Nằm gối chống trào ngược bao lâu

Gối chống trào ngược sử dụng cho bé mấy tháng?

Đa số các gối chống trào ngược đều có thể sử dụng cho các bé từ sơ sinh trở lên [ 0 +]. Tuy nhiên, đối với các loại gối chống trào ngược được thiết kế nhồi bông có độ nghiêng lớn trên 15 độ thì bạn nên cho bé trên 1 tháng sử dụng. Hoặc sử dụng khăn lót để đẩy người bé cao lên sẽ tốt cho cột sống của bé hơn.

Gối chống trào ngược dùng đến khi nào?

Trên thị trường có rất nhiều loại gối chống trào ngược thiết kế theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khách nhau. Chính vì thế, để trả lời cho câu hỏi “ Gối chống trào ngược dùng đến khi nào?” thì bạn có thể tham khảo bảng phân loại theo độ tuổi dưới đây:

+ Gối chống trào ngược dùng cho bé sơ sinh: Là các dòng gối chuyên dụng dành cho các bé sơ sinh. Các gối này thường có kích thước khá nhỏ, chỉ dùng đến khi bé được 3 hoặc 6 tháng là tối đa. Có thể điểm danh 1 số dòng như: sozzy, babymoov, jollybaby,…

+ Gối chống trào ngược dùng cho bé đến 12 tháng: Là các dòng được thiết kế phù hợp với chiều dài của các bé đến 12 tháng. Có thể điểm danh 1 số thương hiệu như: Linder Swiss, Axkids, Rototo Bebe, Emong….

+ Gối chống trào ngược dùng cho bé đến 36 tháng: Đây là dòng gối chống trào ngược dành cho bé có thời gian sử dụng lâu nhất. Có loại chỉ thiết kế tấm đệm nghiêng cho bé nằm từ phần lưng trở lên, nhưng có loại thiết kế như 1 đệm nằm cho bé. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu như: Aibedo, Sweeby, Babieskey, Dilemon,…..

+ Gối chống trào ngược dùng cho bé trên 3 tuổi: Các dòng gối chống trào ngược cho bé thì không có kích thước cho các bé trên 3 tuổi. Chính vì thế, bạn có thể lựa chọn sang các dòng gối chống trào ngược dành cho người lớn để các bé sử dụng.

Bé mấy kg [ cân ] sử dụng được gối chống trào ngược?

Với các dòng gối chống trào ngược dạng đệm mút thì bạn có thể dùng cho bé từ 2kg8 trở lên.

Với các dòng gối chống trào ngược bông gòn thì bạn có thể dùng cho bé từ 3kg trở lên. Nếu là các dạng gối tròn lõm sâu, thì bạn cần phải lót khăn phía dưới để đẩy người bé lên cao.

Với các bé dưới 2kg5, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại đệm chuyên dụng để an toàn cho cột sống của trẻ.

Với bài viết được phân tích chi tiết phía trên, các bạn đã giải đáp cho mình được các nghi vấn như: gối chống trào ngược bé bé mấy tháng tuổi? bé sử dụng được đến khi nào và bé bao nhiêu cân có thể sử dụng được gối rồi đúng không nào. Chúc bạn sớm lựa chọn được chiếc gối ưng ý.

Hãy liên hệ SĐT [ zalo] 0368729683 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc!

Có nên cho bé ngủ trên gối chống trào ngược Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị đột tử khi ngủ trên gối hay xung quanh giường ngủ của bé có chăn hay bất kỳ vật gì có thể chèn vào đường thở của trẻ.

Nếu bé nhà bạn bị chứng trào ngược dạ dày, bạn có thể đặt bé nằm trên gối khi bé thức. Tuy nhiên, có một số bé sẽ ngủ thiếp đi trên gối và khi bị nhấc ra khỏi gối sẽ bị nôn trớ thì bố mẹ hoàn toàn có thể cho bé nằm ngủ trên gối nhưng bố mẹ cần nhớ quy tắc sau :” Luôn luôn có người giám sát bé trong lúc bé ngủ”


Cách sử dụng gối chống trào ngược sao cho an toàn:
+ Nếu bé sử dụng cũi riêng để ngủ, bạn hãy đặt gối dưới nệm để nâng cao phần đầu cũi lên.

+ Nếu bé nằm ngủ trên gối thì bạn cần giám sát bé tránh các trường hợp bé bị úp mặt vào gối hay bị trượt làm gối đè lên đường thở. + Vệ sinh gối thường xuyên và định kỳ.

5 điều bạn nên biết khi bé nhà bạn bị trào ngược dạ dày:

Những mẹo này có thể không chữa được hết chứng trào ngược của bé, nhưng chúng sẽ làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. + Thay đổi vị trí: Một bé bị trào ngược thì vị trí nằm tốt nhất của bé là phần đầu sẽ được tựa ở một góc từ 15 đến 30 độ.  Hãy điều chỉnh tư thế cho bé ngay trước khi bé bắt đầu khóc, vì khóc sẽ lấp đầy không khí trong bụng bé và làm triệu chứng trào ngược xấu đi. Một chiếc ghế rung, ghế xích đu thực sự không phải là một sản phẩm lý tưởng để chống trào ngược vì tư thế trượt có thể làm tăng áp lực lên dạ dày của bé. Tuy nhiên, có một số bé lại thoải mái hơn với các dòng ghế này, mẹ có thể quan sát phản ứng của bé trước khi ra quyết định.

+ Tác động vào bé: Không bao giờ cho bé nằm trên đầu gối của bạn và đừng để bé ngồi thẳng sau khi bú. Tốt hơn hết là sau khi bé bú bạn không nên tác động vào bé mà để bé trong tư thế cố định. Bạn có thể thay tã cho bé trước khi cho ăn hoặc nếu cần thay tã thì hãy lăn bé từ bên này sang bên kia thay vì nhấc chân bé lên.

+ Thức ăn: Việc ăn no trong một thời điểm khiến tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn, hãy chia nhỏ bữa ăn ra [ nhưng chắc hẳn ít bé chấp nhận việc cho ăn từng ít một]. Bạn cũng có thể cho bé ăn dạng đặc hơn, nhưng nếu bé nhà bạn dưới 4 tháng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. 

+ Bình sữa: Sử dụng một bình sữa thân thiện và hạn chế việc nuốt không khí vào bụng của bé. Hạn chế các thức phẩm có tính axit như: táo, chuối, cam,…Lê là loại ít axit nhất bạn có thể thử.


+ Ngủ: Bạn có thể sử dụng một chiếc gối trào ngược và đặt dưới đệm của bé, việc này sẽ giúp nâng cao phần đầu của bé lên mà không gây nguy hiểm cho trẻ khi ngủ. Nếu bé nhà bạn lớn đã có thể tự nâng đầu, bạn có thể tham khảo bác sĩ về việc ngủ bụng của bé [ ngủ bụng sẽ giúp chất nôn tự do chảy ra khỏi miệng bé hơn, không bị mắc lại như khi ngủ ngửa nhưng chúng khá nguy hiểm] hoặc bạn cũng có thể cho bé ngủ nghiêng bên trái.

Đặc biệt, bạn không nên cho bé ngủ ngay sau khi vừa bú. Với câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên cho bé ngủ trên gối chống trào ngược hay không” và chúng có an toàn với trẻ hay không cũng như 5 mẹo mẹ có thể áp dụng với bé bị trào ngược được chúng tôi liệt kê ở phía trên hy vọng hữu ích với bạn. Nguồn: tổng hợp

Gối chống trào ngược

Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Thời gian gần đây, trên thị trường có xuất hiện một thuật ngữ là “gối chống trào ngược” để nói về một giải pháp có khả năng khắc phục được hội chứng trào ngược dạ dày thực quản những bệnh nhân là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, gối chống trào ngược cho bé là sản phẩm như thế nào? Đặc điểm cụ thể ra sao? Và nhất là hiệu quả thực sự của sản phẩm này có đúng như lời giới thiệu hay không? Một vài thông tin dưới đây hi vọng là là những lời giải đáp thỏa đáng nhất cho các bậc phụ huynh đang quan tâm đến vấn đề này.

I. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ là gì?

Cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé đúng cách

Trào ngược dạ dày thực quản là một hội chứng phổ biến, nó xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhưng trong đó trẻ nhỏ được đánh giá là dễ gặp hơn cả. Về bản chất thì đây là hiện tượng mà các thức ăn trong dạ dày của trẻ sẽ đi ngược từ dạ dày lên trên ống thực quản.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là bởi dạ dày của trẻ chưa cấu tạo hoàn thiện chình vì thế mà trẻ rất dễ mắc phải hội chứng này.

Cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé đúng cách

II. Công dụng của gối chống trào ngược cho bé

Gối chống trào ngược được biết đến với những công dụng chính đó là:

  • Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trào ngược xuống mức thấp nhất trong và sau khi cho trẻ ăn.
  • Hỗ trợ quá trình các mẹ cho trẻ ăn bú được dễ dàng hơn
  • Hỗ trợ quá trình trẻ tập lẫy, tập bò được thuận lợi.
  • Hỗ trợ cho trẻ trong giai đoạn trẻ tập ngồi.

III. Hướng dẫn cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé

Hướng dẫn cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé

Để sử dụng gối chống trào ngược đúng cách cho bé, phụ huynh có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:

Bước 1: Bạn đặt bé lên gối, nếu bé nghiêng về bên nào thì các bạn đánh dấu về bên đó. Sau này, bạn chỉ cần điều chỉnh gối đến điểm đã đánh dấu trước đó. Gối thường được thiết kế tạo một góc 30 độ so với giường để giúp bé không bị trào ngược và nôn trớ khi nằm.

Bước 2: Tùy vào loại gối, sẽ có những bộ phận hỗ trợ giữ phần lưng cho bé. Khi bé ngủ bố mẹ có thể điều chỉnh thiết bị hỗ trợ để giúp cho bé đúng tư thế và ngủ ngon hơn. Một số loại gối còn có phần kê chân đi kèm. Điều chỉnh phần gối kê chân cũng sẽ giúp tư thế nằm của bé được thoải mái và ngủ ngon hơn, giúp tránh tình trạng trào ngược và nôn trớ ở trẻ.

Bước 3: Một số loại gối có phần đai an toàn để tránh trường hợp bé lăn ra ngoài. Nếu loại gối của bé có đai an toàn bạn hãy cài vào để bé không lăn ra xa. Nếu không có phần đai an toàn này, bạn có thể đặt gối của bé trên giường và đặt gối ôm hai bên để tránh trường hợp bé lăn xa và có thể bị té.

IV. Lưu ý khi sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Quá trình cho con bú, các mẹ nên bắt đầu cho trẻ bú từ bên trái trước rồi sau đó mới chuyển sang phía bên phải. Với cách làm này, sẽ giúp cho sữa từ miệng đi xuống dạ dày của trẻ được dễ dàng hơn và không bị trớ ngược trở lại. Trường hợp nếu trẻ bú bình, các mẹ nên chú ý để cho phần đầu núm vú luôn đầy sữa và không để cho bình sữa bị nghiêng.

Khi trẻ đã bú xong, các mẹ hãy đặt trẻ nằm lên trên gối, kê phần đầu cao hơn thân sao cho bé nằm trên gối có độ nghiêng thích hợp là từ khoảng 30 – 45 độ. Để trẻ nằm như vậy trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút rồi sau đó vỗ nhẹ nhẹ vào phần lưng.

Bên cạnh việc sử dụng gối chống trào ngược, thì để cải thiện và khắc phục chứng trào ngược của trẻ hiệu quả nhất, các mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống cho trẻ.

Tốt nhất nên chia nhỏ các bữa ăn, kể cả là ăn bú cũng như vậy, tránh để trẻ bú quá no trong một lần bú, hạn chế để trẻ sử dụng những đồ uống như nước cam, quýt.… khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua nhiều tốt nhất hãy bế trẻ ở tư thế cao đầu và vỗ nhẹ vào lưng trẻ.

Cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé đúng cách

Hiện nay, có thể nói rằng các sản phẩm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh và trẻ nhở được bày bán rất nhiều. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng bảo đảm chất lượng, vì vậy các mẹ nên cân nhắc và lựa chọn những sản phẩm có chất lượng, nhãn hiệu uy tín, để tránh tình trạng mua phải hàng giả – hàng nhái hay hàng kém chất lượng.

1. Một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng gối chống trào ngược

– Nên chọn loại gối được sản xuất với vỏ gối có chất liệu thấm hút tốt, chất liệu ruột gối là các thành phần gòn nhân tạo để bé được thoải mái khi nằm.

– Khi sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ, bạn nên tham khảo hướng dẫn vệ sinh theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

– Ngoài ra bạn cũng không nên giặt vỏ gối bằng máy giặt.

– Không sử dụng các chất tẩy rửa khi giặt vỏ gối cho bé. Chỉ nên sử dụng nước ấm để giặt. Ngoài ra bạn cũng không nên dùng xà phòng.

– Nên giặt vỏ gối ngay khi mới mua về rồi mới sử dụng cho bé.

– Phơi khô vỏ gối sau khi giặt dưới ánh nắng mặt trời.

– Không sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ dưới 2,7 kg.

2. Kinh nghiệm sử dụng gối chống trào ngược

Chị Phương có con đang sử dụng gối chống trào ngược bệnh viện Nhi Đồng I cho biết thời gian phù hợp nhất để dùng gối chống trào ngược cho bé là giai đoạn 3 – 4 tháng đầu đời. Đây là giai đoạn mà trẻ dễ bị ọc sữa, nôn trớ, trào ngược khi bú. Bé từ 6 tháng trở lên sẽ giảm dần dấu hiệu trào ngược, nôn trớ và ọc sữa.

Hướng dẫn cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé

Chị Dung có con bị trào ngược dạ dày khá lo lắng và cũng đã sử dụng gối chống trào ngược dạ dày cho bé sau khi được các bác sĩ tư vấn. Theo kinh nghiệm của chị, khi dùng gối chống trào ngược cho bé, bạn cũng cần chú ý đến sức ăn của mỗi bé.

Một số bé như bé của chị uống ít sữa hơn so với các bé khác, khi uống nhiều hơn sẽ dễ bị trào ngược. Vì thế chị chủ động chia nhỏ cử sữa của bé để giảm tình trạng trào ngược.

Chị Thúy có bé 4 tháng tuổi cũng chia sẻ kinh nghiệm trào ngược dạ dày cho bé. Theo chị khi cho bé ăn, nhất là sau khi ăn no, nên để bé lên gối chống trào ngược và đặt bé hơi nghiêng sang một bên để giúp bé dễ ợ hơi hơn.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề