Ngành Toán Đại học Khoa học Tự nhiên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, trên cơ sở tách Trường Đại học Tổng hợp [ĐHTH] Hà Nội thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [ĐHKHTN] và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [ĐHKHXH & NV]

Trường ĐHKHTN ra đời là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy truyền thống hơn 55 năm của Trường ĐHTH Hà Nội – Trường đại học đầu tiên và lớn nhất của đất nước với nhiệm vụ chính trị là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản, có đức có tài; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính từ nơi đây đã đào tạo được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học ưu tú và danh tiếng cho đất nước.

Trụ sở chính của trường tại số 334 Nguyễn Trãi-Hà Nội.

Những điểm mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của trường là:

  • Năm 1904: Trường Đại học Đông Dương
  • Năm 1946: Trường Đại học Khoa học
  • Năm 1956: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
  • Năm 1993: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên theo định hướng một đại học nghiên cứu [1995 – 2005]

Với phương châm duy trì sự ổn định để phát triển và phát triển trong ổn định, Đại hội Đảng bộ Trường ĐHKHTN lần thứ Nhất vào tháng 12/1995 đã xác định mục tiêu của giai đoạn 1996 – 2000 là “xây dựng và phát triển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành một trường khoa học cơ bản và công nghệ có tiềm lực mạnh. Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, trở thành trường đầu đàn trong khối các trường khoa học cơ bản và công nghệ trong cả nước; phục vụ thiết thực, hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước và sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nội”.

Vào đầu năm học 1995 – 1996, Trường có 721 cán bộ công nhân viên. Trong số 455 cán bộ giảng dạy có 26 tiến sĩ khoa học và 161 tiến sĩ, 25 giáo sư và 119 phó giáo sư, 89 giảng viên chính, 106 nghiên cứu viên. Chất lượng cao của đội ngũ cán bộ là một thuận lợi cơ bản để trường thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra. Mặt khác, trong cơ chế mới, với quyền tự chủ cao của ĐHQGHN và lại được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, Trường ĐHKHTN đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

Ở thời điểm này, cơ cấu tổ chức của Trường gồm có:

  • 06 Phòng chức năng: Tổ chức – Tuyên huấn, Đào tạo, Hành chính – Tổng hợp –  Đối ngoại, Tài vụ, Quản trị và Thiết bị, Khoa học và Đào tạo sau đại học.
  • 10 Khoa: Khoa Toán – Cơ – Tin học, Khoa Vật lý, Khoa Hóa học, Khoa Sinh học, Khoa Địa chất, Khoa Địa lý, Khoa Khí tượng – Thủy văn – Hải dương học, Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Điện tử Viễn thông.
  • 02 Bộ môn trực thuộc: Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn Giáo dục thể chất.
  • 07 Viện và trung tâm trực thuộc: Viện Điện tử – Tin học, Trung tâm nghiên cứu Vi sinh ứng dụng, Trung tâm Khoáng chất công nghiệp, Trung tâm Hóa dầu, Trung tâm nghiên cứu nấm ăn, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm thiết bị khoa học.

Quy mô đào tạo gồm có 4149 sinh viên và học sinh các khối THPT Chuyên, 152 nghiên cứu sinh và 425 học viên cao học.

Trường ĐHKHTN bước vào hoạt động trong bối cảnh giáo dục đại học của nước nhà có nhiều biến đổi, đặc biệt là chuyển sang phương thức đào tạo theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục đại cương và giai đoạn giáo dục chuyên nghiệp. Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo các đơn vị tập trung xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đáp ứng yêu cầu mới. Chất lượng đào tạo của nhà trường vẫn được giữ vững và từng bước nâng cao. Bên cạnh đó, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vẫn được đẩy mạnh, số lượng đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng tăng theo hằng năm. Một số đề tài có tính liên ngành, liên cơ quan hoặc có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài đã được hình thành và được triển khai với kết quả tốt.

Trong hơn hai năm hoàn thiện cơ cấu và phát triển trong hệ thống tổ chức mới, Trường ĐHKHTN đã tự khẳng định mình như là một thành viên chủ chốt của ĐHQGHN trong triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng ĐHQGHN trở thành một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Nhiệm kỳ Ban giám hiệu do GS.TSKH. Đào Trọng Thi làm Hiệu trưởng kết thúc vào năm 1997. Với sự tín nhiệm cao của cán bộ, viên chức, GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu, Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng Nhà trường đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN nhiệm kỳ 1997 – 2002.

Để phát triển Trường theo định hướng một đại học nghiên cứu, nhà trường đã xây dựng kế hoạch trung hạn với 3 chương trình lớn:

  • Chương trình 1: Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo
  • Chương trình 2: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ
  • Chương trình 3: Phát triển, bồi dưỡng và tổ chức đội ngũ cán bộ

Đáp ứng với yêu cầu mới, cơ cấu tổ chức của Trường từng bước được thay đổi như sau:

  • Thành lập các phòng chức năng: Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên, Phòng đào tạo Sau đại học.
  • Giải tán xưởng cơ khí VH-16.
  • Tổ chức lại một số trung tâm thành đơn vị nghiên cứu mũi nhọn có khả năng hợp tác quốc tế cao.
  • Tổ chức lại một số trung tâm và đặt các trung tâm này dưới sự quản lý của các khoa.
  • Năm 1997, thành lập Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững.
  • Năm 1998, thành lập Khối THPT Chuyên Sinh.
  • Năm 1999, thành lập Trung tâm Động lực và Môi trường biển. [nay là Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường].
  • Năm 1999, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Điện tử Viễn thông, Viện Đào tạo Công nghệ thông tin [Chính là Viện Điện tử – Tin học] được tách ra khỏi Trường ĐHKHTN để tổ chức lại thành Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN. Trung tâm nghiên cứu Vi sinh ứng dụng và Trung tâm nghiên cứu nấm ăn cũng được tổ chức lại thành Trung tâm Công nghệ Sinh học trực thuộc ĐHQGHN. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường thuộc Khoa Sinh học cũng được tách ra thành đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.
  • Năm 2000, thành lập Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững.
  • Năm 2003, thành lập Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hóa Môi trường.
  • Năm 2003, thành lập Ban quản lý dự án xây dựng Trường ĐHKHTN và Khoa Sư phạm tại Hòa Lạc [Dự án QGHN07].
  • Năm 2005, thành lập Trung tâm tính toán Hiệu năng cao.

Để giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất, đặc biệt là nơi làm việc, giảng đường, phòng thí nghiệm đều thiếu thốn và chất lượng xuống cấp nghiêm trọng, Nhà trường đã tích cực, chủ động xây mới thêm nhà T1, T2, T5, nhà chuyên đề ở 334 Nguyễn Trãi và nhà lớp học 4 tầng tại 19 Lê Thánh Tông, nhà lớp học 4 tầng cho các Khối THPT Chuyên tại Ký túc xá Mễ Trì.

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, định hướng công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học được các đơn vị quan tâm nhiều hơn trong kế hoạch phát triển. Các chương trình đào tạo công nghệ hóa học, công nghệ sinh học và sau này là công nghệ hạt nhân, công nghệ môi trường được triển khai thực hiện. Bên cạnh nghiên cứu cơ bản, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu có tính ứng dụng cao.

Trước thực trạng hẫng hụt đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản giỏi của Đất nước, năm 1997, Trường ĐHKHTN là đơn vị đầu tiên của cả nước đề xuất và triển khai đề án đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng. Từ đó, mô hình đào tạo cử nhân tài năng, kỹ sư tài năng được nhân rộng trong nhiều trường đại học ở trong nước. Chất lượng đào tạo của chương trình này đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao, ngang với các trường đại học tiên tiến của thế giới. Tiên phong trong đào tạo chất lượng cao là truyền thống, là bản sắc văn hóa riêng của Trường ĐHKHTN.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, các thầy cô giáo đã đặc biệt quan tâm đến công tác biên soạn giáo trình, bài giảng. Phong trào biên soạn giáo trình được phát động từ năm 1997 đã thu hút được nhiều thầy cô giáo giỏi ở trong và ngoài trường tham gia. Hàng năm trung bình nghiệm thu và xuất bản được 30 – 40 giáo trình in typô.

Từng bước hiện đại hóa thiết bị máy móc phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhà trường đã xây dựng nhiều dự án để trình ĐHQGHN và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhờ có các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như: hóa học dầu mỏ, hóa vật liệu, dự án giáo dục đại học, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, phân tích môi trường… mà điều kiện nghiên cứu khoa học của Trường được tăng lên đáng kể. Thiết bị nghiên cứu tốt là điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng nghiên cứu và khả năng công bố kết quả trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Số lượng đề tài nghiên cứu, số kinh phí thu được từ nghiên cứu khoa học, số công trình khoa học được công bố, số hội nghị hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại Trường đã được tăng rõ rệt hàng năm. Đây là tiền đề quan trọng cho những bứt phá về nghiên cứu khoa học ở giai đoạn tiếp theo.

Chặng đường 10 năm này đã đánh dấu nhiều bước thay đổi quan trọng về chất của nhà trường [cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, chất lượng nghiên cứu khoa học và tiên phong trong nâng cao chất lượng đào tạo]. Với những thành tựu to lớn của quá trình xây dựng đơn vị và phục vụ xã hội, Trường ĐHKHTN đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý: “Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” [năm 2000], “Huân chương Hồ Chí Minh” [năm 2001], Khối THPT Chuyên Toán – Tin được tặng thưởng danh hiệu “đơn vị anh hùng lao động” [năm 2005].

2. Giai đoạn đầu xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trở thành một Trường đại học nghiên cứu tiên tiến [2006 – 2011]

2.1. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển

Mục tiêu phấn đấu của Trường trở thành một đại học nghiên cứu đã được xác định từ những giai đoạn trước. Song trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế thì mục tiêu này được thể hiện rõ hơn trong các chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2007 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2020. Sứ mệnh của Trường được xác định trong chiến lược phát triển Trường ĐHKHTN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là “Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng. Trường có trách nhiệm sáng tạo, phổ biến và phát triển kiến thức, cung cấp nguồn nhân lực tài năng, chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị cao cho xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển khoa học cơ bản của nước nhà”.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của Trường là trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến ngang tầm với các trường thuộc nhóm 100 trường đại học hàng đầu châu Á.

2.2. Cơ cấu tổ chức

Năm 2008, thực hiện chủ trương của ĐHQGHN về chuyên môn hóa các đơn vị đào tạo, Bộ môn Ngoại ngữ được chuyển về Trường Đại học Ngoại ngữ và Bộ môn Giáo dục thể chất được chuyển về Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao trực thuộc ĐHQGHN.

Năm 2008, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thay đổi chủ đầu tư dự án xây dựng ĐHQGHN sang Bộ Xây dựng; Ban quản lý dự án QGHN07 đã được chuyển về Bộ Xây dựng.

Tháng 4 năm 2009, Hiệu trưởng trường ra quyết thành lập Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng.

Năm 2010, với yêu cầu đào tạo toàn diện, tạo sức mạnh liên thông trong đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, 05 Khối THPT Chuyên sát nhập thành Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên trên cơ sở quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

2.3. Đào tạo đại học, sau đại học và các hệ đặc biệt

Trường luôn phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, không chạy theo số lượng, với phương châm đào tạo trình độ cao và chất lượng cao. Trong bối cảnh khó khăn trong tuyển sinh, Trường đã chủ động thực hiện nhiều phương thức quảng bá hình ảnh của Nhà trường với xã hội, giới thiệu vai trò của khoa học cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.

Công tác tuyển sinh của nhà trường phát triển theo hướng ngày càng phù hợp hơn với tiêu chí của một trường đại học nghiên cứu. Quy mô đào tạo của Trường hàng năm giữ ổn định sinh viên hệ đại học chính quy, giảm dần sinh viên hệ đại học vừa làm vừa học; tăng quy mô sau đại học nhất là số lượng nghiên cứu sinh.

Trường thuộc số ít đơn vị trong cả nước thực hiện đào tạo sau đại học với tỷ lệ học viên sau đại học lớn hơn 30% tổng số sinh viên đại học chính quy.

Trường đã tích cực thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước. Trường đã áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo tín chỉ; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; đổi mới công tác quản lý đào tạo. Nhà trường đã chuyển đổi toàn bộ khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học để phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ. Tất cả môn học đã được soạn lại đề cương chi tiết theo quy định của ĐHQGHN. 100% môn học có giáo trình, bài giảng.

Nội dung website của Trường được cải tiến và cổng thông tin đào tạo ngày càng phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy và học tập. Mỗi sinh viên đều được cấp địa chỉ email để truy cập thông tin có liên quan đến công tác đào tạo của Trường. Tất cả các môn học đều có từ 2 đến 4 loại điểm đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Việc tổ chức thi cuối kỳ được tổ chức chung, nghiêm túc, công bằng, khách quan. Công tác lấy phiếu góp ý của học sinh, sinh viên và học viên cao học về quá trình giảng dạy môn học đã được thực hiện ở hầu hết các môn học.

Nhằm thực hiện đổi mới giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới hội nhập trình độ khu vực và quốc tế, nhà trường đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đào tạo đặc biệt. Trường đã chủ động xây dựng 8 đề án trình Bộ GD&ĐT [6 đề án vào năm 2005, một đề án năm 2007, một đề án năm 2009]. Đến nay Trường đã được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ triển khai thực hiện 3 đề án [trong tổng số 35 đề án của ngành]. Trường đã chủ động tìm các trường đại học có thứ hạng cao trong top 100 trường tốt nhất của thế giới để hợp tác triển khai thực hiện 3 đề án được giao. Trường thực hiện đề án đào tạo ngành Hóa học với đối tác là Trường đại học Illinois at Urbana and Champaign [Mỹ] từ cuối năm 2005; đề án đào tạo ngành Toán học với đối tác là Trường đại học Washington, Seattle [Mỹ] từ cuối năm 2007; đề án đào tạo ngành Khoa học Môi trường với đối tác là Trường đại học Indiana [Mỹ] từ cuối năm 2009.

Để đẩy mạnh tiến độ nâng cao chất lượng đào tạo, Trường ĐHKHTN đã tích cực xây dựng đề án phát triển các ngành và chuyên ngành đạt trình độ quốc tế. Trường cũng là đơn vị duy nhất được ĐHQGHN tin tưởng giao thực hiện nhiều dự án nhất [3 trong tổng số 7 dự án đào tạo trình độ đại học và 2 trong 6 dự án đào tạo trình độ sau đại học]. Đối tác mà Trường lựa chọn đều là những trường đại học nổi tiếng có chất lượng cao của thế giới, cụ thể là: Ngành Vật lý với đối tác là Đại học Brown [Mỹ]; Ngành Sinh học với đối tác là Đại học Tufts [Mỹ]; Ngành Địa chất với đối tác là Đại học Illinois at Urbana and Champaign [Mỹ]; Chuyên ngành Hóa hữu cơ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ với đối tác là Đại học Rennes I [Pháp].

Để thực hiện đổi mới giáo dục đại học, nhà trường nhận thức rằng, thực hiện các đề án đào tạo chất lượng cao với đối tác nước ngoài có uy tín là thời cơ và là cơ hội thuận lợi để nhà trường xây dựng các Khoa sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế như mục tiêu chiến lược nhà trường đã đề ra. Thông qua thực hiện các đề án này, Nhà trường đã cử được nhiều cán bộ đi trao đổi, thực tập chuyên môn ngắn hạn tại các trường đại học đối tác. Trình độ chuyên môn và tiếng Anh của cán bộ giảng dạy được tăng cường. Giáo trình đào tạo được đổi mới.

Nhà trường tiếp tục thực hiện đào tạo hệ cử nhân khoa học tài năng [CNKHTN]. Năm 2007 Trường đã tổng kết 10 năm đào tạo CNKHTN. Kết quả đào tạo CNKHTN và chất lượng cao của nhà trường đã được ĐHQGHN, Bộ GD&ĐT đánh giá cao, góp phần tích cực thực hiện chiến lược phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài của Đảng. Hệ đào tạo này đã góp phần tích cực vào nâng cao uy tín của Trường ở trong và ngoài nước.

Nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo sinh viên, giúp họ hình thành một phương pháp học tập độc lập, chủ động và sáng tạo. Hàng năm, sinh viên của Trường đã tích cực tham gia Olympic sinh viên toàn quốc các môn Toán, Cơ học, Vật lý, Hóa học, Tin học và đã đạt được nhiều giải cao. Hàng năm có nhiều sinh viên được chuyển tiếp học sau đại học. Số lượng sinh viên tốt nghiệp tiếp tục học cao học vào khoảng 50%.

Hiện nay Trường có 34 chương trình đào tạo bậc đại học.

Hệ THPT chuyên của Trường vẫn giữ được truyền thống về chất lượng đào tạo thông qua kết quả thi tuyển sinh đại học và các kỳ thi Olympic quốc gia, quốc tế. Học sinh của Trường luôn nằm trong top 10 các trường THPT của cả nước có kết quả thi tuyển sinh đại học cao nhất. Thực hiện chủ trương đổi mới công tác quản lý hệ THPT Chuyên, năm 2010, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 khối THPT Chuyên.

Nhà trường đã đóng góp tích cực vào việc tổ chức thành công Olympic quốc tế môn Toán học [năm 2007] và môn Vật lý [năm 2008] tại Việt Nam. Hàng năm, nhà trường đã tích cực chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn vào dịp hè cho các thầy cô giáo ở các trường THPT chuyên trên cả nước.

Hợp tác quốc tế trong đào tạo là thế mạnh của nhà trường. Nhà trường chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, khuyến khích các đơn vị, các nhà khoa học tìm kiếm các đề tài, dự án hợp tác. Trong 5 năm trở lại đây, nhà trường đã có bước tiến quan trọng trong việc mở ra các dự án phối hợp đào tạo sau đại học. Trường là đơn vị duy nhất trong cả nước thực hiện thành công nhiều dự án trong đề án 322 do Bộ GD & ĐT quản lý, trong đó đã thực hiện:

Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hợp tác với Đại học Greifswald của Đức; Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành khoa học và công nghệ nano hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản [JAIST] của Nhật Bản; Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành khoa học và công nghệ môi trường với Viện GIST của Hàn Quốc; Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý chất thải và xử lý vùng ô nhiễm với Đại học Kỹ thuật Dresden của Đức; Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Hóa vật liệu hữu cơ với Đại học Toulon [Pháp]; Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ hạt nhân và Vật lý hạt với Đại học Bordeaux [Pháp]; Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa chính với Viện ITC của Hà Lan; Đào tạo cử nhân ngành Hoá học với Đại học Toulon của Pháp, do phía Pháp cấp bằng.

Thông qua các dự án hợp tác đã mời được nhiều giáo sư nước ngoài sang giảng dạy, cử được nhiều cán bộ đi học tập hoặc trao đổi ngắn hạn ở các nước đối tác.

Hiện nay, Trường quản lý và tổ chức đào tạo thạc sĩ ở 46 chuyên ngành và đào tạo tiến sĩ ở 55 chuyên ngành.

2.4. Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng

Phát huy thế mạnh của một trường đại học khoa học cơ bản hàng đầu của đất nước, Trường ĐHKHTN luôn là một trong những cơ sở đào tạo đại học và sau đại học lớn nhất Việt Nam về các ngành khoa học tự nhiên. Các hướng nghiên cứu tập trung vào 3 hướng chính là nghiên cứu cơ bản cập nhật trình độ quốc tế, nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng và nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn. Nghiên cứu cơ bản là truyền thống, vừ là thế mạnh khẳng định vị thế của trường. Với bề dày lịch sử, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, cán bộ Trường ĐHKHTN luôn nhận thức sâu sắc nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ đội ngũ cán bộ, đóng góp vào sự phát triển khoa học – công nghệ và giải quyết các vấn đề thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh trọng trách là đào tạo ra những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, đó là các cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, các cán bộ của Trường đã chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Những đề tài này được triển khai và thực hiện phù hợp với hướng ưu tiên của Nhà nước, của ĐHQGHN, của Trường ĐHKHTN hoặc giải quyết nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đồng thời góp phần tích cực giải quyết các vấn đề phục vụ sự nghiệp kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường; đặc biệt ưu tiên các đề tài tham gia giải quyết các nhiệm vụ của địa phương đang có yêu cầu trực tiếp các nhà khoa học của ĐHQGHN tham gia giúp đỡ địa phương trong quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học; Nội dung các đề tài đi sâu vào nhiều vấn đề lý thuyết định hướng ứng dụng nhằm từng bước tiếp cận được với trình độ của thế giới trong các lĩnh vực khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, các ngành khoa học trái đất, góp phần từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học giữa Việt Nam với các nước. Với sự tham gia đông đảo lực lượng các nhà khoa học và các cán bộ giảng dạy trong toàn Trường, nghiên cứu cơ bản đã thu được thành tích đáng khích lệ, tăng cả về số lượng, quy mô và chất lượng, nhiều kết quả nghiên cứu có triển vọng ứng dụng, có giá trị khoa học tầm cỡ quốc tế và một số sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn cao. Sản phẩm đề tài góp phần đào tạo đại học và sau đại học, khả năng ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là công bố các công trình khoa học thể hiện dưới dạng những bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí uy tín, các kỷ yếu hội nghị/hội thảo trong nước và quốc tế.

Trong 5 năm vừa qua, Trường ĐHKHTN được cấp kinh phí gần 200 tỷ đồng để thực hiện đề tài các cấp [đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, đề tài độc lập cấp Nhà nước, đề tài hợp tác theo Nghị định thư, đề tài/dự án cấp ĐHQGHN, đề tài/dự án hợp tác với các bộ ngành, doanh nghiệp và địa phương, …].

Trường ĐHKHTN chủ động lựa chọn hướng nghiên cứu ưu tiên và rất coi trọng việc xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh. Đến nay nhiều nhóm nghiên cứu được hình thành và phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến [theo cả hai hướng: đa ngành, tích hợp và chuyên sâu, hướng tới những sản phẩm khoa học công nghệ đỉnh cao, có giá trị ứng dụng cao]. Một số nhóm nghiên cứu mạnh đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần tạo dựng uy tín học thuật của Trường ĐHKHTN và của ĐHQGHN.

Trường luôn giữ vững là lá cờ đầu của ĐHQGHN trong hoạt động khoa học công nghệ, được tặng thưởng nhiều bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, các tỉnh, thành phố của cả nước. Số lượng các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước trung bình là 250 và quốc tế trung bình là 100. Nhiều công trình khoa học của Trường được cấp bằng phát minh, sáng chế và công nhận giải pháp hữu ích. Những thành tựu về nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ Trường ĐHKHTN đã được ghi nhận qua những giải thưởng cao quý. Từ năm 2006 đến nay, đã có 16 công trình nghiên cứu khoa học được nhận giải thưởng, bao gồm 1 Giải thưởng Kovalepxkaia; 6 Giải thưởng ĐHQGHN về khoa học – công nghệ [5 năm lần thứ 1]; 2 Giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu ĐHQGHN – 2007; 3 Giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu ĐHQGHN – 2008; 1 Giải thưởng Nhà Khoa học trẻ ĐHQGHN – 2008; 2 Giải thưởng ĐHQGHN về khoa học – công nghệ [5 năm lần thứ 2] và 1 Giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu ĐHQGHN – 2010.

Nhà trường khuyến khích các nhà khoa học của Trường tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu của các nước. Từ các chương trình hợp tác quốc tế, số lượng cán bộ đi trao đổi, thực tập ngắn hạn và số cán bộ trẻ, học viên sau đại học được gửi đi đào tạo cao học, tiến sĩ ở nước ngoài ngày càng tăng.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên thường xuyên được duy trì và có kết quả tốt. Hàng năm Trường đều tổ chức hội nghị khoa học của sinh viên. Trường thường xuyên được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen về công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nhiều công trình được chọn gửi đi dự thi cấp Bộ GD&ĐT và cấp ĐHGQHN, trong đó nhiều công trình đạt giải. Trường ĐHKHTN luôn là lá cờ đầu của ĐHQGHN về NCKH của sinh viên.

Bên cạnh nghiên cứu khoa học cơ bản, nhà trường khuyến khích các thầy cô giáo tham gia nghiên cứu khoa học ứng dụng. Một số sản phẩm đề tài có hướng ứng dụng được đánh giá cao tại các Chợ Công nghệ và Thiết bị [Techmart]. Năm năm trở lại đây, có 3 công nghệ của Trường được nhận cúp vàng Techmart Việt Nam và 1 công nghệ được nhận cúp vàng Techmart Việt Nam ASEAN + 3.

Trường luôn quan tâm đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khoa học công nghệ, phát huy năng động sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao của tất cả các nhà khoa học, giảng viên, chuyên viên để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.

Từ năm 2005 trở lại đây, ĐHQGHN đã đầu tư cho Trường nhiều dự án xây dựng các phòng thí nghiệm cho Khoa Hóa học, Khoa Sinh học, Khoa Môi trường, Khoa Vật lý, Khoa Địa chất, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững. Đây là điều kiện quan trọng giúp Trường nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế.

2.5. Về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ

Trường chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, vững vàng về chính trị. Để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, trường thực hiện tuyển mới vào ngạch giảng viên với những người đã có bằng tiến sĩ; ký hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội với những người có bằng cử nhân hay thạc sĩ có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Bên cạnh đó nhà trường còn tạo cơ chế mời cán bộ khoa học có trình độ cao ở các trường đại học và các viện nghiên cứu về Trường giảng dạy và nghiên cứu. Tạo điều kiện để các nhà giáo nghỉ hưu có trình độ cao tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đại học của nhà trường.

Hàng năm nhà trường cử hơn 200 lượt cán bộ đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ ở nước ngoài.

Nhằm sớm hội nhập quốc tế về trình độ nghiên cứu khoa học, hàng năm các nhà khoa học của Trường được cử chủ trì và phối hợp tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam và ở các nước khác. Mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp, nhưng từ năm 2008 đến nay Trường đã có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học đi dự hội thảo quốc tế, thưởng các tác giả có công trình khoa học được công bố ở các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc tác giả có sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn cao.

Công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo từ cấp bộ môn đến cấp trường được thực hiện thường xuyên. Do vậy năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp được đảm bảo.

Việc bình xét thi đua và tặng thưởng các danh hiệu nhà giáo được Trường thực hiện nghiêm túc, có tác động tích cực trong việc động viên khuyến khích nhà giáo. Năm 2008 có 10 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 31 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; năm 2010 có 12 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 37 Nhà giáo được công nhận Nhà giáo ưu tú.

Chất lượng đội ngũ cán bộ của nhà trường cao nhất cả nước. Tổng số cán bộ công chức đang làm việc tại Trường có 667 người; trong đó có 369 là cán bộ giảng dạy đại học, 39 giáo viên trung học phổ thông chuyên, 18 GS, 100 PGS, 8 TSKH, 229 TS, 195 Thạc sĩ, 3 Nhà giáo Nhân dân, 34 Nhà giáo ưu tú. Trong số đội ngũ cán bộ viên chức của nhà trường, số giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 95%, trong đó số có trình độ TS trở lên chiếm 64 %, số có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm trên 30%.

Về xây dựng cơ sở vật chất, Trường có 3 cơ sở tại Hà Nội: trụ sở chính tại 334 Nguyễn Trãi, cơ sở tại 19 Lê Thánh Tông, cơ sở tại Ký túc xá Mễ Trì với tổng diện tích 2,52 ha. Với những khó khăn về mặt bằng phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu, nhà trường đã dành khoản kinh phí không nhỏ cho việc tu bổ, sửa chữa và đảm bảo giảng đường và phòng thí nghiệm cho sinh viên học tập. Khuôn viên nhà trường đáp ứng yêu cầu xanh – sạch – đẹp. Trường đã được ĐHQGHN đầu tư xây mới nhà T9, T10, nhà thí nghiệm của các dự án máy gia tốc và nhà thí nghiệm của dự án Địa kỹ thuật – Địa Môi trường, dự án khoa học công nghệ nano.

Trong 5 năm trở lại đây, Trường đã được ĐHQGHN đầu tư khá lớn với nhiều trang thiết bị hiện đại và tương đối đồng đều ở các đơn vị; giảng đường và các điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập được cải thiện đáng kể; gần 100% giảng đường được trang bị màn chiếu và máy chiếu, có 40 giảng đường chuẩn; Trường có trên 100 phòng thí nghiệm và phòng máy phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, trong đó có một số phòng thí nghiệm hiện đại, đáp ứng việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế.

Trải qua 55 năm xây dựng, Trường ĐHKHTN đã có những bước đi vững chắc trên con đường tiến tới đẳng cấp quốc tế. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn là thước đo chất lượng làm việc của cả thầy và trò. Năm 2010, ĐHQGHN là cơ sở đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam từ trước tới nay có 4 lĩnh vực được xếp vào trong top 200 các trường đại học tốt nhất của Châu Á. Trường ĐHKHTN vui mừng có đóng góp to lớn vào 2 lĩnh vực: Khoa học tự nhiên xếp thứ 146, Sinh học và Khoa học sự sống xếp thứ 171.

Với truyền thống 55 năm, tập thể Nhà trường tin tưởng và quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu đưa Trường ĐHKHTN trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến trong một tương lai không xa.

Thành tích của nhà trường:

  • Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới [năm 2000];
  • Huân chương Hồ Chí Minh [năm 2001];
  • Đơn vị anh hùng lao động cho khối chuyên Toán tin [năm 2005];
  • Huân chương độc lập hạng Nhất [năm 2011].

Nguồn: Trường đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2018
*******

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG HÀ NỘI

– Địa chỉ:

+ 334 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội [Trụ sở chính]

+ 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ 182 Lương Thế Vinh, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Điện thoại: 024 35579076; 024 38585279 – hotline: 0967867334 – Fax.: 024 38583061

– Địa chỉ trang web: //hus.vnu.edu.vn – E-mail:

  1. Đối tượng tuyển sinh:Người học hết chương trình THPT và tốt nghiệp THPT trong năm ĐKDT; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và có bằng tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhưng chưa có ằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành chương tr nh giáo ục THPT không trong thời gian bị kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh c a Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT]
  2. Phạm vi tuyển sinh:Tuyển sinh trong cả nước.
  3. Phương thức tuyển sinh [thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển]:

– Đợt 1: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng; kết quả thi đánh giá năng lực [ĐGNL] còn hạn sử dụng o ĐHQGHN tổ chức; chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh [Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level]; thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT [Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ] đạt điểm theo quy định về ngư ng đảm bảo chất lượng đầu vào c a ĐHQGHN

Thời gian xét tuyển: Theo quy định cùa Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN

– Đợt bổ sung [nếu có]: Sẽ được công bố trên website cùa ĐHQGHN và của Trường ĐHKHTN

– Đối với các chương trình đào tạo [CTĐT] tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao: xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, kết quả thi ĐGNL hoặc các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng CTĐT; Ngay khi thí sinh trúng tuyển nhập học, Trường ĐHKHTN sẽ công bố điều kiện đăng ký học các CTĐT tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao;

– Thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐHKHTN có nguyện vọng theo học các CTĐT chất lượng cao, tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng

Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao o HĐTS quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào CTĐT chuẩn tương ứng kể trên.

– Xét tuyển căn cứ vào kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia: Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành và chương trình đào tạo, các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển theo điều kiện phụ: tổng điểm ba môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển [không nhân hệ số và chưa làm tròn]; nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu th ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn

Theo ngành đào tạo, nhóm ngành và theo chương trình đào tạo.

TT Mã,ngành/nhóm ngành Tên ngành Chỉ tiêu Mã tổ hợp xét tuyển
Xét KQ Thi THPT QG Phương thức

khác

1 7460101 Toán học 47 3 A00 A01 D07 D08
2 7460117 Toán tin 49 1 A00 A01 D07 D08
3 7480105 Máy tính và khoa học thông tin 48 2 A00 A01 D07 D08
4 7480105 Máy tính và khoa học thông tin** CTĐT CLC TT23 50 A00 A01 D07 D08
CLC
5 7440102 Vật lý học 116 4 A00 A01 B00 C01
6 7440122 Khoa học vật liệu 30 A00 A01 B00 C01
7 7510407 Công nghệ kỹ thuật hạt nhân 30 A00 A01 B00 C01
8 7440112 Hoá học 67 3 A00 B00 D07 X
9 7440112 Hoá học** CTĐT tiên tiến 50 A00 B00 D07 x;
TT
10 7510401 Công nghệ kỹ thuật hoá học 49 1 A00 B00 D07
11 7510401 Công nghệ kỹ thuật hoá học** 40 A00 B00 D07 Y
CLC CTĐT CLC TT23
12 7720203 Hoá dược** CTĐT CLC TT23 49 1 A00 B00 D07 X
CLC
13 7440217 Địa lý tự nhiên 38 2 A00 A01 B00 D10
14 7440231 Khoa học thông tin địa không gian* 49 1 A00 A01 B00 D10
15 7850103 Quản lý đât đai 70 A00 A01 B00 D10
16 7420101 Sinh học 77 3 A00 B00 A02 D08
17 7420201 Công nghệ sinh học 116 4 A00 B00 A02 D08
18 7420201 Công nghệ 40 A00 B00 A02 D08
  1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT;

a] Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia bằng hoặc cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định trong năm tuyển sinh.]

b] Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL còn hạn sử dụng đạt từ 70,0/140,0 điểm trở lên Thí sinh chưa nhập học vào bất kỳ đơn vị đào tạo nào của ĐHQGHN được đăng ký xét tuyển .

c] Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định c a ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên [tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60] mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

d] Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đăng ký để xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả SAT là 1100/1600 hoặc 1450/2400. Trường ĐHKHTN nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh có kết quả SAT trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày dự thi.

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

* Ghi chú:

[-] * Chương trình đào tạo thí điểm.

[-] ** Chương trình đào tạo học phí tương ứng với chất lượng đào tạo, đáp ứng Thông tư 23/2014 của Bộ GDĐT hoặc chương trình đào tạo đặc thù.

[-] Nhóm ngành Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu gồm hai ngành: Khí tượng và khí hậu học; Hải dương học.

[-] Nhóm ngành Tài nguyên Trái đất gồm ba ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường; Kỹ thuật địa chất; Địa chất học.

[-]Các chương trình đào tạo có cùng mã nhóm ngành QHTN01, QHTN02: Thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành được phân vào từng ngành đào tạo sau khi sinh viên học xong năm thứ nhất, căn cứ trên cơ sở nguyện vọng của sinh viên cùng với chỉ tiêu của đào tạo ngành và kết quả học tập của sinh viên.

[-]Chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp của một ngành/nhóm ngành hoặc chương trình đào tạo: bằng nhau cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển. Do đó thí sinh chỉ cần đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả thi cao nhất.

[-] Tiêu chí phụ khi xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPT quốc gia của từng chương trình đào tạo: Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành và chương trình đào tạo, các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển theo điều kiện phụ: tổng điểm ba môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển [không nhân hệ số và chưa làm tròn]; nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn

– Chương trình đào tạo tài năng: gồm các CTĐT: Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học dành cho những sinh viên [SV] đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước. SV học CTĐT tài năng được hỗ trợ kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm, được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1 triệu đồng/tháng, được bố trí phòng ở miễn phí trong Ký túc xá [KTX] của ĐHQGHN SV tốt nghiệp được nhận bằng cử nhân khoa học tài năng

– Chương trình đào tạo tiên tiến: CTĐT Hóa học hợp tác với Trường Đại học Illinois [Hoa Kỳ], CTĐT Khoa học Môi trường hợp tác với trường ĐH Indiana [Hoa Kỳ]. Học phí 3,5 triệu đồng/1 tháng/1 sinh viên.

SV được học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ Bậc 5 [C1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trong thời gian của khóa học, SV có nhiều cơ hội được cử đi học tập, thực tập, trao đổi ở trong và ngoài nước [trong đó chú trọng gửi SV đến các trường đối tác của Hoa kỳ]. SV tốt nghiệp được nhận bằng cử nhân chương tr nh tiên tiến.

– Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế: gồm các CTĐT: Vật lý học liên kết với Trường ĐH Brown [Hoa Kỳ], CTĐT: Sinh học liên kết với Trường ĐH Tufts [Hoa Kỳ]. SV được hỗ trợ kinh phí đào tạo 17 triệu đồng/năm, gồm cả kinh phí học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ Bậc 5 [C1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. SV tốt nghiệp được nhận bằng cử nhân chương trình chuẩn quốc tế.

– Chương trình đào tạo chất lượng cao: gồm các CTĐT: Địa lý tự nhiên, Khí tượng học và khí hậu học, Hải ương học, Khoa học Môi trường, Địa chất học. SV được hỗ trợ kinh phí 7,5 triệu đồng/năm, được hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ Bậc 4 [B2] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. SV tốt nghiệp được nhận bằng cử nhân chất lượng cao.

– Chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 của Bộ GD&ĐT: gồm các CTĐT: Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa ược [học phí 3,5 triệu đồng /1 tháng/1 sinh viên]; Máy tính và khoa học thông tin [học phí 3,0 triệu đồng/1 tháng/1 sinh viên]. SV tốt nghiệp được nhận bằng cử nhân chất lượng cao.

– Đào tạo cùng lúc hai chương trình đào tạo: SV học hết năm học thứ nhất nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện về học lực được đăng ký học thêm một CTĐT thứ hai ở các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN để nhận hai văn ằng tốt nghiệp đại học chính quy.

– ĐHQGHN chưa có CTĐT đặc biệt dành cho SV khiếm thị hoặc khiếm thính.

– SV có thể đăng ký vào ở KTX nếu có nhu cầu.

7.1. Thời gian thi THPT Quốc gia: Theo lịch thi THPT Quốc gia.

7.2. Hình thức nhận ĐKXT: Theo qui định c a Bộ GD&ĐT và c a ĐHQGHN

7.3. Tổ chức xét tuyển: Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN

  1. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.

8.1 Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ban hành theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 và Hướng dẫn công tác tuyển sinh của Bộ GDĐT và của ĐHQGHN.

8.2. Học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại Trường ĐHKHTN phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  1. a] Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;
  2. b] Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;
  3. c] Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học Tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;
  4. d] Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia;
  5. e] Đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT chuyên và có tổng điểm 4 môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 32,0 điểm trong đó không có điểm môn thi tốt nghiệp THPT ưới 6,0 điểm; Học sinh đạt một trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d Mục 8.2 trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

8.3. Học sinh một số trường THPT chuyên không thuộc ĐHQGHN được đăng ký xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN nếu đáp ứng các yêu cầu như đối với học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được quy định tại Mục 8.2 và phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  1. a] Học sinh thuộc trường THPT chuyên có trong anh sách các trường THPT chuyên được ĐHQGHN dành chỉ tiêu tuyển thẳng.
  2. b] Học sinh có tên trong danh sách xếp theo thứ tự ưu tiên kèm theo hồ sơ và công văn của Hiệu trưởng trường THPT chuyên đề nghị Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN xét tuyển thẳng.

8.4. Căn cứ tiêu chí, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định và chỉ tiêu tuyển sinh. Trường ĐHKHTN xây dựng điểm trúng tuyển theo phương án tuyển sinh của Trường.

8.5. Thí sinh đạt ngưỡng trúng tuyển phải tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT trước khi nhập học.

8.6. Trường ĐHKHTN nhận hồ sơ thí sinh xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển từ các Sở GDĐT và thông báo kết quả tới các Sở GDĐT, thí sinh theo Quy định của Bộ GD&ĐT; Báo cáo kết quả xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển về Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN theo Quy định.

Thông tin chi tiết về tuyển sinh, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, hình thức xét tuyển được đăng trên we site: vnu.edu.vn của ĐHQGHN và trên website: hus.vnu.edu.vn của Trường ĐHKHTN

  1. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:

Theo qui định của Bộ GD&ĐT

  1. Học phí năm học 2018-2019 với sinh viên chính quy:
TT Mức học phí

[đồng/tháng/sinh viên]

Tên chương trình đào tạo [CTĐT]
1 960.000 Các CTĐT chuẩn, tài năng, chuẩn quốc tế và một số CTĐT chất lượng cao: Địa lý tự nhiên, Khí tượng học và khí hậu học, Hải dương học, Khoa học Môi trường, Địa chất học
2 3.000.000 CTĐT chất lượng cao Máy tính và khoa học thông tin [CTĐT CLC đáp ứng TT23]
3 3.500.000 Các CTĐT chất lượng cao: Hóa học, Công nghệ sinh học, Hóa dược [CTĐT CLC đáp ứng TT23] và các CTĐT tiên tiến: Hóa học, Khoa học môi trường

Video liên quan

Chủ Đề