Nguyên nhân làm son handmade bị lỗ li ti

Trong quá trình tự làm son môi, bạn thường gặp rất nhiều những lỗi son cần được hiểu rõ và khắc phục hiệu quả. Sau đây là tất cả những trường hợp mà mình đã gặp và cách mà mình giải quyết sự cố từ cơ bản đến phức tạp trong quá trình học tập và gia công son handmade. Cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân làm son handmade bị lỗ li ti
Các lỗi thhường gặp khi làm son môi handmade

1. Rỗ thân son

Đây là hiện tượng lỗi son phổ biến nhất mà đối tượng gặp trường hợp này thông thường là những bạn mới bắt đầu tập làm son. Và cả những bạn đã làm son lâu năm, khi chuyển đổi công thức đôi khi cũng sẽ gặp phải luôn nhé.

Nguyên nhân làm son handmade bị lỗ li ti
Hiện tượng rỗ thân son

Rỗ thân son là gì?

Đây là hiện tượng khi thành phẩm của bạn ra lò thì trên bề mặt son xuất nhiện những lỗ đen, có thể li ti hoặc các lỗ có kích thước lớn, làm mất mỹ quan sản phẩm.

* Nguyên nhân gây ra lỗi son

 Chủ yếu là do khi các bạn chuẩn  bị đổ son vào khuôn thì những hạt bọt trong cốc đựng son chưa được loại bỏ cẩn thận. Có nhiều bọt nhỏ xuất hiện khi bạn đun sáp quá sôi, dẫn đến sôi và tạo bọt.

Và một nguyên nhân nữa chính là việc sử dụng các loại dầu nền có khối lượng riêng quá chênh lệch nhau và tỷ lệ sử dụng các loại dầu không phù hợp dẫn đến sự không hòa tan vào nhau của dầu và tạo các bọt li ti trong lòng chất son. Trong trường hợp này, dù không thấy bọt trong cốc nữa, nhưng thành phẩm tạo ra vẫn bị rỗ.

Đặc biệt hơn nữa, đó chính là việc sử dụng dầu dừa làm son dưỡng có màu, bọt là trường hợp cực kỳ dễ xảy ra.

*Khắc phục:

Vậy chữa hiện tượng này như thế nào???

Đối với trường hợp cơ bản thì bạn nên dùng đũa thủy tinh gạn hết bọt trong cốc trước khi đổ son vào khuôn. Bạn có thể lấy 1 cây tăm bông, lượt hết bọt ở mặt thoáng chất son. Khi nào thì chắc chắn cốc son đã hết bọt?

Lắc nhẹ cốc son theo 1 chiều, để chất son tráng một lớp lên thành cốc, quan sát lớp son trên thành cốc bạn sẽ nhìn thấy các hạt bọt.

Không nên đun sáp ở nhiệt độ quá cao, Nếu son bọt khi quá nóng, bạn hãy để yên đợi cốc son giảm nhiệt độ, hạt bọt sẽ nổ ra khi nhiệt độ chất son giảm. Lưu ý không nên để quá nguội, son sẽ bị đông lại.

Sử dụng các loại dầu có khối lượng riêng gần bằng nhau, hạn chế sử dụng dầu dừa làm son có màu.

2. Thân son bị nứt vân

Hiện tượng này thường chỉ xảy ra với các bạn đang mới làm son.

Nguyên nhân làm son handmade bị lỗ li ti
Hiện tượng vân son

Nguyên nhân gây ra lỗi son

Đổ son vào khuôn khi chất son đã nguội và đặc sệt

Kỹ thuật đổ son còn nhát tay, đổ son chậm và không dứt khoát

Khắc phục:

Nếu thành phẩm đã bị vân rồi, bạn hãy rút son ra khỏi vỏ và nấu lại ở nhiệt độ thấp

Thao tác đổ son nhanh khi son vẫn còn độ lỏng, đổ son đều tay,  không nhấp nhiều lần trong cùng một lỗ khuôn. Tốc độ đổ son từ 2-4 giây cho 1 thỏi.

3. Thân son bị 2 đường rãnh dọc.

Nguyên nhân gây ra lỗi son

Trường hợp này không phổ biến lắm, nhưng vẫn xuất hiện. Nguyên nhân cũng chính từ kỹ thuật đổ son vào khuôn.

Bản chất khuôn son là kim loại, nhiệt độ khuôn thấp và sáp sẽ đông lại ngay sau khi vừa tiếp xúc với thành khuôn. Khi bạn chạm miệng cốc vào thành nắp khuôn và đổ chất son theo thành khuôn chảy xuống sẽ tạo ra 1 rãnh dọc thân son. Hai đường rãnh này chính là 2 mép ngoài của phần son chảy dọc theo đường thành khuôn đông lại trước.

Khắc phục:

Bạn nên rót chất son từ chính giữa lỗ khuôn và nhanh tay rót xuống.

4. Bề mặt thân son bị tróc

Sau khi lấy son ra khỏi khuôn, 1 phần son bị dính lại thành khuôn, tạo thành các vết tróc trên thân son.

Nguyên nhân gây ra lỗi son

Một số màu son hạt nặng thường rất dễ bị bám hút vào thành khuôn, khi làm lạnh các hạt màu bám chặt vào thành khuôn, quá trình rút son không róc tạo các vết bong tróc.

Nguyên nhân làm son handmade bị lỗ li ti
Son bị dính lại trên thành khuôn

Ngoài ra việc làm lạnh son quá lâu cũng gây ra hiện tượng này.

Khắc phục:

Việc tra dầu vào khuôn trước khi đổ son sẽ khiến son được róc ra khỏi khuôn. Tuy nhiên tra dầu vào khuôn thường tạo các vệt dầu loang lỗ không đẹp mắt. Mình thường chọn các loại dầu nền nhẹ như Hydrogenated polyisobutene tạo lớp màng mỏng nhẹ trên bề mặt khuôn, sau đó lau lại bằng khăn giấy khô. Việc tra Hydrogenated polyisobutene sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa khả năng gây tróc thân son, đồng thời hỗ trợ việc rút son của bạn diễn ra dễ dàng hơn, bề mặt son cũng bóng hơn.

Bạn chỉ nên làm lạnh khuôn son trên ngăn đông tủ lạnh trong thời gian từ 10-20 phút. Nhiệt độ tủ đông cũng nên điều chỉnh ở mức trung bình.

5. Đổ mồ hôi ở son

Hiện tượng này thường hay gặp khi bạn để son trong cốp xe, hoặc để nơi có nhiệt độ cao, dầu bị thoát ra khỏi cây son tạo thành các giọt nhỏ ngưng tụ trên bề mặt thân son.

Nguyên nhân làm son handmade bị lỗ li ti
Hiện tượng đổ mồ hôi son

Nguyên nhân gây ra lỗi son

Bản chất của nguyên liệu cấu thành cây son đều chảy ra khi gặp nhiệt độ cao. Do đó khi bạn để son ở nơi có nhiệt độ > 40 độ, son sẽ xảy ra hiện tượng này.

Một số trường hợp, hiện tượng đổ mồ hôi này diễn ra ngay cả khi bạn bảo quản ở nhiệt độ phòng, hoặc trong điều kiện nhiệt độ môi trường mát. Nguyên nhân của hiện tượng này là do công thức cấu thành son của bạn bị dư quá nhiều dầu, dẫn đến tự tách dầu trong lòng thân son.

Khắc phục:

Điều chỉnh lại công thức son của bạn, giảm bớt dầu, đặc biệt là các loại dầu nặng, thay thế bớt bằng 1 số loại dầu nhẹ hơn. Luôn bảo quản son ở điều kiện mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khi son đã xảy ra hiện tượng này, bạn có thể mở nắp son và vặn thân son lên, để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút. Nếu không khắc phục được, bạn nên rút son ra khỏi vỏ và nấu lại cùng 1 ít sáp ong.

6. Son nở hoa

Hiện tượng thường là nỗi ám ảnh đối với các bạn thuộc lĩnh vực gia công son. Vì sau một thời gian khách hàng phản hồi lại tình trạng son bị lên sùi bọt trắng, như một hiện tượng hóa học, khách hàng chắc chắn sẽ nghi ngờ về son của bạn dùng hóa chất độc hại.

Nguyên nhân làm son handmade bị lỗ li ti
Hiện tượng son nở hoa

Nguyên nhân:

Phẩm màu son luôn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, khi gia nhiệt cốc son có chứa màu bị quá nhiệt, màu khoáng bị hỏng, đồng thời hương cùng bảo quản cũng mất tác dụng.

Kèm theo việc bạn tra son vào vỏ son, bạn không vặn son lên và để nguội khoảng 30 phút đã đóng nắp lại, khiến hàm ẩm bên trong thân son chưa kịp thoát ra bên ngoài, gây ra hiện tượng son nở hoa này.

Khắc phục:

Mẻ son sau bạn nên nấu son ở nhiệt độ thấp, vừa đủ để sáp tan chảy, Nhiệt độ nên từ 80-90 độ C. Thêm chất bảo quản và hương khi nhiệt độ cốc son đã ở 60-70 độ C. Sau khi rút son ra khỏi khuôn, không vặn xuống ngay mà để son ở nơi thoáng mát khoảng hơn 30 phút rồi bạn hãy tiến hành vặn son xuống và đóng nắp.

Phía trên là các hiện tượng cơ bản mà mình thường xuyên gặp trong quá trình gia công handmade và rút ra được kinh nghiệm. Các bạn còn gặp tình trạng lỗi son nào khác có thể liên hệ với bên mình để được hỗ trợ tư vấn thêm nhé.

Ngoài ra tại Nguyên liệu mỹ phẩm Beli, nơi cung cấp các nguyên liệu làm mỹ phẩm handmade chất lượng và uy tín, bạn sẽ được tư vấn và hướng dẫn làm mỹ phẩm handmade từ những nguyên liệu thiên nhiên an toàn, đạt hiệu quả. Liên hệ ngay…

Chúc các bạn thành công!