Nêu cách tránh tiếng vang trong các phòng hát phòng hòa nhạc

Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao?

Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu phim , phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung. Hãy giải thích tại sao.

Bài C3 trang 40 SGK Vật lí 7

Quảng cáo

Đề bài

Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang.

a] Trong phòng nào có âm phản xạ?

b] Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

Kết luận

Có tiếng vang khi ta nghe thấy ..... cách ..... một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.

Lời giải chi tiết

a]

Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi em nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng không nghe thấy tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai gần như cùng một lúchoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa âm phản xạ và âm trực tiếp nhỏ hơn 1/15 giây.

b]

Để nghe được tiếng vang thì thời gian nghe được âm phản xạ cách âm trực tiếp ít nhất là \[\dfrac{1}{15}\]giây.

Quãng đường truyền đi và về trong 1/15 giây là :

\[S = v.t = 340.\displaystyle{1 \over {15}} = 22,67m\]

Do quãng đường âm truyền từ người đến tường bị phản xạ trên tường và truyền về đến tai người dài gấp đôi khoảng cách từ người đến tường nên khoảng cách ngắn nhất từ người đến tường là :

\[d = \displaystyle{S \over 2} = {{22,67} \over 2} = 11,34m\]

Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là\[\dfrac{1}{15}\] giây.

Bài tiếp theo

  • Bài C4 trang 41 SGK Vật lí 7

    Giải bài C4 trang 41 SGK Vật lí 7. Trong những vật sau đây:

  • Bài C5 trang 41 SGK Vật lí 7

    Giải bài C5 trang 41 SGK Vật lí 7. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng...

  • Bài C6 trang 41 SGK Vật lí 7

    Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay...

  • Bài C7 trang 42 SGK Vật lí 7

    Người ta thường sử dụng sự phản xạ ...

  • Bài C8 trang 42 SGK Vật lí 7

    Giải bài C8 trang 42 SGK Vật lí 7. Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 7 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Tại sao cần phải xử lý âm học cho phòng hát Karaoke

Xử lý âm học nhằm vào các mục đích sau:

  • Đầu tiên, như đã nói ở trên, hàng xóm thực sự cảm ơn bạn rất nhiều nếu bạn cách âm phòng karaoke và giữ cho căn phòng của bạn phát ra âm thanh nhỏ nhất, không ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, âm thanh ồn ào của tiếng xe cộ, tiếng nói chuyện cũng khó lọt vào bên trong phòng được.
  • Thứ hai, căn phòng của bạn có thể bị nhiễu tín hiệu bởi sóng đứng làm cho âm thanh không được mượt mà khi di chuyển đến tai người nghe.
  • Thứ ba, tránh các hiện tượng gây tiếng vang lớn, giảm được thời gian dội âm trở lại để tránh gây ù tai, khó chịu cho người nghe.
  • Cuối cùng, mục đích của tiêu âm và tán âm cũng chỉ là tìm cách làm sao đó cho âm thanh căn phòng không nhiễm tạp âm, trong suốt, rõ ràng, thỏa mãn được người nghe, giảm hẳn các nhược điểm của âm thanh trong phòng kín như ồn, ù, rít, vang hoặc dội âm.

Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém cực hay, có đáp án

Trang trước Trang sau

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt [hấp thụ âm kém].

Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém [hấp thụ âm tốt].

Quảng cáo

Ví dụ 1: Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt:

 A. Phẳng và sáng.

 B. Nhẵn và cứng.

 C. Gồ ghề và mềm.

 D. Mấp mô và cứng

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt [hấp thụ âm kém].

Chọn B

Ví dụ 2: Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật phản xạ âm tốt nhất là:

 A. Bề mặt của một tấm vải

 B. Bề mặt của một tấm kính

 C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm

 D. Bề mặt của một miếng xốp.

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Vậy bề mặt của một tấm kính vừa nhẵn vừa cứng sẽ phản xạ âm tốt nhất trong các vật trên.

Chọn B

Quảng cáo

Ví dụ 3: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

 A. Tường bê tông.

 B. Cửa kính hai lớp.

 C. Tấm vải nhung.

 D. Cửa gỗ.

Để ngăn cách âm giữa các phòng ta dùng các vật liệu phản xạ âm tốt để âm không truyền từ phòng này sang phòng khác mà sẽ bị phản xạ lại trong phòng khi âm truyền đến bề mặt vật.

Trong các vật liệu trên thì tường bê tông, cửa kính hai lớp, cửa gỗ là các vật phản xạ âm tốt. Người ta không dùng tấm vải nhung để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng.

Chọn C

Câu 1: Vật nào dưới dây là vật phản xạ âm tốt

 A. Mảnh xốp

 B. Mảnh kính

 C. Tường phủ dạ, nhung

 D. Vải bông.

Hiển thị đáp án

Những vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt. Vật mềm, xốp phản xạ âm kém.

Vậy trong các vật trên mảnh kính là vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt

Chọn B

Quảng cáo

Câu 2: Những vật sau đây phản xạ âm tốt:

 A. Mặt tường gồ ghề, mặt nền trải thảm

 B. Tấm lụa trải phẳng, áo len, áo mút.

 C. Vài bông, nhung, gấm.

 D. Mặt kính, tường phẳng.

Hiển thị đáp án

Những vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt. Vật mềm, xốp phản xạ âm kém.

Vậy trong các vật trên mặt kính và tường phẳng là vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt

Chọn D

Câu 3: Những vật có khả năng hấp thụ âm tốt là những vât:

 A. Phản xạ âm tốt.

 B. Có bề mặt nhẵn, cứng.

 C. Phản xạ âm kém.

 D. Mềm và phẳng.

Hiển thị đáp án

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt [hấp thụ âm kém].

Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém [hấp thụ âm tốt].

Chọn C

Câu 4: Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích:

 A. Để cách âm tốt.

 B. Chống phản xạ âm.

 C. Tạo ra các âm thanh lớn.

 D. Trang trí phòng.

Hiển thị đáp án

Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích chống phản xạ âm, tránh hiện tượng gây tiếng vang trong phòng làm giảm chất lượng âm thanh của bộ phim hay ca nhạc.

Chọn B

Câu 5: Chọn câu đúng trong các nhận định sau:

 A. Mặt kính trong suốt phẳng phản xạ âm tốt hơn gỗ.

 B. Mặt gỗ phẳng nhẵn phản xạ kém hơn mặt gỗ phẳng.

 C. Các vật mềm, xốp phản xạ âm kém.

 D. Các vật sần sùi có khả năng phản xạ âm tốt hơn các vật phẳng cứng.

Hiển thị đáp án

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt [hấp thụ âm kém].

Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém [hấp thụ âm tốt].

Chọn A

Câu 6: Làm thế nào để hạn chế tiếng vang trong phòng?

 A. Làm tường mấp mô

 B. Đóng trần bằng xốp

 C. Cả hai cách A, B đều được

 D. Cả hai cách A, B đều không được

Hiển thị đáp án

Để hạn chế tiếng vang trong phòng, người ta làm tường mấp mô, sần sùi và đóng trần bằng xốp.

Chọn C

Câu 7: Chọn câu đúng

 A. Vật hấp thụ âm tốt thì cũng phản xạ âm tốt

 B. Âm thanh khi phản xạ luôn truyền tới tai người nghe

 C. Các vật có bề mặt cứng nhẵn không phản xạ âm

 D. Sự phản xạ âm đóng vai trò khuếch đại âm, nếu âm phản xạ đến tai người nghe cùng một lúc với âm phát ra

Hiển thị đáp án

Âm thanh gặp vật cản đều bị phản xạ ít hay nhiều, nếu âm phản xạ đến tai cùng lúc với âm phát ra, ta sẽ nghe được âm to hơn, như vậy sự phản xạ âm có vai trò khuếch đại âm.

Các vật cứng nhẵn phản xạ âm tốt [hấp thụ âm kém], các vật mềm, xốp hấp thụ âm tốt thì phản xạ âm kém.

Chọn D

Câu 8: Trong các vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? Miếng xốp, mặt gương, tường gạch, cao su xốp, áo len, mặt đá hoa, ghế đệm mút, tấm kim loại, vải dạ, rèm nhung.

Hiển thị đáp án

Các vật cứng nhẵn phản xạ âm tốt [hấp thụ âm kém], các vật mềm, xốp hấp thụ âm tốt thì phản xạ âm kém.

Vật phản xạ âm tốt là mặt gương, tường gạch, mặt đá hoa, tấm kim loại.

Vật phản xạ âm kém là miếng xốp, cao su xốp, áo len, ghế đệm mút, vải dạ, rèm nhung.

Câu 9: Tại sao trong các phòng thu thanh, rạp hát người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung?

Hiển thị đáp án

Trong các phòng thu thanh, rạp hát người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung để hạn chế hiện tượng phản xạ âm gây tiếng vang trong phòng làm giảm chất lượng của âm thanh do các nghệ sĩ biểu diễn.

Câu 10: Ở một căn nhà có mái lợp bằng tôn, khi có mưa rào người ở trong nhà nghe thấy như cái ai cầm gậy gõ liên tục vào mái nhà. Nếu người ta làm thêm một lớp trần bằng chất xốp, tiếng gõ gần như mất hẳn. Hãy giải thích?

Hiển thị đáp án

Lợp mái nhà bằng tôn thì khi mưa rào, hạt mưa va chạm với mái tôn gây ra tiếng ồn lớn, truyền vào nhà, khiến người trong nhà nghe như có ai cầm gậy gõ lên mái nhà. Khi làm thêm một lớp trần xốp thì âm thanh từ mái tôn truyền xuống sẽ bị lớp xốp này hấp thụ tốt, do đó không truyền đến tai người trong nhà nữa, tiếng gõ gần như mất hẳn.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề