Người chết de được bao lâu

Ông Duy đã đến nơi đăng ký thường trú của bố ông để trích lục khai tử. Ông Duy hỏi, gia đình ông có được hỗ trợ chi phí mai táng không? Nếu được thì nhận hỗ trợ tại đâu?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP có quy định như sau: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:

- Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và giấy báo tử của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc xác nhận của công an cấp xã đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Chủ tịch UBND cấp xã;

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu kinh phí thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Theo đó, hộ gia đình có người chết vì dịch bệnh như COVID-19 sẽ được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng.

Hiện nay chính sách về hỗ trợ chi phí mai táng cho thân nhân, gia đình có người chết vì COVID-19 sẽ khác nhau, tùy vào điều kiện, ngân sách của mỗi địa phương mà mức hỗ trợ cũng khác nhau. Ngoài ra nhiều địa phương còn có những chính sách riêng nhằm hỗ trợ thân nhân, gia đình có người chết do COVID-19. 

Gia đình, thân nhân của người chết vì COVID-19 nên liên hệ UBND cấp xã, phường để được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục nhận hỗ trợ.

Chinhphu.vn


Theo đó, ngoài quyền lợi được hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội [nếu tham gia diện tự nguyện hoặc bắt buộc] với việc nhận tiền tử tuất 1 lần và tử tuất hằng tháng, thân nhân người qua đời do Covid-19 sẽ được hưởng thêm các chế độ bổ sung.

Cụ thể, Quyết định 3022/QĐ-TLĐ ngày 9-8-2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định trường hợp đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn tử vong do bị nhiễm virus SARS-CoV-2 kể từ ngày 27-4-2021, thân nhân của người lao động sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ở Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5G. Ảnh minh họa / qdnd.vn

Đối với người dân thiệt mạng do dịch Covid-19, căn cứ theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT và Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG hướng dẫn về việc xử lý thi thể bệnh nhân tử vong do Covid-19 mỗi người chết do Covid-19 trong trường hợp hỏa táng sẽ được hỗ trợ kinh phí. Tùy chính sách của từng địa phương mà mức hỗ trợ chi phí hỏa táng sẽ khác nhau.

Tại Hà Nội:

Căn cứ theo Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND ngày 13-8-2021 thành phố Hà Nội, mức hỗ trợ chi phí hỏa táng từ năm 2021 được quy định như sau:

- Hỗ trợ mai táng thi hài trẻ em dưới 06 tuổi: 1,5 triệu đồng/ca;

- Hỗ trợ mai táng thi hài người lớn: 03 triệu đồng/ca;

- Hỗ trợ chi phí vận chuyển: 01 triệu đồng/ca.

- Hỗ trợ chi phí khác gồm áo quan hỏa táng 1,25 triệu đồng/trường hợp; túi đồ khâm liệm [nếu có]: 500.000 đồng/trường hợp; bình đựng tro cốt: 250.000 đồng/trường hợp; lưu giữ bình tro: 15.000 đồng/trường hợp/ngày [theo số ngày lưu giữ thực tế, đến hết thời gian giãn cách xã hội, nhưng tối đa không quá 365 ngày].

Tại TP Hồ Chí Minh:

Thực hiện theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ban hành ngày 15-3-2021 đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, trường hợp người tử vong do Covid-19 được hưởng mức 50 lần so với mức chuẩn hỗ trợ xã hội [Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1-7-2021 là 360.000 đồng/tháng]. Thành phố hỗ trợ toàn bộ chi lo hậu sự cho người tử vong vì Covid-19, tương đương 17,4 triệu đồng/trường hợp.

Bên cạnh đó trường hợp hỏa táng còn được thực hiện theo Quyết định 14/2015/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh, mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ 2,5 triệu đồng/lượt hỏa táng: một số đối tượng người có công, hộ nghèo, đảng viên có Huy hiệu 40 tuổi Đảng trở lên,…

- Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/lượt hỏa táng: Đối tượng hưu trí; hộ cận nghèo; người dân có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh

Miễn phí hỏa táng trẻ từ 6 tuổi trở xuống có hộ khẩu hoặc tạm trú [KT3].

Tại Bình Dương:

Chính sách hỗ trợ được thực hiện căn cứ theoNghị định 20/2021/NĐ-CPban hành ngày 15-3-2021. Cụ thể:

- Hỗ trợ 10 triệu đồng/đoàn viên công đoàn tử vong do Covid-19 do Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ.

- Hỗ trợ Từ 10-30 triệu đồng/trường hợp tử vong do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh hỗ trợ.

Trường hợp thân nhân người tử vong vì Covid-19 tự chọn đơn vị mai táng, hỏa táng thì tự chi trả chi phí cho đơn vị mình chọn, sau đó sẽ hưởng chính sách hỗ trợ mai táng theo quy định của tỉnh.

Tại Đồng Nai:

Nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của dịch covid-19 và thực hiện các thực hiện các chính sách từ Chính phủ. UBND tỉnh Đồng Nai quyết định:

- Hỗ trợ 18 triệu đồng cho các gia đình tự tổ chức mai táng.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng nhưng không có thân nhân thì được hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế nhưng không vượt mức vượt quá 18 triệu đồng.

Trường hợp bị tử vong do Covid-19, thân nhân của các đối tượng này sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ tùy thuộc vào từng địa phương. Bên cạnh đó, thân nhân của NLĐ tham gia BHXH bị tử vong sẽ được xét hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, chính phủ đang nỗ lực đề ra các chính sách thiết thực nhằm hạn chế sự lây lan và kiểm soát dịch bệnh, hạn chế nguy cơ tử vong xuống mức thấp nhất. Với sự nhất chí và đồng lòng của người dân hy vọng dịch bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

NGỌC HUY

Nhiều bác sĩ lo lắng rằng các phương pháp điều trị nhằm làm giảm đau hoặc giảm triệu chứng nghiêm trọng khác [ví dụ như: dùng opioid để đau, khó thở, hoặc cả hai] có thể thúc đẩy tử vong, nhưng hiệu quả này thực sự không được dùng phổ biến. Với sự chăm sóc tỉ mỉ và tinh chỉnh liều thuốc, các bác sĩ sẽ giúp tránh được những tác dụng phụ đáng ngại nhất của thuốc như suy hô hấp do opioids gây ra. Tử vong không xảy ra cấp tập nhờ có các phương pháp điều trị thông thường cho các triệu chứng phổ biến trong các bệnh hiểm nghèo. Ngay cả khi cơn đau hay khó thở khó giảm nhẹ được thì liều opioid cao cũng có thể giúp đẩy nhanh cái chết, kết quả này không được coi là thực hành sai vì thuốc đã được dùng để làm giảm triệu chứng và được điều chỉnh, định liều một cách thích hợp. Các bác sĩ điều trị triệu chứng một cách tích cực mà không cần điều trị kéo dài sự sống, nhưng vẫn cần thảo luận về những vấn đề này một cách cởi mở, nhạy cảm và cẩn trọng khi đưa ra quyết định.

Bác sĩ không nên cung cấp một cách thường quy các can thiệp được coi là phương tiện trợ tử [ví dụ tiêm thuốc gây chết], ngay cả khi điều đó làm giảm sự đau khổ cho bệnh nhân. Trợ tử [ví dụ bằng cách trực tiếp cung cấp cho bệnh nhân đang hấp hối các thuốc gây chết người và hướng dẫn sử dụng chúng] đã được cho phép tùy theo các điều kiện cụ thể ở Oregon, Washington, Vermont, California, Colorado và Montana, nhưng có thể là cơ sở để truy tố nhân viên y tế ở tất cả các bang khác của Hoa Kỳ. Ở những tiểu bang hợp pháp hóa việc trợ tử, các bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ các yêu cầu cụ thể của từng tiểu bang, bao gồm đăng ký cư trú của bệnh nhân, tuổi tác, năng lực ra quyết định, bệnh tật giai đoạn cuối, tiên lượng và thời gian yêu cầu trợ giúp. Ở tất cả các tiểu bang khác và khu vực Columbia, luật tiểu bang hoặc luật thông thường đặc biệt cấm việc bác sĩ trợ tử, hoặc còn chưa rõ ràng. Ở những nơi này, nhân viên y tế có thể bị buộc tội giết người, nếu lợi ích của bệnh nhân không được biện hộ cẩn thận, hay khi bệnh nhân không có năng lực, hoặc bị suy giảm các chức năng nghiêm trọng khi đưa ra quyết định, hoặc nếu các quyết định và lý do của họ không được ghi chép lại.

Khoảng một nửa bệnh nhân tử vong do ung thư có đau nặng. Tuy nhiên, chỉ một nửa số bệnh nhân này được giảm đau đáng kể. Nhiều bệnh nhân chết vì suy gan hệ thống và chứng sa sút trí tuệ cũng gây đau nặng. Đôi khi đau có thể được kiểm soát nhưng vẫn tồn tại bởi vì bệnh nhân, thành viên trong gia đình và bác sĩ có quan niệm sai lầm về đau và thuốc [đặc biệt là opioid] có thể làm giảm nó, dẫn đến việc giảm liều nghiêm trọng và liên tục.

Bệnh nhân nhận thấy đau khác nhau, phụ thuộc vào một vài yếu tố khác [ví dụ như mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng, trầm cảm, buồn nôn]. Lựa chọn thuốc giảm đau phụ thuộc phần lớn vào cường độ và nguyên nhân đau, điều này chỉ có thể được xác định bằng cách nói chuyện và quan sát bệnh nhân. Bệnh nhân và bác sĩ phải nhận ra rằng tất cả các cơn đau đều có thể được giảm bớt bằng một loại thuốc có hiệu lực phù hợp với liều vừa đủ, mặc dù điều trị tích cực cũng có thể gây ra sự an dịu hoặc lú lẫn. Các loại thuốc thông dụng là aspirin, acetaminophen, hoặc NSAIDs cho đau nhẹ; oxycodone cho đau vừa phải và hydromorphone, morphine, hoặc fentanyl cho đau nặng [xem Điều trị Đau Điều trị Đau Các thuốc giảm đau opioid và không opioid là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị đau. Có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và các thuốc tác động lên hệ thống... đọc thêm ].

Ở bệnh nhân sắp chết, liệu pháp điều trị opioid đường uống thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Thuốc đặt dưới lưỡi cũng thuận tiện đặc biệt vì nó không đòi hỏi bệnh nhân phải nuốt. Opioid tác dụng kéo dài là tốt nhất cho đau lâu dài. Các bác sĩ nên kê toa thuốc opioid với liều lượng thích hợp, liên tục và có thêm các thuốc opioid hoạt động ngắn có sẵn để điều trị nền cho đau. Mối quan tâm bất hợp lý của công đồng và của những người hành nghề chăm sóc sức khoẻ về nghiện thường hạn chế việc sử dụng opioid hợp lý. Sự phụ thuộc dược lý có thể là hệ quả của việc sử dụng đều đặn nhưng không có vấn đề ở những bệnh nhân tử vong, ngoại trừ việc phải tránh tình trạng cai. Trang thái nghiện rất hiếm và thường dễ kiểm soát. Trong trường hợp bất thường mà opioid không thể dùng đường uống hoặc dưới lưỡi, chúng có thể được dùng qua trực tràng, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, hoặc dưới da.

Khi liều opioid duy trì trở nên không thích hợp, tăng liều từ 1½ đến 2 lần so với liều trước đó [ví dụ: tính dựa trên liều hàng ngày] là hợp lý. Thông thường, ức chế hô hấp nghiêm trọng không xảy ra trừ khi liều mới cao hơn gấp đôi liều dung nạp trước đó.

Đối với những cơn đau cục bộ nặng, phong bế thần kinh tại chỗ mà do bác sĩ gây mê có kinh nghiệm trong điều trị đau thực hiện có thể giúp giảm bớt các tác dụng phụ. Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật phong bế thần kinh khác nhau. Có thể truyền thuốc giảm đau thường trộn với thuốc gây mê vào trong các khoang ngoài màng cứng hoặc trong màng cứng liên tục .

Video liên quan

Chủ Đề