Người giàu & người nghèo khác nhau ở điểm nào năm 2024

Báo cáo của tổ chức từ thiện Oxfam công bố hôm 14-1 cho biết tài sản của 5 người giàu nhất thế giới đã tăng đến 114% (869 tỉ USD) kể từ năm 2020.

Người giàu & người nghèo khác nhau ở điểm nào năm 2024

5 tỉ phú giàu nhất thế giới (từ trái qua) gồm Jeff Bezos, Warren Buffett, Bernard Arnault, Larry Ellison và Elon Musk - Ảnh: GETTY IMAGES

5 người giàu nhất thế giới gồm có tỉ phú Jeff Bezos, Warren Buffett, Bernard Arnault, Larry Ellison và Elon Musk. Trong khi đó, gần 5 tỉ người trên toàn cầu đang dần trở nên nghèo hơn do phải đối mặt với lạm phát, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu.

Tổ chức Oxfam ước tính nếu muốn xóa đói giảm nghèo với điều kiện hiện tại thì sẽ phải mất đến 230 năm.

Tài sản của tỉ phú Elon Musk tăng vọt lên 245,5 tỉ USD vào cuối tháng 11-2023, tức là tăng 737% so với tháng 3-2020.

Chủ tịch Tập đoàn LVMH của Pháp Bernard Arnault và gia đình sở hữu khối tài sản ròng 191,3 tỉ USD, tăng 111%.

Nhà sáng lập Công ty Amazon Jeff Bezos có khối tài sản lên đến 167,4 tỉ USD, tăng 24%; nhà sáng lập Công ty Oracle Larry Ellison là 145,5 tỉ USD, tăng 107%; và giám đốc điều hành Berkshire Hathaway Warren Buffett là 119,2 tỉ USD, tăng 48%.

Theo tính toán của Oxfam, tài sản của các tỉ phú này tăng thêm 3,3 nghìn tỉ USD, tương đương với 34% kể từ năm 2020. Đây là tốc độ tăng trưởng khủng khiếp, nhanh gấp 3 lần so với tỉ lệ lạm phát.

Oxfam lập luận các tỉ phú giàu như vậy là nhờ sở hữu cổ phần trong công ty họ lãnh đạo. 7 trong số 10 công ty đại chúng lớn nhất thế giới đều có CEO hoặc tỉ phú là cổ đông chính.

Hơn nữa, dữ liệu từ Công ty nghiên cứu Wealth X cho thấy 1% người giàu nhất nắm giữ đến 43% tài sản chính của thế giới. Tại Mỹ, nhóm này sở hữu 32%, châu Á là 50%, Trung Đông là 48% và châu Âu là 47%.

Oxfam cho biết 148 tập đoàn lớn nhất thế giới kiếm được gần 1,8 nghìn tỉ USD lợi nhuận trong 12 tháng, tính đến tháng 6-2023.

Con số này cao hơn 52,5% so với mức lợi nhuận trung bình họ kiếm được trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2021.

Ngành dầu khí, dược phẩm và tài chính là những lĩnh vực thu lợi nhuận cao nhất trong 1 hoặc 2 năm qua so với mức trung bình những năm trước.

Oxfam kêu gọi chính phủ các nước vào cuộc để hạn chế tầm ảnh hưởng của những người siêu giàu.

Ông Amitabh Behar, giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam International, cho biết trong một tuyên bố: “Quyền lực công có thể giúp kiểm soát quyền lực doanh nghiệp vốn đang tạo ra sự bất bình đẳng - giúp thị trường trở nên công bằng và không bị các tỉ phú kiểm soát”.

“Chính phủ phải can thiệp để phá bỏ độc quyền, trao quyền cho người lao động, đánh thuế những khoản lợi nhuận khổng lồ của doanh nghiệp và quan trọng là đầu tư vào kỷ nguyên mới của hàng hóa và dịch vụ công”, ông tiếp lời.

Sử dụng dữ liệu từ danh sách tỷ phú theo thời gian thực của tạp chí Forbes, đồ thị thông tin dưới đây gồm những người giàu nhất thế giới tính tới ngày 1/2/2024.

Theo đó, tỷ phú Pháp Bernard Arnault đã vượt qua ông Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới năm 2024. Từ tháng 11/2023 đến ngày 1/2/2024, tài sản của ông Musk, CEO hãng xe điện Tesla, giảm 21% từ 254,3 tỷ USD xuống còn 194,6 tỷ USD.

Ông Arnault hiện là chủ tịch kiêm CEO công ty hàng xa xỉ LVMH, sở hữu một loạt thương hiệu như Louis Vuitton, Sephora vàTiffany & Co. Tỷ phú Pháp cũng đầu tư vào các công ty gồm Netflix và ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok.

Xét theo giới, người phụ nữ giàu nhất thế giới là bà Françoise Bettencourt Meyers, chủ “đế chế” mỹ phẩm Pháp L’Oréal. Năm 2023, tài sản của bà tăng 1,2 tỷ USD.

Ở Trung Quốc, ông Zhong Shanshan - chủ tịch, người sáng lập công ty nước đóng chai Nongfu Spring – vẫn là người giàu nhất với tài sản ròng 60,5 tỷ USD. Còn ở Ấn Độ, người giàu nhất là ông Mukesh Ambani, chủ tịch Reliance Industries. Tập đoàn này hoạt động trong các lĩnh vực từ dầu khí, viễn thông, bán lẻ và dịch vụ tài chính. Ông Ambani hiện sở hữu khối tài sản 102,1 tỷ USD.

Ông Mark Zuckerberg là người có tài sản tăng mạnh nhất trong top 10. Trong giai đoạn từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024, người đồng sáng lập Facebook “bỏ túi” hơn 45 tỷ USD nhờ cổ phiếu Meta, công ty mẹ Facebook, tăng vọt sau khi báo cáo kết quả kinh doanh vượt dự báo của Phố Wall. Tài sản tăng mạnh giúp ông Zuckerberg thăng hạng từ vị trí thứ 7 lên thứ 4, vượt qua ông Bill Gates, Warren Buffett và Larry Ellison.

Người giàu & người nghèo khác nhau ở điểm nào năm 2024

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Mức độ tăng trưởng tài sản của Việt Nam được dự báo là 125% trong thập niên tới

1 tháng 3 2024

Theo Henley & Partners, khách hàng Việt Nam đứng thứ tư toàn cầu về số lượng đơn đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch.

Ông Dominic Volek, Giám đốc Kinh doanh của Công ty Henley & Partners chuyên về đầu tư di cư, nói với BBC News Tiếng Việt rằng số triệu phú gia tăng của Việt Nam sẽ là "cơ hội kinh doanh lớn" cho công ty ông.

Còn Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 28/2 rằng đầu tư nhập tịch tạo thuận lợi cho việc làm ăn. Tuy nhiên, vẫn có những bất cập cần lưu ý.

Việt Nam vô địch tăng trưởng tài sản

Công ty tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth (Nam Phi) đã dự báo Việt Nam sẽ là nước có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất thế giới - 125% trong thập niên tới, theo sau là Ấn Độ.

Thuật ngữ "tăng trưởng tài sản" đề cập đến sự tăng hoặc giảm số lượng triệu phú trong một khoảng thời gian nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm.

Theo báo cáo của New World Wealth, tính tới tháng 12/2023, Việt Nam có 6 tỷ phú, có 19.400 người sở hữu tài sản trên 1 triệu USD và có 58 người có tài sản trên 100 triệu USD.

Trong vòng một thập kỷ từ 2013-2023, Việt Nam giữ vị trí quán quân với mức độ tăng trưởng tài sản là 98% và dự kiến tăng nhanh hơn Trung Quốc trong một thập niên tới đây, theo ông Andrew Amoils, trưởng bộ phận phân tích từ New World Health.

Cụ thể, Việt Nam được New World Wealth dự báo vẫn chiếm giữ vị trí đầu với mức tăng trưởng tài sản 125% trong 10 năm tới, trong khi với Trung Quốc, con số này chỉ ở mức 85%, giữ vị trí thứ 10.

Ông Andrew Amoils nói với BBC News Tiếng Việt ngày 27/2 rằng, mức độ thịnh vượng chỉ mang tính dự báo nhưng Việt Nam có khả năng trở thành công xưởng sản xuất ngày càng được các công ty công nghệ, ô tô, điện tử, quần áo và dệt may đa quốc gia ưa chuộng.

GETTY

Việt Nam có bao nhiêu triệu phú, tỷ phú?

Việt Nam được dự đoán tăng trưởng tài sản cao (phần trăm tăng số lượng triệu phú) là

  • 125%trong một thập niên tới.
  • 19.400 triệu phúcó tài sản trên 1 triệu USD
  • 58 ngườicó tài sản trên 100 triệu USD
  • 6 tỷ phúcó tài sản trên 1 tỷ USD
  • Đứng thứ 4toàn cầu về số người đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch của Henleys & Partners

Nguồn: Henley & Partners, New World Wealth, tính đến tháng 12/2023

Tuy nhiên, ông Amoils lưu ý rằng Việt Nam có khởi điểm "tài sản bình quân đầu người" ở mức thấp hơn Trung Quốc nên tốc độ tăng trưởng tài sản dễ dàng hơn.

Ông Amoils nói với BBC rằng Việt Nam là một quốc gia an toàn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là yếu tố thu hút các tập đoàn đa quốc gia tới đầu tư tại Việt Nam.

“Mức lương trung bình của lao động tại Việt Nam thấp là một yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp đặt nhà máy tại quốc gia này. Việt Nam hiện là đối thủ cạnh tranh chính với Ấn Độ và Trung Quốc," ông Amoils phân tích và thêm rằng, nếu Việt Nam tăng mức lương lao động trung bình thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh.

Cùng với mức tăng trưởng tài sản cao nhất, Việt Nam còn được ghi nhận về lượng đơn đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch "tăng đột biến", theo số liệu mà Henley & Partners cung cấp cho BBC.

Ông Volek, Giám đốc Kinh doanh của Henley & Partners, nói với BBC rằng: "Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2024), xét ở khu vực Đông Nam Á, công dân Việt Nam chiếm gần 25% số đơn đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch và là thị trường lớn thứ tư toàn cầu của công ty."

Vì sao người giàu bỏ tiền mua quốc tịch?

Với xếp hạng khá thấp, người cầm hộ chiếu Việt Nam thường gặp khó khăn trong vấn đề xin visa ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh hoặc khối Schengen.

Theo ông Volek, hộ chiếu "yếu" cũng gây bất lợi lớn cho những người đi lại với mục đích làm ăn.

“Không những phải xin visa để nhập cảnh, đôi khi họ [doanh nhân Việt Nam] còn bị từ chối cấp visa vì những lý do hành chính ngớ ngẩn,” ông Volek chia sẻ.

Giới làm ăn Việt Nam cần đi nhiều nơi, tiếp cận các thị trường mới.

Vì vậy, theo ông Volek, những người này nhận ra hạn chế của việc chỉ mang mỗi hộ chiếu Việt Nam.

"Do đó, họ chắc chắn quan tâm đến các chương trình di cư đầu tư để tiếp cận các hộ chiếu quyền lực hơn," ông nói.

Người giàu & người nghèo khác nhau ở điểm nào năm 2024

Chụp lại hình ảnh, Vị trí hộ chiếu Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

Tiết lộ từ phía công ty Henley & Partners cho thấy hầu hết khách hàng Việt Nam đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch là những người sinh sống ở Hà Nội và TP HCM.

Theo đó, khách hàng truyền thống là những người sáng lập và chủ sở hữu doanh nghiệp trong các ngành như dệt, may mặc, ô tô, bất động sản... Những năm gần đây, có sự xuất hiện thêm của các ngành mới nổi như fintech (tài chính công nghệ), kinh doanh tiền điện tử.

Để tham gia vào các dự án đầu tư định cư, người ứng tuyển phải chi số tiền từ khoảng 100.000 USD tới 400.000 USD (gần 2,5 đến 9,9 tỷ đồng).

Với các hồ sơ đầu tư định cư, chính phủ quốc gia nhận khoản đầu tư định cư sẽ thực hiện các bước thẩm định chuyên sâu. Những cá nhân được duyệt sẽ được cấp quốc tịch và hộ chiếu. Theo thống kê của Henley & Partners, Mỹ và Canada vẫn là điểm đến đứng đầu đối với người Việt. Một số điểm đến khác được lựa chọn bao gồm Cyprus (Síp), Malta, Grenada…

Một lý do quan trọng khác mà người giàu Việt Nam tham gia những chương trình đầu tư quốc tịch này là cơ hội giáo dục cho con cái. Trong đó, nổi bật là chương trình EB5 của Mỹ hoặc tham gia khởi nghiệp ở Canada.

Cuộc chiến Nga - Ukraine, xung đột ở Trung Đông và tới đây là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tạo ra những "biến động". Do đó, các cá nhân có thu nhập ròng cao và đủ khả năng tài chính để phòng ngừa rủi ro thì theo ông Volek, một trong những cách tốt nhất là có được quyền bảo hộ công dân ở một nơi khác để dự phòng khi cần.

Người giàu & người nghèo khác nhau ở điểm nào năm 2024

Nguồn hình ảnh, HENLEY GLOBAL INDEX

Chụp lại hình ảnh, Bảng xếp hạng hộ chiếu của Việt Nam trong vòng 10 năm, theo Henley Global Index

Việt Nam không thuộc diện 'rủi ro'

Hồi tháng 8/2020, tài liệu từ bài điều tra của Đài Al-Jazeera (Qatar) đã phản ánh việc hàng chục quan chức cấp cao trên thế giới và gia đình họ đã mua cái gọi là "hộ chiếu vàng" của Cyprus (Síp) từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.

Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền nhận định với BBC rằng “nhiều quốc gia có chính sách cấp quốc tịch rất thoáng và sẽ dẫn đến những hành vi phạm tội, trục lợi.”

Khi được hỏi liệu đây có phải lỗ hổng để các cá nhân thực hiện hành vi phạm tội như rửa tiền kiếm được từ kinh doanh phạm pháp hay tham nhũng, ông Điền lý giải rằng “chính phủ các nước cần ký kết hiệp ước liên quan tới vấn đề tội phạm”.

Về vấn đề này, ông Volek đánh giá quá trình kiểm tra nguồn tiền là khó khăn nhất:

“Chúng tôi muốn đảm bảo không có hoạt động rửa tiền nào được thực hiện. Số tiền được sử dụng phải là 'tiền sạch', thu được nhờ kinh doanh hợp pháp hoặc thừa kế,” ông Volek nói.

Quá trình thẩm định này được chính phủ các nước liên kết với nhiều cơ quan quốc tế như Interpol (Cảnh sát hình sự quốc tế). Sau đó, người tham gia chương trình thường phải cung cấp giấy tờ có xác minh, đóng dấu từ phía cảnh sát.

Tuy nhiên, ông Volek cho biết không phải quy trình thẩm định của công ty nào cũng nghiêm ngặt giống nhau. Vì thế, người trượt hồ sơ ở chỗ công ty ông có thể đến nơi khác nộp.

Ông cho biết thêm, quy trình xét duyệt người có quốc tịch Việt Nam vẫn bình thường như những quốc gia khác, không thuộc diện có rủi ro cao hay cần phải tăng cường thẩm định như với người Myanmar hoặc Syria.

Ai là người giàu nhất thế giới hiện nay?

Jeff Bezos (Ảnh: CNBC). Jeff Bezos là người đồng sáng lập gã khổng lồ thương mại Amazon. Vị doanh nhân 60 tuổi này từng là người giàu nhất thế giới từ năm 2018 cho đến năm 2021. Cổ phiếu Amazon cũng ghi nhận mức tăng lên đến 76% trong năm qua.

Ai là người giàu nhất nhì Việt Nam?

Người dẫn đầu các tỉ phú Việt Nam trong danh sách năm nay của Forbes là ông Phạm Nhật Vượng, với khối tài sản ước tính là 4,4 tỉ USD. tăng 0,1 tỉ USD so với năm ngoái. Ông Vượng đã có 12 năm góp mặt trong danh sách này. Cái tên tiếp theo là bà Nguyễn Thị Phương Thảo với tài sản tăng từ 2,2 tỉ lên 2,8 tỉ USD.

Ai là người giàu nhất Việt Nam 2024?

Forbes vừa công bố danh sách tỉ phú thế giới năm 2024 mà Việt Nam góp mặt 6 đại diện. Trong đó có 4 tỉ phú gia tăng tài sản, còn 2 người bị giảm. Tỉ phú Phạm Nhật Vượng vẫn là người đứng đầu với 4,4 tỉ USD, còn "vua thép" Trần Đình Long là tỉ phú ghi nhận tài sản gia tăng mạnh nhất năm qua.

Ai là tỷ phú giàu nhất Việt Nam?

Theo đó, tại danh sách nói trên, Việt Nam có 6 tỷ phú USD: Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng là 4,3 tỷ USD, xếp thứ 636 thế giới; tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là 2,2 tỷ USD; tài sản của ông Trần Đình Long là 1,8 tỷ USD; tài sản của ông Hồ Hùng Anh là 1,5 tỷ USD; tài sản của ông Trần Bá Dương và gia đình là 1,5 ...