Nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Luật học với đề tài luận văn là Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+ ===>Luận văn thạc sĩ Ngành luật

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và tăng cường lãnh đạo đối với các cơ quan tư pháp, kiên quyết đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói chung và phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế thì tình hình tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, tính chất thủ đoạn ngày càng manh động và liều lĩnh, vì vậy công tác dấu tranh phòng chống loại tội phạm này luôn là vấn đề cần thiết đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp của Nhà nước ta. Trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người thì hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân đối với tội này là vô cùng quan trọng. Xét xử án hình sự trong đó có xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác để ra các bản án, các quyết định thể hiện tính nghiêm minh và sự công bằng của pháp luật. Do vậy, tăng cường công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng vừa là nhiệm vụ, trách nhiệm, vừa là đạo đức của cán bộ, công chức trong hệ thống Tòa án, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử. Nghị quyết xác định cải cách tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chủ trương này, trong những năm qua hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án 8. 2 đã đạt được những kết quả tích cực. Chính sách, pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự đã từng bước được định hình và hoàn thiện, tạo điều kiện cho các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng có được môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức và công dân. Tỉnh Bắc Ninh chưa phải là địa bàn trọng điểm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, nhưng với đặc điểm là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp với lượng công nhân từ khắp các tỉnh, thành tập trung, lại nằm giáp gianh, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao thương với nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Điều này, đã tạo điều kiện cho các loại tội phạm phát triển, trong đó nổi cộm là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đã giúp phần quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy vậy, xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác của Tòa án nhân dân trong tỉnh Bắc Ninh vẫn còn có những sai sót nhất định, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống Tòa án, tác động tiêu cực đến lòng tin của nhân dân vào công lý, ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng. BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tuy nhiên qua nghiên cứu, nội dung quy định của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

9. 3 người khác đã phát sinh những điểm còn chưa rõ ràng, cần phải có văn bản hướng dẫn để việc áp dụng trong thực tiễn được chính xác và thống nhất. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để làm để tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta đã quan tâm, nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Có thể kể đến Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (phần các tội phạm), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2007; Cao Thị Oanh – Lê Đăng Doanh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb. Lao động, Hà Nội tháng 6-2016; Nguyễn Ngọc Hoà, “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người – So sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985”, Tạp chí luật học, số 1/2001; Đỗ Đức Hồng Hà, “Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích”, Tạp chí toà án nhân dân, số 3/2004, tr. 7 – 11; Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002; Đặng Thị Hương Dung, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015; Lê Đình Tĩnh, Các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊNGUYỄN THANH LOANKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH – THỰCTRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHQUẢNG BÌNHNGÀNH:LUẬT HỌCNIÊN KHÓA: 2014 - 2018Quảng Bình, năm 2018ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH – THỰC TRẠNG VÀGIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNHNgành: Luật họcNiên khóa: 2014 - 2018SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THANH LOANNGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN HOÀNG THỦYQuảng Bình, năm 2018LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Hoàng Thủy. Các nội dungnghiên cứu, kết quả trong bài nghiên cứu này là trung thực và chưa công bốdưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghirõ trong phần tài liệu tham khảo.Ngoài ra, trong bài khóa luận tốt nghiệp còn sử dụng một số nhận xét,đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều cótrích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng.Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của mình.Quảng Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2018Sinh viênNguyễn Thanh LoanLỜI CẢM ƠNLời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ tận tình của tất cả cácthầy, cô giáo Trường đại học Quảng Bình- Khoa Lý luận chính trị, đã truyềnđạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích trong thời gian học tập tại trường.Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng choquá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để embước vào đời một cách vững chắc và tự tin.Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, emcòn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của quý thầy cô giáo, giađình, tất cả các bạn sinh viên lớp Đại học Luật A-K56 và cán bộ TAND tỉnhQuảng Bình.Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến ThS.Nguyễn Hoàng Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gianthực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này, để em có thể hoàn thành được bài viếtcủa mình.Do điều kiện nghiên cứu, khả năng nghiên cứu và những kinh nghiệmthực tế còn nhiều còn bỡ ngỡ và hạn chế, nên dù đã cố gắng tuy nhiên bài khóaluận vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em rất mong nhận đượcsự quan tâm và những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em có thể bổ sung,hoàn thiện hơn bài nghiên cứu của mình.Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, niềmtin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao đẹp của mình.Em xin chân thành cảm ơn!Quảng Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2018Sinh viênNguyễn Thanh LoanBẢNG THỐNG KÊ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢOSTTTác giả tài liệu trích dẫnTrang khóaTần suấtluậntrích dẫn13, 280217, 2002GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên)1(2014), Giáo trình Luật Hình sự ViệtNam (Tập 1), NXB Công an nhândân, Hà NộiTS Phạm Văn Beo, (2011), Luật hình2sự Việt Nam (Quyển 2), phần các tộiphạm, NXB Chính trị Quốc gia, HàNội3Từ điển Tiếng Việt11014Từ điển Luật học11015Luật Quang Phong1601DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTBLHS :Bộ luật hình sựBLTTHS :Bộ luật Tố tụng hình sựTAND :Toà án nhân dânCTTP :Cấu thành tội phạmTNHS :Trách nhiệm hình sựLHS:Luật Hình sựMỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 41. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 42. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 63. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 74. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 85. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................... 86. Cơ cấu của Khóa luận.............................................................................. 9Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH . 101.1. Khái quát chung về tội phạm ............................................................. 101.2. Khái niệm tội cố ý gây thương tích ................................................... 141.3. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích ................................. 161.3.1. Khách thể của tội cố ý gây thương tích....................................... 171.3.2. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích ............................ 181.3.3. Chủ thể của tội cố ý gây thương tích........................................... 271.3.4. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích ................................ 281.4. Trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích ................................. 301.5. Điểm mới về tội cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS năm2015 so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS năm1999) ............................................................................................................ 331.6. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 36Chương 2: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCHTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................... 372.1. Đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình ................... 372.1.1. Điều kiện kinh tế của tỉnh Quảng Bình ...................................... 372.1.2. Điều kiện xã hội của tỉnh Quảng Bình ........................................ 392.2. Thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh QuảngBình giai đoạn 2013-2016 .......................................................................... 4112.2.1. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnhQuảng Bình giai đoạn 2013-2016 qua một số vụ án tiêu biểu ............ 412.2.2. Cơ cấu tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh QuảngBình giai đoạn 2013-2016 ....................................................................... 502.3. Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh QuảngBình.............................................................................................................. 552.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................ 552.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................. 632.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 63Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ ÝGÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ............. 653.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật ..................................................................................................... 653.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội .............................................................. 683.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội cố ý gây thương tích ........... 703.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thihành án ........................................................................................................ 713.5. Giải pháp quản lý xã hội .................................................................... 743.6. Giải pháp phòng ngừa để không trở thành người phạm tội hoặcnạn nhân của tội cố ý gây thương tích ..................................................... 753.7. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 76KẾT LUẬN .................................................................................................... 77DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 792DANH MỤC BẢNG BIỂUDANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Số lượng vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn 2013-2016 ....................................................................................... 42Biểu đồ 2.2: Số lượng người phạm tội cố ý gây thương tích bị xét xử sơ thẩmtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 ....................................... 43Biểu đồ 2.3: So sánh số vụ án về tội cố ý gây thương tích với số vụ án hình sựchung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 ............................ 50Biểu đồ 2.4: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội cố ý gây thương tíchtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 ....................................... 51Biểu đồ 2.5: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội cố ý gây thương tích trểnđịa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 .............................................. 53Biểu đồ 2.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích theo mức hình phạt đã đượcáp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 ......................... 54DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội cố ý gây thương tích trênđịa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2013-2016....................................................... 523PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiCon người - Nhân tố quan trọng nhất cho mọi sự phát triển bền vững vàduy trì sự tồn tại của xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường,trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, mọi nguồn lực sẽ trở nên vô nghĩakhi không có con người cùng với trí tuệ và sức lao động. Vì lẽ đó, bảo vệ conngười và quyền con người là một trong những chiến lược được chú trọng hàngđầu mà mỗi quốc gia trên thế giới luôn hướng đến.Nhận thức được vai trò to lớn của con người đối với sự phát triển, ViệtNam ngay từ những ngày đầu thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ, chođến nay, hơn 40 năm đã đi qua vẫn giữ nguyên bản chất là nhà nước của dân,do dân, vì dân, lấy dân làm gốc. Mỗi bước đi lên, mỗi bước thắng lợi của đấtnước luôn có bóng hình của toàn thể nhân dân. Nhiệm vụ phát huy nhân tố conngười, bảo vệ nhân dân chính là cốt lõi trong mọi chủ trương, chính sách củaĐảng và nhà nước, được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia mà trướchết là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất: Hiến pháp.Nội dung về quyền con người được ví như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nộidung của tất cả các bản Hiến pháp, được kế thừa và tiếp nối từ bản Hiến phápđầu tiên khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đến Hiến pháp năm2013, là cơ sở để nhà nước bảo vệ những quyền cơ bản, thiết yếu nhất cho conngười, cho công dân, trong đó có vấn đề bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được phápluật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truybức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sứckhỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” (Khoản 1, Điều 20, Hiến pháp năm2013).4Trên bước đường đổi mới, hội nhập và phát triển, chúng ta đã có nhữngthành tựu đáng tự hào trong công cuộc bảo vệ quyền con người, quyền côngdân: Thực hiện xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích tăng gia lao động sản xuất,chú trọng an sinh xã hội, mục tiêu cốt lõi là dân giàu nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, cuộc sống của nhân dân đang dần cải thiệnhơn, có cơm ăn, áo mặc và được giáo dục trong môi trường hiện đại, tỷ lệ hộnghèo giảm xuống đáng kể, cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng tiện nghi, đầyđủ,… nhờ đó thêm củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước, duy trìtrật tự xã hội ổn định. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường nảy sinhsức ép về dân số, việc làm trở nên khan hiếm trong đời sống xã hội làm cho tỷlệ thất nghiệp gia tăng, các tệ nạn xã hội chưa có chiều hướng thuyên giảmmạnh, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền bất chấp mọi thủ đoạn…. Đâychính là một trong những tác nhân làm cho một số bộ phận người dân suy thoáivề nhân cách, đạo đức, dẫn tới các hành vi phạm tội.Ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng, tình hìnhtội phạm - cụ thể là tội phạm cố ý gây thương tích đang diễn biến hết sức phứctạp. Các vụ án tăng lên về số lượng và tính chất ngày càng nguy hiểm để lạinhiều hậu quả thương tâm. Không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe củacon người, tội phạm cố ý gây thương tích còn đe dọa đến đời sống của nhândân, phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hóa, làm mất đi sự ổn định của xã hội. Nếukhông được điều tra làm rõ, đưa ra xử lý kịp thời, nghiêm minh sẽ tiềm ẩnnhững nguy cơ khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội ởđịa phương.Những năm qua, cùng chủ trương, đường lối của các cấp chính quyềnhợp với sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân mà nòng cốt là sự cốgắng, nỗ lực của các lực lượng chuyên trách và cơ quan bảo vệ pháp luật, côngtác đấu tranh trấn áp tội phạm cố ý gây thương tích đã thu lại nhiều kết quả5đáng khen ngợi: đưa ra xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêmtrọng, áp dụng các mức hình phạt thích đáng đối với người phạm tội. Song bêncạnh những nỗ lực đó vẫn gặp không ít khó khăn và muôn vàn thách thức đòihỏi cần phải đặt ra những nhiệm vụ, những biện pháp cụ thể để từng bước làmgiảm tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn.Nhằm củng cố và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về loại tội phạm này,đánh giá được tình hình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tìm được nguyên nhânvà điều kiện làm phát sinh, từ đó đề xuất những giải pháp phòng chống tội cốý gây thương tích ở Quảng Bình, tác giả chọn đề tài: “Tội cố ý gây thương tích- Thực trạng và giải pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luậntốt nghiệp của mình.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiViệc nghiên cứu về Tội cố ý gây thương tích là vấn đề có nhiều khía cạnhkhác nhau để khai thác, luôn thu hút được sự quan tâm của các học giả, các lựclượng bảo vệ trật tự an toàn xã hội, kể cả những sinh viên ngồi trên các giảngđường Đại học,… Cụ thể đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả sau:- Tác giả Nguyễn Ngọc Điệp với sách “Bình luận khoa học Bộ luật Hìnhsự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 phần các tội phạm”, NXB Thế giới,năm 2017;- Tác giả Vy Thị Thu Hà với bài viết “Phòng ngừa tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”trong Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm 2011;- Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với bài viết “Phòng ngừa tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh” trong Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm 2011;6- Tác giả Trần Thị Phượng với bài viết “Thực hành quyền công tố đốivới các tội xâm phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn tỉnh Bình Định”,trong Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm 2016;- Tác giả Đinh Văn Quế với sách ”Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự phần các tội phạm, tập I - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩmvà danh dự con người”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006;- Tác giả Lê Đình Tĩnh với bài viết “ Các tội cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại sức khỏe của người khác trong luật Hình sự Việt Nam” trong Luậnvăn Thạc sĩ Luật học, năm 2014;Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các tạp chí Công an nhân dân, tạp chíTòa án nhân dân, tạp chí Viện kiểm sát nhân dân đề cập cả về lý luận và thựctiễn đấu tranh đối với loại tội phạm này như:- Tác giả Đinh Thế Hưng với bài viết: “Cần hướng dẫn cụ thể khoản 1điều 104 Luật hình sự” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 5/2001;- Tác giả Trần Minh Hưởng với bài viết “Một số khó khăn, vướng mắctrong việc áp dụng điều 104 Bộ luật hình sự "Tội cố ý gây thương tích hoặc gâytổn hại cho sức khoẻ của người khác", đăng trên Tạp chí Kiểm sát, Số 10/2011;Tuy nhiên, các bài viết còn chuyên sâu về một khía cạnh nhất định, chưacó sự nghiên cứu tổng thể và toàn diện. Đặc biệt, chưa có công trình nào khảosát, nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do đó, đề tài “Tội cố ý gâythương tích - Thực trạng và giải pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” mang ýnghĩa to lớn trong việc làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn công cuộc đấutranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nóiriêng trên địa bàn. Các công trình nêu trên có thể làm tài liệu mang tính chấttham khảo cho tác giả trong khóa luận tốt nghiệp của mình.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuVề mục đích nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu với mục đích sau đây:7Thứ nhất, đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ phần lý luận,nội dung các quy định về tội cố ý gây thương tích trong Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi, bổ sung năm 2017.Thứ hai là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng tội phạm cố ý gây thươngtích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Từ đó tìm ra nguyên nhân, đề xuất đề xuấtcác giải pháp để phòng chống loại tội phạm này một cách hiệu quả.Để hoàn thành được những mục đích đã đặt ra, cần phải thực hiện cácnhiệm vụ sau:Một là, trình bày và làm rõ các quy định của pháp luật về tội cố ý gâythương tích theo pháp luật Việt Nam hiện hành.Hai là, khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng tội cố ý gây thươngtích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thông qua thực trạng xét xử các vụ án cố ýgây thương tích ở các cấp Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.Ba là, tổng hợp kết quả nghiên cứu, đưa ra các đề xuất nhằm làm hoànthiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam về tội cố ý gây thương tích, đưa ranhững giải pháp thực tiễn góp phần làm cơ sở để phòng, chống tội phạm này.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định pháp luật về tội cố ýgây thương tích trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, thực trạng và giảipháp phòng chống tội cố ý gây thương tích.Phạm vi nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu về tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnhQuảng Bình từ năm 2013-2016.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứuPhương pháp luận: Phương pháp luận được sử dụng chủ yếu là phươngpháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác 8Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, làm rõ được nội dung và hoànthiện hơn bài nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu: Bài khóa luận sẽ được thực hiện bằng cácphương pháp chủ yếu sau:Thứ nhất, phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các vấn đề lýluận về tội cố ý gây thương tích trong bài khóa luận.Thứ hai, sử dụng phương pháp thống kê số liệu, tổng hợp số liệu nhằmđánh giá được thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.Thứ ba, sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận đối vớitừng vấn đề mà khóa luận đã phân tích, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải phápgóp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranhphòng chống tội cố ý gây thương tích.Ngoài những phương pháp nghiên cứu cơ bản trên thì bài viết còn sửdụng các phương pháp khác như đánh giá, liệt kê, so sánh… để làm rõ hơn nộidung của bài nghiên cứu.6. Cơ cấu của Khóa luậnNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củakhóa luận gồm có 03 chương. Bao gồm:Chương 1: Lý luận chung về tội cố ý gây thương tíchChương 2: Thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnhQuảng BìnhChương 3: Giải pháp đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tíchtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình9Chương 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCHĐể tìm hiểu, phân tích thực tiễn đấu tranh và đề ra các giải pháp nângcao công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tíchnói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu về lý luận là một khâu vôcùng quan trọng bởi đây là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn phápluật hình sự trong xử lý các hành vi phạm tội.1.1. Khái quát chung về tội phạmXác định tội phạm là một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng, cónhiều quan điểm về tội phạm được đưa ra, cụ thể:Theo từ điển Tiếng Việt, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong luật” [9].Theo từ điển Luật học thì “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cólỗi, được quy định trong Bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt” [8].Nhằm hiểu một cách nhất quán và đầy đủ về tội phạm, khái niệm về tộiphạm đã được ghi nhận trong pháp luật hình sự, đánh dấu một bước tiến quantrọng trong tư duy lập pháp hình sự. Ngày 27-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốchội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự năm 2015. Tiếp đó, ngày 20-62017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật số 12/2017/QH14sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệulực thi hành từ ngày 01/01/2018 để tiếp tục hoàn thiện các quy định về tội phạm,đồng thời thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chốngtội phạm.Căn cứ theo Khoản 1, Điều 8, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sungnăm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015) quy định khái niệm tội phạm như sau:“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hìnhsự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực10hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâmphạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quyđịnh của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.Dựa trên quy định về khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự, chúngta dễ dàng phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm thông qua 4 dấuhiệu pháp lý cơ bản: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luậthình sự và tính chịu hình phạt.Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội được xem là dấu hiệu pháp lýcơ bản và quan trọng nhất của tội phạm, đồng thời quyết định các dấu hiệu cònlại của tội phạm.Hành vi nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệthại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Có nhiều quanhệ xã hội do nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh, nhưng Bộ luật hình sự chỉbảo vệ những quan hệ được xác định đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốcphòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợppháp khác của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủnghĩa. Các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội khác thì không phải là tộiphạm.Đồng thời, nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thìhành vi đó không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hànhvi phạm tội, sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác căn cứ theo Khoản 2, Điều8, BLHS năm 2015.11Ví dụ: Anh A vô cớ gây sự với anh B tại siêu thị, có xảy ra xô xát nhưngchưa gây thương tích cho cả hai bên, đây là lần đầu thực hiện hành vi.Trong tình huống này có dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự công cộngtuy nhiên mức độ của hành vi chưa nguy hiểm, hậu quả gây ra không đáng kể.Cho nên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lựcgia đình.Ngoài ra hành vi nguy hiểm đó phải được quy định trong Bộ luật Hìnhsự, bởi chỉ có Bộ luật hình sự mới quy định về tội phạm, hình phạt nói chungcũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụthể đó mà không có một văn bản pháp luật nào khác được phép quy định.Thứ hai, không thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi củangười phạm tội, nghĩa là một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộinếu không có lỗi thì không bị coi là hành vi phạm tội. Trong BLHS Việt Namhiện hành không chấp nhận quy TNHS khách quan, chỉ căn cứ vào hành vi gâythiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào yếu tố lỗi. Mặc dù trong khái niệmđược quy định trong BLHS năm 2015 hai dấu hiệu độc lập với nhau nhưng cósự liên kết chặt chẽ: Lỗi bao giờ cũng đi với hành vi nguy hiểm cho xã hội nhấtđịnh. Do đó, tính có lỗi là một trong bốn dấu hiệu quan trọng của tội phạm.Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hộicủa mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới dạng vôý hoặc cố ý [6, tr.136].Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được xem là có lỗi khithỏa mãn hai điều kiện: Phải có hành vi trái pháp luật hình sự và hành vi đó làkết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi trong khi12có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái phápluật hình sự.BLHS năm 2015 cũng quy định một số trường hợp có hành vi nguy hiểmcho xã hội, gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích của công dân,…nhưng không bị coi là tội phạm vì người thực hiện hành vi không có lỗi như:Sự kiện bất ngờ (Điều 20), phòng vệ chính đáng (Điều 22), tình thế cấp thiết(Điều 23), gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24), rủi ro trongnghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều25), …Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự chính là dấu hiệu đòi hỏi phải có đốivới hành vi bị coi là tội phạm. Dấu hiệu này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễnto lớn bởi đây không chỉ là động lực giúp cho các cơ quan lập pháp kịp thời sửađổi, bổ sung BLHS bắt kịp những thay đổi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,xã hội, để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao mà còn làvạch giới hạn nhằm tránh tình trạng tùy tiện trong xác định tội phạm.Tính trái pháp luật hình sự mặc dù là dấu hiệu biểu hiện mặt hình thứcpháp lý của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn có tính độc lập vàquan trọng. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2, BLHS 2015 quy định: “Chỉ ngườinào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệmhình sự”. Do đó, một hành vi dù gây nguy hiểm cho xã hội tuy nhiên khôngđược quy định trong BLHS thì không phải là tội phạm. Ngược lại, nếu quá đặtnặng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm mộtcách hình thức, máy móc.Thứ tư, một thuộc tính tất yếu nữa của tội phạm chính là tính phải chịuhình phạt. Dấu hiệu này không được đề cập trong khái niệm tội phạm mà nó làmột dấu hiệu độc lập đi kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính tráipháp luật hình sự: chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, nếu không13có tội phạm thì cũng không có hình phạt, đồng thời căn cứ vào tính nguy hiểmcho xã hội, tính trái pháp luật hình sự nhằm cụ thể hóa tính chịu hình phạt trongtừng trường hợp phạm tội cụ thể.Tội phạm có tính chịu hình phạt bởi bất cứ hành vi phạm tội nào cũng bịđe doạ có thể phải áp dụng hình phạt được quy định trong BLHS - là biện phápcưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước. Tuy nhiên trong một số trường hợptrên thực tế, người phạm tội không bị áp dụng hình phạt được quy định rõ trongBLHS năm 2015 gồm các trường hợp được miễn TNHS, miễn hình phạt, miễnchấp hành hình phạt.Từ khái niệm và những dấu hiệu cơ bản của tội phạm chính là cơ sở nhằmthống nhất về nhận thức để xác định các tội phạm cụ thể trong BLHS và ápdụng pháp luật hình sự một cách phù hợp và đúng đắn.1.2. Khái niệm tội cố ý gây thương tíchMột trong những quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người đóchính là quyền được sống, bảo vệ sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Xác địnhcon người là trung tâm của xã hội, dựa trên tinh thần Hiến pháp năm 2013, tạiBLHS 2015 cụ thể là chương XIV đã quy định về các tội xâm phạm tính mạng,sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Đây chính là công cụ sắc bén vàhữu hiệu nhất của nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng chống với tộiphạm nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ con người và các quyền cơ bản của conngười.Chương XIV của BLHS năm 2015 có tất cả 33 điều quy định về tội phạmnày cùng các hình phạt tương ứng. Căn cứ vào tính chất của tội phạm khác nhaucó thể chia thành 3 nhóm tội sau: Các tội xâm phạm tính mạng của con người(Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133), các tội xâm phạmsức khỏe con người (Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143,144, 145, 146, 147, 148, 149), các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người14(Điều 150, 151, 153, 154, 155, 156), trong đó tội cố ý gây thương tích thuộcnhóm các tội xâm phạm sức khỏe con người.Tội cố ý gây thương tích cùng các quy phạm pháp luật hình sự về tội cốý gây thương tích được gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thốngpháp luật nước ta từ thời phong kiến cho đến năm 1985 với sự ra đời của Bộluật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp nối chính là là Bộluật năm 1999 có hiệu lực ngày 01/7/2000 được sửa đổi bổ sung 2009, cho đếnnay tội cố ý gây thương tích được quy định hoàn thiện hơn tại Điều 134, BLHSnăm 2015.Nội dung theo Điều 134, BLHS năm 2015 quy định trong một điều luậtbao gồm “gây thương tích” hoặc “gây tổn hại sức khỏe của người khác” bởitrên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không gây thương tích mà chỉgây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân.Ví dụ: Trường hợp gây thương tích: Anh A đã sử dụng dao chém vào tayanh B, hậu quả làm cho anh B bị mất ngón I và ngón II của bàn tay trái.Trường hợp gây tổn hại sức khỏe: Anh D đấm liên tục vào vùng mắt phảicủa anh F, hậu quả làm mắt phải của anh F giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắtkia bình thường.Do đó, bài khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu về tội cố ý gây thươngtích.Pháp luật hình sự không định nghĩa về Tội cố ý gây thương tích, cho nêncó nhiều cách định nghĩa khác nhau về tội phạm này: “Tội cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người cố ýlàm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ [11]” hoặc một cáchtiếp cận khác đối với khái niệm tội cố ý gây thương tích: “Tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra thương15tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng những thương tíchhoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể [7, tr.129]”.Dựa trên khái niệm về tội phạm được quy định tại Khoản 1, Điều 8,BLHS 2015, tác giả xin đưa ra định nghĩa về tội cố ý gây thương tích như sau:“Tội cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có nănglực TNHS thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe củangười khác một cách trái pháp luật dưới dạng thương tích”.Khái niệm trên thể hiện một cách tổng quát về tội cố ý gây thương tích,từ đó dễ dàng phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác trong cùng mộtnhóm tội hoặc so với các tội cụ thể được quy định trong BLHS. Có thể hiểurằng, tội cố ý gây thương tích là hành vi trái pháp luật của một người có khảnăng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đủ tuổi chịu TNHS theo luậtđịnh thực hiện, tác động vào cơ thể của người khác nhằm mong muốn gây ranhững thương tích được thể hiện thông qua các dấu vết để lại trên cơ thể, cóthể nhìn thấy được.Định nghĩa về tội cố ý gây thương tích trên đem lại nhận thức đúng đắn,đồng thời có vai trò quan trọng trong việc làm tiền đề để nghiên cứu các quyđịnh về loại tội phạm này.1.3. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tíchMỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội phạm nhất định đều có nhữngnội dung biểu hiện riêng biệt. Chúng ta không thể căn cứ vào định nghĩa củatội phạm, tội cố ý gây thương tích để định tội và định khung hình phạt mà phápluật hình sự xem xét thông qua các yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) gồm:Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Đây là điều kiện cần thiếtđể xác định hành vi là tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nóiriêng mà thiếu một trong bốn yếu tố thì không thể coi là tội phạm.161.3.1. Khách thể của tội cố ý gây thương tíchKhách thể của tội phạm được hiểu là những quan hệ xã hội được LHSbảo vệ, bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc bị đe dọa gây ra thiệthại ở mức độ nhất định.Đối với tội cố ý gây thương tích theo Điều 134, BLHS năm 2015 thìkhách thể là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người. Đây làmột trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất đã được hiến định tại Khoản1, Điều 20, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm vềthân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bịtra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâmphạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Tuy nhiên, quyềnđược bảo vệ sức khỏe lại bị các hành vi phạm tội xâm phạm gây ra thương tíchcho đối tượng tác động đang trong tình trạng bình thường.Ở đây, đối tượng tác động cũng là một trong những yếu tố mang ý nghĩaquan trọng trong việc định tội, định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự. Cụ thể, nạn nhân là người già yếu, phụ nữ mà biết là cóthai, người không có khả năng tự vệ bị người khác cố ý gây thương tích thì địnhtội theo Điểm c, Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 hoặc TNHS của ngườiphạm tội sẽ tăng nặng theo Khoản 2 và Khoản 3, Điều 134, BLHS năm 2015.Ngoài ra, nếu các hành vi tác động lên đối tượng là người chết, không phải conngười thì sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 134, BLHS năm 2015,nghĩa là không phạm tội cố ý gây thương tích.Ví dụ về khách thể của tội cố ý gây thương tích:A và B là hàng xóm sinh sống tại thôn X. Ngày 04/04/2017, do mâuthuẫn trong lời nói giữa hai bên, A đã sử dụng gậy tre dài 75 cm, đường kính4cm, đánh liên tục vào đầu B, gây ra tỷ lệ thương tích cho B là 15%.17Trong tình huống trên, khách thể của tội phạm là quyền được tôn trọngvà bảo vệ sức khỏe của B. Việc A sử dụng gậy tre dài 75 cm, đường kính 4cmđánh liên tục vào đầu B đã xâm phạm tới khách thể mà Luật hình sự bảo vệ đóchính là quyền được tôn trọng và bảo sức khỏe của B. Đối tượng tác động làcon người B, đang sống và tồn tại trong thế giới khách quan, chính hành vi củaA đã làm biến đổi tình trạng bình thường của B, dẫn đến hậu quả là B bị thươngtích 15%.Khách thể của tội cố ý gây thương tích là một trong những yếu tố cấuthành nên tội cố ý gây thương tích, người thực hiện hành vi được coi là tộiphạm nếu hành vi đó xâm hại đến quan hệ xã hội, ở đây là quyền được bảo vệsức khỏe mà LHS bảo vệ.1.3.2. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tíchMặt khách quan của tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nóiriêng là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạmdiễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếpnhận biết được với các dấu hiệu đó là: hành vi khách quan nguy hiểm cho xãhội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậuquả nguy hiểm đó…Thứ nhất, hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là biểu hiện cơ bản,quan trọng, những biểu hiện khác của mặt khách quan: hậu quả, công cụ,phương tiện,… chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan. Hành vi khách quanđược ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và có khả năng làm biến đổi tình trạngbình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Có thể nói rằng không thểcó tội phạm nếu người đó không thực hiện hành vi khách quan.Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích là dùng sức mạnh vậtchất tác động lên cơ thể của con người, để lại cho cơ thể của con người nhữngthương tích nhất định (ví dụ: mất ngón tay, ngón chân, bàn tay,…). Hành vi18này có thể được thực hiện thông qua việc dùng các công cụ, phương tiện như:súng, dao, gậy,... để thực hiện hành vi đâm, chém, bắn,…hoặc không sử dụngcác công cụ, phương tiện phạm tội như dùng chân, tay để đấm, đá, đánh,…Ngoài ra còn có thể thông qua súc vật (chó cắn, bò đá,…) hay cơ thể của ngườikhác để gây ra thương tích cho nạn nhân [7, tr.129].Thứ hai, hậu quả của tội phạm - Một trong những nội dung biểu hiện củayếu tố mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích, được hiểu là những thiệthại do hành vi phạm tội gây ra cho quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏecủa con người.Hậu quả gây ra thương tích trên cơ thể con người là dấu hiệu bắt buộcđối với tội cố ý gây thương tích bởi việc xác định đúng hậu quả xảy ra trên thựctế có ý nghĩa quan trọng trong định tội và định khung hình phạt phù hợp. Ngườiphạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những thương tích do chính hànhvi của họ đã gây ra.Điều 134, BLHS năm 2015 quy định về mức độ gây thương tích cho nạnnhân với tỷ lệ tổn thương từ 11% trở lên mới cấu thành tội phạm. Đồng thờiđiều luật cũng quy định về tỷ lệ % tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộcmột trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 thìngười có hành vi vẫn bị truy cứu TNHS về tội phạm này:a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gâynguy hại cho nhiều người;Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chếtạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, gây nguy hại cho tính mạng và sứckhỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, được quy định tại Khoản 1, Điều3, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũkhí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khíthô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.19