Ngữ văn lớp 6 nghĩa của từ là gì

  • Soạn bài: Nghĩa của từ [ngắn nhất]

  • Soạn bài: Nghĩa của từ  [siêu ngắn]

1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ cần giải thích và nội dung của từ ngữ để giải thích nghĩa tiếng việt.

2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ

3. Nghĩa của từ ứng với phần: phần thứ hai đó là Nội dung

II. CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

1. Đọc lại chú thích phần I

2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa dùng phổ biến và dễ hiểu hơn.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 [trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:

- Đưa ra khái niệm, định nghĩa

- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Vd: trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

[1] Sơn Tinh: Thần núi; Thủy Tinh: Thần nước -> Giải thích ý nghĩa Hán Việt

[2] Cầu hôn: xin được lấy làm vợ -> sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt

[3] Lạc hầu: chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước. -> sử dụng định nghĩa, khái niệm để giải thích

[4] Phán: truyền bảo -> giải thích theo cách đưa ra từ đồng nghĩa

[5] Sính lễ: lễ vật nhà trai đem đến nhà gái hỏi cưới -> giải thích bằng cách đưa ra khái niệm.

Bài 2 [trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

- Học tập: học và luyện tập để có hiểu biết, kỹ năng vì vậy mà có câu học đi đôi với hành, như thể hiệu quả việc học mới cao

- Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

- Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập

- Học hành: học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn

Bài 3 [Trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

- Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp

- Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,..

- Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già

Bài 4 [trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm

- Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật

- Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh

Bài 5 [trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

- Từ mất có nhiều nghĩa:

     + Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa

     + Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa

     + Nghĩa 3: chết

Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 3 [chi tiết]

Soạn bài Nghĩa của từ trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Câu 5. Đọc truyện Thế thì không mất trong SGK tr.36 và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5

Phần I

Video hướng dẫn giải

NGHĨA CỦA TỪ LÀ GÌ?

Dưới đây là một số chú thích trong những bài văn các em đã học:

- tập quán: thói quen của một cộng đồng [địa phương, dân tộc...] được hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo.

- lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

- nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

Em hãy cho biết:

1. Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?

2. Bộ phận nào chú thích nêu lên nghĩa của từ?

3. Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?

Lời giải chi tiết:

1. Mỗi chú thích trên gồm hai bộ phận.

2. Bộ phận nêu lên nghĩa của từ là bộ phận đứng đằng sau dấu hai chấm.

3. Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

Trong mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?

Lời giải chi tiết:

- tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị [thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi ngời làm theo]

- lẫm liệt, nao núng được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa [hùng dũng, oai nghiêm; lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa].

Phần III

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1]:

Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?

Lời giải chi tiết:

- hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt [giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa].

- trượng: đơn vị đo bằng thước Trung Quốc [trình bày khái niện mà từ biểu thị].

- tre đằng ngà: giống tre có lớp cật ngoài trơn, bóng, màu vàng [giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị]

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1]:

Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu ở bài tập 2 SGK tr.36 sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- học tập: học và luyện tập để có hiểu biết, kĩ năng.

- học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

- học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.

- học hành: học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn [nói một cách khái quát].

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1]:

Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống ở bài tập 3 cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.

- trung gian: ở vị trí chuyển tiếp nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật...

- trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 [trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1]:

Giải thích các từ sau theo những các đã biết:

-  giếng

-  rung rinh

-  hèn nhát.

Lời giải chi tiết:

-  giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.

-  rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.

-  hèn nhát: thiếu can đảm [đến mức đáng khinh bỉ].

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 [trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1]:

Đọc truyện Thế thì không mất trong SGK tr.36 và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

Lời giải chi tiết:

-  Mất theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ là "không biết ở đâu".

-  Mất hiểu theo cách thông thường [như trong cách nói mất cái ví, mất cái ống vôi...] là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.

Như vậy, cách giải thích của nhân vật Nụ chiếu theo cách hiểu thông thường là sai. Nhưng trong văn cảnh, cách giải thích đã thể hiện sự thông minh của cái Nụ và được chấp nhận.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề