Muốn xác định điện trở của một dây dẫn ta dụng những dụng cụ nào các dụng cụ đo được mắc như thế nào

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đich

  • Biết cách xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
  • Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cá thực hành.
  • Hợp tác trong hoạt động nhóm.

1.2. Dụng cụ thí nghiệm

  • Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
  • Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0-6V.
  • Một vôn kế có GHĐ 6 V và ĐCNN 0,1 V.
  • Một ampe kế có GHĐ 1,5 A và ĐCNN 0,01 A.
  • Bảy đoạn dây nối
  • Một công tắc .

1.3. Các bước tiến hành

– Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế, đánh dấu chốt dương và âm của ampe kế và vôn kế.

– Bước 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.

– Bước 3:Thay đổi hiệu điện thế tăng dần từ: 0V, 3V, 6V, 9V. Đọc và ghi kết quả vào bảng báo cáo.

– Bước 4:Hoàn thành báo cáo theo mẫu:

a. Tính trị số điện trở trong mỗi lần đo.

b. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở

c. Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau [nếu có] của các trị số địên trở vừa tính được trong mỗi lần đo.

Giải bài 3 vật lí 9: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

Chương I: Điện Học – Vật Lý Lớp 9

Bài 3: Thực Hành Xác Định Điện Trở Của Một Dây Dẫn Bằng Ampe Kế Và Vôn Kế

Nội dung bài thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và vôn kế chương 1 vật lý 9 giúp các bạn làm quen với kiến thức và các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó… các em cần phải nắm được các kiến thức như cách đó cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng ampe kế và hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn bằng vôn kế để xác định điện trở của dây dẫn.

Tóm Tắt Lý Thuyết

I. Chuẩn Bị

Đối vối mỗi học sinh:

  • Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
  • Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0-6V.
  • Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất 0,1V.
  • Một ampe kế có giới hạn đo 1,5A và độ chia nhỏ nhất 0,01A.
  • Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
  • Một công tắc

II. Nội Dung Thực Hành

Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế, đánh dấu chốt [+] và [-] của ampe kế và vôn kế.

Bước 2: Mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ:

Bước 3: Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 đến 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với một số hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.

Bước 4: Hoàn thành báo cáo theo mẫu.

III. Mẫu Báo Cáo

Thực Hành: Xác Định Điện Trở Của Một Dây Dẫn Bằng Ampe Kế Và Vôn Kế

Họ và tên:……………………………………………………..Lớp:……………………….

1. Trả lời câu hỏi

a. Viết công thức tính điện trở

\[\]\[R = \frac{U}{I}\]
  • R: điện trở của dây [Ω]
  • U: hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây [V]
  • I: cường độ dòng điện chạy qua dây [A]

b. Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?

Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, mắc vôn kế song song với dân dẫn cần đo hiệu điện thế, núm dương của vôn kế nối về phía cực dương của nguồn điện.

c. Muốn đo cường độ dòng địên chạy một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?

Dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện chaỵ qua dây dẫn, mắc Ampe kế nối tiếp với vật dẫn cần đo cường độ dòng điện, núm dương của Ampe kế nối về phía cực dương của nguồn điện.

2. Kết quả đo

Kế quả đo trên lần đoHiệu điện thế [V]Cường độ dòng điện [A]Điện trở [Ω]
110,0250
220,0450
330,0650
440,0850
550,150

a. Tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo.

b. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở

\[R = \frac{R_1 + R_2 + R_3}{3}\]

\[= \frac{50 + 50 + 50 + 50 + 50}{5} = 50Ω\]

c. Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau [nếu có] của các giá trị của điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo.

– Do có sự sai số, không chính xác trong cách đọc và ghi kết quả. Dòng điện chạy qua dây dẫn không đều.

– Dòng điện đi qua dây dẫn không ổn định, sai số có hệ thống của dụng cụ đo, các mối nối cũng tạo ra điện trở.

Trên là nội dung mẫu báo cáo bài 3 thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và vôn kế chương 1 vật lý 9. Bài thực hành sẽ là tiết học vô cùng thú vị với các bạn, giúp các bạn tự tay làm những thí nghiệm vật lí trong thực tế. Chúc các bạn học tốt lý 9.

Các bạn đang xem Bài 3: Thực Hành Xác Định Điện Trở Của Một Dây Dẫn Bằng Ampe Kế Và Vôn Kế thuộc Chương I: Điện Học tại Vật Lý Lớp 9 môn Vật Lý Lớp 9 của HocTapHay.Com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.
4.8/5 [17 bình chọn]

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 20: Tổng Kết Chương I Điện Học
  • Bài 19: Sử Dụng An Toàn Và Tiết Kiệm Điện
  • Bài 18: Thực Hành Kiểm Nghiệm Mối Quan Hệ Q-I^2 Trong Định Luật Jun-LenXơ
  • Bài 17: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Jun – LenXơ
  • Bài 16: Định Luật Jun – Len-Xơ
  • Bài 15: Thực Hành Xác Định Công Suất Của Các Dụng Cụ Điện
  • Bài 14: Bài Tập Về Công Suất Điện Và Điện Năng Sử Dụng
  • Bài 13: Điện Năng – Công Của Dòng Điện
  • Bài 12: Công Suất Điện
  • Bài 11: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm Và Công Thức Tính Điện Trở Của Dây Dẫn
  • Bài 10: Biến Trở – Điện Trở Dùng Trong Kĩ Thuật
  • Bài 9: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Vật Liệu Làm Dây Dẫn
  • Bài 8: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Tiết Diện Dây Dẫn
  • Bài 7: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Chiều Dài Dây Dẫn
  • Bài 6: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm
  • Bài 5: Đoạn Mạch Song Song
  • Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp
  • Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn – Định Luật Ôm
  • Bài 1: Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn

Chia Sẻ Bài Giải Ngay:

  • Click to share on Facebook [Opens in new window]
  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on Tumblr [Opens in new window]
  • Click to share on Pinterest [Opens in new window]

Related

Báo cáo thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Mục 1
  • Mục 2
  • Mục 1
  • Mục 2
Bài khác

BÁO CÁO THỰC HÀNH:

XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

Họ và tên: .................. Lớp ...................

Mục 1

1. Trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a] Công thức tính điện trở:R = U/I. Trong đó U [V] là hiệu điện thế dặt vào hai đầu sợi dây dẫn, I [A] là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

b] Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ đo:vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt [+] của vôn kế được mắc với cực [+] của nguồn điện

c] Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ đo là:ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt [+] của ampe kế được mắc với cực [+] của nguồn điện.

Mục 2

2. Kết quả đo

Lời giải chi tiết:

a] Trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo:

\[11,1 Ω\], \[10,5 Ω\], \[10,0 Ω\], \[10,0 Ω\], \[10,2 Ω\]

b] Giá trị trung bình của điện trở là:

\[R = \dfrac{{11,1 + 10,5 + 10,0 + 10,0 + 10,2}}{5} = 10,4\Omega \]

c] Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau [nếu có] của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo:

Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề