Ngưỡng đường của thận là gì

Bệnh thận đái tháo đường là tình trạng xơ cứng và xơ hóa cầu thận do sự rối loạn chuyển hoá và huyết động ở bệnh đái tháo đường. Bệnh biểu hiện bằng tình trạng albumin niệu tiến triển chậm với tăng huyết áp tiến triển và suy thận. Chẩn đoán dựa vào tiền sử, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, tỷ số albumin/creatinin trong nước tiểu. Điều trị là kiểm soát chặt chẽ glucose, ức chế angiotensin [sử dụng thuốc ức chế men chuyển [ACE] hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II [ARB]], và kiểm soát huyết áp và lipid.

[Bệnh thận đái tháo đường Bệnh thận đái tháo đường [Xem đái tháo đường.] Bệnh nhân đái tháo đường [DM], nhiều năm kiểm soát đường máu kém dẫn đến nhiều biến chứng, chủ yếu mạch máu, ảnh hưởng mạch máu nhỏ [ vi mạch ], mạch máu lớn [ mạch máu... đọc thêm ]

Bệnh thận đái tháo đường [BTĐTĐ] là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng thận hư Tổng quan về Hội Chứng thận hư ở người trưởng thành. Bệnh thận đái tháo đường cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh thận giai đoạn cuối Bệnh thận mạn ở Mỹ, chiếm đến 80% số trường hợp. Tỷ lệ suy thận có thể khoảng 40% ở bệnh nhân đái tháo đường Đái tháo đường [DM] tuýp 1. Tỷ lệ suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thường là 20 đến 30%, nhưng số liệu này có lẽ thấp hơn thực tế. Suy thận là đặc biệt phổ biến ở một số dân tộc, như người da đen, người Mỹ gốc Mexico, người Polynesia và người da đỏ Pima. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Thời gian và mức độ tăng đường huyết

  • Tăng huyết áp Tổng quan về Tăng huyết áp

  • Rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu

  • Hút thuốc lá Thuốc lá

  • Các đa hình thái ảnh hưởng đến trục renin-angiotensin-aldosterone

  • Tiền sử gia đình bị bệnh thận đái tháo đường

  • Các biến thể di truyền [giảm số lượng cầu thận]

Vì bệnh đái tháo đường týp 2 thường xuất hiện trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán, bệnh thận thường phát triển 300 mg albumin/ngày. Microalbumin niệu tiến triển thành macroalbumin niệu [protein niệu > 300 mg/ngày ở một giai đoạn nào đó], thường là qua nhiều năm. Hội chứng thận hư [protein niệu 3 g/ngày] đến bệnh thận giai đoạn cuối mất trung bình khoảng 3 đến 5 năm, nhưng khoảng thời gian này cũng rất khác nhau.

Các bất thường đường tiểu khác thường xảy ra với bệnh thận đái tháo đường có thể làm gia tăng sự suy giảm chức năng thận bao gồm hoại tử nhú thận, toan hóa ống thận Toan hóa ống thận tuýp 4 và nhiễm trùng đường tiểu Tổng quan về nhiễm trùng đường tiết niệu[UTI] . Trong BTĐTĐ, hai thận thường có kích thước bình thường hoặc to hơn bình thường [> 10 đến 12 cm chiều dài].

Triệu chứng và Dấu hiệu

BTĐTĐ không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Microalbumin niệu dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo sớm nhất. Cuối cùng tăng huyết áp Tổng quan về Tăng huyết áp và phù tư thế xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân không được điều trị.

Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng ure máu cao [buồn nôn, nôn mửa, chán ăn] sớm hơn [với mức lọc cầu thận cao hơn] so với bệnh nhân không có bệnh thận ĐTĐ, có thể là do sự kết hợp giữa tổn thương cơ quan đích do bệnh đái tháo đường [ví dụ bệnh thần kinh đái tháo đường] và suy thận làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Chẩn đoán

  • Kiểm tra định kỳ hàng năm tỉ lệ albumin/creatinin niệu nước tiểu ngẫu nhiên ở tất cả các bệnh nhân đái tháo đường.

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm các dấu hiệu tổn thương thận khác [ví dụ đái máu, trụ hồng cầu]

Chẩn đoán được nghĩ đến ở các bệnh nhân đái tháo đường Đái tháo đường [DM] có protein niệu, đặc biệt nếu họ có bệnh võng mạc đái tháo đường Bệnh võng mạc đái tháo đường [gợi ý bệnh mạch máu nhỏ] hoặc các yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường. Các tổn thương thận khác nên được nghĩ đến nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Protein niệu nặng chỉ với tiền sử thoáng qua về bệnh đái tháo đường

  • Không có bệnh võng mạc đái tháo đường

  • Khởi phát nhanh chóng protein niệu nặng

  • Đái máu đại thể

  • Trụ hồng cầu

  • Giảm mức lọc cầu thận.

  • Thận kích thước nhỏ

Protein niệu

Bệnh nhân được kiểm tra protein niệu bằng xét nghiệm nước tiểu thường qui; nếu có protein niệu, xét nghiệm đánh giá microalbumin niệu là không cần thiết vì bệnh nhân đã có macroalbumin niệu gợi ý bệnh thận đái tháo đường. Ở những bệnh nhân không có protein niệu trên xét nghiệm nước tiểu, tỉ lệ albumin/creatinine nên được tính từ mẫu nước tiểu vào giữa buổi sáng. Tỷ lệ 30 mg/g [≥ 34 mg/mmol] là có microalbumin niệu nếu có trên ít nhất 2 trong số 3 mẫu trong vòng 3 đến 6 tháng và nếu không thể giải thích bởi nhiễm trùng hoặc do luyện tập thể dục.

Một số chuyên gia khuyến cáo rằng nên định lượng microalbumin niệu trong nước tiểu 24 giờ, nhưng phương pháp này ít thuận tiện và nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thu mẫu chính xác. Tỷ lệ albumin/creatinin nước tiểu ngẫu nhiên ước tính cao hơn lượng microalbumin niệu trong nước tiểu 24 giờ ở khoảng 30% bệnh nhân > 65 tuổi do sản xuất creatinine từ các khối cơ đã bị suy giảm. Kết quả không chính xác cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân cơ bắp nhiều hoặc nếu tập thể dục cường độ cao trước khi lấy nước tiểu.

Đối với hầu hết bệnh nhân đái tháo đường có protein niệu, chẩn đoán dựa trên lâm sàng. Sinh thiết thận Sinh thiết thận Sinh thiết được thực hiện bởi một bác sỹ chuyên khoa đã được đào tạo [bác sĩ chuyên khoa thận, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, hoặc bác sỹ chuyên khoa điện quang can thiệp]. Chỉ định sinh thiết... đọc thêm có thể khẳng định chẩn đoán nhưng hiếm khi cần thiết.

Sàng lọc

Bệnh nhân đái tháo đường typ 1 không có triệu chứng bệnh thận nên được kiểm tra protein niệu và nếu không có protein niệu trên xét nghiệm nước tiểu thường qui thì microalbumin niệu nên được làm 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh và ít nhất hàng năm sau đó.

Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nên được sàng lọc vào thời điểm chẩn đoán và hàng năm sau đó.

Tiên lượng

Tiên lượng tốt ở những bệnh nhân được điều trị và theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên, chăm sóc như vậy thường rất khó thực hiện và hầu hết bệnh nhân đều bị mất dần chức năng thận; ngay cả tiền tăng huyết áp cao [HA 120 đến 139/80 đến 89 mm Hg] hoặc tăng huyết áp độ 1 [HA 140 đến 159/90 đến 99 mm Hg] cũng có thể làm nặng thêm tổn thương. Bệnh xơ vữa động mạch hệ thống Xơ vữa động mạch [đột quỵ Tổng quan về Đột quỵ , nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim cấp tính [MI] , bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên ] dự đoán sự gia tăng tỷ lệ tử vong.

Điều trị

  • Duy trì glycosylated Hb [HbA1C] 7.0

  • Kiểm soát HA nhanh, bắt đầu bằng thuốc ức chế angiotensin

Kiểm soát lượng đường trong máu

Điều trị ban đầu là kiểm soát glucose nghiêm ngặt để duy trì HbA1C 7,0; duy trì đường huyết bình thường giúp làm giảm albumin niệu nhưng không làm chậm sự tiến triển của bệnh một khi bệnh thận đái tháo đường đã hình thành.

Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát glucose kèm theo kiểm soát chặt chẽ huyết áp 1 g/ngày; tuy nhiên, một số khác cho rằng các mức HA 22 mEq/L [22 mmol/L], có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn Bệnh thận mạn và nhiễm toan chuyển hóa Toan chuyển hóa .

Điều trị phù có thể bao gồm những điều sau:

  • Chế độ ăn hạn chế natri [ví dụ: < 2 g/ngày]

  • Hạn chế dịch

  • Các thuốc lợi tiểu quai, nếu cần, với liều lượng phù hợp nhằm tránh gây giảm thể tích tuần hoàn.

Ghép thận

Ghép thận Ghép thận có hoặc không có ghép tụy Ghép tụy kèm theo là một lựa chọn cho các bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối Bệnh thận mạn . Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được ghép thận là gần 60%, so với 2% đối với bệnh nhân lọc máu chu kỳ không ghép thận [dù vậy thống kê này có thể chỉ biểu hiện cho xu hướng lựa chọn điều trị]. Tỉ lệ sống của mô thận ghép là > 85% ở năm thứ 2.

Những điểm chính

  • Bệnh thận đái tháo đường rất phổ biến, không có triệu chứng cho đến khi bệnh ở giai đoạn muộn vì vậy nên được xem xét chẩn đoán ở tất cả các bệnh nhân đái tháo đường.

  • Theo dõi định kỳ tất cả các bệnh nhân bị đái tháo đường bằng xét nghiệm nước tiểu và nếu không có protein niệu, tỷ số albumin/creatinine mẫu nước tiểu vào giữa buổi sáng nên được đánh giá.

  • Điều trị THA một cách tích cực, thường bắt đầu với thuốc ức chế angiotensin.

  • Kiểm soát glucose để duy trì HbA1C at ≤ 7,0.

Thông tin thêm

  • Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Video liên quan

Chủ Đề