khác nhau, ở các bậc khác nhau thì khác nhau. Hệ số lương càng cao khi bậc càng cao và nhóm được xét có trình độ càng cao giữ vị trí quan trọng.

2. Cách tính mức lương theo hệ số lương

Căn cứ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ số lương trong các Công ty nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Tuy nhiên, tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định từ ngày 01/7/2013, thì tất cả các doanh nghiệp [bao gồm nhà nước và ngoài nhà nước] sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương. Quy định cũ về các tính hệ số lương tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP được xóa bỏ.

a] Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.
  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.

Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Cách tính mức lương theo hệ số lương.

Căn cứ vào Điều 3, Thông tư số 06/2018/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và hội thì cách tính mức lương như sau:

b] Công thức tính mức lương áp dụng từ 01 tháng 07 năm 2018:

Mức lương thực hiện từ 01/7/2018 = 1.390.000 x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó: Mức lương cơ sở năm 2018 = 1.390.000 VNĐ

Tuy nhiên khi Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ban hành ngày 09/5/2019 chính thức có hiệu lực, thì mức lương cơ sở đã được điều chỉnh. Căn cứ vào khoản Khoản 2, Điều 3 của nghị định này từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở được áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng [thay cho mức lương cơ sở cũ là 1.390.000 đồng/tháng].

c] Cách tính mức lương theo hệ số lươngáp dụng từ ngày 01/07/2019 được tính theo công thức sau:

Mức lương=1.490.000 VNĐx Hệ số lương hiện hưởng

Xem thêm >>Chi tiết mức lương tối thiểu vùng năm 2021 theo quy định

Như vậy đến thời điểm hiện tại mức lương của người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan cơ yếu đã có sự thay đổi tích cực có chiều hướng tăng. Dự kiến tới năm 2020 mức lương cơ sở tiếp tục tăng để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống của người lao động.

Trích bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ được tính theo hệ số lương.

Lưu ý

  • Các chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, viên chức sẽ có những hệ số lương khác nhau
  • Cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng bậc lương khác nhau thì hệ số lương cũng thay đổi

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.

Ngoài mức lương chính, các cán bộ, công nhân viên còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp căn cứ vào chức vụ, công việc, thâm niên của từng đối tượng cụ thể và từng trường hợp mà mức lương phụ cấp sẽ được tính khác nhau.

Qua những chia sẻ của bảo hiểm xã hội điện tửeBH về hệ số lương và cách tính mức lương theo hệ sốhy vọng sẽ giúp bạn tự tính được mức lương cho mình và người thân thông. Người lao động, các đối tượng nằm trong diện danh sách được hưởng lương Nhà nước muốn tăng lương cần phải nỗ lực hoàn thiện bản thân, làm việc tốt để có thể nâng hệ số lương của mình lên mức cao hơn.

TIN LIÊN QUAN>>

Video liên quan

Chủ Đề