Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tiền qua những phương thức nào

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất của quốc gia, có chức năng phát hành tiền. Mục tiêu cơ bản của hoạt động này trong Ngân hàng Nhà nước là đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về phương tiện thanh toán, làm sao cho tổng cung phù hợp với tổng cầu tiền tệ, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định sức mua của tiền Việt Nam. Để thực hiện điều đó, Nhà nước Việt Nam đã xác định quan điểm: Ngân hàng Nhà nước phải hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường; việc quản lý khối lượng tiền cung ứng được thực hiện theo chính sách, chế độ về tín dụng, quản lý ngoại hối và Ngân sách Nhà nước.

Trên cơ sở chỉ tiêu khối lượng tiền cung ứng tăng thêm hàng năm được Chính phủ duyệt, nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều hòa tiền mặt trong cả nước thông qua hoạt động của Quỹ dự trữ phát hành được bảo quản và quản lý ở Kho tiền trung ương và Kho tiền chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ nghiệp vụ phát hành được bảo quản, quản lý tại Kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền vào lưu thông và thu hồi tiền từ lưu thông về qua dịch vụ ngân quỹ, thanh toán cho khách hàng và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước. Việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi của các khách hàng này tại Ngân hàng Nhà nước. Theo tiêu chuẩn rách nát, hư hỏng do Ngân hàng Nhà nước quy định, tiền mặt loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông được Ngân hàng Nhà nước thu đổi từ khách hàng của mình và tổ chức tiêu hủy. Cục trưởng Cục phát hành và kho quỹ thuộc Ngân hàng Nhà nước được ký lệnh xuất/ nhập quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp:

– Xuất nhập để điều chuyển tiền giữa các Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và ngược lại; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước với nhau;

– Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền I trung ương xuất [hoặc nhập] với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

– Nhập tiền mặt mới in, đúc từ các nhà máy in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền trung ương.

– Xuất các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để tiêu hủy;

– Xuất các loại tiền mới được Chính phủ cho công bố lưu hành.

Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ký lệnh xuất/ nhập tiền mặt trong các trường hợp:

– Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xuất [hoặc nhập] với Quỹ nghiệp vụ phát hành do chi nhánh quản lý;

– Nhập các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành thu hồi từ lưu thông về qua Quỹ nghiệp vụ phát hành;

– Nhập, xuất đổi loại tiền để thay đổi cơ cấu các loại tiền mặt trong Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ vào nhu cầu thu chi tiền mặt; diện tích và điều kiện an toàn của Kho tiền tưng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất, Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ dự kiến mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; dự kiến mức tồn Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc phê duyệt. Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ được duyệt này. Trường hợp đặc biệt, các Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể để mức tồn quỹ cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức được duyệt để phù hợp với diễn biến thu, chi tiền mặt trong từng thời kỳ.

Dưới đây là sơ đồ khái quát về cơ chế phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước:

Ghi chú: [1] Nhập kho loại tiền mới in, đúc; [2] [3] Quá trình phát hành tiền ra lưu thông; [4] [5] Quá trình thu hồi tiền từ lưu thông về;

[6] Xuất tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông để tiêu hủy.

Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thống đốc về sự an toàn tài sản, tiền bạc thuộc đơn vị mình quản lý đồng thời phải bố trí thời gian giao dịch, thanh toán, xuất nhập kho, quỹ cũng như kiểm kê tồn kho quỹ cuối kỳ một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng và an toàn tài sản.

Để có căn cứ điều hoà tiền và kiểm tra tình hình tồn quỹ tại các Kho tiền, Ngân hàng Nhà nước trung ương quy định:

– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổ chức truyền qua mạng vi tính về Ngân hàng Nhà nước trung ương [Cục phát hành và Kho quỹ] các thông tin theo định kỳ sau:

+ Tồn quỹ tiền mặt các loại của Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành cuối giờ làm việc hàng ngày.

+ Doanh số xuất, doanh số nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành [có cộng lũy kế từ đầu tháng, không kể số xuất nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành].

+ Doanh số xuất, doanh số nhập và bội xuất [hoặc bội nhập] Quỹ dự trữ phát hành: điện báo 5 ngày 1 lần, kể từ ngày mùng một, có cộng lũy kế kỳ trước [không kể doanh số xuất, nhập điều chuyển giữa các Quỹ dự trữ phát hành].

+ Cân đối thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước: báo cáo mỗi tháng 1 lần.

– Các Kho tiền trung ương phải truyền qua mạng vi tính về Cục phát hành và Kho quỹ số liệu về tiền mặt tồn Quỹ dự trữ phát hành tính đến cuối ngày.

Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ tổng hợp các thông tin trên và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo định kỳ:

– Doanh số xuất, doanh số nhập tiền mặt và số lũy kế xuất, nhập tiền mặt qua Quỹ nghiệp vụ phát hành [không kể doanh số xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành] và tồn quỹ của các quỹ này trong toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước 5 ngày 1 lần.

– Báo cáo tình hình xuất, nhập, bội xuất [hoặc bội nhập] Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành hàng quý và dự kiến xuất, nhập, bội xuất [hoặc bội nhập] Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành quý tiếp theo.

Từ cơ chế phát hành tiền nói trên, kế toán nghiệp vụ phát hành tiền phải lưu ý các vấn đề sau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình:

+ Tính thống nhất, tập trung cao độ trong điều hành;

+ Tính kịp thời, chính xác, đầy đủ, rất nghiêm ngặt trong chấp hành;

+ Yêu cầu an toàn tài sản bằng tiền ở mức độ tuyệt đối ở mọi khâu: giao nhận, vận chuyển, xuất – nhập, bảo quản tiền trong kho.

+ Tất cả những vấn đề nói trên phải được thực hiện trên sổ sách, chứng từ kế toán, đồng thời những tài liệu kế toán này phải có đủ các thủ tục pháp lý để lưu trữ lâu dài.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cơ chế in tiền
  • căn cứ vào đâu để in tiền
  • tại sao ngân hàng nhà nước phát hành tiền mặt
  • quốc gia căn cứ vào đâu để in tiền
  • phát hành tiền ở việt nam
  • nguyên tắc in tiền của nhà nước
  • dựa vào đâu để in tiền
  • Co so phat hanh tien te
  • cơ sở phát hành tiền giấy vào lưu thông
  • điều kiện phát hành tiền việt nam
  • ,

    Tiền là loại tài sản quan trọng và đóng vai trò then chốt trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, lượng tiền lưu thông trên thị trường bao nhiêu là đủ? Tiền có thể in thêm tuỳ ý không? Nguyên tắc quản lý tiền tệ như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin về loại hoạt động này. 

    Nguyên tắc in tiền 

    Phát hành tiền được hiểu là việc ngân hàng Nhà nước đưa thêm một lượng tiền nhất định vào lưu thông để cân bằng với lượng hàng hóa [hay là bình ổn giá] và trong một số trường hợp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ [tạm ứng cho ngân sách].

    Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

    -Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    -Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.

    -Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.”

    Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền theo các quy định trong Luật hoặc được Chính phủ phê duyệt [mệnh giá tiền, lọai tiền, mức phát hành…] nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của Quốc gia.

    Nguyên tắc in, đúc tiền 

    – Nguyên tắc khối lượng tiền phát hành ra phải đảm bảo bằng kim loại quí hiện có trong kho dự trữ của ngân hàng

    Tránh tình trạng đồng tiền mất giá trị, in tiền bừa bãi và lạm phát tăng cao, nguyên tắc này quy định khối lượng giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng dự trữ kim loại quý hiện có trong kho dự trữ của ngân hàng.

    – Nguyên tắc phát hành tiền phải được đảm bảo bằng hàng hóa thể hiện trên mệnh giá kỳ phiếu thương mại [thông qua hoạt động tín dụng chiết khấu].

    Theo nguyên tắc này, đảm bảo duy nhất cho khối lượng tiền trong lưu thông giờ đây là hàng hóa, thông qua các chứng khoán của chính phủ hoặc các giấy nhận nợ được phát hành từ các doanh nghiệp. Yêu cầu phát hành tiền dựa vào cơ sở hàng hóa nhằm duy trì vừa đủ cho nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở phương trình trao đổi của Fisher với nội dung như sau:

    M.V = P.Y

    Trong phương trình này, khối lượng tiền cần được tạo ra cho nền kinh tế [M], trong đó tiền mặt là bộ phận hạt nhân, phụ thuộc vào ba biến số: P [mức giá cả bình quân của hàng hóa], Y [tổng sản lượng], V [vòng quay tiền tệ].

    Dựa vào nguyên tắc trên ngân hàng trung ương cần phải dự tính khối lượng tiền phát hành, tức là dự kiến mức cầu tiền.

    In, đúc tiền là hoạt động thương mại độc quyền nhà nước chỉ do cơ quan nhà nước có quyền thực hiện hoặc các doanh nghiệp nhà nước được giao thực hiện. 

    Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc:

    1. Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

    2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước.

    3. Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng.

    Nguyên tắc phát hành tiền tệ 

    Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc in tiền. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

    Video liên quan

    Chủ Đề