Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện

Tĩnh điện hay nhiễm điện từ là một hiện tượng phổ biến thường gặp rất nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng này xảy ra khi có sự mất cân bằng về mặt điện tích trên một bề mặt vật liệu. Điện tích của vật này sẽ chuyển sang vật khác khi hai vật chất tiếp xúc gây ra tình trạng thừa điện tích âm hoặc dương trên cùng một vật. Hiện tượng tĩnh điện sẽ xảy ra với chính cơ thể con người, đặc biệt là vào những ngày thời tiết khô lạnh hay khi sử dụng thiết bị điện tử như máy lạnh. 

Khi bắt gặp hiện tượng này, bạn sẽ cần nắm rõ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục để hạn chế cảm giác khó chịu cho cơ thể Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hisense tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng dùng máy lạnh bị nhiễm điện từ và cách khắc phục hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây ra hiện tượng dùng máy lạnh bị nhiễm điện từ

Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện

Khi sử dụng máy lạnh thì không khí luân chuyển trong phòng kín sẽ làm giảm độ ẩm của không khí. Các phân tử nước trong không khí khi thiếu ẩm sẽ không thể đưa các ion điện từ trong cơ thể ra ngoài để trung hòa lượng điện tích nên gây ra hiện tượng tĩnh điện. 

Không khí càng khô sẽ càng dễ gây ra hiện tượng tĩnh điện khi ma sát các vật với nhau, vì thế nhiệt độ máy lạnh trong phòng thấp thì hiện tượng này xảy ra rõ ràng hơn. Khi hiện tượng này xảy ra, cơ thể chúng ta chạm vào bất cứ vật gì bên trong phòng cũng sẽ có cảm giác tê tê như bị điện giật ở cường độ nhẹ. 

Cách khắc phục tình trạng dùng máy lạnh bị nhiễm điện từ

Hiện tượng dùng máy lạnh bị nhiễm điện từ không gây hại quá lớn đến cơ thể người dùng nhưng nếu kéo dài có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi đụng đến các vật thể trong phòng. Có một số cách khắc phục tình trạng sử dụng máy lạnh dẫn đến tĩnh điện cơ thể như sau: 

Cung cấp độ ẩm cho không gian phòng sử dụng thiết bị

Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện

Thông thường khi sử dụng điều hòa, người dùng thường sẽ gặp các vấn đề như khô da hay không khí khô lạnh không có đủ độ ẩm. Chính bởi vấn đề này nên cơ thể sẽ dễ gặp hiện tượng tích điện và dựa vào đó, cách khắc phục cơ bản đầu tiên đó là cần cung cấp thêm độ ẩm cho không gian sử dụng máy lạnh để giảm tích tụ thừa điện tích. 

Khi độ ẩm đáp ứng trên 60% thường cơ thể sẽ ít gặp phải tình trạng tĩnh điện và bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách sử dụng một số thiết bị phun sương, máy cân bằng độ ẩm hay máy tạo độ ẩm. Ngoài ra, còn một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả đó là đặt một chậu nước trong phòng để hơi nước giúp trung hòa điện tích cơ thể. 

Cân bằng lượng điện tích bằng máy tạo ion

Bên cạnh cách khắc phục tăng độ ẩm trong phòng sử dụng điều hòa, bạn cũng có thể cân bằng lượng điện tích bằng cách sử dụng máy tạo ion. Thiết bị có hỗ trợ tính năng tạo ion nên được sử dụng đó là các dòng sản phẩm máy lọc không khí. Khi sử dụng thiết bị này sẽ giúp cân bằng lượng điện tích đang dư thừa hay thiếu hụt trong không gian và hạn chế được tình trạng tĩnh điện, nhiễm điện từ cho người dùng. 

Mở cửa thoáng khí sau một thời gian sử dụng nhất định

Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện

Ngoài ra, có một cách vô cùng đơn giản giúp người dùng máy lạnh không bị nhiễm điện từ, tĩnh điện khi đụng vào các đồ vật trong phòng đó là mở thông các cửa trong phòng để thoáng khí sau một thời gian sử dụng nhất định. Khi mở cửa thoáng khí, lượng không khí tích tụ khô trong phòng sẽ bị thổi loãng ra ngoài và nhờ đó sẽ hạn chế được tình trạng tĩnh điện trong cơ thể. 

Trên đây là những thông tin Hisense muốn chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng người dùng máy lạnh bị tĩnh điện dẫn đến cảm giác khó chịu. 

Hisense cam kết luôn tiếp nhận mọi thắc mắc và nhu cầu của khách hàng về lựa chọn điều hòa, sử dụng thiết bị hiệu quả. Vì thế, nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn lựa chọn, sử dụng điều hòa, máy lạnh hiệu quả, đừng ngần ngại gọi tới hotline 1800 888665 để đội ngũ đáp ứng kịp thời!

Xem thêm: Các sản phẩm điều hòa Hisense tại link https://hisense-vietnam.com/tat-ca-san-pham/dieu-hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết về
Điện từ học
Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện
  • Điện
  • Từ học
  • Lịch sử
  • Giáo trình

Tĩnh điện

  • Chất cách điện
  • Chất dẫn điện
  • Cảm ứng tĩnh điện
  • Điện ma sát
  • Điện thông
  • Điện thế
  • Điện trường
  • Điện tích
  • Định luật Coulomb
  • Định luật Gauss
  • Độ điện thẩm
  • Mômen lưỡng cực điện
  • Mật độ phân cực
  • Mật độ điện tích
  • Phóng tĩnh điện
  • Thế năng điện

Tĩnh từ

  • Định luật Ampère
  • Định luật Biot–Savart
  • Định luật Gauss cho từ trường
  • Độ từ thẩm
  • Lực từ động
  • Mômen lưỡng cực từ
  • Quy tắc bàn tay phải
  • Từ hóa
  • Từ thông
  • Từ thế vectơ
  • Từ thế vô hướng
  • Từ trường

Điện động

  • Bức xạ điện từ
  • Cảm ứng điện từ
  • Dòng điện Foucault
  • Dòng điện dịch chuyển
  • Định luật Faraday
  • Định luật Lenz
  • Lực Lorentz
  • Mô tả toán học của trường điện từ
  • Phương trình Jefimenko
  • Phương trình London
  • Phương trình Maxwell
  • Tenxơ ứng suất Maxwell
  • Thế Liénard–Wiechert
  • Trường điện từ
  • Vectơ Poynting
  • Xung điện từ

Mạch điện

  • Bộ cộng hưởng
  • Dòng điện
  • Dòng điện một chiều
  • Dòng điện xoay chiều
  • Điện dung
  • Điện phân
  • Điện trở
  • Định luật Ohm
  • Gia nhiệt Joule
  • Hiện tượng tự cảm
  • Hiệu điện thế
  • Lực điện động
  • Mạch nối tiếp
  • Mạch song song
  • Mật độ dòng điện
  • Ống dẫn sóng điện từ
  • Trở kháng

Phát biểu hiệp phương sai

Tenxơ điện từ
(tenxơ ứng suất–năng lượng)

  • Dòng bốn chiều
  • Thế điện từ bốn chiều

Các nhà khoa học

  • Ampère
  • Biot
  • Coulomb
  • Davy
  • Einstein
  • Faraday
  • Fizeau
  • Gauss
  • Heaviside
  • Henry
  • Hertz
  • Joule
  • Lenz
  • Lorentz
  • Maxwell
  • Ørsted
  • Ohm
  • Ritchie
  • Savart
  • Singer
  • Tesla
  • Volta
  • Weber

  • x
  • t
  • s

Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng hình thành một suất điện động (điện áp) trên một vật dẫn khi vật dẫn đó được đặt trong một từ trường biến thiên.[1] Năm 1831, Michael Faraday đã chứng tỏ bằng thực nghiệm rằng từ trường có thể sinh ra dòng điện.[2] Thực vậy, khi cho từ thông gửi qua một mạch kín thay đổi thì trong mạch xuất hiện một dòng điện. Dòng điện đó được gọi là dòng điện cảm ứng.

Các định luật về hiện tượng cảm ứng điện từ[sửa | sửa mã nguồn]

Thí nghiệm Faraday[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện

Lấy một cuộn dây và mắc nối tiếp nó với một điện kế G thành một mạch kín (hình a). Phía trên ống dây đặt một thanh nam châm 2 cực Bắc-Nam. Thí nghiệm cho thấy:

  • Nếu rút thanh nam châm ra, dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại (hình b)
  • Di chuyển thanh nam châm càng nhanh, cường độ dòng điện cảm ứng Ic càng lớn.
  • Giữ thanh nam châm đứng yên so với ống dây, dòng điện cảm ứng sẽ bằng không.
  • Nếu thay nam châm bằng một ống dây có dòng điện chạy qua, rồi tiến hành các thí nghiệm như trên, ta cũng có những kết quả tương tự.

Từ các thí nghiệm đó, Faraday đã rút ra những kết luận sau đây:

  • Từ thông gửi qua mạch kín biến đổi theo thời gian là nguyên nhân sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch đó.
  • Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ thông gửi qua mạch kín biến đổi.
  • Cường độ dòng điện cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ biến đổi của từ thông.
  • Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào sự tăng hay giảm của từ thông gửi qua mạch (vì trên hình 15a và 15b ta thấy từ thông ở hai đầu nam châm bao giờ cũng lớn hơn ở vị trí giữa của nam châm).

Định luật Lenz[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng thời với Michael Faraday, Heinrich Lenz cũng nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ và đã tìm ra định luật tổng quát giúp ta xác định chiều của dòng điện cảm ứng, gọi là định luật Lenz. Nội dung định luật như sau

Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó

Nếu là Dòng điện cảm ứng, có thể biểu diễn toán học như sau:

Điều này có nghĩa là khi từ thông qua mạch tăng lên, từ trường cảm ứng sinh ra có tác dụng chống lại sự tăng của từ thông: từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều với từ trường ngoài. Nếu từ thông qua mạch giảm, từ trường cảm ứng (do dòng điện cảm ứng sinh ra nó) có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông, lúc đó từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều với từ trường ngoài.

Dưới đây, ta hãy vận dụng định luật đó để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong trường hợp ở trên (hình a), Cực Bắc của thanh nam châm di chuyển vào trong lòng ống dây làm cho từ thông (gửi qua ống dây tăng lên. Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng phải sinh ra từ trường ngược chiều với từ trường của thanh nam châm để từ thông Fc sinh ra có tác dụng làm giảm sự tăng của là nguyên nhân sinh ra nó. Muốn vậy dòng điện cảm ứng phải có chiều như trên hình vẽ.

Bằng lý luận ta nhận thấy nếu dịch chuyển cực Bắc của thanh nam châm ra xa ống dây, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch sẽ có chiều ngược với chiều của dòng điện cảm ứng trong trường hợp trên (Hình 15.1b).

Như vậy, theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng bao giờ cũng có tác dụng chống lại sự dịch chuyển của thanh nam châm. Do đó, để dịch chuyển thanh nam châm, ta phải tốn công. Chính công mà ta tốn được biến thành điện năng của dòng điện cảm ứng.

Định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ[sửa | sửa mã nguồn]

"Suất điện động cảm ứng luôn luôn bằng về trị số, nhưng trái dấu với tốc độ biến thiên của từ thông gửi qua diện tích của mạch điện."

Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra do hiện tượng cảm ứng điện từ.

Từ thông gửi qua vòng dây đỏ thay đổi khi dịch chuyển nó trong từ trường.

Để tìm biểu thức của Suất điện động cảm ứng, ta dịch chuyển một vòng dây dẫn kín (C) trong từ trường để từ thông gửi qua vòng dây thay đổi (hình). Khi đó công của lực từ tác dụng lên dòng điện cảm ứng có giá trị:

Theo định luật Lenz, công của từ lực tác dụng lên dòng điện cảm ứng là công cản có giá trị:

Công này được chuyển thành năng lượng của dòng cảm ứng có giá trị:

Từ đó ta suy ra:

Đó là biểu thức của suất điện động mà ta phải tìm.

Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ[sửa | sửa mã nguồn]

Một ứng dụng quan trọng của hiện tượng cảm ứng điện từ là tạo ra dòng điện xoay chiều. Thực chất của quá trình này là biến đổi cơ năng thành điện năng.

Sơ đồ thiết bị tạo dòng xoay chiều

Xét một khung dây dẫn gồm nhiều vòng quay trong một từ trường đều () với vận tốc góc không đổi (). Ta sẽ phải tốn một công để làm quay khung và nhận được điện năng của dòng điện cảm ứng chạy trong khung đó. Để dẫn được dòng điện ra ngoài, ta nối 2 đầu dây của khung với 2 hình trụ dẫn cách điện với nhau và cùng gắn với trục quay khung, sau đó dùng 2 chổi than tì vào 2 hình trụ đó để nối khung dây với mạch tiêu thụ ngoài.

Giả sử ban đầu () pháp tuyến của mặt khung tạo với một góc . Như vậy sau thời gian , góc đó thay đổi thành . Khi đó từ thông gửi qua khung là:

Trong đó là tổng số vòng dây của khung, là diện tích khung

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung theo định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ là:

Vậy khi cho khung quay đều trong từ trường đều, ta được một suất điện động xoay chiều hình sin, có chu kì là chu kì quay của khung:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Định luật cảm ứng Faraday

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Giáo trình Vật Lý Đại Cương, nhà xuất bản Đại Học Quốc gia TPHCM
  2. ^ “A Brief History of Electromagnetism” (PDF).